Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học

Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học

Phương pháp dạy học là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Theo quan điểm dạy học mới là dạy học hướng vào người học, phát huy tính tích cực của học sinh. Với môn Lịch sử, phương pháp dạy học rất đa dạng. Do đó, việc dạy - học Lịch sử không thể thực hiện một cách cứng nhắc mà đòi hỏi người giáo viên phải luôn suy nghĩ, biết lựa chọn phương án sư phạm tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất cho sự phát triển nhân cách học sinh của mình. Vì vậy, để giúp học sinh hứng thú và yêu thích lịch sử ,. thì người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau cho giờ học phong phú, sinh động.

docx 25 trang thanh tú 22 22302
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy lịch sử trong nhà trường chính là giúp học sinh hiểu được quá trình phát triển của xã hội loài người nói chung, quá trình phát triển của xã hội Việt Nam nói riêng. Trong chương trình lịch sử ở Tiểu học cũng có những bài nhằm giúp học sinh tái tạo lại một sự kiện lịch sử từ đó giúp học sinh tăng thêm lòng tự hào dân tộc và biết giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Cũng có những bài cho học sinh có sự hiểu biết cụ thể hơn về nhân vật lịch sử và hoàn cảnh của đất nước trong từng giai đoạn. Qua đó giáo dục học sinh lòng biết ơn, lòng tự hào về những vị anh hùng, những danh nhân lớn của dân tộc.
Chương trình lịch sử lớp 5 tập trung cung cấp cho các em về một số sự kiện, hiện tượng lịch sử và một số nhân vật lịch sử theo từng mốc giai đoạn thời gian:
1858 1945: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp.
1945 1954: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống Pháp.
1954 1975: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước.
1975 - nay: Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật, là tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử phải thông qua những dấu tích của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Do vậy, việc cho học sinh tiếp cận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau là điều tất yếu. Muốn học sinh có biểu tượng về các sự kiện lịch sử đã diễn ra, với những hình ảnh cụ thể, sinh động, rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan hệ xã hội cụ thể. Có nhiều phương pháp, nhiều con đường để tái tạo lịch sử, dựng lại hình ảnh quá khứ. Người giáo viên cần biết xây dựng kế hoạch bài giảng theo loại bài học cơ bản trong phân môn lịch sử 5 để lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Có như vậy mới gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh. Khi đảm bảo các điều kiện đó, giáo viên sẽ tạo cho người học sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Nó gắn cho người dạy vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và hợp tác. Người học được người dạy theo sát, giúp đỡ trong suốt quá trình học nên đã tích cực, tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả cuối cùng là người học đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới về lịch sử bằng sự khám phá của bản thân với định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Vì vậy, những kiến thức về lịch sử đối với các em dễ nhớ hơn và nhớ lâu hơn. Sau đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy.
Biện pháp 1: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Theo quan điểm dạy học mới là dạy học hướng vào người học, phát huy tính tích cực của học sinh. Với môn Lịch sử, phương pháp dạy học rất đa dạng. Do đó, việc dạy - học Lịch sử không thể thực hiện một cách cứng nhắc mà đòi hỏi người giáo viên phải luôn suy nghĩ, biết lựa chọn phương án sư phạm tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất cho sự phát triển nhân cách học sinh của mình. Vì vậy, để giúp học sinh hứng thú và yêu thích lịch sử ,.. thì người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau cho giờ học phong phú, sinh động. Các phương pháp dạy học Lịch sử tôi thường sử dụng là:
1. Phương pháp miêu tả, kể chuyện, tường thuật
Tôi dùng để kể lại, tường thuật các sự kiện lịch sử đã diễn ra, miêu tả các đối tượng, thiết chế, sự vật đã xuất hiện trong lịch sử.
