Biện pháp Giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát

Biện pháp Giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát

Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp

Đối với lớp 1, 2, 3 để hướng dẫn học sinh gõ đệm thì giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ và cẩn thật hơn. Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp. Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không giải thích là vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh sẽ không hiểu gì mà còn làm cho các em lúng túng hơn.

Gõ đệm theo nhịp là gõ vào phách mạnh của từng ô nhịp.

Vì vậy mà giáo viên kí hiệu bằng dấu x tiếng nào được đánh dấu x ở dưới thì phần gõ nhạc cụ hoặc vỗ tay sẽ rơi vào những tiếng đó.

Nhưng với học sinh lớp 4, 5. các em đã được học về các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì với bài mới giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết tấu, xác định nhịp, xác định cách gõ phách trong câu hát của từng bài bằng những kí hiệu là mũi tên. Giáo viên nêu khái niệm về nhịp phách. Mỗi nhịp có trường độ tương đương nốt trắng, mỗi nhịp chia làm 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen hoặc hai nốt móc đơn…

pptx 28 trang Hiền Tài 22/08/2024 5511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH . 
BÀI THUYẾT TRÌNH 
BIỆN PHÁP THI GIÁO VIÊN GIỎI 
tên biện pháp: B iện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát 
Giáo viên trình bày: ................................... 
 Kính thưa ban giám khảo 
Tên tôi là: Phan Văn Ngọc 
Giáo viên trường PTDTBT TH Chung Chải số 2 
Tôi rất vinh dự được tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi huyện Mường nhé năm 2022 – 2023 . 
	Lời đầu tiên cho phép tôi xin dược gửi tới Ban giám khảo lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. 
	Kính thưa Ban giám khảo trong nhiều năm qua sự nghiệp giáo dục được quan tâm hơn bao giờ hết, môn Âm nhạc cũng được trú trọng hơn vì những lợi ích trong việc phát triển hài hòa toàn diện về nhân cách của học sinh. Giáo viên tiểu học là người hình thành những cơ sở ban đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc và phát triển những mầm non có năng khiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng các em thành nhân tài của đất nước. 
 Muốn vậy giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc phải có hiểu biết cơ bản về lý thuyết âm nhạc, phải rèn luyện để có những kĩ năng thực hành giúp các em hát kết hợp gõ đệm đúng với tất cả sắc thái biểu cảm và hình thành ở các em cảm xúc và thị hiếu lành mạnh. Qua thực tế nhiều năm tôi giảng dạy âm nhạc Tiểu học tôi thấy học sinh còn lúng túng khi hát kết hợp gõ đệm, dẫn đến tình trạng gõ đệm sai, hát sai giai điệu bài hát. Bởi vậy để giúp học sinh hát đúng và gõ đệm đúng tự tin , tôi đã mạnh dạn đưa ra “ Biện pháp giúp học sinh Tiểu học nẵm vững cách gõ đệm khi hát” 
	 Phần trình bày của tôi gồm 4 phần: 
Lí do chọn biện pháp 
01 
Nội dung biện pháp 
02 
Hiệu quả của biên pháp 
03 
Kết luận áp dụng nội dung trình bày 
04 
B iện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát 
bộ môn Âm nhạc ghóp phần 
 không nhỏ trong việc cải 
cách giáo dục là một môn 
học mang tính giáo dục cao, 
 nuôi dưỡng cho các em 
 lòng đam mê, đó là những 
 kết quả khi học môn Âm 
nhạc. Tuy nhiên trên thực tế 
 tôi thấy đa phần Học sinh 
lớp 5 nói riêng và các em 
Học sinh Tiểu học nói chung 
 của trường PTDTBT TH 
Chung Chải số 2 còn rụt rè 
nhút nhát . nguyên nhân 
chính vẫn là: 
I. LÝ DO TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP 
2. Một số em không có 
năng khiếu hát múa dẫn 
đến khả năng cảm thụ âm 
nhạc kém, Học sinh không 
 nắm được kiến thức âm 
nhạc cơ bản ban đầu nên 
các em cảm thấy chán nản 
 không muốn học. 
3. Do hoàn cảnh gia đình 
các em còn khó khăn, 
tuy đã có nhà ở bán trú tại 
trung tâm trường song địa 
bàn đường xá cách xa 
 trung tâm đi lại khó khăn 
 nên việc học sinh còn đi 
 học không đều đẫn đến 
chất lượng chưa cao. 
chưa có hứng thú, 
 chưa yêu thích khi có tiết 
học âm nhạc có thể có 
nhiều nguyên nhân, nhưng 
Đa số các bậc CMHS 
đều hướng con mình học 
 tập các môn học kiến 
