Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9

Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.

a. Nguyên nhân sâu xa.

- Khách quan: Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Phương tây đang trên đà phát triển và đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa ở Châu Á, Phi nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và vơ vét các nguồn tài nguyên phục vụ cho quá trình phát triển đó.

- Chủ quan:

+ Việt Nam là nước có vị trí chiến lược quan trọng ở Châu Á, cầu nối giữa ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo; giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt.

+ Chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng và suy yếu, thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, bảo thủ, chính sách “ Bế quan tỏa cảng ” với bên ngoài nhất là với các nước Phương tây.

b. Nguyên nhân trực tiếp.

- Lấy cớ triều đình Huế thực hiện chính sách cấm đạo và giết đạo không cho chúng truyền đạo ở Việt Nam.

- Chiều ngày 31/8/1858, 3000 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

- Sáng ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Bán đảo Sơn Trà ( ĐNẵng) mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam của TD Pháp.

doc 32 trang Mai Loan 05/07/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
 Phần I. LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ 1858 ĐẾN 1918) 
Chương I: Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến cuối thế 
kỷ XIX 
Chương II: Xã hội Việt Nam(từ năm 1897 đến năm 1918)
 Chương I. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến cuối TK XIX
I- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858-1884
1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.
a. Nguyên nhân sâu xa.
- Khách quan: Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Phương tây đang trên đà phát triển 
và đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa ở Châu Á, Phi nhằm mở rộng thị trường 
tiêu thụ và vơ vét các nguồn tài nguyên phục vụ cho quá trình phát triển đó.
- Chủ quan:
+ Việt Nam là nước có vị trí chiến lược quan trọng ở Châu Á, cầu nối giữa ĐNÁ 
đất liền và ĐNÁ hải đảo; giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào, rẻ 
mạt.
+ Chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng và suy yếu, thi hành những chính 
sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, bảo thủ, chính sách “ Bế quan tỏa cảng ” với bên 
ngoài nhất là với các nước Phương tây.
b. Nguyên nhân trực tiếp.
- Lấy cớ triều đình Huế thực hiện chính sách cấm đạo và giết đạo không cho chúng 
truyền đạo ở Việt Nam. 
- Chiều ngày 31/8/1858, 3000 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa 
biển Đà Nẵng.
- Sáng ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Bán đảo Sơn Trà ( 
ĐNẵng) mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam của TD Pháp.
2. Quá trình xâm lược của TD Pháp.
- Chiều ngày 31/8/1858, 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển 
Đà Nẵng.
- Sáng ngày 1/9/1858: Pháp nổ súng xâm lược nước ta, sau 5 tháng xâm lược chúng 
chiếm được bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
- Thất bại ở kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” – Pháp thay đổi kế hoạch:
- Đầu tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định.
- Ngày 17/2/1859, Chúng tập trung đánh thành Gia Định, quân triều đình chống cự 
yếu ớt rồi tan rã.
- Năm 1861, Pháp đánh rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì, chiếm được 3 tỉnh : 
Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
- Ngày 5/6/1862, triều đình kí hiệp Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng 
cho Pháp nhiều quyền lợi, cắt một phần lãnh thổ cho Pháp (3 tỉnh miền Đông Nam 
Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà + đảo Côn Lôn). * Từ 1862-1884: => Nhân dân vẫn tự động kháng chiến mặc dù khi nhà Nguyễn 
đầu hàng từng bước rồi đầu hàng hoàn toàn.
- Năm 1862, nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất cắt cho Pháp 3 tỉnh miền Đông 
Nam Kì và Đảo Côn Lôn, phong trào phản đối lệnh bãi binh và phản đối hiệp ước 
lan rộng ra 3 tỉnh Miền Đông. Đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định với ngọn cờ 
“Bình Tây đại Nguyên Soái”.
-> Nhân dân khắp nơi nổi dậy, phong trào nổ ra gần như Tổng khởi nghĩa: Căn cứ 
chính ở Tân Hoà (Gò Công) làm cho Pháp và triều đình khiếp sợ.
- Năm 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền tây Nam Kì: nhân dân miền Nam chiến 
đấu với nhiều hình thức phong phú như: KN vũ trang, dùng thơ văn để chiến đấu 
(Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị). TD Pháp cùng triều đình tiếp tục đàn áp, 
các thủ lĩnh đã hy sinh anh dũng và thể hiện tinh thần khẳng khái anh dũng bất 
