Biện pháp Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Địa lí

Biện pháp Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Địa lí

Trong hệ thống các ngành khoa học, Địa lí là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời. Vai trò của nó đã được khẳng định qua nhiều thời đại, nhất là những thập niên gần đây trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay được coi là một trong những môn văn hóa cơ bản trong chương trình học ở tất cả các nước trên thế giới. Việc giảng dạy Địa lí trong trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu được thế giới xung quanh để làm những công dân tốt.

Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Địa lí lớp 4 đóng một vai trò rất quan trọng. Mục tiêu dạy học môn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, môn học bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và lựa chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

pptx 30 trang Hiền Tài 27/08/2024 1171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học.. 
THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
 Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí”. 
Giáo viên trình bày: .. 
Đơn vị : 
PHẦN MỞ ĐẦU 
PHẦN NỘI DUNG 
PHẦN KẾT LUẬN 
CẤU 
TRÚC 
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Địa lí”. 
 I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP : 
Trong hệ thống các ngành khoa học, Địa lí là một trong những ngành có lịch sử phát triển lâu đời. Vai trò của nó đã được khẳng định qua nhiều thời đại, nhất là những thập niên gần đây trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trường, phù hợp với các quy luật của tự nhiên và xã hội. Vì vậy, môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay được coi là một trong những môn văn hóa cơ bản trong chương trình học ở tất cả các nước trên thế giới. Việc giảng dạy Địa lí trong trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh hiểu được thế giới xung quanh để làm những công dân tốt. 
PHẦN MỞ ĐẦU 
 Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Địa lí lớp 4 đóng một vai trò rất quan trọng. Mục tiêu dạy học môn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, môn học bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; biết nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và lựa chọn thông tin để giải đáp; nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lí; biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ; biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. 
Học sinh lớp 4 – Trường Tiểu học ............ . 
Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/20 21 – tháng 4 /20 22 . 
II. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN. 
PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận 
Các môn học ở lớp 4 nói chung và môn Địa lí nói riêng có vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển con người lao động mới đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước hiện nay và mai sau. Môn Địa lí là môn học tích hợp nhiều kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với mục tiêu là: 
- Cung cấp một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Đối với học sinh, lớp 4 là năm học đầu tiên các em được học môn Địa lí một cách có hệ thống và mang nét đặc trưng riêng của môn học. Nó khác hẳn với môn Tự nhiên – Xã hội mà các em đã học ở các lớp 1, 2, 3 nên phần lớn các em gặp khó khăn khi gặp môn học này. Những khái niệm về bản đồ, lược đồ, về vị trí, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế,  đối với các em gần như mới mẻ hoàn toàn. Đặc biệt đối với học sinh kĩ năng chỉ bản đồ, khai thác, tìm kiếm kiến thức trên bản đồ, lược đồ, tranh ảnh,  
PHẦN NỘI DUNG 
BIỆN PHÁP 1: Phát triển năng lực quan sát, tổng hợp khi sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê cho học sinh 
* Mục tiêu: Giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tổng hợp từ cách chỉ bản đồ, lược đồ; cách khai thác kiến thức bài học qua bản đồ, lược đồ, bảng thống kê số liệu. 
* Thực tiễn: Xuất phát từ tình hình thực tế dạy – học của giáo viên, học sinh và đặc trưng của môn Địa lí, tôi đã chú trọng rèn cho các em kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, bảng số liệu thống kê như sau: 
Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ để xác định khu vực và những thông tin chủ yếu có trên lược đồ, bản đồ. 
Bước 2: Đọc bảng chú giải, dựa vào màu sắc, kí hiệu để nhận biết vị trí của các đối tượng địa lí cần chỉ trên bản đồ, lược đồ. 
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách chỉ trên bản đồ, lược đồ như thế nào thì đúng: ví dụ như chỉ sông phải chỉ từ đầu nguồn xuống đến cửa sông, hay chỉ giới hạn một nước, một tỉnh (thành phố) thì phải chỉ theo đường biên giới, giới hạn của một nước, một tỉnh (thành phố) đó  
Ví dụ: Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn 
Khi sử dụng Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ và Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để chỉ năm dãy núi chính ở phía bắc nước ta theo hướng từ đông sang tây, tôi yêu cầu học sinh đọc tên bản đồ, lược đồ; đọc bảng chú giải để tìm kí hiệu của dãy núi, thực hành chỉ trên lược đồ sau đó chuyển sang bản đồ (khi chỉ phải chỉ dọc theo chiều dài của dãy núi). 
