Biện pháp Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 4 trong giờ học môn Khoa học

Biện pháp Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 4 trong giờ học môn Khoa học

Ở Tiểu học, giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Môn Khoa học là môn học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Chính vì vậy, Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có những đổi mới trong mục tiêu và nội dung dạy học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải có những đổi mới về phương pháp dạy học. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học.

Không những thế, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được.

pptx 41 trang Hiền Tài 26/08/2024 90920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 4 trong giờ học môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: ............. 
Lớp: .................... 
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN................ 
TRƯỜNG TH ......................... 
BÀI THUYẾT TRÌNH PHƯƠNG PHÁP 
Tên đề tài: “ Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh 4 lớp trong giờ học môn Khoa học." 
MỞ ĐẦU 
I 
NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
II 
THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 
III 
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
IV 
“ Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh 4 lớp trong giờ học môn Khoa học." 
Ở Tiểu học, giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Môn Khoa học là môn học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích luỹ kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Chính vì vậy, Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường. 
1 . Lí do chọn biện pháp 
I. MỞ ĐẦU 
 	 Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có những đổi mới trong mục tiêu và nội dung dạy học. Sự đổi mới này đòi hỏi phải có những đổi mới về phương pháp dạy học. Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học. 
	Không những thế, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. 
1 . Lí do chọn biện pháp 
I. MỞ ĐẦU 
	 Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 
	Với những lý do nêu trên, để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Khoa học đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết. Vì vậy, tôi đã đúc kết cho mình một số kinh   nghiệm khi giảng dạy môn học này. Chính vì thế tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 4 trong giờ học môn Khoa học." 
1 . Lí do chọn biện pháp 
I. MỞ ĐẦU 
2. Đối tượng áp dụng 
	Học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Minh Tân, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng . 
1 . Lí do chọn biện pháp 
I. MỞ ĐẦU 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
1. Mục tiêu của biện pháp 
Giúp học sinh có hứng thú để các em tích cực hơn trong quá trình học tập môn Khoa học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh . 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 
2.1. Cơ sở lý luận 
Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động. Các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "vừa chơi, vừa học". Mặt khác đối với học sinh tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ được vấn đề nào đó thì ngoài việc thường xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhớ thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 
2.1. Cơ sở lý luận 
Đồng thời lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể . Các em không những nhận thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em cũng rất ưa thích các vấn đề trực quan mang tính bắt mắt mà các em có thể quan sát một cách dễ dàng. 
	Ở trường Tiểu học việc xây dựng chương trình học tập cho học sinh được chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5. Nếu như ở các lớp 1, 2, 3 việc nắm bắt kiến thức của học sinh còn ở mức sơ giản thì chương trình của lớp 4, 5 đã mở rộng hơn rất nhiều. Kiến thức về tự nhiên, xã hội được mở rộng hơn, thể hiện rõ ở môn Khoa học. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 
2.1. Cơ sở lý luận 
Với chương trình lớp 4 môn Khoa học được tích hợp các kiến thức như: vật lý, sinh học, hoá học và một số kiến thức của môn sức khoẻ cũ cũng được tích hợp vào môn học này. Do đó các nội dung kiến thức của môn học này mang tính trừu tượng, yêu cầu học sinh phải ghi nhớ. Đồng thời đối với học sinh lớp 4 là lớp bản lề của hai giai đoạn: Giai đoạn lớp 1, 2, 3 và giai đoạn lớp 4, 5. Mặt khác, lớp 4 cũng là lớp học bắt đầu của việc tách môn học "Tự nhiên - Xã hội" thành các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lý và cũng là lớp tạo nền tảng cho việc học tập và tìm hiểu kiến thức các môn học này ở lớp 5 và các lớp trên. 
	Vì vậy để " tạo hứng thú và phát huy tính tích cực " cho học sinh khi học môn Khoa học ở lớp 4 là hết sức cần thiết. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 
Qua thực tế giảng dạy năm học 2021-2022, tôi nhận thấy một số tồn tại trong việc học môn Khoa học của học sinh lớp 4 là các em ngại học, không hào hứng. Chính vì ngại, không hứng thú nên tính tích cực học tập của các em còn chưa phát triển, thể hiện qua một số dấu hiệu sau: 
	+ Học sinh ít giơ tay phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề giáo viên nêu ra (chỉ có khoảng 23% số học sinh cả lớp tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trong mỗi tiết học). 