khuất.
+ Nguyễn Hữu Huân: 2 lần bị giặc bắt, được thả vẫn tích cực chống Pháp, khi bị 
đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ.
+ Nguyễn Trung Trực: bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái tuyên bố “Bao 
giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
* Năm 1873, TD Pháp xâm lược Bắc Kì lần I: nhân dân Hà Nội dưới sự chỉ huy 
của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ thành Hà Nội (quấy rối địch, 
đốt kho đạn, chặn đánh địch ở cửa Ô Thanh Hà), Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng 
đi đến đâu cũng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Miền Bắc.
- Ngày 21.12.1873, Đội quân của Hoàng Tá Viêm và quân cờ Đen của Lưu Vĩnh 
Phúc đã phục kích giặc ở Cầu Giấy, giết chết tướng Gác-ni-ê, làm quân Pháp hoảng 
sợ.
* Năm 1882. Pháp đánh Bắc Kì lần II: Cuộc chiến đấu giữ thành Hà Nội của 
tổng đốc Hoàng Diệu bị thất thủ, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn kiên trì chiến đấu với 
nhiều hình thức: không bán lương thực, đốt kho súng của giặc.
- Ngày 19/5/1883 Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của 
Hoàng Tá Viêm phục kích trận Cầu Giấy lần II và giết chết tướng Ri-vi-e, tạo 
không khí phấn khởi cho nhân dân Miền Bắc tiếp tục kháng chiến.
- Từ 1883-1884, triều đình Huế đã đầu hàng hoàn toàn TD Pháp (qua 2 hiệp ước: 
Hác-măng và Pa-tơ-nốt) triều đình ra lệnh bãi binh trên toàn quốc nhưng nhân dân 
vẫn quyết tâm kháng chiến, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành phản đối 
lệnh bãi binh của triều đình.
=> Nhận xét: Như vậy, giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ hèn 
nhát của triều đình nhà Nguyễn đã nổi dậy chống giặc ở đó bằng mọi vũ khí, nhiều 
hình thức, cách đánh sáng tạo, thực hiện ở 2 giai đoạn:
+ Từ 1858-1862: Nhân dân cùng sát cánh với triều đình đánh giặc.
+ Từ 1862-1884: Sau điều ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn từng bước nhượng 
bộ, đầu hàng Pháp thì nhân dân 2 miền Nam-Bắc tự động kháng chiến quyết liệt 
hơn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, làm cho chúng phải 
mất gần 30 năm mới bình định được Việt Nam.
II. PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1884 -> ĐẦU TK XX 
(CUỐI TK XIX- ĐẦU TK XX).
1. Hoàn cảnh lịch sử: (Nguyên nhân của phong trào kháng chiến) - Diễn biến: Từ 12/1886 -> 1/1887, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào 
căn cứ, nghĩa quân chiến đấu và cầm cự trong suốt 34 ngày đêm làm cho hàng trăm 
lính Pháp bị tiêu diệt. Quân Pháp liều chết cho nổ mìn phá thành, phun dầu đốt rào 
tre, Ba Đình biến thành biển lửa.
- K.quả: Tháng 1/1887, nghĩa quân phải rút lên căn cứ Mã Cao (T Hoá), chiến đấu 
thêm một thời gian rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Bãi Sậy: (1883-1892). GV giới thiệu khái quát
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế.
- Căn cứ: 
+ Thuộc các huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên).
+ Dựa vào vùng đồng bằng cỏ lau sậy um tùm, đầm lầy, ngay trong vùng kiểm soát 
của địch để kháng chiến.
- Chiến Thuật: Lối đánh du kích.
- Tổ chức: Theo kiểu phân tán lực lượng thành nhiều nhóm nhỏ ở lẫn trong dân, 
vừa sản xuất, vừa chiến đấu.
- Địa bàn hoạt động: Từ Hưng Yên đánh rộng ra các vùng lân cận.
- Diễn biến: Nghĩa quân đánh khiêu khích, rồi đánh rộng ra các tỉnh lân cận, tấn 
công các đồn binh nhỏ, chặn phá đường giao thông, cướp súng, lương thực.
- Kết quả: Quân Pháp phối hợp với tay sai do Hoàng Cao Khải cầm đầu, ồ ạt tấn 
công vào căn cứ làm cho lực lượng nghĩa quân suy giảm rơi vào thế bị bao vây cô 
lập. Cuối năm 1898 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào phát triển 
thêm một thời gian rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và nhiều tướng tài (tiêu biểu: Cao Thắng).
- Lực lượng tham gia: Đông đảo các văn thân, sĩ phu yêu nước cùng nhân dân.
- Căn cứ chính: Ngàn Trươi (Hà Tĩnh)- có đường thông sang Lào.
- Địa bàn hoạt động: Kéo dài trên 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng 
Bình.
- Chiến Thuật: Lối đánh du kích.
- Tổ chức: Theo lối chính quy của quân đội nhà Nguyễn: lực lượng nghĩa quân chia 
làm 15 thứ (mỗi thứ có 100 -> 500 người) phân bố trên địa bàn 4 tỉnh – biết tự chế 
tạo súng.
- Diễn biến: Cuộc KN chia làm 2 giai đoạn:
 + 1885-1888: là giai đoạn chuẩn bị, tổ chức, huấn luyện, xây dựng lực lượng, 
chuẩn bị khí giới.
 + 1888-1895: Là thời kì chiến đấu, dựa vào địa hình hiểm trở, nghĩa quân 
đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Để đối phó, Pháp đã tập trung binh lực, xây 
dựng đồn bốt dày đặc, bao vây cô lập nghĩa quân, mở nhiều cuộc tấn công quy mô 
lớn vào Ngàn Trươi.
- Kết quả: Nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ do bị bao 
