Biện pháp Nâng cao sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

Biện pháp Nâng cao sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

Văn tả cảnh có thể́ được coi là trọng tâm của loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5. Đây là thể loại văn bản nghệ thuật có chức năng tái hiện sự vật, hiện tượng, hoạt động một cách sinh động, với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật mà các em chọn tả. Một bài văn tả cảnh hay là trong bài viết học sinh biết lựa chọn từ ngữ thích hợp làm nổi bật giá trị biểu cảm của câu văn, không có hiện tượng lặp lại từ một cách vô nghĩa. Tuy nhiên trong nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh làm văn miêu tả còn chưa toát lên được cảnh chọn tả, câu văn chưa có hình ảnh, sắp xếp ý câu còn lủng củng, nội dung còn nghèo nàn....

Vậy phải làm thế nào để́ giúp các em viết được bài văn tả cảnh hay hơn, biết cách sử dụng từ ngữ đúng, giàu hình ảnh? Tôi đã dành thời gian nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp nhằm “Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”.

pptx 18 trang Hiền Tài 07/08/2024 88316
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Nâng cao sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO 
NÂNG CAO SỬ DỤNG TỪ NGỮ KHI VIẾT VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5 
4 
Hiệu quả của biện pháp 
1 
Lí do tạo ra 
biện pháp 
3 
Nội dung 
của biện pháp 
2 
Thực trạng của biện pháp 
CẤU TRÚC 
BÁO CÁO 
5 
Kết luận 
1 
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Văn tả cảnh có thể́ được coi là trọng tâm của loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5. Đây là thể loại văn bản nghệ thuật có chức năng tái hiện sự vật, hiện tượng, hoạt động một cách sinh động, với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật mà các em chọn tả. Một bài văn tả cảnh hay là trong bài viết học sinh biết lựa chọn từ ngữ thích hợp làm nổi bật giá trị biểu cảm của câu văn, không có hiện tượng lặp lại từ một cách vô nghĩa. Tuy nhiên trong nhiều năm giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh làm văn miêu tả còn chưa toát lên được cảnh chọn tả, câu văn chưa có hình ảnh, sắp xếp ý câu còn lủng củng, nội dung còn nghèo nàn.... 
Vậy phải làm thế nào để́ giúp các em viết được bài văn tả cảnh hay hơn, biết cách sử dụng từ ngữ đúng, giàu hình ảnh? Tôi đã dành thời gian nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp nhằm “Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ khi viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” . 
THỰC TRẠNG 
Thuận lợi 
Ban giám hiệu hết sức  quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
Học sinh được học 9 buổi / tuần. 
Đa số học sinh trong lớp ngoan, biết vâng lời, có ý thức tìm tòi, học hỏi và được giáo viên quan tâm trong các tiết học ở buổi một cũng như buổi hai. 
Học sinh sống ở vùng nông thôn gần gũi với thiên nhiên, đồng ruộng, cây tre, bến nước 
- Bản thân tôi là giáo viên đã từng hai lần là đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, nhiều năm liền giảng dạy lớp 5, nhiệt tình, yêu nghề và tâm huyết với nghề mà mình đã chọn. 
THỰC TRẠNG 
Khó khăn 
Đối với giáo viên: 
- Trong môn tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn khó và trìu tượng. 
- Mặt khác đối với thể loại văn miêu tả các em cần được quan sát thực tế nhưng nhiều lúc do hạn chế về thời gian nên giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc dẫn dắt, hướng dẫn học sinh thâm nhập vào thực tế để các em hiểu biết sơ đẳng về thiên nhiên, cảnh vật xung quanh trong cách nhìn của một người mang tâm hồn văn học. 
 Đối với học sinh: 
- Một số học sinh còn ngại học phân môn Tập làm văn vì phân môn này khó, đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của mỗi học sinh. 
Đa số học sinh chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa  
- Nhiều em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy tiện. 
Một số học sinh lạm dụng văn mẫu hoặc chỉ viết theo dàn bài mà giáo viên đã hướng dẫn lập nên chưa tự rèn luyện và phát huy năng khiếu viết văn của bản thân. 
- Một số phụ huynh do điều kiện kinh tế khó khăn phải đi làm ăn xa nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
THỰC TRẠNG 
Nhận xét chung về bài viết của học sinh 
Số lượng 
Tỉ lệ 
- HS viết đúng thể loại văn miêu tả, đúng bố cục; biết lựa chọn từ hay, từ thích hợp làm nổi bật giá trị biểu cảm của câu văn. Bài viết giàu hình ảnh, đã biết kết hợp tả cảnh, tả người lồng với cảm xúc. 