	+ Nếu được hỏi, học sinh chủ yếu lệ thuộc vào sách giáo khoa, ít tư duy. 
	+ Không thắc mắc hay đòi hỏi giáo viên phải giải thích cặn kẽ những vấn đề mà mình chưa hiểu rõ. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 
	+ Không khí của lớp rất buồn tẻ, trầm lắng hoặc ít sôi nổi khi học sinh không thực hiện được yêu cầu của giáo viên. 
	+ Học sinh không có thói quen sưu tầm tư liệu phục vụ bài học; nếu có thì số lượng tranh rất ít, chất lượng sưu tầm chưa đúng yêu cầu bài học. 
	 Những thực tế nói trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân mà tôi cho là cơ bản nhất là: chúng ta (bao gồm tôi và các đồng nghiệp) từ trước đến nay chưa tạo được hứng thú hay nói cách khác là chưa làm sao để cho các em học sinh thích thú khi học các tiết Khoa học. Do đó các em cũng chưa phát huy được tính tích cực khi học môn học này, vì vậy mà kết quả học tập là chưa cao. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. C ơ sở thực tiễn 
Qua thực tế giảng dạy năm học 2021-2022, tôi nhận thấy một số tồn tại trong việc học môn Tự nhiên & Xã hội của học sinh lớp 2: 
 + Nhiều học sinh chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. 
 + Một số em lại nhút nhát, rụt rè, chưa tự giác tham gia vào các hoạt động, chưa phát huy được khả năng hợp tác, sáng tạo. 
 + Bên cạnh đó, nhiều em đã quen được học tập và đánh giá theo hướng phát triển nội dung nên khi được học tập và đánh giá theo hướng phát triển năng lực các em còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. C ơ sở thực tiễn 
	 Những thực tế nói trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân một phần là do học sinh lớp 2 còn nhỏ nên khả năng phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức còn chưa tốt, ghi nhớ còn máy móc. Do đó các em cũng chưa phát huy được năng lực khi học môn học này, vì vậy mà kết quả học tập là chưa cao. 
	Kỳ I năm học 2021-2022, tôi đã tiến hành điều tra các tiết học Tự nhiên & Xã hội tại lớp 2B (34 học sinh) tôi thu được kết quả như sau: 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. C ơ sở thực tiễn 
Kỳ I năm học 2021-2022, tôi đã tiến hành điều tra các tiết học Khoa học tại lớp 4B (43 học sinh) tôi thu được kết quả như sau: 
Tổng số 
học sinh 
Hứng thú, tích cực 
với tiết học 
Thờ ơ với tiết học 
Lớp 4B 
(43 HS) 
Số lượng 
Tỉ lệ 
Số lượng 
Tỉ lệ 
10 
23% 
33 
77% 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3 . Nội dung biện pháp 
Từ kết quả thu được cho thấy tình trạng học sinh lười học, ngại học thật đáng lo, tỉ lệ học sinh ham thích và chủ động học tập còn quá thấp, tỉ lệ học sinh không hứng thú với môn học quá nhiều (trên 70%). Từ thực trạng nói trên, tôi thấy cần phải thay đổi thói quen học tập của học sinh đối với môn học Khoa học. Qua quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra được một vài biện pháp giúp học sinh có niềm yêu thích và tích cực học môn Khoa học hơn, tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp như sau: 
Biện pháp 1: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3 . Nội dung biện pháp 
Biện pháp 2: Tăng cường việc học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh. 
Biện pháp 3: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (màn hình, máy chiếu, băng hình, bài giảng E-learning ...) để học sinh hứng thú với bài học. 
Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh sưu tầm tư liệu và đồ dùng học tập phục vụ bài học. 
