Báo cáo Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm
Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, thương lượng, thương thuyết từ chối, giải quyết mâu thuẫn, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhóm kĩ năng năng này sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Là một trong những nhóm kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em lớp 5, ở lứa tuổi khát khao được học, được muốn làm người lớn. Chúng ta cần dạy các em biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, giúp các em cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là nhóm kĩ năng cơ bản và khá quan trọng. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các nhóm kĩ năng khác. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẵn sàng học mọi thứ và biết cách hòa nhập với mọi người.
Bài thuyết trình: Báo cáo Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm Kính thưa: Ban tổ chức! Thưa Ban giám khảo! Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện năm học ..., với Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5/6 thông qua công tác chủ nhiệm. Kính thưa ban giám khảo! Trong xu thế phát triển và đổi mới giáo dục hiện nay, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là mới cũng không phải là việc gì to tác rộng lớn. Tuy nhiên nội dung nào được đưa vào giáo dục cho các em, vấn đề cụ thể nào cần quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống hiện nay là cấp bách! Vì sao vậy? Chúng ta thấy, ngày nay các em học sinh rất thông minh, tiếp thu kiến thức nhanh và vận dụng rất tốt nhưng việc ứng xử một số vấn đề mang tính văn hoá, mang tính xã hội còn rất hạn chế. Vì thế mà việc đưa ra những giải pháp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp 5 là điều rất cần thiết. Và tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5. Ở học sinh lớp 5 việc chuẩn bị chuyển tiếp từ bậc tiểu học lên bậc THCS được coi là bước ngoặt trong cuộc đời, các em đã bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên giáo viên chớ coi thường lứa tuổi dễ nổi loạn này. Vì đây là giai đoạn bắt đầu dậy thì. Lứa tuổi này các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tập khẳng định mình. Các em biết cách bảo vệ lời nói của mình bằng lời nói và hành động. Vì vậy người giáo viên cần phải biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của các em, cần gương mẫu, khéo léo trong mọi vấn đề. Thầy cô cần nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Vậy những kĩ năng nào cần trang bị cho các em? Theo tôi nghĩ vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá con người, văn hoá dân tộc, văn hoá ứng xử là vấn đề cần quan tâm nhất. Muốn làm được điều đó tôi đã từng bước phân loại các nhóm KNS cần tăng cường cho các em như: Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin...Đây là nhóm kĩ năng mà giáo viên cần chú tâm rèn cho học sinh thông qua tính cách của mỗi cá nhân, giúp các em cảm nhận biết được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác và trong tập thể lớp. Nhóm kĩ năng sống này giúp các em luôn cảm thấy tự tin với chính mình trong mọi tình huống ở mọi nơi. Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, thương lượng, thương thuyết từ chối, giải quyết mâu thuẫn, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ.. Nhóm kĩ năng năng này sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Là một trong những nhóm kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em lớp 5, ở lứa tuổi khát khao được học, được muốn làm người lớn. Chúng ta cần dạy các em biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, giúp các em cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là nhóm kĩ năng cơ bản và khá quan trọng. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các nhóm kĩ năng khác. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẵn sàng học mọi thứ và biết cách hòa nhập với mọi người. Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, lựa chọn và ra quyết định một cách hiệu quả, giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo... Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Đây là nhóm kĩ năng giúp các em thể hiện và khẳng định được bản lĩnh của mình. Các hình thức giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện cho học sinh: Gắn với các hoạt động học tập như: thảo luận nhóm, thực hành, thi tìm hiểu theo chủ đề ,. Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất như: bóng đá, bóng chuyền , cầu lông, trò chơi dân gian, Gắn với các hoạt động giáo dục thẩm mĩ như: hát múa, hát dân ca, vẽ, báo tường, trang trí lớp.. Gắn với các hoạt động giáo dục như: giáo dục truyền thống văn hóa địa phương,. Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu kỹ năng sống là vấn đề to tát đưa ra "lên lớp" cho học sinh, mà phải hiểu kỹ năng sống là cách ứng xử trước những tình huống nhỏ nhất trong cuộc sống 2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Một thầy, cô muốn hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tâm, có tấm lòng yêu thương học sinh, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số công việc sau: 2.1. Xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình. 2.2. Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp: 2.3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 2.4. Xây dựng đội ngũ cán sự lớp và tổ chức lớp học 2.5. Xây dựng nề nếp học tập và ý thức tự quản trong giờ học: 2.6. Nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp. 3. Biện pháp 3 : Trang trí Lớp học thân thiện 4. Biện pháp 4 : Xây dựng môi trường Học tập thân thiện trong lớp học. 5. Biện pháp 5: Thường xuyên củng cố các mối quan hệ thân thiện. Xuất phát từ thực tiễn của lớp và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm cũng như qua quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, tôi thấy học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về nề nếp và chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên. Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo! Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5/6 thông qua công tác chủ nhiệm. Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp! Trân trọng cảm ơn!
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh.docx