Biện pháp Giúp học sinh thực hành tốt môn Tin học Lớp 3

Biện pháp Giúp học sinh thực hành tốt môn Tin học Lớp 3

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp

Thực tế qua những năm tôi học tập và được trực tiếp giảng dạy bộ môn tin học cũng như

qua trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như được nhà trường tạo mọi điều kiện

thuận lợi cả về CSVC trang thiết bị, kế hoạch và con người phục vụ công tác đưa tin học

vào nhà trường. Tuy nhiên chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực

hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy

để rèn luyện các kĩ năng.

Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn vì thế chất lượng học tập còn hạn chế.

Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu

tư thời gian cho việc học. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao,

không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn

luyện yếu.

pptx 26 trang Hiền Tài 21/07/2024 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Giúp học sinh thực hành tốt môn Tin học Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP 
KÍNH CHÀO 
BGK VÀ QUÝ THẦY CÔ GIÁO 
 VỀ THAM DỰ HỘI THI 
TÊN BIỆN PHÁP: 
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HÀNH TỐT MÔN TIN HỌC LỚP 3 
2. Thực hiện biện pháp 
2 
 Lý do chọn biện pháp 
1 
 Kết luận và đề xuất 
4 
CẤU 
TRÚC 
BIỆN 
PHÁP 
3. Hiệu quả của biện pháp 
3 
I. MỞ ĐẦU 
2. Mục đích nghiên cứu 
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, đang làm 
biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có 
Việt Nam. Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học 
tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường. 
Năm học 2022 – 2023 nhà trường trang bị phòng máy vi tính mới số lượng 20 máy để giảng 
dạy. Vấn đề thật khó khăn khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 giảm chỉ còn 1 tiết tin 
trên tuần mà phải đảm bảo vấn đề chất lượng giờ dạy thực hành, tôi nhận thấy rằng cần phải 
cải tiến việc tổ chức dạy học và học thực hành môn Tin học nói chung và Tin học 3 nói riêng 
trong nhà trường nhằm đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng và số lượng giờ học thực hành cho học 
sinh giúp các em có được kiến tức cơ bản nền tảng với môn học tạo sự say mê ham thích môn 
học. Nhằm phát huy khả năng sáng tạo say mê hứng thú hơn đối với môn Tin học, đồng thời 
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp. Đó là mục đích chính khi tôi chọn đề tài này. 
I. MỞ ĐẦU 
3. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 3 trường .. Việc nghiên cứu và thực hiện nhằm cải 
tiến việc tổ chức dạy học và học thực hành môn tin học sao cho phù hợp với từng đối tượng 
học sinh, phân loại được đối tượng và đưa ra các yêu cầu phù hợp với các đối tượng học sinh 
đó. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Khảo sát thực trạng hiện tại, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, có đối 
chứng kết quả trước và sau khi thực hiện. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
1. Cơ sở lí luận. 
Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại thông tin. 
Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập trung trí tuệ từng 
bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên 
thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành 
khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có 
nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. 
Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với 
học sinh môn Tin học cũng không nằm ngoài với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học 
trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một 
công cụ riêng của môn học là máy tính. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách 
nhanh chóng chính xác và có kĩ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo 
viên dạy Tin học hiện nay. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp 
Thực tế qua những năm tôi học tập và được trực tiếp giảng dạy bộ môn tin học cũng như 
qua trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như được nhà trường tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cả về CSVC trang thiết bị, kế hoạch và con người phục vụ công tác đưa tin học 
vào nhà 
trường. Tuy nhiên chất lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực 
hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy 
