Báo cáo sáng kiến Kết quả thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp
Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi. Tạo sự thân mật giữa thầy và trò. Cũng có nghĩa là, giáo viên phải vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em.
Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo.
BÁO CÁO Kết quả thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: BÙI ĐOÀN CẨM TÚ Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 28/3/1993....... - Nơi thường trú: Đường Đông Kinh 7, tổ 12, ấp Mỹ Phú, xã Vĩnh Châu, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang..................... - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Hiền............ - Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp 3A....... - Lĩnh vực công tác: Giáo dục.. II. Tên biện pháp: Một số biện pháp đưa học sinh vào nề nếp lớp khi tham gia học trực tiếp cũng như học trực tuyến trong tình hình dịch covid-19. III. Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm. IV- Mục đích yêu cầu của biện pháp: Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp. Học sinh thường xuyên gây mất trật tự trong giờ học cũng như giờ truy bài và nhất là các tiết chuyên khi không có mặt của giáo viên chủ nhiệm. Thường xuyên quên dụng cụ học tập, soạn sách vở không đúng thời khóa biểu. Ban cán sự lớp chưa biết cách quản lí lớp, hoạt động chưa hiệu quả. Học sinh vi phạm liên tục những nội quy lớp học giáo viên đưa ra. Các em hầu như không tự giác trong việc dọn vệ sinh lớp, giúp đỡ bạn bè. Trong tình hình dịch Covid- 19 đang diễn ra như hiện nay thì việc học trực tuyến đang là giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên lớp học trực tuyến vẫn gặp khó khăn trong vấn đề nề nếp của học sinh: các em vào lớp muộn hoặc không vào lớp, bật micro vô tư ca hát hay nói chuyện với gia đình, luôn tắt camera trong quá trình học để làm việc riêng như nằm, ăn, xem ti vi, không thực hiện các yêu cầu giáo viên đưa ra... Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp Đưa học sinh vào nề nếp lớp khi tham gia học trực tiếp cũng như học trực tuyến thật sự rất cần thiết cho học sinh vì chương trình dạy học ngày càng đổi mới hơn về nội dung, phương pháp, giáo viên với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học sinh. Muốn học sinh chủ động tìm ra kiến thức bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì điều trước tiên giáo viên phải xây dựng tốt nề nếp lớp thì việc tổ chức cho các em chiếm lĩnh kiến thức mới xây dựng được một cách bày bản, dễ dàng. Nội dung biện pháp Biện pháp 1: Nghiêm khắc đúng cách Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi. Tạo sự thân mật giữa thầy và trò. Cũng có nghĩa là, giáo viên phải vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em. Nghiêm khắc ở đây không có nghĩa là tỏ thái độ lạnh lùng, cứng nhắc. Nếu quá cứng nhắc sẽ tạo ra bức tường rào cản giữa giáo viên và học sinh, mang đến cảm giác khó gần và không thân thiện. Đồng thời sẽ làm cho tiết học luôn trong trạng thái căng thẳng, nặng nề và có khi chính cô, thầy sẽ gây ác cảm đối với học sinh và điều này thì không được mong muốn. Điều quan trọng, mỗi giáo viên cần sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo. Biện pháp 2: Huấn luyện ban cán sự lớp Ngoài giáo viên chủ nhiệm, thì ban cán sự lớp cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc tạo, giữ gìn nề nếp lớp học. Học sinh được phân công làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đó cũng chính là các em đã được rèn luyện kỹ năng sống, sau này trong cuộc sống học sinh đó có bản lĩnh, phát huy khả năng đó hơn các học sinh cùng lớp khác. Vì vậy lớp tôi chủ nhiệm tôi đã áp dụng "Thay đổi vị trí lãnh đạo của Ban cán sự lớp" . Chẳng hạn, một lớp có các chức danh như sau: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ trách học tập, 1 lớp phó phụ trách lao động, 03 tổ trưởng, 03 tổ phó. Giáo viên cần sinh hoạt cho học sinh biết rõ nhiệm vụ của ban cán sự lớp là làm gì để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. + Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần. + Lớp