thức khác như Toán, 
Tiếng Việt, Tiếng Anh... 
nên các em có tâm lý chưa 
 trú trọng đến môn 
Âm nhạc. 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
SỐ HỌC SINH 
HOÀN THÀNH TÔT 
HOÀN THÀNH 
CHƯA HOÀN THÀNH 
88 HS 
12 HS = 13,6 % 
71 HS = 80,6 % 
5HS = 5,6 % 
	 Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối lớp 5 qua việc trình bày hát và gõ đệm một số bài đã học ở lớp 4 đánh giá thu được kết quả như sau: 
Vậy làm thế nào để gây hứng thú, lòng yêu thích cho học sinh khi tham gia tiết học âm nhạc và cụ thể ở đây là khả năng tập chung, gõ đệm khi bài hát theo nhiều hình thức khác nhau tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hướng dẫn như sau: 
6 biện pháp 
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 
Hát kết hợp gõ đệm theo phách 
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
Hát kết hợp gõ đệm với bộ gõ cơ thể 
Hát kết hợp trò chơi 
 Sau đây tôi xin trình bày giải pháp thứ nhất. 
	1. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 
	Đối với lớp 1, 2, 3 để hướng dẫn học sinh gõ đệm thì giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ và cẩn thật hơn. Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp. Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không giải thích là vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh sẽ không hiểu gì mà còn làm cho các em lúng túng hơn. 
Gõ đệm theo nhịp là gõ vào phách mạnh của từng ô nhịp. 
	VD: 
	VD: 
 x x x 
Vì vậy mà giáo viên kí hiệu bằng dấu x tiếng nào được đánh dấu x ở dưới thì phần gõ nhạc cụ hoặc vỗ tay sẽ rơi vào những tiếng đó. 
Nhưng với học sinh lớp 4, 5. các em đã được học về các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì với bài mới giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết tấu, xác định nhịp, xác định cách gõ phách trong câu hát của từng bài bằng những kí hiệu là mũi tên. Giáo viên nêu khái niệm về nhịp phách. Mỗi nhịp có trường độ tương đương nốt trắng, mỗi nhịp chia làm 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen hoặc hai nốt móc đơn 
Trước hết, học sinh phải hiểu sơ lược về nhịp. Nhịp là những khoảng cách thời gian được chia đều trong tác phẩm âm nhạc. Có rất nhiều loại nhịp và cấu trúc nhịp. 
Hướng dẫn học sinh nhịp 2/4 
Ví dụ: Bài hát : "Em yêu hoà bình" lớp 4 của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có sử dụng nhiều hình nốt khác nhau trong một khuôn nhạc. Để các em hát và gõ đúng nhịp. Gõ nhịp đánh dấu nhịp sẽ rơi vào từ nào, chứ không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn hoặc lặng đen. Có như vậy học sinh sẽ tự tìm hiểu và sáng tạo các cách gõ đệm để phù hợp với bài hát. Học sinh thêm sự tự tin, có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, phát huy được tính tích cực và tư duy sáng tạo. Các em hứng thú nhất trong là dùng nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát, các em gõ đệm đúng thì mới hát đúng giai điệu tiết tấu của bài hát. 
2. Hát kết hợp gõ đệm theo phách 
Gõ đệm theo phách là gõ vào các phách mạnh và nhẹ có ở trong bài. 
Nhịp 2/4: Mỗi ô nhịp có 2 phách, phách mạnh và phách nhẹ. 
Nhịp 3/4: Vỗ 1 tiếng mạnh, 2 tiếng nhẹ. 
VD: Bài hát Dàn nhạc trong vườn viết ở nhịp ¾ GV kí hiệu cho HS bằng kí hiệu bông hoa và hướng dẫn HS thực hiện. 
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách. Ví dụ : bài "Tre ngà bên lăng Bác" Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất. Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính bằng một nốt móc đơn. Tiếng "bên" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "lăng", 'bác" hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài. Cách gõ thứ 2 : Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu. Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò hát theo một cách cứng nhắc sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách gõ đệm cho giai điệu bài. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em sẽ hát đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" tốt hơn. 
Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều nắm được cách gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp. Ví dụ : bài "Dàn đồng ca mùa hạ" ở lớp 5. Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không tập cho học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và không hát đúng được giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát sai. 
Nhịp 4/4: Vỗ 1 tiếng mạnh, 1 tiếng nhẹ, 1 tiếng mạnh vừa, 1 tiếng nhẹ; hoặc đơn giản chỉ là vỗ 1, 2, 3, 4” theo từng nhịp. Một trong những cách để cảm nhận nhịp tốt hơn đó là vỗ tay theo nhịp bài hát, đơn giản chỉ là vỗ “1, 2, 3, 4” theo nhịp điệu 4/4. Và một khi đã nắm được nhịp điệu cơ bản, học sinh cũng sẽ nhận biết được nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc. 
Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều nắm được cách gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp. Ví dụ : bài "Dàn đồng ca mùa hạ" ở lớp 5. Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không tập cho học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và không hát đúng được giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát sai. 
Nhịp 4/4: Vỗ 1 tiếng mạnh, 1 tiếng nhẹ, 1 tiếng mạnh vừa, 1 tiếng nhẹ; hoặc đơn giản chỉ là vỗ 1, 2, 3, 4” theo từng nhịp. Một trong những cách để cảm nhận nhịp tốt hơn đó là vỗ tay theo nhịp bài hát, đơn giản chỉ là vỗ “1, 2, 3, 4” theo nhịp điệu 4/4. Và một khi đã nắm được nhịp điệu cơ bản, học sinh cũng sẽ nhận biết được nhịp đầu tiên trong mỗi khuông nhạc. 
3. Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
Gõ đệm theo tiết tấu lời ca là có bao nhiêu tiếng trong lời ca thì gõ bấy nhiêu cái và gõ theo tiết tấu giai điệu của bài hát. 
Gõ đệm theo tiết tấu Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh phách hoặc song loan. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt đến hết bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca. Bài hát viết ở nhịp nào thì gõ tiết tấu lời ca học sinh hát tiếng nào thì gõ vào tiếng đó, với cách gõ này học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện. 
VD: Đối với lớp 1, 2 giáo viên đánh dấu x cho HS thực hiện. 
Đối với khối lớp khác GV cho HS nêu thế nào là gõ theo phách và HS thực hiện và sử dụng với nhiều nhạc cụ gõ HS sẽ cảm thấy hứng thú và hăng say với môn học. 
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách xác định nhịp, phách trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà luyện tập cho học sinh những cách gõ đa dạng hơn trong các bài hát. 
4. Hát kết hợp gõ đệm với bộ gõ cơ thể 
Ngoài ôn hát gõ đêm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca, thì còn ôn hát kết hợp với bộ gõ cơ thể. Giáo viên vận dụng linh hoạt các cách gõ đệm phù hợp với từng bài hát. Có như vậy mới tạo hứng thứ với học sinh và tiết dạy sẽ đạt kết quả cao hơn. 
VD: Ôn tập bài hát “Em yêu trường em” Hướng dẫn HS hát kết hợp với bộ gõ cơ thể. 
Cho HS luyện tập và thực hành theo tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp. Như vậy HS hăng say hứng thú với cách gõ đệm từ đó HS mạnh dạn lên biểu diễn. Học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong gõ đệm cho bài hát, tự tin khi biểu diễn và hát đúng giai điệu tiết tấu. Bên cạnh đó còn giúp các em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ và thể hiện âm nhạc, có một thế giới tinh thần thoải mái sau những giờ học căng thẳng và giúp các em phát triển toàn diện hơn. 
5 . Hát kết hợp trò chơi 
Hát kết hợp t rò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học'' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. 
Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia. 
	Ví dụ: Khi dạy bài hát "Em yêu trường" trang 19, Sách giáo khoa Âm nhạc 
 lớp 3. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp học 
sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp, nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo tiết tấu lời ca, cả lớp vừa hát vừa cùng hòa tấu nhạc đệm. 
	Thông thường một bài hát chỉ nên hướng dẫn học sinh hai cách gõ đệm. Để phân biệt hai cách gõ giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ. Vì vậy HS thêm sự tự tin hứng thú, có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, phát huy được tính tích cực và tư duy sáng tạo. Đặc biệt làm các em thích nhất là dùng nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát, các em gõ đệm đúng thì mới hát đúng giai điệu tiết tấu của bài hát. 
Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia. 
	Ví dụ: Khi dạy bài hát "Em yêu trường" trang 19, Sách giáo khoa Âm nhạc 
 lớp 3. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp học 
sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. 
Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp, nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo tiết tấu lời ca, cả lớp vừa hát vừa cùng hòa tấu nhạc đệm. 
	Thông thường một bài hát chỉ nên hướng dẫn học sinh hai cách gõ đệm. Để phân biệt hai cách gõ giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ. Vì vậy HS thêm sự tự tin hứng thú, có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, phát huy được tính tích cực và tư duy sáng tạo. Đặc biệt làm các em thích nhất là dùng nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát, các em gõ đệm đúng thì mới hát đúng giai điệu tiết tấu của bài hát. 
Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp, nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo tiết tấu lời ca, cả lớp vừa hát vừa cùng hòa tấu nhạc đệm. 
	Thông thường một bài hát chỉ nên hướng dẫn học sinh hai cách gõ đệm. Để phân biệt hai cách gõ giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ. Vì vậy HS thêm sự tự tin hứng thú, có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, phát huy được tính tích cực và tư duy sáng tạo. Đặc biệt làm các em thích nhất là dùng nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát, các em gõ đệm đúng thì mới hát đúng giai điệu tiết tấu của bài hát. 
III HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC 
	Sau thời gian áp dụng thực hiện giảng dạy âm nhạc với các phương pháp theo các bước trên tại trường PTDTBT TH Chung Chải số 2 tôn nhận thấy các em đã rất hăng say với các tiết học âm nhạc và không còn rụt rè lo lắng khi đến phần gõ đệm khi hát nữa thay vào đó là khả năng trình bày mạnh dạn, tự tin và thực hiện tôt theo yêu cầu đề ra. So với kết quả khảo sát đầu năm cho đến nay đã có sự thay đổi trông thấy điều đó được thể hiện rõ qua các tiết dạy và khả năng biểu diễn qua các buổi thi văn nghệ và đạt giải cao như trong kì thi Giai điệu tuổi hồng lần thứ III của huyện Mường nhé gần đây nhất. 
Kết quả so sánh: 
SỐ HỌC SINH 
HOÀN THÀNH TÔT 
HOÀN THÀNH 
CHƯA HOÀN THÀNH 
88 HS 
12 HS = 13,6 % 
71 HS = 80,6 % 
5HS = 5,6 % 
SỐ HỌC SINH 
HOÀN THÀNH TÔT 
HOÀN THÀNH 
CHƯA HOÀN THÀNH 
88 HS 
18 HS = 20,4 % 
70 HS = 79,6 % 
0HS = 0 % 
IV. KẾT LUẬN ÁP DỤNG NỘI DUNG TRÌNH BÀY 
	Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được kết quả này không phải trong một vài tiết học là có thể rèn cho học sinh thói quan và cách thức trình bày chính xác. Giáo viên phải thật sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập khịp thời sát sao đến từng học sinh, có những em cần phải cầm tay gõ đệm chi tiết để các em cảm nhận tốt hơn 
Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hết mình đối với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lý của từng học sinh cũn năng khiếu cũng nhưg như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng. Vì trong phương pháp dạy học không có phương pháp nào là bất định mà giáo viên phải biết kết hợp hài hòa sáng tạo thì mới phát huy khả năng cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh. 
	Trên đây là một số “Biện pháp giúp học sinh tiểu học nắm vững cách gõ đệm khi hát ” đã được triển khai và áp dụng hiệu quả cho học sinh khối lớp 5 nói riêng và học sinh trong toàn trường PTDTBT TH Chung Chải số 2 nói chung được Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp đánh giá cao. 
Bản thân thực hiện nghiên cữu cách hướng dẫn trong một khoảng thời gian ngắn hơn nữa với cách trình bày, suy nghĩ còn mang nhiều hình thức cá nhân chủ quan nên sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi xin học tập và tiếp thu những ý kiến của Ban giám khảo để phương pháp và kinh nghiệm bản thân được hoàn thiện hơn. 
Xin trân trọng cảm ơn. 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_nam_vung_cach_go_dem_khi_ha.pptx