Cách làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 trường thpt hàm rồng thành phố Thanh Hóa

Cách làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 trường thpt hàm rồng thành phố Thanh Hóa

Sứ mệnh của nhà trường, của thầy là phải thông qua giáo dục mà đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển nội lực của các em. Sứ mệnh đó thật cao quý và quan trọng. Trong quá trình lao động vất vả, gian lao của mình, người giáo viên luôn phải nỗ lực bồi đắp những tri thức, kĩ năng, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Là người nuôi dưỡng những ước mơ cho các em bằng cả tâm huyết, sức lực, tinh thần yêu nghề, mến trẻ để các em có đủ sức, đủ đức, đủ tài tung cánh đến những chân trời mới, xây dựng cuộc sống cho bản thân, cho quê hương, đất nước. Đó mới chính là mục đích mà người thầy cần đạt đến.

Trong bối cảnh yêu cầu của xã hội ngày càng cao về năng lực của nguồn lao động, buộc mỗi người thầy phải luôn trăn trở, luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để phát triển tối đa năng lực học sinh.

 Mỗi giai đoạn đổi mới của Giáo dục, môn Ngữ văn luôn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng, có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng: môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, bồi đắp những tâm hồn ngày càng phong phú, giàu có. Vì thế, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng.

 

docx 25 trang thuychi01 10966
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cách làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 trường thpt hàm rồng thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
------oOo------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH LÀM KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG THÀNH PHỐ THANH HÓA
Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực : Ngữ văn
 THANH HÓA, 2019
THANH HOÁ, NĂM 2019
 MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
 1.1. Lý do chọn đề tài..
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...
2
2. Nội dung
2
 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề...
3
 2.2. Thực trạng của vấn đề..
3
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
4
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên trang bị những kiến thức cơ bản cho học 
sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật.
4
2.3.2. Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi 
tiết nghệ thuật qua các đề bài cụ thể
7
2.3.3. Kết quả thực nghiệm việc triển khai chuyên đề: “Cách làm kiểu 
bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh 
lớp 10 trường THPT Hàm Rồng Thành phố Thanh Hóa”.
19
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.
19
3.2. Kiến nghị.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài	
Sứ mệnh của nhà trường, của thầy là phải thông qua giáo dục mà đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển nội lực của các em. Sứ mệnh đó thật cao quý và quan trọng. Trong quá trình lao động vất vả, gian lao của mình, người giáo viên luôn phải nỗ lực bồi đắp những tri thức, kĩ năng, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Là người nuôi dưỡng những ước mơ cho các em bằng cả tâm huyết, sức lực, tinh thần yêu nghề, mến trẻ để các em có đủ sức, đủ đức, đủ tài tung cánh đến những chân trời mới, xây dựng cuộc sống cho bản thân, cho quê hương, đất nước. Đó mới chính là mục đích mà người thầy cần đạt đến.
Trong bối cảnh yêu cầu của xã hội ngày càng cao về năng lực của nguồn lao động, buộc mỗi người thầy phải luôn trăn trở, luôn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để phát triển tối đa năng lực học sinh.
 Mỗi giai đoạn đổi mới của Giáo dục, môn Ngữ văn luôn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng, có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng: môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, bồi đắp những tâm hồn ngày càng phong phú, giàu có. Vì thế, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng.
 Thực tế, trong những năm gần đây, các kì thi học sinh giỏi cũng như thi đại học bộ môn Ngữ văn thường xuất hiện những dạng câu hỏi “nhỏ” đề cập đến một hoặc một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn tự sự. Chỉ là một tiểu tiết của tác phẩm song nhiều chi tiết nghệ thuật luôn có khả năng hàm chứa trong nó những nội dung tư tưởng và cả giá trị nghệ thuật lớn lao. Mỗi chi tiết nghệ thuật như một viên gạch nhỏ góp xây nên tòa thành vĩ đại, lộng lẫy của ngôn từ - những tác phẩm văn học. Phân tích, cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, vì thế, đã trở thành một việc làm cần thiết, thậm chí là một thử thách với nhiều giáo viên và học sinh. Từ chi tiết, người viết, người nói có thể chứng minh khả năng phát hiện, cảm thụ văn chương, bộc lộ tư duy sáng tạo. Khi con đường dạy, học văn đang có nguy cơ đứng trước lối mòn, sự khuôn sáo thì việc đào sâu vào những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự là một hướng đi mới mẻ, ở đó mỗi khám phá lại giúp ta mở thêm ra thế giới văn chương đa hình, muôn sắc. 
