Biện pháp Giúp học sinh hứng thú tập luyện bài thể dục phát triển chung Lớp 4 ở trường Tiểu học
Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể phòng chống các loại dịch bệnh hiện nay như covid 19 …... cho học sinh trong trường học.
Qua đó phát hiện và tuyển chọn những em có năng khiếu thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia tập luyện và thi đấu Hội khỏe phù đổng cấp Thành phố tổ chức hàng năm. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
Trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở khối lớp 4, tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khi học đến chương II là chương bài thể dục phát triển chung thì các em đều không hứng thú học. Các em học sinh đều thích học chương IV: Trò chơi vận động. Trong mỗi lớp tôi dạy, sau khi học một tiết chỉ có khoảng 25% số học sinh tập lại chính xác nhịp điệu và biên độ động tác. Số còn lại các em tập đúng biên độ thì lại chưa chuẩn về nhịp điệu, khi phối hợp các động tác các em chưa linh hoạt. Một số em chưa được xây dựng kỹ năng học tập đúng đắn ngay từ lớp 1 nên đến nội dung này giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để giảng giải mà vẫn không hiệu quả.
UBND THÀNH PHỐ MỸ THO TRƯỜNG TiỂU HỌC ĐINH BỘ LĨNH BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC Nội dung “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú tập luyện Bài thể dục phát triển chung lớp 4 ở trường Tiểu học” LÝ DO, MỤC ĐÍCH Đối với học sinh Tiểu học, sự tập trung chú ý còn ch ưa bền vững, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế , dễ phân tán, chưa có khả năng tập trung lâu dài . Do đó làm thế nào để dạy môn thể dục trong trường Tiểu học thực sự thu hút được các em học sinh, giúp các em tập trung chú ý, tích cực tập luyện và tập luyện có hiệu quả, phù hợp với các em là một vấn đề đòi hỏi cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu. Ở học sinh Tiểu học tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu. Vì vậy trong môn thể dục không nên theo một hướng dạy đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng mà phải tác động một cách toàn diện, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích tập luyện. Là giáo viên dạy môn thể dục, tôi thấy các em học môn Thể dục , đặc biệt là các động tác của bài thể dục phát triển chung còn miễn cưỡng, chưa chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Nên tôi quyết định chọn nội dung “Một số biện pháp nhằm giúp học sinh hứng thú tập luyện các động tác trong bài thể dục phát triển chung lớp 4 ở trường tiểu học”. MỤC ĐÍCH Mục đích trước tiên là d ạy cho học sinh tập đúng, đủ các động tác của bài thể dục phát triển chung. Mục đích tiếp theo của việc tập b ài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh khi tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động cơ bản, có sự tác động tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và góp phần nâng cao phẩm chất cho người học. MỤC ĐÍCH Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể phòng chống các loại dịch bệnh hiện nay như covid 19 ... cho học sinh trong trường học. MỤC ĐÍCH Qua đó phát hiện và tuyển chọn những em có năng khiếu thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia tập luyện và thi đấu Hội khỏe phù đổng cấp Thành phố tổ chức hàng năm. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân. Thực trạng Trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở khối lớp 4 , tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khi học đến chương II là chương bài thể dục phát triển chung thì các em đều không hứng thú học. Các em học sinh đều thích học chương IV: Trò chơi vận động. Trong mỗi lớp tôi dạy, sau khi học một tiết chỉ có khoảng 25% số học sinh tập lại chính xác nhịp điệu và biên độ động tác. Số còn lại các em tập đúng biên độ thì lại chưa chuẩn về nhịp điệu, khi phối hợp các động tác các em chưa linh hoạt. Một số em chưa được xây dựng kỹ năng học tập đúng đắn ngay từ lớp 1 nên đến nội dung này giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để giảng giải mà vẫn không hiệu quả. Giải pháp Biện pháp 1: Rèn kỹ năng làm cán sự lớp Ngay từ đầu năm học, khi gặp lớp, yêu cầu đầu tiên cũa tôi là các em phải tập trung lắng nghe khi cô phổ biến nội dung bài học. Khi học môn thể dục, yêu cầu quan trọng nhất học sinh phải làm theo hiệu lệnh của giáo viên, hiệu lệnh của cán sự - nhóm trưởng, hiệu lệnh của bản thân. Ở những tiết học đầu tiên tôi thường chú ý để phát hiện những cán bộ lớp tốt bằng cách khi chia nhóm nhỏ để luyện tập, tôi yêu cầu tất cả học sinh trong tổ phải lên điều khiển. Tôi muốn rèn cho các em có kỹ năng làm cán sự, làm tổ trưởng để giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có mạnh dạn thì các em mới tự tin để luyện tập các động tác trong bài thể dục. Bởi vì trong giờ thể dục nào cũng có phần trình diễn trước lớp, nếu em nào nhút nhát, thiếu tự tin thì em đó dễ bị sai. Ở phần này tôi hướng dẫn các em các kỹ năng: tập hợp lớp, tập hợp tổ, hướng dẫn các bạn tập luyện các động tác của bài thể dục, đồng thời rèn cho các em kỹ năng hô khẩu lệnh phải dứt khoát, to, rõ, có khả năng bao quát các bạn trong lớp, trong tổ Hoặc ở phần Đội hình đội ngũ, tôi tổ chức cho các em thi làm tổ trưởng giỏi, phần thưởng của tôi là chiếc khăn quàng đỏ. Yêu cầu của tôi là cho các em thi các nội dung sau: Hô khẩu lệnh tập hợp: “ Một hàng dọc tập hợp” ; “Giậm chân tại chỗ”; “Chạy đều”; “Một hàng ngang tập hợp”; “Chúc cô giáo khỏe”; “Giải tán” . Ở tiết này tôi chỉ cho các em thi đến mức độ này, bởi với các em phải luyện tập dần không thể vội vàng. Sau giờ học này, tôi thường xuyên cho các em thi như vậy ở các bài học tiếp theo, những em nào thi rồi thì thôi không thi nữa và tôi làm như vậy ở tất cả khối lớp mà mình dạy. Ví dụ: Ở lớp 4, khi dạy đến bài: Ôn 5 động tác bài thể dục phát triển chung, sau khi tập luyện theo lớp, các em sẽ được chia nhóm, dưới sự điều khiển của nhóm trưởng ở lần tập thứ nhất, lần tập thứ 2 bạn tiếp theo sẽ lên điều khiển, cứ như vậy xoay vòng thì bạn nào cũng được lên điều khiển TẬP LUYỆN THEO NHÓM – TẬP LÀM CÁN SỰ TẬP LUYỆN THEO NHÓM – TẬP LÀM CÁN SỰ Biện pháp 2: Sử dụng triệt để và có hiệu quả bộ tranh dạy môn thể dục Đối với h ọc sinh tiểu học, khả năng tư duy còn trừu tượng , vẫn chưa rõ nét nên việc sử dụng đồ dùng t r ực quan để minh họa các động tác của bài thể dục phát triển chung là rất cần thiết. Ở tất cả các động tác của bài thể dục tôi thường phối hợp giảng nội dung tranh và làm mẫu Ví dụ: Ở lớp 4, động tác vươn thở, tay. Sau khi giới thiệu cho học sinh tên động tác, tác dụng của động tác, biên độ của động tác. Tôi so sánh luôn với bài thể dục phát triển chung ở lớp 1 cũng có động tác vươn thở, tay nhưng các nhịp đơn giản hơn, biên độ tập cũng nhanh hơn. Tôi sẽ treo tranh động tác vươn thở, thông thường những năm trước tôi treo tranh và giảng luôn. Nhưng