Các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học Lịch sử 12 nhằm giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trường thpt Như Thanh II

Các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học Lịch sử 12 nhằm giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trường thpt Như Thanh II

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển đất nước và con người Việt Nam. Chính vì lẽ đó, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề biển đảo và dành nhiều tình cảm cho nhân dân vùng biển đảo. Sự quan tâm và tình cảm đó được thể hiện qua từng bài viết, từng lời căn dặn khi đến thăm các đơn vị hải quân, Người nói “Đồng bằng là nhà mà biển là cửa, giữ nhà mà không giữ cửa có được không ?.”. Hay, Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Xác định tầm quan trọng của biển đảo, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (Khóa X) về chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”.[6]

Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 đã nêu: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. [8]

Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế, giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ quyền đất nước khi cần thiết.

 

doc 19 trang thuychi01 8211
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học Lịch sử 12 nhằm giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trường thpt Như Thanh II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 NHẰM GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II.
 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Tiến Hùng
 Chức vụ : TPCM
 Môn : Lịch sử
 THANH HÓA NĂM 2017 
 Mục lục
Nội dung
Trang
A. Đặt vấn đề
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Nội dung của vấn đề nghiên cứu
3
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
3
1.1. Cơ sở lí luận
3
1.2. Cơ sở thực tiễn
3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
3. Các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử 12
4
31. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để giải thích giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử 
4
3.2. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để xây dựng các đoạn tường thuật, miêu tả nhằm cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử 
5
3.3. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để chứng minh cho một luận điểm khoa học.
6
3.4. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với đồ dùng trực quan
8
3.4.1.Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với tranh, ảnh
8
3.4.2 Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo kết hợp với lược đồ, bản đồ.
9
3.5. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo trong tiết học lịch sử địa phương
11
3.6. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để xây dựng bài tập nhận thức.
12
4. Kiểm chứng
14
C. Kết luận và đề xuất
15
Đề Tài: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 NHẰM GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHƯ THANH 2.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển đất nước và con người Việt Nam. Chính vì lẽ đó, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề biển đảo và dành nhiều tình cảm cho nhân dân vùng biển đảo. Sự quan tâm và tình cảm đó được thể hiện qua từng bài viết, từng lời căn dặn khi đến thăm các đơn vị hải quân, Người nói “Đồng bằng là nhà mà biển là cửa, giữ nhà mà không giữ cửa có được không ?...”. Hay, Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Xác định tầm quan trọng của biển đảo, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (Khóa X) về chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”.[6]
Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 đã nêu: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. [8]
Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế, giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ quyền đất nước khi cần thiết.
Trong bối cảnh hiện nay biển Đông là một trong những vấn đề nổi bật, giành được nhiều sự quan tâm, bên cạnh các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về biển đảo thì việc đưa các tài liệu thành văn về biển, đảo vào trong bài giảng góp phần cung cấp kiến thức vào cuộc đấu tranh, tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền nước ta trên biển Đông, giáo dục cho học sinh tình yêu và trách nhiệm đối với biển, đảo.
Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên dạy lịch sử đặc biệt là lịch sử 12 tôi muốn đưa ra các biện pháp sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử 12 nhằm giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trường THPT Như Thanh 2.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Sử dụng tài liệu biển đảo trong dạy học lịch sử giúp học sinh hiểu được quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên các vùng biển đảo của Tổ Quốc, cũng như vai trò của biển đảo trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc
 - Sử dụng tài liệu về biển đảo trong dạy học lịch sử dân tộc có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, yêu biển, đảo. 