để rèn luyện các kĩ năng. 
Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn vì thế chất lượng học tập còn hạn chế. 
Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu 
tư thời gian cho việc học. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, 
không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn 
luyện yếu. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp 
Qua những tiết học đầu tiên tôi tiến hành khảo sát đã thu được kết quả như sau: 
Kết quả khảo sát đầu năm học 2022 - 2023 
Loại 
Giỏi 
Khá 
Kết quả kiểm tra lí thuyết (%) 
Kết quả kiểm tra thực hành (%) 
1% 
5% 
3% 
7% 
Đạt 
Chưa đạt 
15% 
25% 
20% 
30% 
Kết quả khảo sát đầu năm học 2022 - 2023 (phần thực hành) 
Kết quả kiểm tra đầu năm 
HS tự thao tác 
Cần hướng dẫn 
Không biết thao tác 
TT 
Lớp 
Sĩ số 
SL 
5 
3 
% 
12,8 
8,1 
SL 
10 
8 
% 
25,6 
21,6 
SL 
24 
26 
% 
61,5 
70,2 
1 
2 
3A 
3B 
39 
37 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp 
Qua khảo sát cho thấy kết quả kiểm tra lý thuyết học sinh hiểu bài và làm được bài. Còn về kết 
quả kiểm tra thực hành trên lớp của học sinh thì tỉ lệ thực hành đạt yêu cầu không cao (chiếm 
khoảng hơn 80%) con số đó đã chứng tỏ khi kiểm tra thực hành học sinh còn lúng túng, còn 
thiếu kỹ năng thực hành máy tính do quá trình tham gia các tiết học thực hành trên lớp học sinh 
phải ngồi ghép hoặc không có máy. 
Là một giáo viên dạy bộ môn Tin học tôi luôn suy nghĩ phải đưa ra những giải pháp như thế nào 
để các em thực hành đạt được hiệu quả cao và tạo được sự thích thú trong giờ học thực hành. Sau 
một thời gian suy nghĩ tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt sau đây tôi 
xin đưa ra một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng giờ học thực hành tin học 3. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.1. Biện pháp 1: Thiết kế giáo án phù hợp 
Đây là công việc bắt buộc của tất cả các tiết học, môn học. Tuy nhiên với tiết thực hành Tin 
học, ngoài việc soạn giảng bình thường theo quy định, giáo viên cần phải nêu rõ các yêu cầu cho từng 
bài thực hành, trong đó nêu rõ các yêu cầu từ thấp đến cao và yêu cầu cho từng đối tượng học sinh. 
Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh là nội dung quan trọng cần 
lưu ý, bởi việc này sẽ giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến 
trình của một tiết dạy thực hành. 
Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng. Tìm ra được những kỹ 
năng cơ bản dành cho học sinh chưa đạt chuẩn và những kiến thức kỹ năng dành cho học sinh năng 
khiếu; tham khảo thêm tài liệu để mở rộng, đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm tổng thể, giải 
thích cho học sinh khi cần thiết. 
Giáo viên cũng cần nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương trình, của bài để 
thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy và học; đồng thời, hoàn 
chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.2. Biện pháp 2: Kiểm tra phòng máy trước giờ dạy 
Trước mỗi giờ thực hành, giáo viên cần đến trước để kiểm tra phòng máy, các 
thiết bị điện, màn hình, cây máy tính, sự hoạt động của máy tính, máy chiếu, các bàn 
ghế ngồi học đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an toàn với tất cả học 
sinh. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.3. Biện pháp 3: Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp 
Trong điều kiện hiện nay cơ sở 
vật chất nhà trường không đảm 
bảo 1 máy/1 học sinh, giáo viên 
nên chia lớp thành hai nhóm 
thực hành. Bước này vô cùng 
quan trọng, bởi vì học sinh 
thường hay mất trật tự trong các 
giờ thực hành. Với việc chia 
nhóm, học sinh nhóm sau có 
thể quan sát các bạn nhóm 
trước thực hành và rút ra kinh 
nghiệm cho bản thân mà không 
cần đến sự giúp đỡ của giáo 
viên. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng phần mềm 
NetSupport School 
Để nâng cao hiệu quả của giờ thực 
hành trên máy, việc quản lý tới từng máy của 
từng học sinh được chặt chẽ, để việc giảng dạy 
đạt hiệu quả tốt nhất giáo viên có thể sử dụng 
kết hợp các chức năng của phần mềm 
NetSupport School. 
Phần mềm NetSupport School là 
một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường 
học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau 
trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua 
lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây 