phó học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Lớp phó lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó, giữ trật tự cho tổ khi giáo viên không có mặt tại lớp. + Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. Biện pháp 3: Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp vào cuối tuần Đối với bậc tiểu học, sinh hoạt lớp là tiết được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên có thể nhận xét công việc trong tuần qua, cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới, các bạn cũng có thể nhận xét lẫn nhau để cùng hoàn thiện năng lực, phẩm chất của bản thân. Riêng đối với các tiết dạy học trực tuyến như hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ dạy những kiến thức trọng tâm Toán, Tiếng Việt, các môn chuyên: Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc. Không có các tiết sinh hoạt lớp như khi học trực tiếp. Bản thân tôi lồng ghép việc nhận xét năng lực, phẩm chất của các em trong quá trình dạy học và có tích điểm thưởng cho các em để tạo hứng thú, truyền được động lực cho các em cố gắng hoàn thiện bản thân mình trong từng ngày, từng tuần. Biện pháp 4: Xây dựng nội quy lớp học từ việc tiếp thu ý kiến đóng góp của học sinh Biện pháp quan trọng để đưa các em vào nề nếp lớp trên tinh thần tự nguyện, cùng hợp tác đó là “xây dựng nội quy lớp học”. Tuy nhiên nội quy lớp học này sẽ dựa trên việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến từ phía học sinh. Giáo viên sẽ dẫn dắt, gợi ý, để các em thảo luận đưa ra nội quy của lớp. Như vậy chính bản thân học sinh tự xây dựng nội quy cho mình từ đó các em sẽ chủ động thực hiện tốt hơn các nội quy đó. Thay vì giáo viên đưa ra nội quy và bắt buộc học sinh phải thực hiện theo. Để học sinh có thể nắm, nhớ sâu được nội quy lớp giáo viên có thể vẽ những nội quy đó thành sơ đồ tư duy và treo vào một góc trong lớp học nơi các em dễ thấy nhất. Với nhiều hình ảnh và màu sắc nổi bật sẽ giúp các em thuộc nội quy và ít vi phạm hơn. Biện pháp 5: Theo dõi sát sao tình hình học tập của lớp Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và truy bài với các em. Công việc này cần được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn. Giáo viên phải thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Giáo viên cũng cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Biện pháp 6: Sử dụng phương pháp "Học mà chơi - chơi mà học" Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao Nắm bắt được tâm lí của các em, giáo viên từ đó cần vận dụng phương pháp trò chơi vào hoạt động dạy trong tất cả các môn học. Thông qua hoạt động chơi mà học đó, các em tiếp thu bài nhanh hơn, các tiết học trở lên nhẹ nhàng, thoải mái. Bên cạnh đó, các em còn biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thông qua các tình huống thực tế. Thông qua trò chơi còn góp phần giúp cho các em rèn các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết và nâng cao năng lực của bản thân mình. Giáo viên có thể thiết kế hoạt động học tập của một tiết học thành những thử thách, những cuộc phiêu lưu, khi các em hoàn thành thử thách hay cuộc phiêu lưu đó thì các em mới có thể đi tiếp đến thử thách khác. Thay vì giáo viên đi từng bài như kiểu truyền thống. Biện pháp 7: Phát động thi đua hằng tuần, tháng Phong trào thi đua tuần, tháng là việc nên làm không thể thiếu được của những người làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi học sinh vẫn thích được khen nếu hôm nay làm tốt điều gì, điều gì được khen thì ngày mai các em sẽ làm được tốt hơn. Nắm được tâm sinh lý đó nên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng giáo viên nên phát động thi đua. Trên bảng lớp hàng ngày giáo viên ghi điểm thi đua cho từng tổ. Hàng tuần lên kế hoạch thi đua cho các em. Để cán bộ lớp theo dõi, giáo viên nên chuẩn bị cho các em một cuốn sổ kẻ sẵn nội dung một cách cụ thể theo từng tuần. Và giáo viên phát phần thưởng cho học sinh, mỗi lần thưởng một món quà khác nhau để gây hứng thú cho học sinh. Đối với việc dạy trực tuyến như hiện nay việc cho các em thi đua lại càng thực