Báo cáo sáng kiến Một số giải pháp hữu ích giáo dục kỹ năng nhận biết nguy hiểm và cách phòng tránh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Báo cáo sáng kiến Một số giải pháp hữu ích giáo dục kỹ năng nhận biết nguy hiểm và cách phòng tránh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trẻ mầm non là một cá thể non nớt về cả thể chất và tinh thần nhưng lại hay tò mò hiếu động. Trong khi đó xung quanh trẻ lại luôn ẩn chứa những mối nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nó có thể đơn giản là do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn hoặc do khách quan đem lại.

Là một giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non Duyệt Trung đến nay là 3 năm tôi nhận thấy phụ huynh có đến 70% là công nhân nhà máy gang thép, nhà máy xi măng thường xuyên đi làm ca đêm. Số còn lại là những người hành nghề tự do họ phải làm nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống gia đình,con cái. Bởi vậy khả năng trẻ gặp phải những tai nạn thương tích là rất lớn như:

Ở nhà trẻ có thể gặp các tai nạn như đuối nước, bỏng, bị chó cắn, bị sâm hại tình dục từ những người xung quanh, bị tai nạn giao thông khi đi chơi.

Tại trướng lớp trẻ có thể bị ngã dẫn đến bầm tím hặc sây sát nhẹ do trẻ đùa nghịch chạy nhảy, trơn trượt.

Qua khảo sát đánh giá trẻ tại nhóm lớp tôi nhận thấy:

- Một số trẻ chưa nhận biết được các mối nguy hiểm. Hoặc có biết chỉ là những nguy hiểm thật rõ nét như: Chảy máu, chó đuổi, các vật sắc nhọn,.

- Khả năng xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm, đa phần các cháu còn lúng túng. Ở một số trẻ nhanh nhẹn, trẻ biết xử lý bằng cách: Biết kêu cứu, gọi người lớn đến cứu.

- Về phụ huynh: Do chủ yếu là làm việc theo ca, bận rộn mưu sinh nên một số phụ huynh chưa chú ý dạy trẻ cách nhận biết các nguy hiểm khi trẻ ở nhà, ở trường và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm. Số cha mẹ trẻ khác thì hay làm hộ con, mà không để trẻ tự sử lý tình huống đơn giản như: Băng bó khi bị thương nhẹ, kêu cứu, sử lý vết bỏng nhẹ. Bởi vậy, tại trường mầm non Duyệt Trung việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống đã trở thành vấn đề cấp thiết để giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm và biết cách xử lí tình huống khi có nguy hiểm xảy ra.

 