2 
5,7% 
HS viết đúng thể loại văn miêu tả, đúng bố cục; câu văn rõ ý nhưng chưa có hình ảnh. Bài viết chưa thể hiện được cảm xúc. 
 6 em 
17,1 % 
HS viết đúng thể loại văn miêu tả, đúng bố cục ; sử dụng từ ngữ chưa hợp lí. Câu văn còn mang tính liệt kê... 
 9 em 
25,7 % 
HS viết câu văn còn lặp từ; diễn đạt câu trong từng đoạn văn còn lộn xộn. 
 12 em 
34,3 % 
HS viết bài văn còn sơ sài; chưa biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp dẫn đến câu văn còn lủng củng, chưa rõ ý. 
 6 em 
18,2 % 
Thống kê đánh giá ở lớp 5A, trường Tiểu học Nghĩa Khánh, vào cuối tháng 9 năm 2019, 
 Tôi cho các em làm một bài văn tả cảnh với đề bài: 
Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. 
Kết quả thu được như sau: Tổng số 35 em 
Một số biện pháp 
Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh. 
Giải pháp 2: Rèn viết câu đúng, đủ ý 
Giải pháp 3: Tổ chức hướng dẫn học sinh được quan sát thực tế. 
Giải pháp 4: Ghi chép vào sổ tay văn học 
Cung cấp vốn từ qua giờ Tập đọc . 
Cung cấp vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu 
Cung cấp vốn từ qua phân môn Chính tả 
Cung cấp vốn từ qua từ điển 
Cung cấp vốn từ qua giáo dục kĩ năng sống 
Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh: 
Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh: 
Ví dụ bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1). 
Tôi hỏi: Trong bài em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? 
Có học sinh nêu: Em thích chi tiết: Trong vườn lắc lư những quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng . Vì tác giả quan sát sự vật rất tinh tế. Từ vàng lịm chỉ màu sắc của chùm xoan. Gợi cho ta cảm giác ngọt của chùm xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ. 
Hay cho các em tìm những chi tiết các em thích trong bài: Kì diệu rừng xanh (SGK Tiếng Việt 5 - tập 1). 
Học sinh nêu: Em thích chi tiết: Một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Vì tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân tác giả như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của những người tí hon. 
Mục đích cho các em nêu câu văn mình thích chính là giúp cho học sinh phát hiện và hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong bài đọc. 
Thông qua hoạt động tìm hiều bài, tôi còn giúp học sinh nắm được bí quyết để viết một bài văn giàu hình ảnh: 
Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh: 
2. Cung cấp vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu 
Đây là phân môn giúp học sinh hiểu đúng nghĩa từ và viết câu đúng, giúp học sinh lựa chọn từ đúng với nội dung cần diễn đạt ngắn gọn, chính xác. 
 Ví dụ như khi dạy các em bài từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa cần cho HS lấy thật nhiều ví dụ về các loại từ này... 
Giáo viên cần cho học sinh biết nếu lựa chọn từ phù hợp thì sẽ tránh được việc lặp từ ngữ trong khi viết bài văn nói chung và văn tả cảnh nói riêng 
Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh: 
3. Cung cấp từ vốn từ qua phân môn Chính tả: 
Từ điển là nơi cung cấp vốn từ chính xác nhất cả về nghĩa của từ và hình thức, cấu tạo của từ nên GV cần thường xuyên cho học sinh sử dụng. (thực tế, trong quá trình dạy GV thường chưa chú trọng đến vấn đề này). 
Trong các tiết học Tập đọc, Luyện từ và câu để giải nghĩa từ cần cho học sinh sử dụng từ điển để học sinh được tiếp nhận nghĩa đúng của từ ngay từ bước đầu khi tìm hiểu về nghĩa của từ. Đây là bước giúp học sinh ghi nhớ nghĩa của từ một cách chính xác. Từ đó sử dụng đúng các từ trong viết văn. Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn cuốn từ điển có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo tính giáo dục và tính khoa học. Tốt nhất là các em nên chọn mua cuốn Từ điển học sinh Tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục để dễ tra cứu các từ nằm trong chương trình học của lớp mình. 
Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh: 
3. Cung cấp từ vốn từ qua phân môn Chính tả: 
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 
4. Cung cấp vốn từ qua sách báo: 
Giải pháp 1: Cung cấp vốn từ cho học sinh: 
GV cần khuyến khích học sinh đọc các loại sách báo, đặc biệt là sách báo Thiếu niên, Nhi đồng, Hoạ mi 
Vì: sách báo là nguồn tư liệu quý và phong phú, là nơi cung cấp cho học sinh những từ ngữ, câu văn, những bài viết hay với những cảm xúc chân thực và gần gũi. 