vây, cô lập, lực lượng suy yếu dần, Chủ tướng Phan Đình Phùng hy sinh 
28/12/1895, cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.
- Ý nghĩa: Khởi nghĩa Hương Khê:
 -> Đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương.
 -> Đánh dấu sự chấm dứt phong trào Cần Vương. - Lực lượng nghĩa quân gặp nhiều bất lợi: bị tiêu hao dần, bị khủng bố, mất tiếp tế, 
thủ lĩnh thì bị ám sát.
* Ý nghĩa:
 - Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất của nhân dân.
 - Thấy được khả năng lớn lao của nhân dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
III. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN CUỐI THẾ KỈ XIX.
1. Tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX.
- Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
- Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng.
- Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng.
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời 
sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội
=> Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.
 2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
* Cơ sở :
- Đất nước ngày một nguy khốn
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh
* Nội dung :
-Yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước 
phong kiến.
* Các đề nghị cải cách:
- Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễ Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để 
thông thương với bên ngoài.
- Từ 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần 
đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công 
thương nghiệp và tài chính...
- Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng dâng hai bản "thời vụ sách " lên vua 
Tự Đức đề nghị chấn hưng hưng trí, khai thông dân trí...
3. Kết cục, hạn chế, ý nghĩa của những đề nghị cải cách.
- Các đề nghị cải cách không thực hiện được
* Nguyên nhân:
- Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở 
bên trong , chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
- Triều đình bất lực , bảo thủ từ chối thực hiện các đề nghị, cải cách.
* Ý nghĩa
- Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời
- Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
 IV. Câu hỏi luyện tập và nâng cao
Câu 1 : Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Bước đầu quân Pháp đã 
bị thất bại như thế nào ?
Câu 2. Trình bày Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? - Giai đoạn đầu Pháp duy trì nền giáo dục của thời phong kiến.
- Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
- Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học,Tiểu học, trung học.
=> Mục đích: Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.
2. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần 
thứ nhất (1897-1914).
+ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực 
dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn 
sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ 
mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
+ Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, 
xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp 
chèn ép.
+ Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ 
công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. 
Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc,... nên sớm giác ngộ và tích cực 
tham gia các phong trào cứu nước.
+ Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, 
hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có 
tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.
II. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP (TRƯỚC CHIẾN TRANH 
TG1) 
 TỪ ĐẦU TK XX-> NĂM 1918.
1- Phong trào yêu nước trước chiến tranh TG I (phong trào yêu nước đầu TK 
XX)
1.1 Hoàn cảnh: 
- Sau khi Pháp dập tắt phong trào Cần Vương và phong trào Nông dân Yên Thế, 
TD Pháp bắt tay vào cuộc khai thác Việt Nam trên quy mô lớn, làm cho xã hội Việt 
Nam có nhiều biến đổi sâu sắc, nhiều giai cấp và tầng lớp ra đời.
- Trào lưu tư tưởng DCTS đã tràn vào nước ta, tạo nên một phong trào yêu nước 
phong phú mang màu sắc Dân chủ TS.
1.2 Các phong trào.
a. Phong trào Đông Du (1905-1909).
- Lãnh đạo: Phan Bội Châu. 
- Hình thức, chủ trương: PBC vận động quần chúng lập hội Duy Tân: mục đích 
nhằm lập ra một nước Việt Nam độc lập, tranh thủ sự ủng hộ của nước ngoài 
(Nhật). Tổ chức bạo động đánh đuổi Pháp, sau đó xdựng một chế độ chính trị dựa 
vào dân theo tư tưởng cộng hoà.
- Hoạt động: 
+ Đầu 1905 hội Duy Tân phát động các thành viên tham gia phong trào Đông Du 
(Du học ở Nhật), nhờ Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực và đào tạo cán bộ cách 
mạng cứu nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_9.doc