 Qua khảo sát hoạt động làm bài nghị luận văn học dạng đề nghị luận về chi tiết trong tác phẩm tự sự ở khối lớp 10 trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa, tôi nhận thấy học sinh còn bỡ ngỡ, nhiều hạn chế cần khắc phục, bản thân các em học sinh cũng còn lúng túng khi làm kiểu bài này. Việc rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự là điều rất cần thiết đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy để các em cảm thụ văn bản, sáng tạo văn bản đạt kết quả cao nhất.
 Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề dạy văn, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên,với những gì bản thân đã làm trong năm học vừa qua, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Cách làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa "
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em cách làm bài, chúng tôi muốn nâng cao chất lượng làm bài dạng cảm nhận chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự của học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh THPT nói chung. Theo chúng tôi thiên chức của người giáo viên dạy văn giúp các em đồng sáng tạo cùng tác giả. Muốn vậy ngoài trang bị kiến thức cần dạy cho các em phương pháp, kĩ năng làm bài vì thế mục đích chính của đề tài này là:
- Giúp học sinh nắm được phương pháp, cách thức làm dạng đề này đạt kết quả cao.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy tác phẩm tự sự, các tiết ôn tập, ôn thi cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi hướng tới kiểu bài Nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự chương trình Ngữ văn 10. Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 10 ở trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa, mục đích bước đầu trang bị cho các em kiến thức lí luận, kĩ năng về kiểu bài, giúp các em làm tốt kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: 
- Phương pháp rút kinh nghiệm: Là phương pháp đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân trong việc chấm chữa bài làm văn cho học sinh để tìm ra biện pháp, cách thức tối ưu.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực tế trong việc chấm, chữa bài làm văn của học sinh của đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp.
- Tham khảo tài liệu, sách báo và các phương tiện thông tin mạng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Như trên đã nói, môn Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Đây là một môn học cơ bản góp phần nâng cao nhận thức, tư duy, kĩ năng của học sinh trong quá trình giao tiếp. Là môn học giúp các em bồi đắp những tình cảm nhân văn, hoàn thiện nhân cách và khơi dậy khả năng sáng tạo. Tác phẩm tự sự có một thời lượng lớn trong chương trình học của lớp 10 cả ở kì 1 và kì 2. Vì vậy từ kiến thức tác phẩm đã học, rèn luyện cho các em kĩ năng làm văn, khơi gợi sự sáng tạo là rất cần thiết.
Trong kết cấu đề kiểm tra thường xuyên, đề thi minh họa môn Ngữ văn ở kì thi THPTQG năm 2019, bên cạnh phần đề Đọc hiểu văn bản chiếm một vị trí quan trọng với tỉ lệ 3/10 điểm, phần đề nghị luận xã hội 2/10 điểm, phần đề nghị luận văn học chiếm tới 5/10 điểm. Theo định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo, đề thi minh họa trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ có dạng đề nghị luận về chi tiết nghệ thuật. Phần nghị luận văn học là phần rất quan trọng trong kì thi THPTQG. Đề nghị luận văn học với xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá việc ghi nhớ kiến thức từ chi tiết nghệ thuật. Do đó buộc học sinh phải nhất là phải biết cách nhận xét, đánh giá sắc sảo các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, cẩn thận cho học sinh, nhất là các em học sinh lớp 10 mới bước vào ngưỡng cửa cấp 3, đang tiếp cận với nội dung chương trình mới, học hướng tới thi cử làm bài đạt kết quả cao nhất.
	2.2. Thực trạng của vấn đề
	Thực tế học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh lớp 11,12 trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa nói chung đã quen với những bài thi chủ yếu là các dạng câu hỏi nghị luận văn học như: Cảm nhận một đoạn thơ, bài thơ, cảm nhận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi, bàn luận về một ý kiến bàn về văn học trong các chương trình Ngữ văn ba khối lớp... Khi Bộ giáo dục và đào tạo quyết định đổi mới cách ra đề với dạng đề mới về chi tiết nghệ thuật các em còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng khi làm bài.
