Biện pháp Hình thành nền nếp cho học sinh Lớp 1

Biện pháp Hình thành nền nếp cho học sinh Lớp 1

Nền nếp truy bài đầu giờ: Các em lúc đầu chưa quen tiếng trống báo hiệu giờ truy bài. Thấy có tiếng trống còn ngây ra đứng nghe, không hiểu chuyện gì. Giáo viên chủ nhiệm phải đôn đốc, đến lớp cùng với các em, nhắc các em tiếng trống đầu tiên ta phải vào lớp ngồi, lấy sách ra đọc bài, không nói chuyện, không chạy nhảy lung tung trong lớp. Lấy vở bài tập ra để các bạn kiểm tra, chuẩn bị sách vở, đồ dùng lên bàn. Trật tự đọc bài trong 15 phút truy bài.

Nền nếp chào cô khi vào lớp và chào cô ra về: Để rèn được nền nếp học sinh biết chào hỏi thầy cô giáo, tôi sử dụng biện pháp nêu gương. Cụ thể: Ngay từ đầu năm học, tôi thường đến lớp sớm. Sau khi vệ sinh lớp sạch sẽ tôi đứng đón học sinh vào lớp. Khi thấy các em đến tôi chính là người mở lời chào trước. Cùng với việc đó, tôi hướng dẫn em Chủ tịch hội đồng tự quản thực hiện từng phần, sau đó yêu cầu cả lớp làm theo lệnh của bạn. Đứng nghiêm, chào to, dõng dạc, mắt nhìn cô giáo. Khi cô gật đầu chào lại mới được ngồi xuống. Không vừa chào vừa cười, không đùa nghịch khi chào cô giáo. Hay khi tan học, sau khi dọn xong sách vở, lớp trưởng cũng hô tương tự để các bạn làm theo.

pptx 19 trang Hiền Tài 06/08/2024 80113
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Hình thành nền nếp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
HÌNH THÀNH NỀN NẾP CHO HỌC SINH LỚP 1 
Họ và tên giáo viên : Dương Thị Phượng 
Đơn vị công tác:Trường PTDTBT TH Dào San 
Chức vụ: Giáo viên 
1 
 Lý do chọn biện pháp 
2 
Những việc, biện pháp đã thực hiện để cải tiến hoặc khắc phục những bất cập đó. 
3 
Kết quả đạt được 
4 
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng biện pháp 
1. Lý do, sự cần thiết chọn biện pháp 
a. Lý do chọn : 
Năm học 2021 – 2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A2. Qua một tháng nhận lớp, tôi thấy mệt mỏi vì mỗi giờ đến lớp tôi phải mất rất nhiều thời gian để ổn định nền nếp lớp học. 
- Học sinh đi học muộn nhiều. 
- Học sinh ra vào lớp tự do, không xin phép. 
- Giao tiếp giữa học sinh và giáo viên chưa nhịp nhàng. 
- Học sinh nói tự do trong giờ nhiều. 
- Giáo viên phải nói nhiều trong giờ dạy, học sinh mất trật tự, chưa tự giác học tập. 
Chính vì vậy, muốn cho các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn rũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. 
	Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn biện pháp: Một số biện pháp hình thành nền nếp cho học sinh lớp 1. 
	Ở một số lớp do việc rèn luyện nền nếp chưa được duy trì liên tục nên dẫn đến các em quên, không tự giác, ỷ nại, làm ảnh hưởng tới hoạt động học tập của lớp. Việc thực hiện nền nếp của các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi đã vận dụng một số biện pháp để hình thành nền nếp cho học sinh vào lớp 1. 
	 Năm học 20 21 - 202 2 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1 A 2 có 35 HS trong đó có 20 học sinh nữ, 15 học sinh nam. 
Kết quả khảo sát những tiết đầu khi dạy: 
Qua kết quả kết quả khảo sát tôi nhận thấy học sinh mình còn gặp một số khó khăn khi vào các tiết dạy như sau: 
- Học sinh đi học muộn nhiều. Học sinh ra vào lớp tự do, không xin phép. Giao tiếp giữa học sinh và giáo viên chưa nhịp nhàng. Học sinh nói tự do trong giờ nhiều. Giáo viên phải nói nhiều trong giờ dạy, học sinh mất trật tự, chưa tự giác học tập. 
	 b. Sự cần thiết sử dụng biện pháp: 
Đưa ra biện pháp phù hợp, có tính khả thi giúp học sinh xây dựng tốt một số nền nếp chấp hành tốt nội quy của trường, lớp, trong giờ học các em chú ý nghe giảng, học sinh đi học đúng giờ. Các nền nếp vệ sinh thể dục đều nghiêm túc, có chất lượng. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Nhiều em viết chữ đẹp, đạt vở sạch chữ đẹp. Trong lớp xây dựng được nhiều đôi bạn cùng tiến, chất lượng học tập nâng cao rõ rệt. 
