Biện pháp Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh Lớp 4

Biện pháp Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh Lớp 4

“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”.

Cùng với quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học..

Kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học. Đổi mới việc đánh giá thường xuyên học sinh không dùng điểm số, thay vào đó học sinh nhận được những lời nhận xét, động viên, phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập, các câu trả lời của các em

trong thực tế năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh chưa được thực hiện tốt, nhiều em còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, thầy cô, bạn bè; ý thức tự giác chưa cao, chưa chủ động thực hiện công việc được giao; chưa mạnh dạn, tự tin trước tập thể để bộc lộ ý kiến của mình,.

ppt 22 trang Hiền Tài 02/08/2024 108920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo viên: 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI 
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ĐỒNG 
“Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 4”. 
Lí do chọn biện pháp 
01 
Nội dung biện pháp 
02 
Hiệu quả của biên pháp 
03 
Kết luận 
04 
 “Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 4”. 
Đề xuất biện pháp 
1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP 
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”. 
Cùng với quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. . 
trong thực tế năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh chưa được thực hiện tốt, nhiều em còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, thầy cô, bạn bè; ý thức tự giác chưa cao, chưa chủ động thực hiện công việc được giao; chưa mạnh dạn, tự tin trước tập thể để bộc lộ ý kiến của mình, . 
“Rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 4”. 
Kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học. Đổi mới việc đánh giá thường xuyên học sinh không dùng điểm số, thay vào đó học sinh nhận được những lời nhận xét, động viên, phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập, các câu trả lời của các em 
Điểm mới 
 Bản thân tôi căn cứ vào kinh nghiệm thực tế, chuyên đề về đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về đổi mới đánh giá học sinh, đổi mới phương pháp dạy học áp dụng mô hình trường học mới. 
Tìm hiểu thực trạng của việc tự phục vụ, tự quản của học sinh. Nhằm góp phần thực hiện tốt việc đánh giá đúng chất lượng giáo dục học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục 
Đề cập đến một số giải pháp cụ thể nhằm rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh 
 Phổ biến và hướng dẫn các việc làm cụ thể 
 Thu thập thông tin cá nhân của từng học sinh 
Biện pháp 1 
Biện pháp 2 
Biện pháp 3 
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản 
Biện pháp 4 
Thông qua phong trào Lớp học thân thiện. . 
 Hình thành, phát triển các mối quan hệ trong lớp 
 Sự gương mẫu giáo viên 
Biện pháp 1 
Biện pháp 2 
Biện pháp 3 
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Thông qua giảng dạy các môn học 
Biện pháp 4 
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức đ ội, sao trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường 
Giáo viên 
01 
Học sinh 
02 
Thực trạng 
Giáo viên thường chỉ quan tâm đến thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong quá trình dạy học. Tư tưởng nhận thức của phụ huynh học sinh lẫn học sinh cũng chỉ tập trung làm sao học sinh nắm kiến thức bài học là chủ yếu, còn các nội dung khác trong đánh giá học sinh vẫn chỉ là nội dung phụ, không quan trọng. 
Tiết sinh hoạt cuối tuần còn mang tính hình thức, chủ yếu là giáo viên nhận xét và thông báo kế hoạch cho tuần tới. Việc học sinh tự điều hành tiết sinh hoạt lớp chưa tốt nên kĩ năng tự phục vụ, tự quản của học sinh không được nâng cao. 
 Học sinh thường tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát khi giáo viên gọi trả lời câu hỏi, không mạnh dạn giơ tay phát biểu xây dựng bài . 
 Học sinh thường quên chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập. Một số học sinh vi phạm các nội quy của trường như trang phục, đầu tóc, vệ sinh thân thể, ăn quà vặt, 
 Phần lớn học sinh vẫn còn mang tính thụ động chưa có tính tự giác cao, thiếu tính năng động và sáng tạo, tâm lí ỷ lại và trông chờ vào phụ huynh và 
giáo viên chủ nhiệm. 
 Hội đồng tự quản, các ban trong lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa phát huy khả năng tốt việc tự quản lớp. 
Biện pháp 1: Phổ biến và hướng dẫn các việc làm cụ thể 
Phổ biến cho học sinh nội dung Thông tư 30 và Thông tư 22 giúp các em biết các nội dung cần thực hiện để phục vụ cho việc đánh giá từ đó các em sẽ cố gắng phấn đấu phát triển năng lực của bản thân. 
Tìm các minh chứng cụ thể cho từng nội dung của năng lực tự phục vụ, tự quản để các em rõ hơn khi thực hiện. Sau đó, giáo viên phân tích, hướng dẫn từng cá nhân, nhóm, lớp thực hiện. 
Ví dụ : 
+ V ệ sinh thân thể, ăn, mặc : tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay móng chân, tóc cắt ngắn, ăn uống từ tốn, trang phục sạch sẽ, gọn gàng,  
+ C huẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà : đến lớp có đầy đủ dụng cụ học tập theo thời khoá biểu và theo bộ môn, 
Biện pháp 2 : Thu thập thông tin cá nhân của từng học sinh. 
Vào đầu năm học, khi được phân công chủ nhiệm lớp, tôi trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung, tình hình của từng học sinh, thông qua Sổ chủ nhiệm, Sổ học bạ để xem kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm. 
Sau khi nắm bắt thông tin học sinh thông qua phiếu điều tra cơ bản, tôi tập hợp các thông tin mà các em đã viết. Từ việc làm này, phần nào tôi hiểu được hoàn cảnh, biết được các em yêu thích cái gì nhất, có nguyện vọng điều gì ?... Từ đó, tôi đưa ra giải pháp cụ thể để hướng dẫn các em. 
 Biện pháp 3 : Xây dựng đội ngũ hoạt động tự quản 
Hội đồng tự quản (HĐTQ) học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. HĐTQ học sinh giúp học sinh phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo. Đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. 
Biện pháp 4 : Phong trào lớp học thân thiện 
Với phong trào lớp học thân thiện, giáo viên sẽ giúp học sinh cùng nhau thực hiện các hoạt động chung của lớp, hình thành kĩ năng tự phục vụ, biết xem lớp học thân thiện là hình ảnh đẹp để cá nhân tự điều chỉnh mình thực hiện theo cái đẹp như ăn mặc gọn gàng, vệ sinh thân thể tốt, biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp,...Hàng tuần/ tháng, cùng với sự chỉ đạo của Liên đội, tôi tổ chức cho lớp tổng dọn vệ sinh lớp học: quét mạng nhện, lau cửa kính, bảng biểu trong lớp, chăm sóc bồn hoa ... Hàng ngày, yêu cầu nhóm trực phải đổ rác đúng nơi, theo dõi việc thực hiện vệ sinh của học sinh trong lớp, trong việc phân loại rác, thực hiện tiết kiệm nước, đi tiểu tiện đúng nơi quy định. 
 Biện pháp 5 : Hình thành phát triển mối quan hệ lớp. 
Bản thân tôi nhận thức việc xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò, giữa trò và trò là một việc làm cần thiết. Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa; lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng. Giáo viên cần phải quan tâm một cách nghiêm túc tới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần để nâng cao năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh và phát triển quan hệ giữa giáo viên - học sinh, học sinh với nhau.Trên cơ sở có được Hội đồng tự quản đã biết làm việc, tổ chức giờ sinh hoạt lớp là điều kiện để các em thể hiện tính chủ động, tự quản, vai trò của mình đối với lớp. 
	+ Hội đồng tự quản: Được đánh giá về những việc làm được và chưa được của các bạn. 
	+ Học sinh: Được phát biểu tự do, thoải mái, thể hiện hết tâm tư nguyện vọng của mình. 
Biện pháp 6 : Sự gương mẫu giáo viên 
Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình 
thành tính cách của học sinh. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. 
Giáo viên chủ nhiệm có sắp xếp khoa học công việc của mình thì sẽ là một gương sáng thuyết phục các em học sinh có thói quen tổ chức việc chuẩn bị đồ dùng, sắp xếp góc học tập, cặp đi học, bàn học, của mình khoa học hơn. Bàn giáo viên phải có khăn bàn, lọ hoa, hộp đựng bút và được xếp ngay ngắn. 
Biện pháp 7 : Thông qua hoạt động giảng dạy các môn học 
Thông qua kiến thức, giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh và cũng là mục tiêu chung của ngành giáo dục. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài học các môn, tìm các nội dung phù hợp nhằm lồng ghép giáo dục thêm trong các môn học. Qua đó gián tiếp rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh. 
