Báo cáo Sáng kiến Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng theo phương pháp STEM
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học).
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học
những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực
khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ
năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học
sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để
thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng
ngày.
Những học sinh học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có
những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ
và toán học chắc chắn; khả năng sáng tạo, tư duy logic; hiệu suất
học tập và làm việc vượt trội; có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm
toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải
trong học tập đối với học sinh. Đối với học sinh phổ thông, việc theo
học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa
chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức
trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học
tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó
sẽ khuyến khích người học có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên
ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp
về sau.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đang trong quá trình triển
khai xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và quản lí
hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng giáo dục
STEM trong chương trình giáo dục trung học phù hợp với điều kiện
thực tiễn để triển khai thời gian sắp tới. Đề tài này trình bày một số
khái niệm cơ bản về giáo dục STEM, quan điểm, cách tiêp cận và
một số kĩ năng có thể phát triển cho học sinh thông qua triển khai
các chủ đề dạy học STEM từ đó đề cập đến một số phương thức và
công cụ trong tổ chức và triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO PHƯƠNG PHÁP STEM GIÁO VIÊN: VÕ NGỌC HOÀNG KIỆT BỘ MÔN: HÓA - SINH – KTNN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: * Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài: STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Những học sinh học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn; khả năng sáng tạo, tư duy logic; hiệu suất học tập và làm việc vượt trội; có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải trong học tập đối với học sinh. Đối với học sinh phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó 1 sẽ khuyến khích người học có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau. Hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đang trong quá trình triển khai xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và quản lí hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục trung học phù hợp với điều kiện thực tiễn để triển khai thời gian sắp tới. Đề tài này trình bày một số khái niệm cơ bản về giáo dục STEM, quan điểm, cách tiêp cận và một số kĩ năng có thể phát triển cho học sinh thông qua triển khai các chủ đề dạy học STEM từ đó đề cập đến một số phương thức và công cụ trong tổ chức và triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam. Vì thế, vấn đề được đặt ra là điều cần thiết để tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng theo phương pháp STEM” 2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập nói chung và môn công nghệ nói riêng. – Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc lĩnh vực STEM cho HS: Đó là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Trong đó HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Biết sử dụng, quản lí và truy cập Công nghệ. HS biết về quy trình thiết kế kĩ thuật và chế tạo ra các sản phẩm. – Phát triển các năng lực chung cho HS: Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho HS những cơ hội, cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21. Bên cạnh những hiểu biết về 2 các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. – Định hướng nghề nghiệp cho HS: Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của HS. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. 3/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tăng cường giảng dạy theo phương pháp STEM. - Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm có số lượng học sinh, kết quả học tập môn công nghệ tương đương nhau. (Nhóm 1 - lớp 10A9 và nhóm 2 - lớp 10A10 là học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa – mỗi nhóm có 36 học sinh). Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được tác động bằng việc áp dụng các kĩ thuật đã nêu. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng tích cực, kết quả của nhóm thực nghiệm là cao hơn so với nhóm đối chứng. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ 3 chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra. 1.1. Tiến trình khoa học trong giáo dục STEM Tiến trình khoa học là cách mà các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu khoa học để tìm hiểu thế giới tự nhiên và đưa ra các giải thích dựa trên những bằng chứng thu được từ công việc của mình. Tương tự như vậy, trong giáo dục STEM, thông qua tiến trình khoa học, học sinh có thể sử dụng các nghiên cứu khoa học để tự khám phá thế giới tự nhiên. Đây là một cách để đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi khoa học bằng cách quan sát và thực hiện các thí nghiệm. Tiến trình khoa học cung cấp cho học sinh cơ hội được thực hiện các hoạt động: (1)Đặt câu hỏi về những gì học sinh muốn tìm hiểu thêm. (2)Dự đoán hoặc đưa ra giả thuyết trả lời câu hỏi. (3)Kiểm tra giả thuyết bằng cách lập kế hoạch và tiến hành các thí nghiệm hoặc quan sát. (4)Theo dõi và ghi lại những gì xảy ra (5)Sử dụng thông tin thu được từ các quan sát/thí nghiệm phân tích và rút ra kết luận. (6) Chia sẻ và phổ biến kết quả. Các hoạt động này được sắp xếp thành một tiến trình sau (hình 3): Tiến trình khoa học trong giáo dục STEM 4 1.2. Quy trình thiết kế kĩ thuật trong giáo dục STEM Cách tiếp cận này được áp dụng trong giáo dục STEM với mục đích tìm ra giải pháp cho các vấn đề. Nó giúp học sinh học cách áp dụng phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề được sử dụng bởi các kĩ sư. Trong cách tiếp cận này, học sinh học để: 1. Xác định vấn đề dựa trên nền tảng khoa học, 2. Thu thập thông tin để phát triển các giải pháp có thể nhờ vào tri thức khoa học và công cụ công nghệ, 3. Phát triển các giải pháp, 4. Thiết kế và xây dựng mô hình, 5. Thử nghiệm, xác nhận và đánh giá mô hình, 6. Chia sẻ kết quả. Quy trình thiết kế kĩ thuật được sơ đồ hoá như sau: 5 Quan sát Rút ra kết luận (lí thuyết mới/đã được xác thực) Đặt câu hỏi Hoàn thiện, mở rộng, hoặc bác bỏ các giả thuyết Thu thập và phân tích dữ liệu Xây dựng các giả thuyết Kiểm nghiệm bằng thực nghiệm Xác định vấn đề Tiến hành nghiên cứu bối cảnh Cụ thể hóa các yêu cầu Phác họa ý tưởng, đánh giá, lựa chọn giải pháp Xây dựng, tạo ra nguyên mẫu giải pháp Dựa trên kết quả, thay đổi thiết kiết, tạo ra mẫu thử, kiểm nghiệm và đánh giá Kiểm nghiệm giải pháp Giải pháp đáp ứng yêu cầu Giải pháp đáp ứng một phần / không đáp ứng yêu cầu Phổ biến kết quả Quy trình thiết kế kĩ thuật trong giáo dục STEM Vẫn còn một số hạn chế trong việc áp dụng thiết kế kĩ thuật để giải quyết vấn đề. Các hạn chế này bao gồm (i) tình huống và bối cảnh của vấn đề, (ii) những thách thức mà học sinh phải thực hiện và (iii) nguồn lực (vật liệu, công cụ và thiết bị) có thể được sử dụng để giúp giải quyết vấn đề hoặc đối mặt với thách thức. 2. Cơ sở pháp lí Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi 6 mới giáo dục trong có liên quan đến giáo dục STEM được ban hành, cụ thể như: - Nghị quyết số 29/NQ–TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; - Chỉ thị số 16/CT–TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; - Quyết định 522/QĐ–TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025”; - Công văn số 3535/ BGDĐT–GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua việc hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học; - Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; - Công văn số 791/ BGDĐT–GDTrH, ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm giao quyền tự chủ xây dựng kế hoạch nhà trường; - Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục trung học hằng năm; - Thông tư 32/2018/TT–BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; - Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình 7 giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017–2018; - Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016– 2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học. 3. Cơ sở thực tiễn Trên thực tế, giáo dục trung học nước ta đã và đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như: - Tăng cường phân cấp quản lí, tăng quyền chủ động của các địa phương, cơ sở giáo dục trung học phổ thông trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; - Tích cực đổi mới phương thức dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; - Từ năm học 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác, đồng thời triển khai xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. Bản chất của phương pháp dạy học này là tổ chức hoạt động học dựa trên tìm tòi, nghiên cứu; học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng dựa trên các hoạt