Ví dụ 2: Bài 4: Thủ đô Hà Nội 
Tôi đã cho các em lên chỉ vị trí của Hà Nội trên Lược đồ thành phố Hà Nội và trên Bản đồ Hành chính Việt Nam. Tôi cũng tiến hành hướng dẫn các em theo 3 bước như trên đã nêu. Khi học sinh thực hành chỉ, tôi yêu cầu các em chỉ theo đường giới hạn của thành phố để các em định hình rõ vị trí của thành phố Hà Nội và biết được Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ. 
b. Hình thành năng lực khai thác kiến thức bài học qua bản đồ, lược đồ cho học sinh. 
Từ trước tới nay, bản đồ, lược đồ luôn được xem là một kênh kiến thức quan trọng. Vì bản đồ, lược đồ là phần thu nhỏ các đối tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội ở ngoài thực tế thông qua tỉ lệ và hệ thống kí hiệu,  . Thông qua bản đồ, lược đồ học sinh dễ dàng tìm ra được các đối tượng địa lí, nội dung bài học được biểu hiện trên đó: vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,  
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm được mục đích làm việc với bản đồ, lược đồ. 
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bảng chú giải để nhận xét chính xác về đối tượng địa lí dựa vào kí hiệu màu sắc, sau đó tìm vị trí của đối tượng địa lí đó được thể hiện trên bản đồ. 
Bước 3: Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ, lược đồ phân tích so sánh,  các đối tượng được biểu hiện trên đó như thế nào? Cho biết điều gì?  đồng thời tìm ra được mối quan hệ địa lí ( nếu có yêu cầu) 
Bước 4: Sau khi học sinh phân tích xong, giáo viên cho học sinh khác nhận xét, góp ý, bổ sung và cả lớp rút ra nội dung kiến thức của bài học. 
Ví dụ: Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn 
Đối với bài này, học sinh phải sử dụng lược đồ, bản đồ để khai thác được các đơn vị kiến thức sau: 
- Kể tên và chỉ được 5 dãy núi chính ở khu vực phía Bắc. 
- Chỉ và nêu được vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn: nằm giữa sông Hồng và sông Đà. 
- Chỉ được đỉnh Phan-xi-păng trên lược đồ và cho biết độ cao của nó. 
c. Hình thành năng lực khai thác kiến thức bài học qua việc phân tích bảng số liệu thống kê cho học sinh. 
Trong sách giáo khoa Địa lí lớp 4 có rất nhiều bảng số liệu thống kê. Đây là những bảng số liệu sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí cơ bản mà các em cần nắm vững. Muốn nắm được các kiến thức địa lí đó, các em cần phải biết phân tích, nhận xét và so sánh các số liệu trong bảng để rút ra được kiến thức bài học. 
Bước 1: Đọc bảng số liệu thống kê. 
Bước 2: Phân tích tổng quát bảng số liệu trước khi đi vào chi tiết. 
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột, hàng để rút ra nhận xét. 
Bước 4: Đặt ra hệ thống các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp để tìm ra câu trả lời đúng theo yêu cầu bài học. 
BIỆN PHÁP 2 : Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh. 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách tìm ra kiến thức của bài học qua hệ thống tranh ảnh. 
* Thực tiễn: Trong nội dung chương trình phân môn Địa lí lớp 4 được thể hiện trong sách giáo khoa hiện nay, phần kênh hình ngoài lược đồ, bảng số liệu thì tranh ảnh chiếm một lượng khá lớn và rất phong phú. Ngoài việc minh họa cho bài học nó còn là nguồn cung cấp kiến thức, dùng để rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Với mục đích của nó là tạo ra các hình ảnh trực quan giúp học sinh nhận biết đối tượng địa lí một cách cụ thể, chính xác và nhớ được kiến thức bài học bền lâu. Điều này rất phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh lớp 4. 
Bước 1: Tôi hướng dẫn học sinh quan sát các bức ảnh để tìm hiểu về nội dung của các bức ảnh qua việc trả lời các câu hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì? Có những đối tượng nào được biểu hiện trong ảnh? 
Bước 2: Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi hoặc vấn đề cần giải quyết để hướng dẫn học sinh lần lượt phân tích, so sánh các đối tượng biểu tượng trên bức ảnh: Các đối tượng này được biểu hiện như thế nào? Các đối tượng có đặc điểm gì nổi bật? . 
Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh tìm cách giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí có trong ảnh. Đây là bước quan trọng nhất. Ở bước này, học sinh sẽ giải thích được vì sao có sự biểu hiện của các đối tượng đó. Đồng thời tìm ra được mối quan hệ giữa các đối tượng và nội dung kiến thức của bài học có trong bức ảnh. 
Bước 4: Giáo viên cho học sinh nhận xét, góp ý, bổ sung đi đến kết luận nội dung bài học. 