để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới, tôi yêu cầu các em quan sát tranh và phải nêu được nội dung tranh. Ngay từ đầu năm tôi quy định với bài thể dục phát triển chung khi cô treo tranh thì cả lớp phải nghiên cứu phân công nhau nêu nội dung của tranh. Với động tác vươn thở đầu tiên tôi gọi các tổ trưởng nêu. Tôi là người chốt lại từng nhịp của động tác vươn thở. Ví dụ ở động tác vươn thở lớp 4 gồm 8 nhịp: + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, trọng tâm dồn về giữa hai chân, đồng thời hai tay đưa về phía trước song song mặt đất, lòng bàn tay úp, mắt nhìn thẳng về trước. + Nhịp 2: Chân giữ nguyên, hai tay từ từ hạ xuống về tư thế dọc thân người, đồng thời hóp bụng. + Nhịp 3: Chân giữ nguyên, đồng thời hai tay đưa lên cao chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn lên theo tay. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. + Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân . Khi treo tranh và giảng, tôi chỉ trực tiếp vào tranh, nói chậm để các em cảm nhận được các nhịp của động tác. Để học sinh có khả năng tư duy, ở tiết tiếp theo học động tác động tác tay tôi treo tranh lên yêu cầu học sinh bạn nào có thể quan sát kỹ các nhịp của động tác và lên nói cách tập từng động tác. Tôi để cho các em đứng tiếp theo với tổ trưởng lên trình bày để yêu cầu trong giờ học em nào cũng được trình bày và có thể làm cán sự lớp. Với việc để học sinh quan sát và phân tích các nhịp của các động tác bài thể dục phát triển chung sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài chủ động và nhanh hơn. Việc để học sinh tự khám phá nhịp các động tác của bài thể dục phát triển chung dựa vào tranh sẽ giúp cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, mỗi chúng ta chỉ là người chỉ đạo, hướng dẫn các em. GIÁO VIÊN PHÂN TÍCH TRANH – HỌC SINH QUAN SÁT HỌC SINH PHÂN TÍCH TRANH – HỌC SINH NHẬN XÉT Biện pháp 3 : Lồng ghép một số bài hát thiếu nhi vào các động tác của bài thể dục phát triển chung Vừa chơi vừa học tạo nên môi trường sư phạm hữu hiệu truyền thụ kiến thức cho học sinh. Ngoài việc dùng hình ảnh minh họa, thị phạm trực tiếp bằng động tác mẫu thì âm nhạc là một trong những yếu tố vừa có tính thẩm mỹ vừa có tính hiện đại, khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Sử dụng âm nhạc trong dạy thể dục được coi như một phương tiện truyền thụ kiến thức rất hiệu quả cho học sinh. Bởi vậy, đưa âm nhạc vào tiết Thể dục làm nhạc nền, sử dụng âm nhạc vào việc tập luyện và trình diễn các động tác bài thể dục là góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. Qua một thời gian áp dụng phương pháp lồng ghép các bài nhạc thiếu nhi vào các động tác của bài thể dục phát triển chung lớp 4, kết quả nhận thấy là rất khả quan. Trong các năm học trước, khi một bài tập thể dục chưa được áp dụng phương pháp trên thì sau khi luyện tập xong, theo khảo sát thì chỉ có 45% học sinh đạt khá, giỏi và có tới 30 % học sinh chưa đạt yêu cầu, học sinh tập rất uể oải, ý thức kỷ luật trong giờ học không nghiêm. Mặt khác, cũng không phát huy được vai trò tổ chức, điều khiển của cán sự lớp. Cũng với bài tập đó, khi chúng tôi áp dụng phương pháp giảng dạy mới, đưa âm nhạc vào các bài tập thì học sinh rất hứng thú, say mê luyện tập và ý thức kỷ luật tốt, rất tự giác. Nhờ đó, đã xây dựng được một đội ngũ cán sự môn thể dục rất năng động, có thể tổ chức phong trào tập luyện trong giờ học cũng như giờ chơi. Môn thể dục chủ yếu là dạy học ngoài trời nên điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự tập trung của học sinh. Việc đưa âm nhạc vào giờ thể dục là một trong nhưng biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học. Đối với học sinh tiểu học, là thời kỳ đầu tiên để phát triển thể chất thì việc áp dụng âm nhạc vào môn thể dục sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh có nếp sống lành mạnh, tập luyện và vui chơi có ý thức kỷ luật, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức tốt, tạo tiền đề cho các em phát triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện. Sau một năm giảng dạy tôi thấy ngoài sử dụng các biện pháp nêu trên, bằng việc đã mạnh dạn sử dụng các bài nhạc thiếu nhi vào giờ học đạt hiệu quả rất cao. Theo cá nhân tôi để các em học tốt bài thể dục phát triển chung người giáo viên cần tuân thủ các phương pháp dạy thể dục truyền thống kết hợp với phương pháp dạy học hiện đại. Khi thực hiện phối hợp các động tác của bài thể dục phát triển chung với các bài hát Thiếu nhi giúp cho giờ học của các em sôi động hơn, không bị gò bó. Việc phối hợp này vô cùng quan trọng khi học sinh hứng thú học tập tốt thì hiệu quả giờ học sẽ đạt được như mong muốn Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy bài thể dục phát triển chung lớp 4 Phân tích và làm mẫu động tác: Khi giảng dạy đến động tác nào cần nêu tên động tác đó, sau đó vừa phân tích vừa làm mẫu để học sinh tập theo. Giáo viên làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Khi làm mẫu, giáo viên cần thực hiện chính xác xuôi chiều hoặc có thể theo kiểu soi gương. Đối với một số nhịp hoặc động tác khó, giáo viên có thể tập riêng ở nhịp khó hoặc tập đơn lẻ chậm từng động tác. Ví dụ : Bài 21: Động tác bụng của bài thể dục phát triển chung. Bước 1: Treo tranh minh họa, phân tích từng nhịp trên tranh. Ở bước này tôi lưu ý nhịp 2 là nhịp rất khó thực hiện, chân chúng ta phải thẳng, hai tay vỗ vào nhau. Tôi nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập động tác này có tác động đến toàn thân, sự phối hợp nhịp nhàng. Bước 2: Gọi 1 học sinh của lớp lên nói lại. Ở bước này tôi đã rèn cho các em thói quen phải thật tập trung ngay từ lúc co bắt đầu làm việc, tại sao tôi gọi học sinh giỏi vì để tránh mất thời gian. Bước 3: Tôi tập mẫu, tôi đứng cùng chiều với học sinh, khi tập tôi không giảng giải nữa mà tập luôn Bước 4: Tôi gọi 3 học sinh đại diện cho các tổ lên tập lại, bước này ta có thể coi là tập mẫu cũng được, nhưng tôi coi đây là bước khảo sát sự nhận thức và thực hành của các em nên tôi thường gọi học sinh bất kì tránh tập trung vào một đối tượng học sinh. Bước 5: Tôi cho cả lớp tập 2 lần để nhìn ra những học sinh tập chưa đúng ở nhịp 2. Tôi gọi các em lên sửa luôn, đối với các em sửa đến 2 lần không được tôi sẽ cho các em tập riêng từng nhịp sau đó mới khớp thành 8 nhịp của một động tác. Bước 8: Các tổ trình diễn trước lớp (thi giữa các tổ) các tổ khác quan sát nhận xét. Đối với những học sinh tập sai ở nhịp nào tôi sửa luôn tránh để giờ sau các em lại tiếp tục sai. Bước 9: Tập hợp lớp luyện tập động tác, ở bước này tôi sẽ cho các em thay phiên nhau lên làm cán sự lớp điều khiển, tôi chủ động đi đến chỗ các em tập chưa chuẩn sửa luôn cho các em. Sau khi sửa sai cho các em xong, tôi cho các em trình diễn bằng nhạc của bài “ Chiến sĩ tí hon” của nhạc sĩ Đinh Nhu. - Với các bước nêu trên, tôi thường xuyên sử