Ví dụ :Bài Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, kể về gương chiến đấu của anh La Văn Cầu ; Bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kể về gương chiến đấu của anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Câu chuyện kể về gương chiến đấu của anh La Văn Cầu: Khoảng 6 giờ sáng ngày 16.9.1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12 kg để phá hủy một lô cốt địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh nên đến đêm 16.9 ta vẫn chỉ chiếm được một phần ba trận địa. Chừng nửa đêm 17.6, ông Cầu được lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn bị thì ông bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng vào cổ tay khiến ông ngã xuống ngất lịm. Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải phá bằng được lô cốt nên nhổm dậy định chạy thì cảm giác chỉ còn cánh tay trái cử động, tay phải không có cảm giác. Trong đêm tối, ông cảm nhận được cánh tay phải của mình bị thương nhưng vì nhiệm vụ, ông vẫn cố gắng để tìm quả bộc phá rồi ôm chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này, cánh tay phải bị thương cứ lủng lẳng, vướng víu. Không phút suy nghĩ, ông nhờ người đồng đội giúp mình chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng. Sau đó, La Văn Cầu ôm bộc phá bằng tay trái và chạy nhanh về phía các lô cốt. Ông giật một lúc hai nụ xòe rồi lăn xuống ngất xỉu. Sau đó, một đồng đội trẻ thay ông ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt thứ hai, tiếng nổ vang lên. Ông và đồng đội của mình đã hi sinh anh dũng.
2. Phương pháp truyền đạt
Đây là phương pháp rất cần trong việc hình thành biểu tượng lịch sử cho học sinh.
- Tôi sử dụng để giới thiệu bài ( Nêu bối cảnh lịch sử)
Ví dụ: BàiVượt qua tình thế hiểm nghèo:Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước ta trở thành một nước độc lập, song thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước. Bài học đầu tiên về giai đoạn này giúp các em hiểu tình hình đất nước sau ngày 2-9-1945.
- Giải thích một số thuật ngữ khó đối với học sinh
Ví dụ: Bài Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước. Thuật ngữ cần giải thích Tối hậu thư.
- Cung cấp thêm tư liệu:
Ví dụ :Bài Sấm sét đêm giao thừa
Tôi cung cấp thêm tư liệu nói về thành tích diệt giặc trong cuộc tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Trong vòng 1 tháng (1/1968) ta đã: Loại khỏi vòng chiến đấu 150 000 quân địch, trong đó có 45 000 lính Mĩ; bắn rơi 2370 máy bay các loại; bắn chìm 233 tàu xuồng chiến đấu; bắn cháy 3500 xe quân sự trong đó có 1750 xe bọc thép.
- Tiểu kết, tổng kết, khái quát kiến thức của bài
Ví dụ: Bài Nước nhà bị chia cắt:
Tôi nói:Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức phá hoại hiệp định. Chúng khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Nhân dân ta không còn con đường nào khác, buộc phải cầm súng đứng lên chiến đấu chống Mỹ và bè lũ tay sai.
3.Phương pháp trực quan
Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, phương tiện nghe nhìn,Với xu hướng đổi mới trong giảng dạy sử , sử dụng phương pháp trực quan là vô cùng cần thiết để giúp HS có nhận thức đúng đắn về lịch sử.
Ví dụ: Bài Thu - đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
Tôi cho HS làm việc với lược đồ kết hợp với sách giáo khoa tìm hiểu diễn biến của chiến dịch Việt Bắc. Sau đó dùng lược đồ phóng to để học sinh thuật lại diễn biến của trận đánh cho cả lớp cùng nghe.
4. Phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp)
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên thiết kế câu hỏi công phu sao cho câu hỏi đặt ra phải ngắn gọn, chính xác, tường minh, kích thích học sinh suy nghĩ làm việc.
Ví dụ: Bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
Khi tìm hiểu mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành tôi dùng phương pháp đàm thoại với một số câu hỏi:
- Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thanh là gì? (Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp)
- Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?(Nguyễn Tất Thành chọn đường đi về phương Tây, Người không đi theo con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vì các con đường này đều thất bại. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà người Tây hay nói và muốn xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta.)
5. Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm
Thông qua trao đổi trong tập thể, các ý kiến, kinh nghiệm, ý nghĩ, thái độ của mỗi cá nhân được bộc lộ, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ hợp tác trong học tập phát triển. Những vấn đề có nhiều cách hiểu hoặc phức tạp cần tranh luận hoặc những phần kết luận, nhận xét mà tác giả sách giáo khoa đã khéo léo để dành, không viết sẵn thì giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
Ví dụ: Sau khi học xong bài Thu - đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp và bài Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950, tôi cho học sinh thảo luận nhóm: Nêu điểm giống và khác nhau chủ yếu nhất giữa Chiến dịch Thu - đông 1947 và Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950?
6. Phương pháp đóng vai
Học tập bằng hành động là một kiểu học tập cơ bản. Vì vậy, tổ chức cho học sinh đóng vai cũng cần được vận dụng trong một số bài học Lịch sử .