là công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc 
truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dể 
hiểu hơn. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng phần mềm NetSupport School 
Đặc điểm 
* Các chức năng dành cho giáo viên: 
+ Các chức năng giảng bài 
+ Các chức năng điều khiển lớp học 
+ Các chức năng cho làm bài kiểm tra 
+ Các chức năng quản lý lớp học 
* Các chức năng dành cho học sinh 
+ Làm bài kiểm tra 
+ Yêu cầu giúp đỡ 
+ Thực hiện cùng với giáo viên 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
Tại máy chủ giáo viên chiếu bài giảng 
thông qua chức năng màn hình quảng bá 
của NetSupport School xuống máy tính 
học sinh. Toàn bộ học sinh sẽ nhìn thấy 
bài giảng từ máy chủ giáo viên truyền 
đến, máy học sinh chỉ xem mà không sử 
dụng chuột hay bàn phím tác động vào 
bài giảng được. Từ đó giáo viên sẽ hướng 
dẫn nội dung bài học đến các em học sinh 
một các trực quan. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
Tại máy chủ giáo viên có thể theo 
dõi các máy học sinh đang thực 
hành để từ đó có thể giúp đỡ trực 
tiếp các em trong quá trình thực 
hành hoặc phát hiện những học 
sinh làm việc riêng như chơi Game 
hay mở chương trình khác không 
liên quan đến bài học. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.5. Biện pháp 5: Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành 
Một số bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, giáo viên có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu 
cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành theo những yêu cầu đã nêu. Giáo viên phải 
đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. 
Điều đó có thể thúc đẩy sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; học sinh năng khiếu có thể 
thực hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.6. Biện pháp 6: Phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến” 
Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương 
pháp thu hút sự tham gia của học 
sinh. Với phương pháp này thì giáo 
viên chia mỗi máy tính một học 
sinh năng khiếu kèm một học sinh 
thực hành chưa tốt, để các học sinh 
này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp 
đỡ bạn thực hành. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
3. Mô tả các giải pháp 
3.7. Biện pháp 7: Có phần thưởng để khuyến khích học sinh 
Trong môn Tin học giáo viên có thể sử dụng các phần mềm, các trò chơi để treo thưởng, 
khuyến khích cho học sinh có động lực học tập. Ví dụ nhóm nào hoàn thành bài trước thời 
gian quy định thì sẽ được chơi các phần mềm trong máy tính hoặc vào xem mạng internet 
Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh tập trung vào làm bài và hoàn thành sớm yêu cầu của 
giáo viên. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
4. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết 
Hiện nay thực trạng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn Tin học trong 
trường Tiểu học là ở bất cứ đâu, bất cứ địa phương nào, năm học nào, khối lớp nào cũng có. 
Nguyên nhân thì rất nhiều, có em do khả năng hạn chế của bản thân; có em do sự lười học 
lâu ngày mà thành ra hỏng kiến thức; có em do không đủ kiến thức, kĩ năng về tin học mà 
các em đã được tiếp thu từ lớp 3 và còn nhiều nguyên nhân khác. Vậy làm thế nào để học 
sinh vừa lấy lại được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, vừa hình thành những kĩ năng tin học và 
cao hơn là đem lại sự tự tin cho các em trong học tập. Do đó, việc có phương pháp đúng đắn 
để giúp các em học sinh chưa có đủ kiến thức, kĩ năng trong Tin học có thể thực hành máy 
tính nhanh và hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập của bộ môn là rất cần thiết. 
Tuy nhiên, nhiều giáo viên dạy bộ môn Tin học thường gặp nhiều khó khăn khi dạy 
đối tượng học yếu; phương pháp giảng dạy hạn chế, kết quả giảng dạy chưa theo ý muốn, 
chưa đáp ứng yêu cầu chung của bộ môn và của nhà trường. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
5. Đánh giá biện pháp 
5.1. Điểm mới của biện pháp 
Giáo viên giúp học sinh chưa biết thao tác hoặc thao tác còn chậm khi thực hành trên 
máy tính đã có sự tiến bộ thông qua một số hoạt động rất bình thường và gần gũi với học sinh 
như: Đôi bạn cùng tiến, tạo thi đua trong học tập, trao phần thưởng để tạo động lực cho các 