dụng đối với các động tác của bài Thể dục phát triển chung, hiệu quả của giờ học đạt cao so với những năm trước tôi chưa sử dụng các bước cụ thể nêu trên, học sinh do tôi dạy rất hứng thú với phần học này Bước 6: Tập phối hợp 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, bụng, phối hợp. Để giúp phát huy trí nhớ của các em, tôi gọi đại diện mỗi tổ 2 em lên phối hợp. Thực hiện mục đích để các em phải chủ động học bài và luyện tập thường ngày các em mới nhớ, cũng tạo sự thi đua giữa các em. Bước 7: Cho học sinh chia tổ thực hành, trong qúa trình các em luyện tập tôi chú ý đến việc quan sát các em và phát huy k ỹ năng làm người điều hành. Chú ý: Các em phải hô đúng, quan sát để có thể sửa luôn cho bạn. Tôi sẽ quan sát khoảng 2 bạn lên điều khiển tôi mới sang tổ khác. Kết quả Sau một thời gian thực hiện phối hợp các biện pháp vào quá trình giảng dạy bài thể dục phát triển chung, học sinh do lớp tôi day môn thể dục chỉ còn một vài em chưa thực hiện phối hợp tốt các động tác của bài thể dục phát triển chung. Nguyên nhân là do một số em sức khỏe quá yếu, bị khuyết tật, hiếu động quá so với các bạn nên việc tập chính xác các động tác của bài thể dục phát triển chung là rất khó khắc phục với các em. Học kỳ I năm học 2019 – 2020 : Khi chưa áp dụng các biện pháp Số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 120 30 – TL: 25% 54 – TL: 45% 36- TL: 30% Học kỳ II năm học 2019 – 2020: Khi áp dụng các biện pháp Số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 120 60 – TL: 50% 42 – TL: 35% 18 - TL: 15% Giữa Học kỳ II năm học 2020 – 2021: Khi áp dụng các biện pháp Số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 120 84 – TL: 70% 36 – TL: 30% TL: 0% Và kết quả: Số học sinh đạt khá giỏi tăng lên, đặc biệt là không còn học sinh không đạt yêu cầu. Đây thực sự là một kết quả rất đáng mừng. Kết quả trên là một kết quả đáng khích lệ đối với học sinh lớp tôi giảng dạy, là một tín hiệu đáng mừng đối với bản thân tôi và học sinh của trường tôi. Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta thực hiện đồng bộ các biện pháp, phối hợp nhịp nhàng thì sẽ thu được kết quả như mong muốn. Bác Hồ có nói: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Qua đó tôi cũng giáo dục học sinh tập thể dục để rèn luyện sức khỏe về thể chất và tinh thần, góp phần tạo ra những học sinh ưu tú sau này giúp ích cho xã hội. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Mỹ Tho về việc thực hiện phong trào thi đua “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Hưởng ứng cuộc vận động này, bản thân tôi đã nghiên cứu biện pháp năng cao chất lượng môn Thể dục trong năm học. Trải qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực trạng, tìm kiếm giải pháp và tôi đã thành công trong việc áp dụng đề tài này vào đối tượng học sinh tại trường. Với thực trạng đã nêu ở phần trên tôi cho rằng để nâng cao chất lượng giảng dạy bài thể dục phát triển chung ở các khối lớp, cần đổi mới phương pháp giảng dạy. Với phương pháp giảng dạy nêu trên tôi nghĩ các trường tiểu học khác trên địa bàn thành phố Mỹ Tho có thể làm được. Và điều cần thiết đầu tiên theo tôi đó là sự tâm huyết, sáng tạo của người giáo viên, thái độ ham học hỏi và biết linh hoạt vận dụng phù hợp với điều kiện trường mình./. Phần trình bày đến đây là kết thúc! Chúc quí thầy cô dồi giàu sức khỏe!
Tài liệu đính kèm:
- bien_phap_giup_hoc_sinh_hung_thu_tap_luyen_bai_the_duc_phat.ppt