- Sử dụng tài liệu về biển, đảo trong dạy học lịch sử góp phần phát triển cho học sinh các năng lực như tri giác, hình dung, tưởng tượng và các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Đồng thời, sử dụng tài liệu biển đảo trong dạy học lịch sử còn góp phần phát triển năng lực hành động và hoạt động thực tiễn cho học sinh.	 
Mặt khác, sử dụng tài liệu biển đảo trong dạy học lịch sử còn góp phần phát triển năng lực hành động và hoạt động thực tiễn cho học sinh.
Năng lực hành động và hoạt động thực tiễn của học sinh, chính là việc học sinh vận dụng những kiến thức đã được học vào trong cuộc sống. Mà quan trọng hơn là góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, đảo. Các em những chủ nhân tương lai đất nước, sẽ nhận thức, hiểu sâu sắc hơn lịch sử dân tộc, những thành quả mà các thế hệ tiền nhân đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức và cả xương máu để xây dựng và bảo vệ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về ý thức chủ quyền biển đảo chỉ thực sự có tác dụng khi học sinh được truyền đạt những kiến thức khoa học, chính xác về những sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ như nó đã tồn tại và diễn ra.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên trong dạy học lịch sử 12
- Học sinh khối 12 trường THPT Như Thanh 2 cụ thể là các lớp 12C3, 12C4, 12C5 và 12C6
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tham khảo, đọc tài liệu.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp.
+ Kiểm chứng.
+ Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của học sinh
+ Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ về tài liệu biển đảo. Tuy nhiên, trên cơ sở những khái niệm tài liệu và tài liệu lịch sử làm cơ sở, có thể hiểu tài liệu biển, đảo là những tài liệu phản ánh các mặt hoạt động của con người liên quan đến biển và hải đảo, bao gồm tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự . Những sự kiện lịch sử liên quan đến biển, đảo cũng nằm trong mối quan hệ chung với các sự kiện lịch sử khác. Do đó, tài liệu về biển, đảo cũng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các tài liệu lịch sử khác phản ánh các mặt khác của một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử nhất định. Một nội dung quan trọng được phản ánh khá đậm nét trong các tài liệu lịch sử, đó là quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Từ khi xảy ra các tranh chấp về chủ quyền của một số nước ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, nhiều người Việt quan tâm tới chủ quyền quốc gia và vận mệnh đất nước đã tự hỏi: Tại sao chúng ta có rất nhiều công trình nghiên cứu, các tài liệu về Biển Đông (đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) chứng minh là chủ quyền của Việt Nam, vậy sao không công bố rộng rãi cho toàn dân được biết, sao không soạn thảo thành nội dung trong sách giáo khoa để sớm nâng cao hiểu biết về chủ quyền đất nước cho thế hệ trẻ? Mặc dù Việt Nam là một quốc gia biển, có bờ biển dài hơn 3.200km, kinh tế biển có đóng góp lớn trong tổng thu nhập quốc dân và từ năm 1994, Việt Nam đã là thành viên của Công ước Luật biển (UNCLOS 1982), nhưng cho đến trước khi Quốc hội thông qua luật Biển có hiệu lực kể từ 1.1.2013 thì Việt Nam chưa có một bộ luật tổng quát nào về biển. Tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, nếu chúng ta không có động thái gì, thế hệ trẻ nếu không nhận thức được đầy đủ về chủ quyền quốc gia, có thể có những hành động nông nổi, dễ bị các thế lực phản động lợi dụng. Với thế hệ trẻ, biên cương Tổ quốc không chỉ là tình yêu mà còn là trách nhiệm. Chúng ta vẫn nói “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, nhưng quan trọng là các bạn trẻ có hiểu biết và nhận thức đầy đủ về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên hai quần đảo này hay không là điều đáng quan tâm. 
- Đồng thời, thời gian qua có rất nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng bản đồ không có Hoàng Sa - Trường sa, còn lưu hành bản đồ có đường lưỡi bò...,đã bị dư luận kịch liệt lên án, thậm chí còn được sử dụng làm tài liệu, sách giáo khoa của ngành giáo dục chúng.
Xuất phát từ thực tế đó chúng ta cần có một số biện pháp trong dạy học nhằm giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về vấn đề biển đảo quê hương.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực tế, trường THPT Như Thanh 2 là một trường miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, lại xa biển nên nhiều học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề biển đảo và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, em nào cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải học sinh nào cũng trả lời được. Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của người lớn, của Nhà nước, không ảnh hưởng đến mình nên thờ ơ không quan tâm. Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về biển đảo.
3. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN VỀ BIỂN ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 12.
3.1. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để giải thích giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử 
Như chúng ta đã biết trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, những sự kiện lịch sử được đưa vào sách giáo khoa là những sự kiện cơ bản, tiêu biểu, những khái niệm, những kết luận khái quát....Vì vậy, muốn học sinh hiểu sử, giáo viên phải cung cấp thêm tư liệu để giải thích thêm các sự kiện lịch sử, giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện. Những sự kiện lịch sử về biển, đảo, giáo viên phải sử dụng các nguồn tài liệu về biển, đảo để giải thích giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện.
Chẳng hạn, khi dạy bài 21: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)”, trong mục I.1: “Mỹ tiến hành không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc”, không thể không trình bày về sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, giáo viên có thể sử dụng tài liệu sau:
“Đế quốc Mĩ đã thấy rõ miềm Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến ở miềm Nam. Vì vậy ngay từ đầu và trong tất cả các thời kì của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng luôn tìm cách phá hoại miền Bắc. Đến tháng 3/1964 trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Giônxơn phê chuẩn kế hoạch dùng tàu khu trục của Mỹ tuần tiểu ở khu vực Vịnh Bắc Bộ để ngăn chặn tiếp tế đường biển của ta và quấy rối trinh sát vùng biển, yểm trợ cho các tàu biệt kích ngụy vây bắt cư dân đánh cá ngoài khơi để khai thác tin tức 
Theo giới quan chức chủ chốt ở Nhà trắng và Lầu Năm Góc, nguyên nhân thất bại của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam là do phía “Cộng sản miền Bắc xúi giục, và chỉ huy, bởi vậy “Mỹ cam kết thực hiện mục tiêu ngăn ngừa cộng sản” bằng cách ném bom miền Bắc Việt nam, và theo học ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ là đòn bẩy cho chính quyền Sài Gòn ổn định, nâng cao tinh thần quân đội Sài Gòn để tiếp tục cuộc chiến tranh. Trên thực tế đã có sự tranh cãi giữa hai viện Quốc Hội Mỹ về vấn đề leo thang chiến tranh bằng cách ném bom bắn phá miền Bắc, trong đó vẫn có ý kiến là chính quyền Mỹ nên tìm giải pháp bằng ngoại giao thương lượng nhưng những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ lại cho rằng bắn phá miền Bắc trong mức độ nào đó sẽ làm cho hoạt động của Việt cộng giảm bớt ở miền Nam. Trung tuần tháng 4 /1964, hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã vạch kế hoạch ném bom miền Bắc, thông qua danh sách 94 mục tiêu sẽ bị bắn phá khi được lệnh hành động.
Ngày 31/7/1964 tàu khu trục Ma đốc của Mỹ tiến vào khu vực phái Nam đảo Cồn Cỏ để do thám và uy hiếp dọc bờ biển của ta, cùng ngày và tiếp cả ngày hôm sau(1/8) máy bay Mỹ từ Lào sang bắn phá vùng Nậm Cắn và làng Noong Dẻ (thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, cách biên giới Việt Lào 20km.
Ngày 2/8/1964, tàu khu trục Ma đốc của Mỹ tiến sâu vào hải phận Việt Nam ở vùng biển giữa đảo hòn Mê và Lạch Trường (Thanh Hóa) bị ba tàu phóng lôi của Việt Nam tấn công. Chính quyền Giônxơn lấy cớ này dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ’’ cho rằng tàu chiến của Mỹ bị hải quân Việt Nam tấn công ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế. Ngày 5/8/1964 máy bay Mỹ cất cánh từ cánh từ các sân bay đậu ngoài khơi Việt Nam tiến hành ném bom, bắn phá Hòn Gai, Vinh, Bến Thủy, Sông Gianh. Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bằng không quân và hải quân ở miền Bắc Việt Nam được tiến hành.”[2,tr213,214]
Đây là đoạn tài liệu quý giá, giúp học sinh hiểu sâu sắc về những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc. 
3.2. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để xây dựng các đoạn tường thuật, miêu tả nhằm cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử 
Theo Phan Ngọc Liên : “Tường thuật là một cách trình bày bằng miệng quan trọng nhằm tái hiện ở học sinh những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó .. Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng”.[3,tr126]
Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần phải trình bày. Khi sử dụng miêu tả trong dạy học lịch sử, giáo viên phải đảm bảo tính khách quan khoa học, đồng thời phải trình bày rõ ràng, có thái độ đúng đắn với đối tượng được miêu tả.
Do vậy, bằng ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, việc miêu tả, tường thuật giúp học sinh có biểu tượng rỏ ràng, cụ thể về các sự kiện lịch sử. Đó là cơ sở cho việc tìm tòi, suy nghĩ, rút ra kết luận, hình thành khái niệm để hiểu được bản chất sự kiện.
Việc sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo không thể không sử dụng các đoạn miêu tả, tường thuật về các sự kiện liên quan đến biển, đảo mà trước hết là miêu tả về không gian về biển, đảo nơi diễn ra các sự kiện lịch sử. 
