Báo cáo sáng kiến Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 5D
- Đặc thù nhà trường có gần 30% học sinh là người dân tộc Chăm, cho
nên việc giảng dạy môn Tiếng Việt các lớp đầu cấp còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh đi làm ăn xa dắt theo con em phải nghỉ học nhiều
ngày làm ảnh hưởng việc nâng chất lượng học tập của học sinh toàn trường.
Hơn nữa trường nằm ở địa bàn vùng nông thôn kinh tế gia đình học sinh gặp
nhiều khó khăn nên các em thường theo cha mẹ rời khỏi địa phương, làm ảnh
hưởng đến chất lượng học tập và duy trì sĩ số.
- Năng lực của học sinh còn nhiều hạn chế, chậm tiến, phần lớn các em
còn viết sai nhiều lỗi chính tả; đọc sai, viết còn chậm, khả năng viết văn diễn
đạt chưa tốt, tiếp thu bài, tính toán còn chậm nên ảnh hưởng đến công tác giáo
dục chất lượng.
- Không có nhiều thời gian để rèn các em thêm ngoài những giờ chính
khóa.
1 BÁO CÁO RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5D I. Sơ Lược lí lịch của tác giả: - Họ và tên: Võ Thị Trúc Giang Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 1979 - Nơi thường trú: Tổ 3 – ấp Hòa Thạnh – xã Châu Phong – Thị Xã Tân Châu - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học D Châu Phong - Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp 5D - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Lĩnh vực công tác: Giáo viên chủ nhiệm II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Tóm tắt tình hình đơn vị: Trường Tiểu học D Châu Phong nằm trên địa bàn dân cư khá chật hẹp, đa số là đồng bào dân tộc Chăm, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn chủ yếu làm thuê, làm ruộng và mua bán nhỏ nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường nhờ có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và cán bộ quản lí rất nhiệt tình trong công tác, biết vận dụng có sáng tạo trong thực tiễn và biến cái khó thành điều kiện vươn lên để hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu của nhà trường đề ra. Tổng số CB-GV-NV của trường là 34 đ/c, nữ 15 đ/c. Đảng viên 17 đ/c, nữ 05 đ/c. Trong đó: - Ban giám hiệu 02 đ/c, Nhân viên 03 đ/c, Bảo vệ 02 đ/c, TPT Đội 01 đ/c. - Giáo viên chủ nhiệm lớp 19 đ/c đảm bảo đủ mỗi giáo viên/ lớp; 01 GV dạy lớp. - Giáo viên chuyên 06 đ/c: 02 đ/c Anh văn, 01 đ/c Mĩ thuật, 02 đ/c Thể dục, 01 đ/c Âm nhạc. 2. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị và của lớp khi thực hiện nhiệm vụ: a. Thuận lợi: - Nhà trường được Phòng GD&ĐT Thị xã Tân Châu các cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh; PHÒNG GD&ĐT TÂN CHÂU TRƯỜNG TH D CHÂU PHONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Châu Phong, ngày 16 tháng 12 năm 2019 2 phối hợp tốt với các lực lượng đoàn thể trong và ngoài trường đóng góp tích cực vào nhiều hoạt động của đơn vị. Được sự đóng góp ủng hộ của các Mạnh thường quân, Ban đại diện cha mẹ học sinh giúp cho học sinh nghèo và cận nghèo, khó khăn có đủ điều kiện đến trường học tập. - Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên tự chủ về thời gian trong giảng dạy. - Chuyên môn trường, các tổ cũng có mở chuyên đề, thao giảng phân môn này. - Tập thể nhà trường đoàn kết, đội ngũ giáo viên có tay nghề khá giỏi chiếm tỉ lệ cao, kỉ cương nề nếp dạy và học được duy trì và nâng cao đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp phát triển giáo dục trong giai đoạn mới của nhà trường. - Trường lớp khang trang. Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng cho việc dạy hai buổi trên ngày. b. Khó khăn: - Đặc thù nhà trường có gần 30% học sinh là người dân tộc Chăm, cho nên việc giảng dạy môn Tiếng Việt các lớp đầu cấp còn gặp nhiều khó khăn. - Một số phụ huynh đi làm ăn xa dắt theo con em phải nghỉ học nhiều ngày làm ảnh hưởng việc nâng chất lượng học tập của học sinh toàn trường. Hơn nữa trường nằm ở địa bàn vùng nông thôn kinh tế gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn nên các em thường theo cha mẹ rời khỏi địa phương, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và duy trì sĩ số. - Năng lực của học sinh còn nhiều hạn chế, chậm tiến, phần lớn các em còn viết sai nhiều lỗi chính tả; đọc sai, viết còn chậm, khả năng viết văn diễn đạt chưa tốt, tiếp thu bài, tính toán còn chậm nên ảnh hưởng đến công tác giáo dục chất lượng. - Không có nhiều thời gian để rèn các em thêm ngoài những giờ chính khóa. * Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5D. * Lĩnh vực: Chuyên môn III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Năm học 2018 – 2019, tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 5D với 29 học sinh. Hầu hết 29 học sinh của lớp 5D tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp 4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật. Nhưng qua khảo sát đầu năm học này, đã có 68,9% học sinh viết Tập làm văn không đạt yêu cầu. Cụ thể: 3 Thời gian khảo sát Tổng số HS Mức độ đánh giá Bài viết hay, lời văn sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc. Bài viết hay, lời văn sinh động, giàu hình ảnh, đôi chỗ diễn đạt còn lủng củng Bài viết đã đúng yêu cầu của đề, nhưng miêu tả còn hời hợt, sơ sài, ý văn lủng củng Bài viết chưa đúng yêu cầu của đề, sắp xếp ý lộn xộn SL % SL % SL % SL % Tháng 9/2018 29 2 6,9 7 24,2 11 37,9 9 31,0 *Các hạn chế của học sinh khi làm Tập làm văn là: - Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả. - Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả. - Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. - Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. - Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh không đạt yêu cầu? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh học còn hạn chế Tập làm văn là do nhiều nguyên nhân. Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau: - Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. 4 - Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. - Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,... Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi. Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. Từ những hạn chế và nguyên nhân trên, tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào để tiết học Tập làm văn nhẹ nhàng mà hiệu quả? Làm thế nào để các em hoạt động tích cực, chủ động trong giờ học Tập làm văn? Làm thế nào để các em có kĩ năng viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh đạt được yêu cầu 5 như mong muốn? Đó cũng chính là lí do tôi đưa ra sáng kiến: “Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5D”. 3. Nội dung sáng kiến: Là một giáo viên đã trải qua hơn mười năm giảng dạy chương trình lớp 5, tôi nhận thấy thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng ngôn ngữ để “vẽ” ra các sự vật, con người, con vật, cảnh vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể. Một bài văn miêu tả hay không nhưng phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động về đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Để làm được điều đó thì học sinh phải huy động vốn kiến thức từ nhiều mặt: như các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội Học sinh lại còn phải biết kết hợp hài hòa nhiều kĩ năng như: phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn 3.1. Tiến trình thực hiện: Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại miêu tả một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Để đạt được mục tiêu trên theo tôi cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau: - Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn. - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép. - Làm giàu vốn từ cho học sinh. - Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài và nắm được cấu tạo của bài văn. - Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả. - Hướng dẫn học sinh lập và hoàn thiện dàn ý. - Giáo viên nhận xét bài và trả bài viết cho học sinh. 3.2. Thời gian thực hiện: Sáng kiến Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5D được thực hiện vào năm học 2018 – 2019 và hiện đang bắt đầu thực hiện vào đầu tháng 9 của năm học 2019 – 2020. 3.3. Biện pháp tổ chức: Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết các vấn đề được nêu trên giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả như sau: 3.3.1. Nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn: 6 Người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau : a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. b. Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập. c. Trình tự dạy Tập làm văn: Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung HSHTT và HSHT; có nội dung cho HSCHT. Ví dụ: Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả. Hình ảnh học sinh viết đoạn văn thể hiện sự quan sát đối tượng miêu tả. 7 3.3.2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh: Để “vẽ” lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý: a. Tả theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ví dụ: Nhìn từ xa, ngôi trường như một căn biệt thự rộng lớn. Cổng trường với hàng chữ trắng “Trường Tiểu học D Châu Phong”. Lối đi dài rẽ thẳng vào các lớp học. Đứng trên lầu, ngay lớp 5D, nhìn xuống là thư viện xanh đầy hoa cỏ trông như cánh đồng xanh um. Chính giữa sân trường là cột cờ cao, thẳng đứng, trang nghiêm. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió như cổ vũ cho chúng em tiếp bước đến trường. (Đoạn viết của em Nguyễn Phương Linh với đề bài: Tả ngôi trường của em.) b. Tả theo trình tự thời gian: Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người . Ví dụ: Quê em là một vùng nông thôn yên bình, rộng lớn. Buổi sáng khi ông mặt trời bừng tỉnh sau một đêm dài đằng đẵng. Ánh nắng lên mang theo những tia nắng ấm áp, cả cánh đồng cũng được trải rộng với một màu vàng bát ngát. Những chú cò trắng bay dưới tầng mây, rồi nhè nhẹ đáp cánh xuống bờ ruộng để bắt đầu bữa sáng. (Đoạn viết của em Đoàn Mai bảo Ngọc với đề bài: Tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng.) c. Tả theo trình tự tâm lí: Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng Ví dụ: Bà Tôi (Tiếng Việt 5-Tập 1). Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc “dày kì lạ”. 8 Ví dụ 2: Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đã quan sát bằng các giác quan như sau: - Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi. - Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước. - Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa đầu mùa. - Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào. 3.3.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh: Khi trực tiếp giảng dạy các tiết Tập làm văn tôi thấy các em học sinh ít tham gia phát biểu. Lí do là các em không biết thể hiện ý của mình bằng câu văn nào, hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa bởi lẽ vốn từ của các em còn quá ít. Chính vì thế tôi dùng biện pháp làm giàu vốn từ cho các em trong các giờ sinh hoạt ngoài trời và qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,. a. Làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng Việt: - Làm giàu vốn từ qua phân môn Tập đọc: Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài thơ, bài văn rất phong phú đồng thời cách sử dụng chúng rất sáng tạo nên khi dạy Tập đọc tôi đã chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ, cách đặt câu trong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự 9 sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với các văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt. - Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: Ở lớp 5 phân môn Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất. Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa; Từ trái nghĩa. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả (nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động)... Tôi khuyến khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt. - Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ: Ví dụ 1: Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông (bì bọp, ì ọp, ì ầm, xôn xao, ào ào...). Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp đồng lúa chín vàng... b. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả: Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...). Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...” 10 Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường làng đã... người qua lại.” Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên) - Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... ( những chùm sao ) - Nắng cứ như...xối xuống mặt đất. ( thuỷ tinh ) - Giọng bà trầm ấm ngân nga như... ( tiếng chuông ) Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ. Qua các cách trên học sinh nhận thấy tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết cách chọn từ và sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những biện pháp nghệ thuật sao cho phù hợp với văn cảnh. Giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. 3.3.4. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài và nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả: Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), về nội dung, yêu cầu về trọng tâm. Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5: “ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) 11 Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết: Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau: a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”). b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”. c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”... Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,... Bên cạnh đó các em cũng cần nắm tốt cấu tạo của bài văn để viết đúng theo kiểu bài miêu tả. Ví dụ: Cấu tạo của bài văn tả cảnh: 3.3.5. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả: Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình. Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả Tả từng bộ phận của c
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_ren_ki_nang_viet_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh.pdf