 2. Những việc, biện pháp đã thực hiện để cải tiến hoặc khắc phục những bất cập đó. 
2.1. Biện pháp 1: Ở lớp 
* Nền nếp truy bài đầu giờ: Các em lúc đầu chưa quen tiếng trống báo hiệu giờ truy bài. Thấy có tiếng trống còn ngây ra đứng nghe, không hiểu chuyện gì. Giáo viên chủ nhiệm phải đôn đốc, đến lớp cùng với các em, nhắc các em tiếng trống đầu tiên ta phải vào lớp ngồi, lấy sách ra đọc bài, không nói chuyện, không chạy nhảy lung tung trong lớp. Lấy vở bài tập ra để các bạn kiểm tra, chuẩn bị sách vở, đồ dùng lên bàn. Trật tự đọc bài trong 15 phút truy bài. 
* Nền nếp chào cô khi vào lớp và chào cô ra về: Để rèn được nền nếp học sinh biết chào hỏi thầy cô giáo, tôi sử dụng biện pháp nêu gương. Cụ thể: Ngay từ đầu năm học, tôi thường đến lớp sớm. Sau khi vệ sinh lớp sạch sẽ tôi đứng đón học sinh vào lớp. Khi thấy các em đến tôi chính là người mở lời chào trước. Cùng với việc đó, tôi hướng dẫn em Chủ tịch hội đồng tự quản thực hiện từng phần, sau đó yêu cầu cả lớp làm theo lệnh của bạn. Đứng nghiêm, chào to, dõng dạc, mắt nhìn cô giáo. Khi cô gật đầu chào lại mới được ngồi xuống. Không vừa chào vừa cười, không đùa nghịch khi chào cô giáo. Hay khi tan học, sau khi dọn xong sách vở, lớp trưởng cũng hô tương tự để các bạn làm theo. 
* Nền nếp ra, vào lớp: Ban đầu các em đến lớp, muốn đi vệ sinh các em tự do chạy ra ngoài, thậm chí cô quay lên bảng viết bài, khi quay xuống đã không thấy em đó đâu. Hoặc thấy bạn ra, một vài bạn khác cũng ra theo. Khi vào lớp cũng cứ vào tự nhiên như không có ai. Các em còn không biết nói lịch sự khi muốn xin ra ngoài. Tôi đã phải hướng dẫn, cho các em nói đi nói lại câu xin phép ra ngoài và xin phép vào lớp, phải dùng từ “ Đi vệ sinh” thể hiện sự lịch sự, có văn hóa. 
* Nền nếp giơ tay phát biểu: Lúc đầu, khi giáo viên đặt câu hỏi, các em thường ngồi nói tự do, tranh nhau nói, em nói trước, em nói sau, không rõ ràng, lại gây ồn ào lớp học. Tôi đã hướng dẫn các em cách giơ tay để xin phát biểu, trình bày ý kiến hay suy nghĩ của mình. Cô gọi đến tên phải đứng dậy trả lời, không ngồi, khi bạn trả lời người khác phải lắng nghe, không nói chen vào lời của bạn. 
+ Ví dụ: Khi đang khoanh tay, hay đang viết bài, mà muốn phát biểu ý kiến, các em giơ tay trái, vì tay phải còn đang cầm bút. Đầu khuỷu tay chạm mặt bàn, bàn tay, các ngón tay thẳng, không cụp, cong, gần với má. Tư thế ngồi trật tự, ngay ngắn. Không giơ thẳng cánh tay ra phía trước, không nhoài người lên bàn và nói: “Em, em”. 
* Nền nếp hoạt động học tập: Trong quá trình học tập, tùy vào từng môn học, bài học cụ thể mà tôi hướng dẫn các em hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau. Việc tổ chức cho các em thực hiện một hoạt động học tập theo một hình thức nào đó đòi hỏi người giáo viên phải hình thành được cho các em cách thức thực hiện từ trước, để nó trở thành một kĩ năng kĩ xảo, nhanh nhẹn, tránh mất nhiều thời gian mà vẫn hiệu quả. 
+ Ví dụ: Hoạt động nhóm: Nhóm đôi: Khi nghe cô giáo nói: Thời gian bắt đầu và lắc chuông. Lập tức hai bạn ngồi cùng bàn ngồi gần vào nhau, quay mặt vào nhau cùng trao đổi và thực hiện yêu cầu cô giáo. Khi hết thời gian, cô lắc chuông hai lần, các em lại trở về vị trí ngồi đầu bàn của mình và tiếp tục học. 