em. Ngoài ra kĩ năng tổ chức giờ dạy của một người giáo viên là hết sức quan trọng, người 
giáo viên phải quan sát phân chia các loại bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc 
biệt, biện pháp đã ứng dụng được sản phẩm tin học vào quản lý phòng máy như phần mềm 
NetSupport School. 
biện pháp kinh nghiệm này đã hệ thống các phương pháp có thể áp dụng trong tiết 
dạy nhằm rèn luyện cho học sinh tính tự tin và chủ động, tạo hứng thú học tập của các em, từ 
đó giúp các em tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức đã học để nâng cao tiết thực hành. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
5. Đánh giá biện pháp 
5.2. Khả năng áp dụng của biện pháp. 
Trước khi áp dụng biện pháp này, các học sinh thực hành tin học chưa mấy hứng thú, vừa làm 
vừa chơi, đa phần các em làm cho có bài. Từ sau khi áp dụng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có thái độ 
yêu thích môn học hơn, thao tác thành thạo, đúng chuẩn đặc biệt hơn là xây dựng cho các em tác phong 
hoạt động nhóm. Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi 
mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Tôi tin rằng nếu áp dụng biện pháp này ở những giờ học 
bộ môn của các khối lớp khác thì cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt, áp dụng được nhiều kiến thức 
đã học vào cuộc sống hàng ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng môn học. 
Các điều kiện cần thiết để áp dụng: 
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có 
kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có 
thể học hỏi từ các đồng nghiệp của trường. 
Bên cạnh đó, nhà trường cần quan tâm đầu tư chất lượng phòng Tin học ở cả số lượng máy tính 
đảm bảo hướng đến 1 học sinh/ 1 máy tính, cấu hình máy ổn định để có thể cài đặt các phần mềm hỗ trợ 
việc học cho học sinh. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
5. Đánh giá biện pháp 
5.3. Hiệu quả sáng kiến mang lại. 
So với năm học trước thì số học sinh thao tác nhanh, thao tác đúng đã tăng rõ rệt, số học sinh thao 
tác chậm, chưa biết thao tác giảm đáng kể. 
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy Tin học khối 3, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu 
được kết quả như sau: 
Trước khi thực hiện đề 
tài 
Sau khi thực hiện 
đề tài 
Mức độ tăng 
giảm 
Mức độ thao tác 
Số học sinh 
Tỷ lệ 
Số học sinh 
Tỷ lệ 
Thao tác đúng, nhanh 
Thao tác nhanh 
10/56 
17,9% 
18/56 
27/56 
11/56 
0/56 
32,2% 
Tăng: 14,3% 
Tăng: 21,4% 
Giảm: 19,7% 
Giảm: 16% 
15/56 
26,8% 
39,3% 
16% 
48,2% 
19,6% 
0% 
Thao tác chậm 
22/56 
Chưa biết thao tác 
9/56 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận. 
Qua quá trình thử nghiệm, áp dụng SKKN tôi nhận thấy SKKN này phù hợp với nhu 
cầu thực tiễn trong quá trình giảng dạy thực hành môn Tin học. 
Khi áp dụng SKKN cũng đòi hỏi người sử dụng phải luôn biết tự nghiên cứu, tạo cảm 
hứng và khơi gợi sự sáng tạo cho họ. Đồng thời nó có sức ảnh hưởng đến HS qua các bài kiểm 
tra, mang tính đặc trưng; Giáo dục trực quan, phong phú, đẹp mắt, sinh động. 
Sáng kiến là sự kết hợp hoàn hảo của việc dạy và học, học phải đi đôi với 
hành. Như ta đã biết, giáo dục ngày nay được xem là quốc sách hàng đầu của 
nước ta. Xã hội ngày càng chăm lo cho giáo dục, nhà nhà, người người đều đi học và có con em 
đến trường, do đó, nhu cầu về giảng dạng môn Tin học tại các trường là rất cần thiết. Do vậy 
giúp được học sinh tăng khả năng thực hành là đều hết sức phấn khởi đối với các bậc giáo viên 
cũng như phụ huynh học sinh trong việc chăm lo cho con em của mình. 
Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2022 - 2023, kết quả đạt 
được rất tốt. Tôi cũng đã chia sẻ SKKN này với một số đồng nghiệp giảng dạy ở các trường 
khác. 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
2. Kiến nghị: 
Để nâng cao được chất lượng giờ học thực hành tốt hơn tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: 
- Phòng máy phải được trang bị đầy đủ thiết bị cho việc dạy học và thực hành. 
- Số lượng máy phải trang bị đủ cho từ 1- 2 em HS/1 máy. 
Trên đây là những điều tôi rút ra khi dạy học bộ môn tin học 3, tôi rất mong nhận được sự 
đóng góp ý kiến của các đồng chí để đề tài của tôi đạt kết quả cao hơn. 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BGK 
VÀ CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_giup_hoc_sinh_thuc_hanh_tot_mon_tin_hoc_lop_3.pptx