Ví dụ 1: Để định hướng cho học sinh những hành vi đúng trong sinh hoạt, quan hệ bạn bè, tôi cho học sinh xử lý các tình huống, trò chơi đóng vai...(môn Đạo đức), hay sắp xếp bố trí thời gian học tập và sinh hoạt hợp lí qua bài Đạo đức Tiết kiệm thời giờ,... Từ đó các em biết tự sửa sai, học tập và làm theo gương tốt một cách nhẹ nhàng, thoải mái. 
Đối với Bài 5: “Tiết kiệm thời giờ” tôi tiến hành như sau: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể “Một phút” 
Việc 1: Học sinh chia vai kể lại câu chuyện của Mi - chi - a 
Việc 2: Chia sẻ câu chuyện, trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện của Mi - chi - a các em rút ra bài học gì? 
Việc 3: Báo cáo kết quả 
- Tích cực hợp tác với bạn tìm hiểu câu chuyện. 
- Học sinh biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ. Biết tự phục vụ bản thân: 
 sắp xếp thời gian biểu học tập và vui chơi hợp lí. 
Hình 6: Tích cực thực hiện yêu cầu học tập của nhóm 
Biện pháp 6 : Phối hợp chặt chẽ với tổ chức đ ội, sao trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường 
Các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là đội, luôn có tác động tới học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá nề nếp tác phong hàng ngày (qua đội cờ đỏ), kiểm tra hàng tuần của Tổng phụ trách, các em sẽ có ý thức thực hiện tốt để không ảnh hưởng đến thi đua của lớp. 
 Phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi nắm vững tình hình học tập và thói quen, hành vi đạo đức của các em ở lớp và ở nhà. Trong các cuộc họp phụ huynh hoặc liên hệ, khuyến khích phụ huynh hướng dẫn hoặc kiểm tra con em mình thực hiện các nề nếp tập trung vào rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản như : 
+ Tích cực hướng dẫn con em mình tự làm một số việc để phục vụ bản thân như đánh răng, rửa mặt, gấp chăn màn, mặc quần áo, sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập,... phù hợp với lứa tuổi; 
+ Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình; nhắc nhở con em chuẩn bị các nội dung học tập ngày mai, sách vở và đồ dùng học tập trước khi đến lớp; 
+ Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi; sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa 
chơi, tự phân bố thời gian học tập, sinh hoạt khi không có người lớn,... 
Kết quả của biện pháp 
Qua thời gian áp dụng những phương pháp trên, bản thân tôi nhận thấy lớp học đã đạt được những kết quả như sau: 
- Tất cả các em học sinh biết tự phục vụ bản thân, giữ vệ sinh cá nhân, tham gia mọi hoạt động của trường, của lớp một cách nhiệt tình và có hiệu quả. Luôn tự giác chấp hành các quy định, yêu cầu của nhóm, lớp, giáo viên. 
- Nề nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy cũ hơn. Học sinh tự giác trong công tác vệ sinh trường lớp, trình bày bài trong vở,  
- Kỹ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát hơn; các em tự tin hơn trong giao tiếp, học tập, mạnh dạn trao đổi những khó khăn vướng mắc với giáo viên chủ nhiệm. 
Học sinh ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả cao hơn. 
- Kết quả theo dõi của đội sao đỏ trong những tuần gần đây đã có tiến bộ rõ rệt, cụ thể: 
Tuần 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
Xếp thứ 
8 
9 
7 
5 
3 
1 
1 
1 
Ý nghĩa và hiệu quả của biện pháp: 
Việc vận dụng các biện pháp trên không những giúp các em có kĩ năng tự phục vụ tự quản, góp phần hình thành và phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. Giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống. 
* Phạm vi áp dụng: 
Sáng kiến này được áp dụng trong việc rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 4 1 có kết quả tốt. Tôi nhận thấy có thể áp dụng sáng kiến này cho tất cả các lớp ở trường Tiểu học và có thể nhân rộng cho các lớp trên. 
Biểu đồ: Số liệu trước và sau khi áp dụng các biện pháp 
4. Kết luận 
giải quyết vấn đề; phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. 
góp phần hình thành và phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh 
Phát triển hài hòa, 
 toàn diện về 
nhân cách 
Giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống. 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbien_phap_ren_ki_nang_tu_phuc_vu_tu_quan_cho_hoc_sinh_lop_4.ppt