Biện pháp Giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật ở cấp Trung học Cơ sở

Biện pháp Giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật ở cấp Trung học Cơ sở

Nội dung của biện pháp

1.Biện pháp 1: Giáo viên giúp học sinh đi từ vẽ đúng đến vẽ đẹp.

2. Biện pháp 2 : Khích lệ học sinh trong các tiết học đúng lúc và kịp thời

3.Biện pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy, để giúp học sinh có những hình ảnh học tốt hơn môn Mĩ thuật

ppt 38 trang Hiền Tài 12/08/2024 3091
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật ở cấp Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY 
Tên biện pháp 
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HƠN 
MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP THCS 
Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Khánh 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ MÓNG CÁI 
TRƯỜNG THCS HẢI YÊN 
 I. Lý do hình thành biện pháp: 
Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trung học cơ sở. Với môn học này học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - M ĩ . 
Năm học 20 20 -202 1 tôi được BGH Trường THCS Hải Yên phân công giảng dạy môn Mĩ thuật ở các khối lớp 6,7,8 ,9 
I 
II. Nội dung của biện pháp: 
II. Nội dung của biện pháp: 
Nội dung của biện pháp 
1.Biện pháp 1: Giáo viên giúp học sinh đi từ vẽ đúng đến vẽ đẹp. 
2. Biện pháp 2 : Khích lệ học sinh trong các tiết học đúng lúc và kịp thời. 
3.Biện pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy, để giúp học sinh có những hình ảnh học tốt hơn môn Mĩ thuật. 
1.Biện pháp 1: Giáo viên giúp học sinh đi từ vẽ đúng đến vẽ đẹp. 
 - Vẽ theo các bước 
 - Vẽ giống mẫu, vẽ đúng 
 - Nét vẽ tự tin khoáng đạt 
 - Hình vẽ được sắp xếp phù hợp cân đối với tờ giấy 
*) Mục đích giúp học sinh vẽ đúng, vẽ đẹp ở trong mỗi bài vẽ, tạo sự hào hứng khi các em được học ở trong môn Mĩ thuật. 
Muốn hình thành được một bài vẽ theo mẫu thì học sinh cần biết được các bước vẽ: 
Bước 1: Vẽ khung hình. 
- Vẽ khung hình chung: 
- Vẽ khung hình riêng. 
Bước 2: Ước lượng tỷ lệ các bộ phận. Vẽ phác bằng các nét thẳng mờ. 
Bước 3: Vẽ chi tiết 
Bước 4: Vẽ đậm nhạt – Vẽ màu 
Bước 1 
Bước 2 
Bước 3 
Bước 4 
Bài vẽ theo mẫu(vẽ chì) 
Bài vẽ theo mẫu( vẽ màu) 
1 
2. Biện pháp: Khích lệ học sinh trong các tiết học đúng lúc và kịp thời. 
Ví dụ như: Bài thưởng thức Mĩ thuật: Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954_1975, giáo viên tạo những câu hỏi hấp dẫn như: Em hãy nêu vài nét về thân thế, sự nghiệp của họa sĩ ?Ông có những sáng tác nào ? Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì? Em hãy phân tích sơ lược bức tranh? Em cảm nhận như thế nào về bức tranh? Học sinh trả lời được giáo viên kịp thời khen gợi và gợi ý cho những học sinh khác cũng có tinh thần như bạn đó. Hoặc ở hoạt động tìm và chọn nội dung đề tài bài vẽ tranh: Đề tài cuộc sống quanh em, giáo viên có thể gợi mở để khai thác đề tài sâu hơn: “ ngoài các gợi ý vừa nêu cuả đề tài cuộc sống quanh em, em còn biết về những hoạt động nào khác? Em hãy miêu tả về hình ảnh đó”. 
 Tôi cũng thường xuyên cho học sinh ra ngoài lớp để vẽ thực tế như bài vẽ theo mẫu : Kí họa, hoặc vẽ tranh đề tài phong cảnh,..., Để học sinh có cái nhìn thực tế hơn khi vẽ cảnh vật xung quanh... 
2 
3. Biện pháp: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy, để giúp học sinh có những hình ảnh học tốt hơn môn Mĩ thuật. 
 a. Mục tiêu 
- Bằng việc sử dụng phương tiện trực quan, giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh từ khái quát đến chi tiết. 
- HS có cách nhìn toàn diện hơn trước mỗi dạng bài. 
- Tạo cảm hứng để HS suy nghĩ tìm tòi ý tưởng mới của bài. 
 b. Giải pháp thực hiện 
- Giáo viên nghiên cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị đồ dùng dạy học, đảm bảo rõ nội dung ,tránh trùng lặp. Cần phân loại đồ dùng dạy học như mô hình, hình ảnh,tranh hoặc thăm quan. 
 - Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ,không lạm dụng. Kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học cùng với nét vẽ minh họa để cho sự lĩnh hội của học sinh được đồng thời bằng cả thị giác và thính giác. 
- Tùy theo nội dung bài dạy GV có cách trình bày đồ dùng dạy học khác nhau. Cụ thể là: 
+ Trình bày cùng một lúc để HS có cái nhìn bao quát về nội dung bài học. 
+ Trình bày theo trình tự bài giảng để HS theo dõi từng vấn đề của nội dung bài học. 
+ Giới thiệu đồ dùng dạy học theo từng nội dung xong, cất đi để học sinh tập trung vào nội dung khác. Cuối cùng trình bày tổng thể để chốt lại nội dung tổng quát của bài. 
+ Cần chú ý tới vị trí trình bày đồ dùng dạy học: ph ải có ánh sáng chiếu tới, kích thước to rõ ràng sao cho mọi HS nhìn rõ. 
Sử dụng tranh vẽ của học sinh làm đồ dùng trực quan 
Sử dụng tranh vẽ của học sinh làm đồ dùng trực quan` 
 Ví dụ: Đối với bài vẽ tranh đề tài An toàn giao thông, phần tìm chọn nội dung đề tài giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh, hoặc xem video được chiếu trên màn chiếu về con người có ý thức tham gia giao thông và vi phạm luật giao thông để các em so sánh, nhận xét, lựa chọn nội dung phù hợp để vẽ tranh, rút kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó giáo viên có thể tự làm một số biển báo tham gia giao thông để cuốn hút các em vào nội dung bài học, ứng dụng vào cuộc sống.. 
Ngoài ra GVcần nghiên cứu, làm đồ dùng dạy học sát với từng bài học và thực tế địa phương 
 Tóm lại: Ứng dụng CNTT và đồ dùng dạy học là ngôn ngữ của Mĩ thuật với đường nét, hình mảng,màu sắc bố cục, hình khối. Dạy học bằng đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn bởi những phương tiện trực quan đó đã dựng lên một hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước học sinh 
III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế giảng dạy: 
- Qua đó một số em học sinh đã phát huy được năng khiếu học tập bộ môn. Có ý thức cố gắng tìm tòi và sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm phong phú. 
+ Các em đã có hứng thú hơn với các giờ học Mĩ thuật, yêu thích môn Mĩ thuật. 
+ Một số phụ huynh học sinh đã quan tâm tạo điều kiện cho các em học tập bộ môn hơn. 
- Kết thúc học kì I: 100 % đều đạt yêu cầu, không có học sinh nào không đạt. 
1. Kết luận: 
IV. Kết luận, Đề xuất - kiến nghị: 
2. Đề xuất - kiến nghị: 
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n 
CHÚC CÁC THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHOẺ CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG RỰC RỠ 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_hon_mon_mi_thuat_o_cap_trung.ppt