Giải pháp 2: Rèn viết câu đúng, đủ ý: 
Để người nghe, người đọc hiểu đúng nội dung sự vật cần miêu tả, câu văn phải đủ ý, đúng về cấu trúc. 
- Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên cho học sinh đặt câu, viết đoạn văn và tổ chức cho học sinh nhận xét, trao đổi để sửa chữa uốn nắn kịp thời những học sinh viết câu chưa đúng, chưa đủ ý. 
- Rèn kĩ năng sử dụng đúng các quan hệ từ trong viết câu, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của các cặp từ chỉ quan hệ, các phụ từ và nắm được nguyên tắc phối hợp từ, mối quan hệ giữa hai vế câu ghép, mối quan hệ giữa các từ trong câu để viết câu đúng. 
- Nếu học sinh dùng sai các cặp quan hệ từ, giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa của các cặp từ chỉ quan hệ trong câu ghép. 
- Rèn kĩ năng viết câu tránh lặp từ: Khi gặp những lỗi này, tôi hướng dẫn cho học sinh nhắc lại cách liên kết câu bằng cách dùng các từ khác có thể thay thế được mà nội dung của các câu đó vẫn không thay đổi, câu văn ngắn gọn và hấp dẫn hơn. 
- Rèn kĩ năng viết sáng tạo: Viết sáng tạo là tưởng tượng, hình dung đưa ra ý tưởng mới và biến đổi thành mới dựa trên nội dung văn bản. Liên hệ những nội dung, câu, từ vừa đọc rồi sử dụng, mở rộng vào viết văn. 
Giải pháp 3. Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh được quan sát thực tế: 
Việc tổ chức cho học sinh quan sát thực tế là hết sức cần thiết. Trong khi quan sát, giáo viên dẫn dắt, gợi ý cho học sinh những hình ảnh nổi bật của cảnh vật. Vì thế khi các em được quan sát cận cảnh mình sẽ tả, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan, các em sẽ dễ dàng thể hiện các hình ảnh đó bằng cảm xúc thật qua việc lựa chọn từ ngữ, lựa chọn các biện pháp nghệ thuật, sắp xếp ý phù hợp để tạo ra những câu văn hay diễn tả được những điều mà em quan sát và cảm nhận được. 
Sau khi cho các em trực tiếp quan sát cánh đồng lúa, đọc những bài văn của các em tôi thấy thật thú vị. Những dòng viết với những cảm xúc khác nhau, cảnh vật hiện lên thật đẹp, thật sinh động. 
Giải pháp 4: Ghi chép vào sổ tay văn học: 
Ngoài những giải pháp ở trên tôi còn hướng dẫn các em phải trang bị cho mình cuốn Sổ tay văn học, các em sẽ dùng nó để ghi lại những câu văn hay, những từ ngữ giàu hình ảnh mà các em đọc được ở các bài tập đọc, văn thơ để làm giàu thêm vốn từ cho bản thân. 
IV. Kết quả thực hiện các biện pháp 
Qua việc áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy tôi thấy: 
- Vốn từ của học sinh được cung cấp nhiều thêm. Đa số học sinh hiểu đúng nghĩa của từ hơn. 
- Học sinh đã sử dụng từ chính xác hơn, hay hơn và đặc biệt là viết câu đúng về phong cách của một văn bản nghệ thuật. 
- Không còn hiện tượng lặp từ một cách vô nghĩa tạo ra cảm giác nhạt nhẽo của câu văn, gây khó chịu với người đọc, làm giảm đi giá trị nghệ thuật của câu văn vì các em đã biết sử dụng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ, từ đồng nghĩa, gần nghĩa... để thay thế làm câu văn không sai về nghĩa mà trở nên lưu loát và mạch lạc hơn. 
- Đã có nhiều bài văn hay, nhiều bài văn đầy cảm xúc vì các em biết miêu tả chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có những nét riêng biệt. Dùng từ ngữ gợi hình gợi cảm, từ đa nghĩa kết hợp với các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... để miêu tả sự vật một cách sinh động, khắc họa sự vật rõ nét và biết lồng cảm xúc của bản thân vào sự vật được tả. 
- Học sinh tự tin khi viết văn và yêu thích môn học. 
LHĐT HOẶC ZALO: 0985598499 
ĐỂ NHẬN BẢN WORD 200K Ạ 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_nang_cao_su_dung_tu_ngu_khi_viet_van_ta_canh_cho_h.pptx