docx 5 trang thanh tú 22 8318
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số giải pháp hữu ích giáo dục kỹ năng nhận biết nguy hiểm và cách phòng tránh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
“Một số giải pháp hữu ích giáo dục kỹ năng nhận biết nguy hiểm và cách phòng tránh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi"
I. Tác giả: Lâm Thị Ngọc Mai
II. Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển kĩ năng xã hội, lứa tuổi 5 - 6 tuổi.
III/ Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Trẻ mầm non là một cá thể non nớt về cả thể chất và tinh thần nhưng lại hay tò mò hiếu động. Trong khi đó xung quanh trẻ lại luôn ẩn chứa những mối nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nó có thể đơn giản là do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn hoặc do khách quan đem lại. 
Là một giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường mầm non Duyệt Trung đến nay là 3 năm tôi nhận thấy phụ huynh có đến 70% là công nhân nhà máy gang thép, nhà máy xi măng thường xuyên đi làm ca đêm. Số còn lại là những người hành nghề tự do họ phải làm nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống gia đình,con cái. Bởi vậy khả năng trẻ gặp phải những tai nạn thương tích là rất lớn như:
Ở nhà trẻ có thể gặp các tai nạn như đuối nước, bỏng, bị chó cắn, bị sâm hại tình dục từ những người xung quanh, bị tai nạn giao thông khi đi chơi...
Tại trướng lớp trẻ có thể bị ngã dẫn đến bầm tím hặc sây sát nhẹ do trẻ đùa nghịch chạy nhảy, trơn trượt.
Qua khảo sát đánh giá trẻ tại nhóm lớp tôi nhận thấy: 
- Một số trẻ chưa nhận biết được các mối nguy hiểm. Hoặc có biết chỉ là những nguy hiểm thật rõ nét như: Chảy máu, chó đuổi, các vật sắc nhọn,...
- Khả năng xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm, đa phần các cháu còn lúng túng. Ở một số trẻ nhanh nhẹn, trẻ biết xử lý bằng cách: Biết kêu cứu, gọi người lớn đến cứu. 
- Về phụ huynh: Do chủ yếu là làm việc theo ca, bận rộn mưu sinh nên một số phụ huynh chưa chú ý dạy trẻ cách nhận biết các nguy hiểm khi trẻ ở nhà, ở trường và kỹ năng xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm. Số cha mẹ trẻ khác thì hay làm hộ con, mà không để trẻ tự sử lý tình huống đơn giản như: Băng bó khi bị thương nhẹ, kêu cứu, sử lý vết bỏng nhẹ. Bởi vậy, tại trường mầm non Duyệt Trung việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống đã trở thành vấn đề cấp thiết để giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm và biết cách xử lí tình huống khi có nguy hiểm xảy ra.
Trước thực trạng trên, tôi quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Một số giải pháp hữu ích giáo dục kỹ năng nhận biết nguy hiểm khi ở trường, ở nhà và cách phòng tránh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi" để giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc trên.
IV. Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Tính mới, tính khoa học, tính sáng tạo
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp hữu ích giáo dục kỹ năng nhận biết nguy hiểm khi ở trường, ở nhà và cách phòng tránh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi" là sáng kiến được áp dụng lần đầu tại trường mầm non Duyệt Trung không trùng với sáng kiến của năm học trước. Được áp dụng hiệu quả thông qua các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Lồng ghép dạy trẻ cách nhận biết một số mối nguy hiểm và xử lí tình huốngtrẻ thường gặp thông qua các hoạt động.
- Dạy trẻ thông qua hoạt động khám phá ở các chủ đề.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa bàn phường Duyệt Trung việc thực hiện các chủ đề có thể linh hoạt lồng ghép giáo dục trẻ nhận biết các mối nguy hiểm thông qua rất nhiều chủ đề khác nhau.
Ví dụ: Chủ đề "Giao thông" do địa đường giao thông chưa có vỉa hè trẻ hay chơi tự do ở đường, đi một mình không có người lớn dắt, cha mẹ đèo trẻ đi học chưa cho trẻ đội mũ bảo hiểm. Thông qua trò chơi trải nghiệm "Bé tham gia giao thông", hoạt động học "Một số luật giao thông đường bộ" dạy trẻ các kĩ năng đi qua đường phải có người lớn dắt, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không nô đùa chơi dưới lòng đường, đội mũ bảo hiểm đúng cách...