* Nền nếp thực hiện theo hiệu lệnh: Đây là một nề nếp đòi hỏi học sinh vừa phải nhớ tên, vừa phải nhớ kí hiệu, vì thế tôi thường xuyên sử dụng trong các tiết học hàng ngày, để tạo sự nhịp nhàng, linh hoạt giữa giáo viên và học sinh, tránh được sự ồn ào, nói nhiều trong quá trình lên lớp. 
+ Ví dụ: Tôi quy định ở góc bảng: 
- Hình tròn: trật tự, khoanh tay. Khi cô chỉ vào đó các em phải khoanh tay, im lặng nhìn lên bảng. 
- Ký hiệu chữ S là Sách giáo khoa; một bên có chữ V là kí hiệu Vở tập viết. Khi cô chỉ vào chữ nào thì học sinh lấy sách, vở theo yêu cầu; 
- Hình chữ nhật: Bảng con. Khi cô chỉ vào hình đó thì lớp lấy bảng con và phấn ra để làm bài hoặc viết bài. 
2.2. Biện pháp 2: Ở nhà 
	Muốn các em có ý thức tự giác học tập cả trên lớp cũng như ở nhà và chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng của ngày hôm đó. Tôi thường xuyên liên lạc trao đổi trực tiếp với PHHS để PHHS nắm được kết quả học tập và rèn luyện của con mình. Đồng thời phối hợp với PHHS cùng hướng dẫn học sinh cách ôn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Bên cạnh đó, tôi tăng cường việc nhận xét, kiểm tra bài tập ở nhà của các em kết hợp với kiểm tra bài cũ trước các tiết học. Để từ đó hình thành nền nếp học tập ở nhà cho học sinh. 
+ Ví dụ: 15 phút đầu giờ tôi khuyến khích ban Học tập kiểm tra Vở bài tập của các bạn trong lớp. Khi cô vào lớp, đại diện ban Học tập báo cáo việc làm bài. Để kiểm chứng lời báo cáo của học sinh tôi kết hợp kiểm tra lại khi kiểm tra bài cũ. 
Với việc chuẩn bị đủ sách, vở theo đúng thời khóa biểu. Ngay từ đầu năm tôi đã làm thời khóa biểu, in cho mỗi em một bản yêu cầu về treo ở góc học tập và hàng ngày chuẩn bị theo các môn học ghi trong đó. 
3. Kết quả đạt được 
	Sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên, bước đầu đã thu được kết quả rõ rệt, phụ huynh càng tin tưởng, được ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao. Trong năm học vừa qua lớp tôi được xếp thứ nhất về mọi mặt và được ghi nhận lớp có nền nếp tốt. Lớp đã xây dựng tốt một số nền nếp như: học sinh chấp hành tốt nội quy của trường, lớp, trong giờ học các em chú ý nghe giảng, học sinh đi học đúng giờ. Các nền nếp vệ sinh thể dục đều nghiêm túc, có chất lượng. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Nhiều em viết chữ đẹp, đạt vở sạch chữ đẹp. Trong lớp xây dựng được nhiều đôi bạn cùng tiến, chất lượng học tập nâng cao rõ rệt. 
3. Kết quả đạt được 
Kết quả khảo sát những tiết sau khi áp dụng các biện pháp : 
Kết quả 
Tổng số học sinh 
HS thực hiện tốt 
Hs cần rèn luyện 
SL 
% 
SL 
% 
 Kháo sát 
Năm học 2021-2022 
35 
32 
91,1 
3 
8,6 
4. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng biện pháp 
- Giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng thể hiện sự yêu thương, quan tâm tới học sinh để các em có thể gần gũi mình. 
- Những ngày đầu năm học giáo viên cần đến lớp sớm hướng dẫn học sinh cách xếp hàng, truy bài để tạo thói quen cho các em. 
- Để các giờ học không bị nhàm chán giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để các em được chủ động lĩnh hội kiến thức. 
- Giáo viên cần làm thường xuyên và làm tốt các giờ sinh hoạt lớp vì thông qua sinh hoạt giúp các em được chia sẻ, trải nghiệm để có động lực phấn đấu cho tuần sau. 
- Cần kết hợp với giáo viên bộ môn để duy trì các nền nếp. 
- Thường xuyên duy trì việc thực hiện nền nếp cho học sinh theo quy trình đã hướng dẫn. 
	Trên đây là kinh nghiệm của bản thân trong quá trình áp dụng biện pháp hình thành nền nếp cho học sinh lớp 1. Chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được những đóng góp của đồng nghiệp và cấp trên để bản thân từng bước hoàn thiện mình, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ “Trồng người” – một nhiệm vụ đầy vinh quang nhưng cũng vô cùng nặng nề. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_hinh_thanh_nen_nep_cho_hoc_sinh_lop_1.pptx