Ví dụ:Bài Tiến vào Dinh Độc Lập
Ở hoạt động tìm hiểu sự kiện tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, tôi cho học sinh trao đổi theo nhóm 6 và đóng vai ( vai người dẫn chuyện, Dương Văn Minh, chiến sĩ cách mạng.
Bên cạnh đó vẫn còn một số phương pháp khác có thể sử dụng. Như vậy, học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là học thuộc, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò ghi, học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là học sinh thông qua làm việc với sử liệu tự tạo ra hình ảnh lịch sử, tự xây dựng , hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra bằng các biện pháp tương tác xã hội ( học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trò, đóng vai,)
Vì vậy, tôi nghĩ rằng để dạy tốt môn Lịch sử nói chung và gây hứng thú cho học sinh nói riêng thì cần có nhiều biện pháp vàsử dụng linh hoạt các phương pháp dạy họclà rất cần thiết. Vì vậy, theo tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy họctheo từng dạng bài thì sẽ giúp giờ học có hiệu quả hơn.Qua nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan, tôi nhận thấy rằng người giáo viên dạy lớp 5 phải nắm được cách dạy từng dạng bài với những nội dung cơ bản và phương pháp dạy học đặc trưng. Từ đó tìm biện pháp để gây được hứng thú cho học sinh. Cụ thể:
Loại bài
Nội dung chính
Phương pháp dạy
Loại bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công(Gồm các bài 3, bài 8, bài 9, bài 14, bài 15, bài 17, bài 20, bài 23, bài 24, bài 26)
- Nguyên nhân ( hoặc hoàn cảnh) dẫn đến cuộc khởi nghĩa/ cuộc kháng chiến/ chiến dịch
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến/ chiến dịch
- Kết quả và ý nghĩa
- Kể chuyện, miêu tả, tường thuật
- Vấn đáp, sơ đồ, hệ thống tranh tìm hiểu diễn biến, HS kể lại. (có nhiều lời thoại: sắm vai)
- Thảo luận (hỏi đáp).
- Kết hợp với đồ dùng trực quan
Các bài ôn tập, tổng kết
( Gồm các bài 11, bài 18, bài 29)
- Hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh
- Vẽ sơ đồ
- lập bảng niên biểu
- Thống kê
- Tìm các dẫn chứng
- Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử tiêu biểu
Vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp
Loại bài về thành tựu xây dựng đất nước
(Gồm các bài 21, 22, 28)
- Phải giúp học sinh nắm được vì sao Nhà nước/ Đảng ( Chính phủ) phải tiến hành hoạt động đó?
- Hoạt động đó nhằm mục đích gì?
- Mô tả hoạt động/ quá trình đó diễn ra như thế nào
- Kết quả/ thành tựu/ vai trò/ ý nghĩa của hoạt động đó đối với đất nước.
- Truyền đạt.
- Đồ dùng dạy học.
- Thảo luận nhóm
- Hỏi đáp.
Hoạt động của nhân vật lịch sử
(Gồm các bài 1, bài 2, bài 5, bài 6)
- Nhân vật lịch sử nảy sinh trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
- Hoàn cảnh cụ thể của nhân vật (tên, nơi sống, nguyện vọng).
- Suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật nhằm thực hiện nguyện vọng.
- Đóng góp của nhân vật lịch sử.
- Truyền đạt.
- Kể chuyện.
- Miêu tả
- Tường thuật
- Thảo luận.
Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
(Gồm các bài 4, bài 12, bài 16, bài 19)
- Phải mô tả được hoàn cảnh lịch sử: thời gian, địa điểm, lí do.
- Trong tình cảnh đó, chính quyền ( hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì? Làm như thế nào?
- Kết quả của những việc làm đó?
- Ý nghĩa như thế nào?
- Vấn đáp
- Thảo luận nhóm.
Mỗi phương pháp không thể sử dụng từ đầu đến cuối bài học mà tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong một giờ dạy. Tuy nhiên đối với học sinh tiểu học, phương pháp dạy học được sử dụng nhiều vẫn là kể chuyện, miêu tả, tường thuật, vì chỉ miêu tả, tường thuật, kể chuyện mới tái tạo được các hình ảnh của lịch sử một cách sống động, hấp dẫn , giúp cho việc học tập lịch sử của học sinh nhẹ nhàng. Song không nên quá lạm dụng mô tả, tường thuật, kể chuyện, vì nó sẽ làm tính tích cực học tập, gây tâm thế thụ động cho học sinh.