Tại các gia đình ở Duyệt Trung đa phần các gia đình đều nuôi chó, mèo. Trẻ hiếu động lại rất thích chơi, vuốt ve nên nguy cơ trẻ bị cắn, cào là rất lớn. Trong chủ đề "Động vật". Thông qua hoạt động học, hoạt động ngoài trời "Quan sát con mèo " vật nuôi trong gia đình"; "Thú cưng của bé" Giáo dục trẻ cách phòng tránh bị chó, mèo cắn như: Không được trêu chọc, tuyệt đối không được thò tay vào chuồng hay qua hàng rào để vuốt ve. Nếu chó xông lại gần không được bỏ chạy, hãy dừng lại, cố gắng bình tĩnh, im lặng, không được la hét. Nếu bị chó mèo cắn cần phải báo cho cha mẹ hoặc người lớn biết...
Chủ đề “gia đình” nhánh "đồ dùng gia đình" trong quá trình dạy cô giáo chú ý lồng ghép các câu hỏi: “những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần? Hãy kể tên các đồ vật có thể gây nguy hiểm? ( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, bếp ga, than, lửa). Giúp dạy trẻ biết tránh xa các đồ vật nguy hiểm, dễ cháy nổ kết hợp cho trẻ xem các vi deo" Các đồ vật nguy hiểm và cách phòng tránh";" Đừng đến gần lửa"...để dạy kỹ năng cho trẻ.
Do cha mẹ trẻ thường đi làm ca nên trẻ thường thiếu sự giám sát của cha mẹ và người lớn trẻ thường tự đi chơi một mình hoặc sang nhà hàng xóm, nhà bạn chơi vì thế nguy cơ trẻ bị xâm hại với mọi hình thức là rất lớn, Để giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân bị lạm dụng, xâm hại, trong các chủ đề phù hợp hay hoạt động đón trẻ cần tận dụng mọi cơ hội để giáo dục kỹ năng cho trẻ.
Ví dụ chủ đề “Bản thân”. Giáo dục trẻ cách tự bảo vệ mình không đi một mình vào nơi vắng vẻ, tuyệt đối không cho bạn và những người xung quanh ôm, chạm vào các phần nhậy cảm trên cơ thể. không đi theo, nhận quà của người lạ...Nếu có người khác sờ vào bên trong cơ thể của các con cần bỏ chạy thật nhanh và kêu cứu để mọi người giúp đỡ bởi người đó đang có ý đồ xấu, nguy hiểm với mình 
=> Đối với các kỹ năng nhận biết các mối nguy hiểm và cách phòng tránh trong quá trình dạy cần chú ý cho trẻ trải nghiệm thực tế, kết hợp cho trẻ xem video dạy các kỹ năng để tăng hiệu quả giáo dục. 
- Dạy trẻ thông qua các hoạt động góc
Ví dụ trong hoạt động góc: Chơi trò chơi mẹ con: Mẹ bón cháo cho con ăn, trẻ đóng vai là mẹ, khi bón cháo cho con phải kiểm tra cháo xem có nóng không? Thổi cho bớt nóng rồi mới bón cho con ăn...
- Dạy trẻ thông qua các tình huống.
- Do trẻ thường xuyên ở nhà một mình hoặc bố mẹ khóa con trong nhà chơi chờ bố mẹ đi làm về. Khi có tình huống xảy ra nguy cơ thiệt hại về tính mạng của trẻ là rất lớn. Bởi vậy, cần dạy trẻ cách nhận biết và xử lí tình huống khi có cháy không qua các tình huống giả định. Ví dụ
Tôi đưa tình huống “Nếu con thấy có khói, hoặc cháy, con sẽ phải làm thế nào?” qua tình huống này tôi dạy trẻ :
Khi thấy có khói hoặc cháy, trước hết phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quanh cùng biết. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm. Dạy trẻ nhớ số điện thoại cần thiết khi gặp cháy nổ như số của cứu hoả là: 114.
Hoạt động trải nghiệm"thoát hiểm khi có cháy" cho trẻ thực hành các kỹ năng: Sử dụng khăn ướt bịt mũi tránh ngạt khí độc, nằm sát sàn, lầm theo tường để thoát ra ngoài, kêu cứu..
- Dạy trẻ nhận biết mối nguy hiểm thông qua hoạt động dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời.
Do diện tích sân trường, khuôn viên rộng có nhiều khu vực chơi nên trẻ có thể tự do hoạt động thoải mái. Tuy nhiên, sông song với đó là nguy cơ trẻ bị chân thương là rất lớn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương.Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt động cô chú ý đến trẻ, kiểm tra khu vực sẽ tiến hành hoạt động. 
Từ các tình huống và môi trường thực tế như trẻ chạy, nhảy, đuổi nhau, ngã... Trước khi chơi cô nhắc nhở trẻ về các mối nguy hiểm có thể xảy ra để trẻ có thể ghi nhớ ngay và cẩn thận hơn khi chơi. 