động trải nghiệm và tư duy khoa học; - Từ năm học 2011 - 2012 triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và tổ chức Cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (Cuộc thi) thu hút hàng ngàn học sinh tham gia; cử 8 học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế (Intel ISEF) và các cuộc thi, hội trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học, kĩ thuật. Các cuộc thi này coi trọng phát huy tư tưởng mới và rèn luyện năng lực sáng tạo, phong cách làm việc khoa học của học sinh. Giáo viên phổ thông cùng các giảng viên đại học, các nhà khoa học phối hợp hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề của thực tiễn... - Từ năm học 2012 - 2013 triển khai thí điểm giáo dục thông qua di sản nhằm đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh và phát huy giá trị của các di sản vật thể, di sản phi vật thể của quốc gia và từng địa phương. Hình thức hoạt động giáo dục này được sự phối hợp tích cực và đánh giá cao của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và UNESCO tại Việt Nam. Từ năm học 2013- 2014, việc giáo dục thông qua di sản đã được triển khai rộng rãi trên cả nước, thường gắn với các bộ môn: Lịch sử, Địa lí và một số hoạt động giáo dục. - Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học từ năm học 2012 - 2013 đã thu hút hàng trăm ngàn học sinh tham gia; các ”dự án” của học sinh được tham gia dự thi và chia sẻ qua internet đã thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. - Đã và đang triển khai thí điểm mô hình dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường tại địa phương như: dạy học gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, mía đường, cam tại Tuyên Quang và Hòa Bình; dạy học gắn với sinh thái ở Lào Cai; dạy học gắn với làng nghề truyền thống, dạy học gắn với Bảo 9 tàng Tài nguyên rừng ở Hà Nội; dạy học gắn với du lịch trải nghiệm tại Cần Thơ,... đã đem lại những kết quả.tích cực, có tác dụng gắn kết nhà trường, gia đình và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong hoạt động giáo dục, đồng thời góp phần phân luồng học sinh sau trung học phổ thông... - Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên dự án", tổ chức các "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo"; tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật, thể thao có tác dụng huy động các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh toàn diện... Những đổi mới trên đã góp phần đổi mới phương thức dạy học ở trường trung học, góp phần bước đầu triển khai giáo dục STEM trong nhà trường. PHẦN III: NỘI DUNG THỰC HIỆN Từ các yếu tố trên đã thúc đẩy việc thực hiện đề tài : “Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng theo phương pháp STEM” cụ thể như sau: 1. Bắt đầu bằng những mục tiêu học tập cụ thể Trước khi bắt đầu vào việc soạn bài dạy STEM, giáo viên luôn xác định những kết quả học tập mong muốn học sinh của mình đạt được sau khi kết thúc buổi học hoặc một chương trình học. Những mục tiêu đó thường dựa trên một bộ tiêu chuẩn trong giáo dục khoa học theo từng bang hoặc theo hệ thống tiêu chuẩn chung của liên bang. 10 2. Xây dựng bài học dựa trên tình huống thực tế Những câu chuyện hoặc những vấn đề xảy ra trong thực tế luôn được các giáo viên chọn lọc và đưa vào trong các bài học STEM. Chẳng hạn, hiện tượng hố tử thần xuất hiện ở các thành phố lớn được đưa vào bài học cấu trúc bề mặt trái đất và các mạch nước ngầm. Thông thường, các tình huống thực tế ấy được các giáo viên chọn lọc từ các tin tức thời sự hoặc phim tài liệu khoa học. Nhờ đó, học sinh cảm thấy bài học sinh động và gắn liền với đời sống hằng ngày. Ngoài ra, các bài học còn giới thiệu những hoạt động thực tế từ các xưởng sản xuất (makerspace) và nơi làm việc (workplace) trong các ngành nghề liên quan đến KH&CN, giúp các em dễ dàng hình dung hơn các công việc, ngành nghề tương lai. 3. Sắp xếp bài học thành dự án học tập Trong các bài soạn STEM, thông thường các giáo viên lồng ghép với các dự án học tập. Các dự án có thể kéo dài vài buổi học, trong đó yêu cầu các học sinh làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân, trên cơ sở vận dụng kiến thức của các bài học đa ngành (Multidisciplinary Problem-Based Learning - MPBL) hoặc liên ngành (Interdisciplinary/Transdisciplinary Problem-Based Learning - I/TPBL) để cùng tạo một sản phẩm gắn liền với thực tế1,2. Chẳng hạn, các bài học về thực vật được phát triển thành dự án trồng cây không dùng đất, hay dự án thu thập các mẫu lá. Tùy theo trình độ của lớp học mà các dự án có thể đi từ đơn giản, thực hiện tại lớp học hoặc tại nhà, đến những dự án phức tạp, đòi hỏi phải đi thực tế hoặc tìm 11 hiểu các nguồn