 Mặt khác kiến thức trong phần nghị luận văn học tương đối rộng có cả tác phẩm tự sự dân gian và trung đại và văn học nước ngoài. Nếu giáo viên không hướng dẫn, giúp các em chi tiết hóa và hệ thống hóa lại những kiến thức thì các em sẽ khó có thể huy động các kiến thức và kĩ năng cần thiết để làm kiểu bài nghị luận này. Qua bài kiểm tra định kì, thi khảo sát chất lượng của trường tổ chức, phần nghị luận văn học dạng đề cảm thụ về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự học sinh rất ít em đạt điểm tối đa, thậm chí nhiều em điểm rất thấp vì kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. 
	Từ thực trạng đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Dưới đây là kết quả khảo sát đối với các đơn vị lớp: 10A1, 10A2, 10A9, 10A11, trường THPT Hàm Rồng (người viết SKKN trực tiếp giảng dạy) khi làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.
Lớp
Chưa áp dụng các biện pháp (theo số liệu khảo sát đầu tháng 11 năm 2017)
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10 A1 (41HS) 
1
2,4
13
31,7
23
56,0
4
9,9
10 A2 (46HS)
0
0
14
30,4
20
43,4
12
26,2
10A9 (46HS)
4
8,6
15
32,6
24
52,1
3
6,7
10A11 (42HS)
2
4,7
7
16,6
26
61,9
7
16,8
	Từ kết quả khảo sát thể hiện qua bảng tổng hợp trên, bản thân với mong muốn ngày càng nâng cao kĩ năng và chất lượng làm bài cho học sinh, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	Để giúp các em nắm vững được cách làm bài nghị luận văn học về chi tiết nghệ thuật, giáo viên cần huy động những kiến thức cơ bản nào để làm bài, phương pháp làm bài như thế nào và hướng dẫn các em luyện tập kĩ năng nghị luận về chi tiết nghệ thuật thông qua một số đề bài cụ thể để các em dần hình thành kĩ năng, phương pháp làm kiểu bài thi này. 
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật
 2.3.1.1. Khái niệm về chi tiết nghệ thuật
 Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Một tácphẩm tự sự có thể bao gồm một đến một chuỗi các sự việc và mỗi sự việc như thế lại được xây dựng bởi nhiều chi tiết. “Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu”. (SGKNgữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2006)
 2.3.1.2. Phân loại chi tiết nghệ thuật
 Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nếu căn cứ vào vị trí, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, có thể phân loại chi tiết thành hai nhóm:
- Nhóm chi tiết thuộc về nghệ thuật (những chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệuxây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí)
- Nhóm chi tiết có tính nghệ thuật (những chi tiết tập trung thể hiện cho cấu tứ của tác giả, có giá trị thẩm mĩ đa dạng, thường được tô đậm, nhấn mạnh trong tácphẩm). 
 Trong đó, nhóm chi tiết thứ hai thường được quan tâm bởi giá trị nghệ thuật độc đáo. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ hướng tới nhóm đối tượng thứ hai – những chi tiết có tính nghệ thuật (gọi chung là chi tiết nghệ thuật). Ngoài ra, nếu căn cứ vào mối liên hệ giữa chi tiết với các yếu tố khác của tác phẩm, có thể tạm chia chi tiết nghệ thuật thành các nhóm:
 - Nhóm chi tiết thuộc về hoàn cảnh
 - Nhóm chi tiết thuộc về nhân vật
 - Nhóm chi tiết thuộc về cốt truyện
 2.3.1.3. Đặc điểm, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự
 Gắn với đặc điểm sự kiện và nhân vật, hệ thống chi tiết nghệ thuật của tác phẩm tự sự cũng phong phú, đa dạng hơn hai loại kịch và trữ tình. Chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự thường mang tính trần thuật, thể hiện rõ chất văn xuôi của đời sống. Ngay từ định nghĩa, có thể thấy những đặc trưng của chi tiết nghệ thuật: dung lượng nhỏ nhưng sức chứa lớn. Chi tiết nghệ thuật có khả năng nói nhiều hơn bản thân nó. 