- Dạy trẻ thông qua hoạt động vệ sinh.
 Giải pháp 2: Sử dụng công nghệ thông tin dạy trẻ nhận biết một số mối nguy hiểm và cách xử lí tình huống.
Để đạt hiệu quả cao hơn, ngoài việc trò chuyện với trẻ về các mối nguy hiểm có thể gặp phải ở trường, ở nhà như: điện giật, các vật sắc nhọn, nước sôi, bếp ga..và cách xử lý...tôi cho trẻ theo dõi video, clip để trẻ nhận biết, nhớ lâu hơn. 
Sau khi xem xong clip, cho trẻ thực hành lại các xử lý các tình huống. Ví dụ tập băng vết thương; xả tay dưới vòi nước lạnh khi bị bỏng; kêu cứu nhờ sự giúp đỡ,thoát hiểm. Nhắc nhở trẻ không được tự ý sử dụng và tránh xa các các nguy hiểm đó. 
Giải pháp 3: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Ngoài việc dạy trẻ ở lớp tôi còn tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, để phụ huynh hợp tác cùng cô giáo dạy kỹ năng sống cho trẻ. 
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống.
Tuyên truyền với phụ huynh biết cách tận dụng các tình huống thực tế trong cuộc sống để hướng dẫn cho con. Khi đi chơi ở nơi công cộng, Khi cùng nhau xem ti vi, phụ huynh cũng nên khéo léo lồng ghép các bài học thông qua những tình huống trên phim ảnh, giúp trẻ hình dung rõ nét những nguy hiểm mà con mình có thể gặp phải trong cuộc sống kèm theo những cách ứng phó.
Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức cơ bản về cách dạy trẻ các kỹ
năng sống như: Dạy con phải làm gì khi bị lạc, dạy con nhớ họ tên của bố, mẹ, số điện thoại của bố, mẹ. dạy con nhớ các số điện thoại khẩn cấp như: 113, 114,1115. Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức xử trí khi trẻ gặp tai nạn như khi trẻ bị bỏng.
Xây dựng các nội dung tuyên truyền trong các chủ đề phù hợp để dạy trẻ nhận biết các nguy hiểm và cách phòng tránh, có đầy đủ các bảng hướng dẫn dạy các kỹ năng cho trẻ để phụ huynh thuận lợi trong quá trình hỗ trợ giáo viên.
2. Hiệu quả đạt được:
* Đối với trẻ: Trẻ biết ứng phó với những tình huống xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống, biết phòng tránh những nơi gây nguy hiểm cho bản thân và có những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các nguy cơ mất an toàn trong cuộc sống hàng ngày.
* Bảng so sánh kết quả đạt được trên trẻ trước và sau khi sử dụng giải pháp
Nội dung đánh giá
TS trẻ
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Tốt
Khá
TB
Tốt
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhận biết các mối nguy hiểm
35
11
31,4
10
28,5
14
40
31
88,5
4
11,5
0
Biết cách xử lý khi gặp nguy hiểm
35
7
20
13
37,1
15
42,8
30
85,7
6
17,1
0
* Đối với phụ huynh: Biết được một số kỹ năng cần giáo dục cho con, biết một số biện pháp xử trí khi con gặp phải. Yên tâm hơn khi con mình có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các tình huống.
3. Khả năng và các điều kiện áp dụng sáng kiến.
- Khả năng áp dụng sáng kiến: Áp dụng ở lứa tuổi 5– 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố .
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp. Phối kết hợp với giáo viên cùng lớp thống nhất các hình thức và phương pháp giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng giáo dục trẻ. Linh hoạt trong việc áp dụng nội dung giáo dục phù hợp với hoạt động.
4. Thời gian thực hiện sáng kiến: Năm học 2017-2018 và còn được tiếp tục áp dụng trong các năm học tiếp theo.
V. Kết luận.
Với một nền tảng toàn diện cả về sức khỏe, nhận thức và tinh thần được lĩnh hội từ chương trình giáo dục kỹ năng sống tại nhà trường, trẻ mầm non sẽ tạo dựng được cho chính mình một tiền đề vững chắc giúp các em phát triển thành những công dân có ích cho xã hội mai này. Vì vậy giáo viên cần phải thật tự tâm huyết với nghề, với trẻ. Luôn tận dụng mọi thời gian, tình huống để trang bị cho trẻ những kĩ năng thiết thực với cuộc sống giúp trẻ có kĩ năng sống, kĩ năng phòng tránh những tình huống xảy ra trong cuộc sống tốt hơn./.
Xác nhận của hội đồng sáng kiến cơ sở
Người viết báo cáo
Lâm Thị Ngọc Mai 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_giai_phap_huu_ich_giao_duc_ky_nang.docx