dữ liệu từ trên mạng hoặc tại các thư viện, bảo tàng. 4. Xây dựng quy trình học tập theo 5 bước Có rất nhiều cách để xây dựng bài học, trong đó khá phổ biến là quy trình 5E: Gắn kết (Engage), Khám phá (Explore), Diễn giải (Explain), Củng cố (Elaborate), Đánh giá (Evaluate). Đây là một công cụ hữu hiệu giúp cho cả người học và người dạy cảm thấy bài học có tính hệ thống, liền mạch, có cơ hội phát triển theo tâm lý thích được tự khám phá và kiến tạo kiến thức. Quy trình dạy học này giúp giáo viên giảm được thời lượng dạy lý thuyết mà thay vào đó, tạo ra các hoạt động thực hành và khám phá. Ngoài ra, theo mô hình dạy học 5E, học sinh từng bước khám phá kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã biết trước đó, có thể cá nhân hóa quá trình học của mình, tạo được sự gắn kết với quá trình học hơn. Gần đây, mô hình 5E còn được mở rộng thành 6E (thêm yếu tố công nghệ - Engineering) và 7E (thêm yếu tố Khơi gợi - Elicit, và Mở rộng - Extend) tùy theo đặc thù của từng buổi học. Mặc dù vậy, mô mình cốt lõi 5E vẫn được vận dụng phổ biến nhất. 5. Thúc đẩy kỹ năng thực hành qua quy trình thiết kế công nghệ Với những bài học cần tích hợp các kỹ năng vận dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật và công 12 nghệ, thông thường giáo viên soạn bài học dựa trên quy trình thiết kế công nghệ. Quy trình này bắt đầu từ việc học sinh nêu ra các vấn đề, sau đó đề xuất các giải pháp dựa trên trí tưởng tượng và kiến thức đã học. Tiếp theo, học sinh xây dựng kế hoạch triển khai ý tưởng. Sau khi đã có kế hoạch chi tiết, học sinh bắt tay vào thực hiện ý tưởng với việc vận dụng các kỹ năng thực hành, thiết kế. Sản phẩm tạo ra sẽ được kiểm tra và đánh giá. Nếu phát hiện sự cố hoặc chưa hoàn thiện, học sinh có thể điều chỉnh hoặc gia cố lại. Cuối cùng, học sinh sẽ có cơ hội chia sẻ thành quả của mình với bạn bè hoặc cộng đồng. Dựa trên phản hồi của cộng đồng, các vấn đề mới lại nảy sinh và quy trình lại tiếp tục lặp lại. Việc dạy học theo quy trình thiết kế công nghệ không chỉ giúp học sinh thực hành những kỹ năng giống như những kỹ sư thực thụ trong các bộ phận làm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mà quan trọng hơn, giúp các em cảm thấy tự tin khi có thể tự mình giải quyết vấn đề thay vì trông chờ vào một giải pháp có sẵn từ giáo viên3. 6. Chia sẻ bài soạn với đồng nghiệp Việc soạn bài giảng của các giáo viên luôn được chia sẻ trong các nhóm giáo viên bộ môn (ở đây gọi là PLC - Professional Learning Community)4. Các giáo viên thường dùng một kho chứa đám mây ảo (cloud storage) để chia sẻ các dữ liệu cho nhau. Ngoài ra, các giáo viên cũng trao đổi và chia sẻ các cơ hội có sẵn tại trường học hoặc tại địa phương để làm phong phú thêm nội dung bài học. Chẳng hạn, có giáo viên viết đề cương xin quỹ tài trợ từ các tổ chức 13 giáo dục phi chính phủ cho các chương trình dạy học ngoài trời, hoặc đi tham quan các trung tâm nghiên cứu khoa học. 7. Gắn bài học với việc đọc sách và tra cứu Trong các bài soạn STEM, giáo viên thường liên hệ và giới thiệu rất nhiều loại sách tham khảo khác nhau. Đối với học sinh tiểu học, thường là sách, truyện có minh họa5, giúp học sinh dễ hình dung những khái niệm trừu tượng, những hiện tượng hay sự vật mà mắt thường không nhìn thấy được, đồng thời tăng vốn từ vựng để diễn đạt và hình thành tư duy khoa học. Đối với học sinh trung học, các thể loại sách tham khảo cả phi hư cấu và hư cấu gắn với chủ đề bài học đều được khuyến khích đọc thêm, giúp học sinh mở rộng kiến thức chuyên ngành và phát triển kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết về sau. 8. “Mở” và đi từ STEM đến STEAM Giáo dục STEM không chỉ gói gọn trọng sự liên môn giữa các nhóm kiến thức khoa học tự nhiên mà giờ đây các giáo viên đã chủ động lồng ghép thêm các yếu tố về văn hóa, xã hội, nhân văn, nghệ thuật... Do vậy STEM được phát triển lên thành STEAM với chữ A thỉnh thoảng được viết trong ngoặc đơn như một cách nhấn mạnh. Ở đó, học sinh được khuyến khích vận dụng óc sáng tạo về các môn nghệ thuật, các kiến thức về lịch sử và nhân văn để tạo ra một sản phẩm mới, có giá trị và ý nghĩa cho xã hội. Chẳng hạn, các em học sinh lớp 6 ở đây được làm quen với phần mềm SketchUp và Google Earth (cả hai đều miễn phí) để vẽ những khu vui chơi dành cho các trẻ em ở những vùng nông thôn khó khăn. 14 9. Lắng nghe học sinh và tự đánh giá Biên soạn giáo án STEM không phải là công việc làm một lần là xong mà đó là quá trình thường xuyên điều chỉnh và thay đổi, tùy theo diễn biến học tập của lớp học và điều kiện thực tế. Do vậy, các giáo viên ở Mỹ ghi nhận tất cả các ý kiến p
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_thiet_ke_bai.pdf