Ví dụ :Bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du
Tôi đã sử dụng phương pháp kể chuyện để giới thiệu hoàn cảnh cụ thể của nhân vật, suy nghĩ và hành động của nhân vật :Phan Bội Châu ( 1867 1940) quê ở làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Lúc đầu Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp cứu nước.
- Tôi sử dụng đồ dùng trực quan là bản đồ thế giới, kết hợp với sách giáo khoa để giới thiệu: Cùng với những người cùng chí hướng, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân và cử người ra nước ngoài tìm kiếm sự giúp đỡ. Năm 1905, Phan Bội Châu tới Nhật Bản,( Tôi chỉ vị trí của Nhật Bản trên bản đồ, giới thiệu nội dung học tập của thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản về khoa học, kĩ thuật, quân sự)
- Tiếp tục, tôi sử dụng phương pháp đàm thoại, hỏi đáp một số câu hỏi:
+ Nhóm thanh niên Việt Nam học tập trong điều kiện kiện như thế nào?
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn như vậy, các thanh niên Việt Nam vẫn say sưa học tập?
+ Phong trào Đông du có mục đích gì?
- Với câu hỏi khó, tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm 4: Tại sao phong trào Đông du thất bại?
Sau khi mời đại diện một số nhóm trình bày, tôi nhấn mạnh:Thực dân Pháp cấu kết với chính phủ Nhật trục xuất nhóm thanh niên Việt Nam. Năm 1909 phong
trào tan rã.
- Cuối cùng, để củng cố, tôi giao phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc nhóm lớn ( nhóm 6)
Thời gian diễn ra
Lãnh đạo
Nội dung
Phong trào
Mục đích của
Phong trào
Kết quả
Ngoài việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ra, tôi còn chú ý sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật Khăn trải bàn, kĩ thuật Trình bày một phút, kĩ thuật Hỏi và trả lời, kĩ thuật Đọc tích cực, kĩ thuật Phân tích phim,.
Với các kĩ thuật dạy học này, các em có cơ hội được thực hành, trải nghiệm làm cho các em thích thú, giờ học nhẹ nhàng, thiết thực, bổ ích hơn.
Ví dụ :Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Tôi đã sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong đó có kĩ thuật phân tích phim. Tôi đã sưu tầm, cắt một đoạn phim tư liệu về tội ác của đế quốc Mĩ, đoạn phim về tinh thần chiến đấu của quân và dân ta đưa vào giáo án điện tử. Trước khi cho học sinh xem, tôi nêu câu hỏi thảo luận để các em tập trung chú ý như: Xem phim tư liệu và cho biết giặc Mĩ đánh phá ở những đâu, tội ác của chúng như thế nào? Với đoạn phim thứ hai, tôi lưu ý học sinh tập trung: Quân và dân ta đánh trả như thế nào?
Sau khi học sinh xem xong, tôi yêu cầu học sinh trả lời. Vì có định hướng trước nên học sinh trả lời tương đối tốt và rất hào hứng.
Ví dụ:Tiến vào Dinh Độc Lập
Tôi đã sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong đó có kĩ thuật trình bày 1 phút. Cuối bài tôi cho học sinh trình bày những tranh ảnh, thông tin mà nhóm mình sưu tầm được trong vòng 1 phút về chiến dịch Hồ Chí Minh. Muốn vậy tôi phải dặn dò học sinh sưu tầm tranh ảnh về chiến dịch từ tiết trước và định hướng cho học sinh những tranh ảnh, thông tin cần sưu tầm. Đây là hoạt động mà học sinh rất thích thú và làm việc sôi nổi, tích cực.
Như vậy, nếu giáo viên sử dụng đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc các phương pháp và hình thức dạy học truyền thống cũng như hiện đại thì sẽ phát huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp. Mỗi tiết học được tiến hành theo các phương pháp phong phú, sử dụng linh hoạt các phương pháp sẽ hạn chế dần, đi đến khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét và tạo hứng thú cho học sinh học tập hơn.