hiễn dễ dàng, sinh động, hứng thú hơn nữa bằng việc sử dụng ứng dụng ClasssDojo. Tôi cùng các em xây dựng những tiêu chí tích cực, tiêu cực để có thể đưa các em vào nề nếp. Cuối mỗi buổi học tôi lại cùng các em tính điểm, đến khi trong lớp có em đạt được 100 điểm thì tôi tổng kết và tặng giấy khen cho các em đạt 100 điểm. Sau đó tôi cài lại điểm về 0 và cho các em tiếp tục thi đua với nhau. Các em rất thích những hình ảnh ngộ nghĩnh đủ màu sắc tượng trưng cho mình, thích được cộng điểm, được giấy khen nên cứ cuối buổi học các em đều nhắc “cô ơi tính điểm cho tụi con”. Số lượng học sinh thực hiện tốt nội quy tăng lên liên tục vào mỗi lần tổng kết điểm. Biện pháp 8: Phối kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, Đội và các giáo viên bộ môn Công tác phối kết hợp, là một trong những biện pháp hữu hiệu, nhằm răn đe, quán triệt có hiệu quả cao. Đôi khi có những công việc, nội dung hay tình huống mà một mình giáo viên không thể giải quyết được thì cần phải nhờ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, hoặc Đội và các giáo viên bộ môn nếu có thể. Nội dung phối hợp: Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân; giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến của đồng nghiệp về lớp mình, lớp bạn; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất; đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan... Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Đoàn thanh niên để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt các các nội quy, quy định mà trường đề ra. Biện pháp 9: Kết hợp với phụ huynh Buổi họp phụ huynh đầu năm là buổi họp hết sức quan trọng. Trong buổi họp này giáo viên không những có cơ hội làm quen, tìm hiểu tình hình gia đình, tính cách của từng em trong lớp chủ nhiệm mà còn giúp giáo viên kết hợp với phụ huynh rèn nề nếp cho các em. Cụ thể, giáo viên cần nhắc nhở phụ huynh làm tốt các công việc sau: + Phụ huynh cần kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của con trước khi đến lớp. Dần dần tạo cho các em thói quen biết tự làm việc đó theo thời khóa biểu của lớp mà không cần đến bố mẹ. + Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. + Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi vừa nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến việc học tập + Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp ở lớp cũng như ở nhà. V- Hiệu quả đạt được: Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi quan sát thấy các em đã vào nề nếp hơn so với những tuần vừa nhận lớp. Các em tích cực thực hiện những nội quy mà các em đã đề ra, tích cực xây dựng bài, luôn tự tin bật camera trong giờ học, số lượng học sinh nhận giấy khen nhiều hơn hẳn so với tuần đầu. Năm học Đến lớp chuyên cần Vệ sinh (cá nhân 5K, lớp) Ý thức tự giác học tập Tích cực xây dựng bài Chấp hành nội quy HK1 HK2 HK1 HK2 HK1 HK2 HK1 HK2 HK1 HK2 2020-2021 19/24 23/24 17/24 24/24 15/24 22/24 12/24 24/24 20/24 24/24 2021-2022 20/25 24/25 15/25 25/25 15/25 20/25 10/25 23/25 20/25 25/25 VI. Mức độ ảnh hưởng: các biện pháp trên có thể áp dụng trong toàn ngành giáo dục trên tất cả địa bàn và mang lại hiệu quả cao. VII- Kết luận: Học sinh tiểu học như mầm cây. Nếu chúng ta không uốn nắn cho các em thì các em sẽ không phân biệt được hành vi đúng sai của mình. Do đó mỗi giáo viên phải luôn là tấm gương cho các em ngoài ra còn phải tìm hiểu, quan tâm, gần gũi, suy nghĩ để tìm những biện pháp giúp các em có thể trở thành người công dân tốt, người có ích cho xã hội. Đưa học sinh vào nề nếp không chỉ giúp học sinh hình thành nhân cách, phẩm chất, đạo đức của học sinh mà còn giúp các em có những kĩ năng sống cần thiết trong học tập và sinh hoạt, giúp các em tiến bộ hơn trong học tập. Đồng thời khi giúp được học sinh trở nên hoàn hảo hơn thì bản thân giáo viên cũng cảm thấy hạnh phúc, nâng cao được trình độ chuyên môn của bản thân. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng biện pháp Người báo cáo biện pháp Bùi Đoàn Cẩm Tú
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_ket_qua_thuc_hien_bien_phap_nang_cao_chat.docx