Biện pháp 5: Rèn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
4.1. Biện pháp 1: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Chơi là một nhu cầu mang tính sinh học của các em. Có thể nói vui chơi cũng cần thiết và quan trọng như việc ăn, ngủ, học tập... trong đời sống của các em học sinh vậy. Tổ chức trò chơi học tập giúp thay đổi hình thức hoạt động trên lớp, tạo được sự thích thú, hấp dẫn giúp học sinh tiếp thu kiến thức thoải mái, tích cực và tự giác hơn. Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	 Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, gữa học sinh với giáo viên. 
	 Trong các giờ học, tôi đã tích cực sử dụng biện pháp này vào đầu tiết học để tạo không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, lớp học trở lên vui vẻ, học sinh tích cực, sẵn sàng bước vào tiết học. Đồng thời tôi còn vận dụng linh hoạt biện pháp này để kiểm tra bài cũ, học sinh được kiểm tra bằng cách này không những không bị áp lực mà còn rất tích cực, hăng hái, thi đua trả bài. Ngoài ra, cuối tiết học tôi cũng sử dụng biện pháp này để củng cố kiến thức, tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng từ đó học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức sâu hơn. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
Biện pháp 2: Biện pháp 2: Tăng cường việc học tập theo nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	 Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau. 
	 - Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực. Cụ thể là: 
	- Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. 
	- Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	- Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá ...). 
- Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. 
	- Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định mình trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm. 
	- Khi dạy học nhóm, giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập. 
	* Ví dụ bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch 
	Bướ c 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì ? 
	 Bước 2: Thảo luận nhóm 
	+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Phát cho học sinh mỗi nhóm một tập thẻ có ghi nội dung việc làm ở từng bức tranh vừa được quan sát 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	+ Các nhóm thảo luận để chọn ra những việc nên làm hay không nên làm và giải thích cho từng lựa chọn của nhóm mình. Giáo viên đi đến từng nhóm để gợi ý cách giải thích: Tại sao nên làm và không nên làm ? 
	 Bước 3: Trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
	+ Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày kết quả và giải thích lựa chọn của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt kiến thức 
	+ Từ việc lựa chọn và giải thích lựa chọn của học sinh ở trên. Giáo viên nêu gợi ý để học sinh nêu các việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch . 
	+ Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét và nhắc lại nội dung các việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
	+ Giáo viên chốt (kết luận như SGK) 
	 * Việc học tập theo nhóm đã đem lại một số kết quả học tập như sau: 
	+ Học sinh tham gia tích cực hơn, tự tin hơn vào bản thân. 
	+ Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trước tập thể. 
	+ Rèn cho học sinh tinh thần hợp tác giữa các nhóm, các cá nhân. 
	Ngoài việc lên kế hoạch và giao việc cho các nhóm, để tổ chức một tiết học có hiệu quả, giáo viên cần chú ý một số điểm sau: 
	+ Sắp xếp bàn ghế thuận tiện cho việc học nhóm. 
	+ Luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học. 
	+ Chuẩn bị tốt nội dung thảo luận cho từng nhóm. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
Biện pháp 3: Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại (màn hình, máy chiếu, băng hình, bài giảng E-learning ...) để học sinh hứng thú với bài học. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Việc tạo hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập phải đi đôi với đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. Đặc biệt đối với môn Khoa học, trực quan sinh động có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài của học sinh. Bởi lẽ có những kết luận có thể diễn giải được bằng lời nhưng cũng có khi không thể trình bày hết được. Nhưng chỉ bằng một lần được quan sát, tận mắt chứng kiến chắc chắn các em sẽ ghi nhớ lâu hơn. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Mặt khác, có những kiến thức mà trong thực tế các em có điều kiện quan sát, đối với những dạng bài này, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các em tiếp nhận kiến thức tốt hơn như Video clip, hình ảnh được trình chiếu bằng PowerPoint mà trong thời điểm hiện tại các em không thể quan sát được. 