Biện pháp 2: Tổ chức các trò chơi lịch sử
Đối với học sinh Tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh học mà chơi, chơi mà học. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Vì thế cùng với các phương pháp khác, trò chơi học tập là phương pháp nhằm tích cực hoá đối tượng học sinh. Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp làm cho không khí trở nên sôi nổi, thoải mái hơn. Học sinh sẽ thấy vui hơn, thư thái hơn sau một quá trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó, trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt, khả năng thuyết trình, tinh thần đoàn kết, giao lưu trong tổ lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn cho các em. Mặt khác trò chơi học tập là con đường thuận lợi để học sinh khắc sâu kiến thức khi học. Cũng có thể trò chơi tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú, tìm tòi khám phá những tri thức mới. Như vậy, trò chơi nói chung và trò chơi học tập Lịch sử nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ.
1.Trò chơi: Giải ô chữ Lịch sử
Giáo viên thiết kế các ô chữ hàng ngang và hàng dọc. Từ đó đặt câu hỏi để học sinh giải đáp. Mỗi ô chữ là một sự kiện lịch sử trong bài hoặc trong các bài đã học ô chữ hàng dọc là bài hoặc Lịch sử cần nhấn mạnh. Cũng có thể mỗi ô chữ hàng ngang có một chữ cái chìa khóa. Sau đó yêu cầu học sinh đoán những chữ cái bí ẩn có nội dung là gì.
Ví dụ:Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954).
Sau phần ôn tập, hệ thống hoá có thể cho học sinh chơi trò chơi Ô chữ để cũng cố kiến thức
Để đẩy lùi giặc đói Bác Hồ tổ chức ngày này ?
Để đẩy lùi giặc dốt Bác Hồ tổ chức lớp học này ?
Nhân dân Phú Thọ đã làm gì để chống quân Pháp nhảy dù?
Thu - Đông 1947, Việt bắc trở thành: ......giặc Pháp
Ngày 16/09/1950, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm này.
Tên của người anh Hùng Chặt cánh tay phá đồn địch?
Ngày 01/05/1954, ta mở.... tấn công lần thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tên của người anh hùng lấy thân mình lấp lổ châu mai?
1
N
G
À
Y
Đ
Ồ
N
G
T
Â
M
2
B
Ì
N
H
D
Â
N
H
Ọ
C
V
Ụ
3
C
Ắ
M
C
H
Ô
N
G
4
M
Ồ
C
H
Ô
N
5
Đ
Ô
N
G
K
H
Ê
6
L
A
V
Ă
N
C
Ầ
U
7
Đ
Ợ
T
8
P
H
A
N
Đ
Ì
N
H
G
I
Ó
T
2. Trò chơi: Giải mật mã lịch sử
Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của em về các dữ kiện đó. Sau đó đoán xem những sự kiện đó nói về sự kiện lịch sử hay nhân vật lịch sử nào?
Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1958 1945)
Tôi đưa ra một số dữ kiện như:
Cuối thế kỉ XIX
Nam Kì
Chiếu Cần Vương
Súng thần công
Phái chủ chiến
Nếu học sinh tìm ngay được mật mã ngay từ những dữ kiện đầu tiên thì tôi yêu cầu học sinh nêu các dữ kiện lịch sử liên quan đến mật mã đã tìm được. Nếu học sinh chưa tìm được, tôi đưa ra từng dữ kiện và yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về những dữ kiện trên.
Hỏi: Các dữ kiện trên liên quan đến nhân vật lịch sử nào?
Đáp án: Các dữ kiện trên đều liên quan đến nhân vật lịch sử: Tôn Thất Thuyết
Với hình thức trò chơi giải mật mã lịch sử này sẽ giúp học sinh nhớ lại các kiến thức lịch sử đã học: giúp các em phát triển được kỹ năng tư duy, biết liên hệ và xâu chuỗi kiến thức. Không những vậy mà nó còn giúp cho học sinh không cảm thấy nhàm chán, trống rỗng và cứng nhắc trong các tiết học lịch sử.
3. Trò chơi: Thi trả lời nhanh
Chia lớp thành các đội chơi, phổ biến luật chơi trong các khoảng thời gian ấn định, có thể là trong vòng 3-4 phút. Mỗi đội sẽ thực hiện yêu cầu. Những yêu cầu này tập trung vào kiến thức đã học, trả lời đúng mỗi nội dung sẽ được một thẻ đỏ, thuyết trình tốt cũng được một thẻ đỏ. Đội nào được nhiều thẻ đỏ nhất sẽ đạt giải.
Ví dụ: Khi dạy bài 25 Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc ( 1945-1954)
Tôi chia lớp theo nhóm tổ phát cho mỗi nhóm lớn các tư 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mo.docx