Ví dụ: Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 
Khi tìm hiểu về chợ nổi trên sông của người dân ở đồng bằng Nam Bộ, tôi đã sử dụng bức ảnh sau: 
BIỆN PHÁP 3: Sử dụng sơ đồ trong dạy – học phân môn Địa lí 
* Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức để giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng, phương pháp học tập môn Địa lí. 
* Thực tiễn: Trong quá trình dạy – học môn Địa lí, tôi thường sử dụng loại sơ đồ cấu trúc là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng để dạy học sinh. Đây là một biện pháp rất hay nhưng nó đòi hỏi rất cao ở giáo viên và học sinh. Nó buộc người dạy và người học đều phải suy nghĩ, tìm tòi, phải kiên trì và say sưa học thì mới đạt hiệu quả. 
* Sử dụng sơ đồ để khởi động, khơi gợi kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học. 
 Ví dụ: Để kiểm tra kiến thức bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn của các em, tôi đã dùng sơ đồ kèm theo yêu cầu: Hãy hoàn thành sơ đồ về đặc điểm tự nhiên của dãy Hoàng Liên Sơn. 
BIỆN PHÁP 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy – học phân môn Địa lí 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được kiến thức một cách dễ dàng, ghi nhớ lâu kiến thức của bài học và hứng thú học tập. 
* Thực tiễn: Việc vận dụng công nghệ thông tin vào việc dạy – học đã và đang phát huy hiệu quả đối với nhiều môn học trong đó có phân môn Địa lí. Được sự động viên, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học (trang bị máy tính, máy chiếu, ), việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy – học có rất nhiều thuận lợi, nó đã giúp giáo viên chúng tôi giải quyết được nhiều khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong quá trình dạy học phân môn Địa lí; đồng thời làm cho tiết học trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập. 
 Ví dụ: Bài 28: Thành phố Đà Nẵng 
 Khi học sinh phải trình bày những nơi Đà Nẵng thu hút khách du lịch, nếu không sử ứng dụng công nghệ thông tin thì tôi rất khó có thể hướng dẫn học sinh hiểu và lí giải được điều này. Bởi vì, trong sách giáo khoa cả kênh chữ và kênh hình đều không thể hiện được những đặc điểm nổi bật của bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn 
Núi Ngũ Hành Sơn 
Bảo tàng Chăm 
Hoa quả và rau ở Đà Lạt – Dùng để khai thác kiến thức: Đà Lạt có nhiều hoa, quả và rau xanh nổi tiếng với sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị cao. 
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP 
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng để giảng dạy và giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4. Có thể nói những biện pháp ấy đã giúp cho chất lượng học tập phân môn Địa lí của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh tích cực, hào hứng, say mê học tập và đạt được tốt các yêu cầu mà mục tiêu môn học đề ra. Những kiến thức cơ bản về địa lí các vùng miền chính trên đất nước ta các em nắm rất vững. Đồng thời việc sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu đúng lúc, đúng chỗ và thành thạo đã phát huy được tích tích cực chủ động học tập và khả năng sáng tạo cũng như phát triển năng lực học tập của các em; hình thành những kĩ năng học tập cơ bản và giúp cho các em có được phương pháp học, tự học phân môn Địa lí. 
PHẦN KẾT LUẬN 
Một số kĩ năng địa lí 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
Sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê 
Đầu năm 
8 
14,6% 
35 
63,6% 
12 
21,8% 
Cuối HKI 
25 
45,5% 
30 
54,5% 
0 
0% 
Cuối năm 
38 
69,1% 
17 
30,9% 
0 
0% 
Khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh 
Đầu năm 
7 
12,7% 
45 
81,8% 
3 
5,5% 
Cuối HKI 
22 
40% 
33 
60% 
0 
0% 
Cuối năm 
35 
63,6% 
20 
36,4% 
0 
0% 
Nêu được một số đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội,... 
Đầu năm 
12 
21,8% 
38 
69,1% 
5 
9,1% 
Cuối HKI 
32 
58,2% 
23 
41,8% 
0 
0% 
Cuối năm 
42 
76,4% 
13 
23,6% 
0 
0% 
Kết quả đạt được sau các kì kiểm tra cụ thể như sau: 
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy để học sinh học tốt môn Địa lí lớp 4 giáo viên nên: 
- Cùng học sinh sưu tầm tranh ảnh, tự làm đồ dùng để phục vụ cho bài giảng. 
- Luôn luôn tự học tập, trau dồi kiến thức và cập nhập những vấn đề đã được thay đổi đưa vào giảng dạy cho phù hợp hiện tại. 
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_dia_li.pptx