 Chi tiết nghệ thuật vừa làm cho sự vật, hiện tượng hiện lên rõ nét, vừa soi tỏ ý nghĩa của chúng, tạo chiều sâu tính đa nghĩa cho tác phẩm. Sức nén mạnh mẽ tạo khả năng bùng nổ cho chi tiết, gây bất ngờ cho bạn đọc bởi những phát hiện, vỡ lẽ. Cao hơn, chi tiết nghệ thuật có khả năng “thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm” . 
 Chi tiết nghệ thuật gắn bó, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm nghệ thuật của nhà văn, nên đồng thời người đọc có thể đi từ chi tiết nghệ thuật để tìm hiểu quan niệm của nhà văn về thế giới, con người “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M. Gor-ki), “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm” (Pautopxki), từ chi tiết nghệ thuật có thể đánh giá tài năng, bản lĩnh của người cầm bút mà cụ thể chính là khả năng phát hiện, lựa chọn, sử dụng chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Mỗi chi tiết nghệ thuật là một sáng tạo riêng của nhà văn nhưng đồng thời cũng kết tinh từ những gì thu lượm được trong đời sống sâu và rộng của người viết để tạo nên giá trị cho tác phẩm.
 2.3.1.4. Mục đích của kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật
- Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh cảm thụ được nội dung tư tưởng và nghệ thuật sáng tạo chi tiết nghệ thuật của nhà văn. Từ đó thấy được vai trò to lớn của chi tiết trong tác phẩm tự sự. Tấm lòng và tài năng của nhà văn.
- Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các chi tiết văn học - một năng lực rất cần thiết góp phần cho học sinh có cái nhìn vừa thấy điểm, vừa thấy diện – vừa thấy cây và thấy cả rừng. Nhìn nhận và đánh giá khoa học về sự kế thừa và sáng tạo trong lao động nghệ thuật của các nghệ sĩ, tránh đi khuynh hướng nhìn nhận phiến diện, hời hợt trong các bài văn của học sinh hiện nay. Giáo viên sẽ từ chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để xác định những mục đích vấn đề này.
- Kiểu bài cảm thụ chi tiết nghệ thuật là “phép thử” rất hiệu quả để tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi” với nghệ thuật ngôn từ.
 2.3.1.5. Cách làm bài dạng đề nghị luận về chi tiết nghệ thuật 
 a. Dạng đề yêu cầu phân tích, cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm.
 Khi làm bài văn phân tích, cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm cần đảm bảo các nội dung chính sau:
 I. Mở bài
 - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) 
 - Giới thiệu khái quát về chi tiết 
 II. Thân bài
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chi tiết nghệ thuật (nêu xuất xứ, vị trí của chi tiết trong tác phẩm, tái hiện chi tiết và có thể nói qua tác động của chi tiết đó đối với diễn biến của truyện.)
 - Phân tích giá trị nội dung của chi tiết (ý nghĩa tư tưởng)trong quan hệ với diễn biến của truyện, trong quan hệ giữa các nhân vật, trong quan hệ với chính bản thân nhân vật (số phận và tính cách)
 - Phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết, các chi tiết (nghệ thuật xây dựng hình tượng, nghệ thuật điển hình hóa, nghệ thuật kết cấu)
 - Cuối cùng, đánh giá chung về chi tiết, các chi tiết (góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm như thế nào, làm bật lên giá trị hiện thực, nhân đạo, tầm tư tưởng của tác giả, thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn ra sao v.v)
 III. Kết bài
 - Đánh giá chung về chi tiết nghệ thuật
 b. Dạng đề yêu cầu phân tích, cảm nhận về hai chi tiết nghệ thuật ở trong một tác phẩm hoặc ở hai tác phẩm tự sự.
 Khi làm bài văn phân tích, cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật cần đảm bảo các nội dung chính sau:
 * Dạng đề cảm thụ hai chi tiết trong hai tác phẩm
 I. Mở bài
Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) 
Giới thiệu khái quát về hai chi tiết nghệ thuật
 II. Thân bài
 - Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm, vị trí của hai chi tiết trong sự đối sánh
 - Làm rõ chi tiết thứ nhất về nội dung và nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). 
 - Làm rõ chi tiết thứ 2 về nội dung và nghệ thuật (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
 - So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai chi tiết trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).
 - Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện về đặc trưng thể loại, phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học (bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
 III. Kết bài
- Đánh giá chung về hai chi tiết
* Dạng đề phân tích một chi tiết và liên hệ với chi tiết của tác phẩm thứ hai
 I. Mở bài
 - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) 
 - Giới thiệu khái quát về chi tiết nghệ thuật yêu cầu cảm nhận
 II. Thân bài
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của chi tiết cảm nhận
 - Phân tích nội dung, nghệ thuật của chi tiết
 - Liên hệ với chi tiết trong tác phẩm thứ hai (Ở trường hợp liên hệ với chi tiết của tác phẩm khác thì chi tiết liên hệ khái quát rõ nội dung cần liên hệ và không cần phân tích kĩ chi tiết liên hệ như chi tiết thứ nhất)
 - Đánh giá điểm giống và khác nhau của hai chi tiết. Có sự lí giải về giống hoặc khác nhau trong sáng tạo chi tiết và sự đóng góp của hai tác giả.
 III. Kết bài
 - Đánh giá chung về hai chi tiết
 2.3.2. Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật qua các đề bài cụ thể 
Sau đây người viết vận dụng một số đề cụ thể để hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong chương trình Ngữ văn 10.
 * Dạng 1: Cảm nhận về một chi tiết trong tác phẩm
Đề 1
 Cảm nhận về chi tiết miêu tả ông Bụt hiện lên giúp cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.(Sách giáo khoaNgữ văn 10,Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006).
Đáp án đề nghị
 I. Mở bài
 - Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám
 - Giới thiệu chi tiết ông Bụt trong tác phẩm 
 II. Thân bài
Giới thiệu về truyện cổ tích và chi tiết thần kì
 - Truyện cổ tích thần kỳ là tập hợp những câu chuyện cổ tích được người dân Việt Nam sáng tạo và lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có nhiều truyện đã trở nên quen thuộc được bạn đọc yêu thích.
 - Chi tiết thần kì là những chi tiết, nhân vật, sự việc giúp các nhân vật của tuyến thiện vượt qua khó khăn, trừng phạt các nhân vật trong tuyến ác, giải quyết xung đột của truyện.
 2. Cảm nhận chi tiết 
 - Tái hiện chi tiết trong tác phẩm
 + Trong truyện, ông Bụt luôn xuất hiện mỗi khi Tấm gặp khó khăn. Luôn giúp đỡ Tấm khi Tấm bị mẹ con Cám bắt nạt và hành hạ.
 + Những thời điểm ông Bụt hiện lên giúp Tấm: Tấm mất yếm đỏ Bụt cho cá bống, Tấm mất cá bống Bụt giúp Tấm tìm xương chôn xuống bốn chân giường, Tấm không được đi trẩy hội Bụt cho đàn chim sẻ giúp nàng nhặt thóc riêng, gạo riêng; giúp Tấm có trang phục, phương tiện để đến lễ hội và được làm vợ vua.
 - Vai trò và ý nghĩa
 + Chi tiết thần kì trợ giúp cho người lương thiện, thấp cổ bé họng đến với hạnh phúc. Nhờ các chi tiết hư cấu mà những nhân vật bất hạnh luôn tìm được hạnh phúc cho riêng mình, họ trở nên mạnh mẽ hơn, quyết tâm giành lại những gì mình muốn. Dựa trên khả năng của mình, họ dám đương đầu đấu tranh với cái ác.
 + Chi tiết thần kì thể hiện ước mơ của nhân dân ta về cuộc sống hạnh phúc, ấm no và công bằng xã hội: Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, xinh đẹp sẽ có được hạnh phúc. 
 + Sự can thiệp của lực lượng thần kì vào câu chuyện góp phần tạo sự xung đột, giải quyết xung đột trong truyện cổ tích.
 + Nhờ các chi tiết thần kì làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. 
 3. Đánh giá
 - Ông Bụt hiền lành, tốt bụng – chi tiết thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận. Từ số phận nghèo khổ, bất hạnh, chịu sự hành hạ của mẹ con Cám, cô Tấm trở thành hoàng hậu nhờ ông Bụt giúp đỡ.
 - Nhâ

Tài liệu đính kèm:

  • docxcach_lam_kieu_bai_nghi_luan_ve_chi_tiet_nghe_thuat_trong_tac.docx