- Ví dụ: Khi học bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)” trong mục V: “Hiệp định Pa ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa binh ở Việt Nam”. Như chúng ta đã biết nội dung của hiệp định Pari là đế quốc Mĩ phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng sau đó nhân dân ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh để đòi Mĩ – Ngụy phải thi hành hiệp định Pari. Để học sinh thấy rõ được cuộc đấu tranh của nhân dân ta giáo viên sử dụng đoạn tài liệu tường thuật về cuộc đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pa ri của các anh em trại 6B trên Côn đảo sẽ tạo ra hứng thú học tập tốt, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về nội dung hiệp định Pari: Đây là tiếng nói của Nhân viên Dân sự của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hiện bị nhà cầm quyền Sài Gòn giam giữ tại Trại 6 khu B, Côn Đảo.
“Chúng tôi đòi hỏi Nhà cầm quyền Sài Gòn:
- Phải trao trả cho chúng tôi cho chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Trong thời gian chờ đợi phải tổ chức cho chúng tôi được tiếp xúc với đại diện của chính phủ Cách mạng Lâm thời trong Ban Liên hiệp 4 bên.
- Phải thực hiện ngay quy chế của Nhân viên dân sự, đảm bảo cơm ăn no, thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết, bệnh tật đủ thuốc men điều trị, phải cấp phát quần áo, chăn màn ..
- Chúng tôi tôn trọng quyền tự do tư tưởng của Nhân viên dân sự trong sinh hoạt và học tập.
Chúng tôi kêu gọi tất cả các anh em tù nhân, đồng bào, những người thực hiện còn trong hàng ngũ của Nhà cầm quyền Sài Gòn hãy vì sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, trung lập, hoà giải, hòa hợp dân tộc mà có thái độ buộc Nhà cầm quyền Sài Gòn phải nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản của Hiệp định và các Nghị định thư mà họ là một bên tham gia ký kết”.[5,tr153,154]
Như vậy, qua việc sử dụng tài liệu về biển, đảo để xây dựng các đoạn miêu tả, tường thuật nhằm cụ thể hóa các sự kiện lịch sử không những giúp học sinh ghi nhớ sự kiện một cách cụ thể, có hình tượng mà còn khái quát hóa với những đặc trưng nhất của sự kiện lịch sử, đồng thời tác động đến nhận thức của học sinh. 
3.3. Sử dụng tài liệu thành văn về biển đảo để chứng minh cho một luận điểm khoa học.
Những luận điểm khoa học được trình bày trong sách giáo khoa, được giáo viên nêu ra hoặc học sinh được tiếp cận từ các nguồn thông tin khác cần được chứng minh bằng những nguồn tài liệu đáng tin cậy. Trong dạy học lịch sử, chứng minh cho một luận điểm khoa học lại càng quan trọng. Hiện nay, vấn đề khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trở thành một vấn đề phức tạp, thu hút sự chú ý của cả dân tộc. Chính vì vậy, bộ môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông phải có nhiệm vụ góp phần giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển đảo để chứng minh cơ sở khoa học và tính pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc sử dụng tài liệu về biển đảo để chứng minh cho một luận điểm khoa học giúp học sinh có thể tự lý giải, tự chứng minh những luận điểm khoa học thông qua các nguồn tài liệu lịch sử về quá trình, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt nam đối với các vùng biển và hải đảo.
- Ví dụ khi dạy bài 27: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1919 – 2000 để gúp học sinh nắm vững quá trình thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa từ thời Pháp thuộc cho đến nay, giáo viên có thể sử dụng các tài liệu sau: 
- Cho đến đầu thế kỉ XVII, 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là những đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn tổ chức các “Đội Hoàng Sa” hàng năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên các đảo, đến nữa đầu thế kỉ XVIII tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”.
- Liên tục từ đó, Việt nam đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền trên 2 quần đảo như: Năm 1925 duy trì tuần tra trên đảo, đưa quân đội thường trú đóng; năm 1938-1939 thành lập đơn vị hành chính, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện; lên tiếng phản đối các nước nêu yêu sách chủ quyền đối với đảo Hoàng Sa; năm 1951, khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường sa và Hoàng Sa tại hội nghị Francisco mà không gặp phải ý kiến phản đối nào; năm 1956 quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lí; năm 1977 tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa; năm 1982 thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Năm 1994 tham gia công ước quốc tế về luật biển 1982, năm 2003, ban hành Luật biên giới quốc gia, tháng 4/2007 thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Cửu Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa. Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuôc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa... Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.- Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất đã chiế

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_bien_phap_su_dung_tai_lieu_thanh_van_trong_day_hoc_lich.doc