Tuy nhiên khi giảng giáo viên cần hạn chế kênh chữ, tập trung vào kênh hình và các hiệu ứng hoặc trang trí trong các slide không nên quá cầu kì, làm mất tập trung của học sinh và giảm hiệu quả của tiết dạy. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ tạo ra nhũng hình thức quan sát sinh động mà còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian tổ chức các hoạt động trên lớp. Không những thế, điều này còn giúp học sinh phát huy tốt tính tích cực, chủ động và hứng thú khi tham gia tìm hiểu bài. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Từ chỗ học sinh nhàm chán mỗi khi tới giờ Khoa học vì chỉ quan sát hình ảnh ở sách giáo khoa, từ những thông tin cho sẵn thì nay các em đã rất hứng thú mỗi khi tới tiết Khoa học vì các em được quan sát hình ảnh được chụp từ thực tế. Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập, chủ động khai thác bài và biết đặt câu hỏi thắc mắc về nội dung bài. 
* Ví dụ bài 39: Không khí bị ô nhiễm 
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí. 
Học sinh xem một đoạn băng hình về ô nhiễm không khí. Trước khi xem băng hình, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát băng, trả lời câu hỏi sau: 
+ Nhận xét bầu không khí trong đoạn băng hình 
+ Nêu nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
+ Liên hệ bầu không khí ở địa phương (xung quanh trường học, nơi em ở...) 
Trong quá trình xem băng hình, giáo viên có thể dừng video ở một số hình ảnh và yêu cầu học sinh cho ý kiến của mình về bầu không khí thông qua các hình ảnh đó. 
Như vậy, cách sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, giáo viên đã đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh tích cực tư duy để giải quyết vấn đề đặt ra, cung cấp những thông tin cập nhật và từ đó có ý thức trách nhiệm bảo vệ bầu không khí. 
* Ưu điểm của biện pháp này là: 
+ Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. 
+ Phát triển tư duy tích cực và có khả năng vận dụng tri thức vào tình huống mới. 
+ Hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh sưu tầm tư liệu và đồ dùng học tập phục vụ bài học. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Sách giáo khoa hiện nay đóng vai trò quan trọng trong phần cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, ở một số bài học, tư liệu sưu tầm lại đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc giúp học sinh chủ động, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức bài học, chứ không phải tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Một tiết học đạt hiệu quả tùy thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước buổi học đó. Vì vậy, giáo viên luôn khuyến khích học sinh chuẩn bị bài cho ngày hôm sau từ việc xem trước bài cho đến việc chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bài học sẽ giúp các em có ý thức hơn trong việc học của mình. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Cách làm này rất phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, giúp các em hứng thú học tập đồng thời bước đầu hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên các lớp trên. 
* Ví dụ bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? 
Học sinh sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như: gà, cá, tôm, cua,... Mục đích của việc sưu tầm là giúp các em phân loại nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. Đồng thời đó cũng là dụng cụ để các em tham gia trò chơi học tập theo nhóm. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
Biện pháp 5: Rèn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
 Khi thấy học sinh đã có hứng thú với môn Khoa học nên tôi hướng dẫn học sinh làm những thí nghiệm nhỏ, đơn giản và an toàn. Ở lớp 4, chủ đề “Vật chất và năng lượng” giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức hóa học vô cơ. Nội dung này được thể hiện nhiều là qua các thí nghiệm, vì vậy khi giảng dạy, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc làm thí nghiệm. 
* Phương pháp thí nghiệm có tác dụng : 
+ Giúp học sinh đi sâu vào tìm hiểu bản chất các sự vật, hiện tượng, sự vật tự nhiện. 
+ Thí nghiệm được sử dụng như “nguồn” dẫn học sinh đi tìm tri thức mới, vì thế các em sẽ hiểu sâu nhớ lâu. 
4. Cách thức thực hiện biện pháp 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
+ Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng: đặt thí nghiệm, lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, quan sát diễn biến thí nghiệm, ... 
	* Ưu điểm của biện pháp này là: 
	- Học sinh có kỹ năng thao tác thành thạo trong việc thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
	- Học sinh được trực quan (mắt thấy, tai nghe hoặc cảm nhận qua các giác quan) các hiện tượng, kết quả thí nghiệm, chứ không bị áp đặt, chấp nhận kết quả thí nghiệm một cách gián tiếp thông qua sách giáo khoa. 
Trên đây là những biện pháp tôi đã áp dụng trong giảng dạy môn Khoa học 4. Các biện pháp này đã góp phần kh

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_tao_hung_thu_va_phat_huy_tinh_tich_cuc_cho_hoc_sin.pptx