Báo cáo Biện pháp nhằm phát huy công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 5A3 trường Tiểu học Quang Trung, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ đầu năm học 2020-2021

Báo cáo Biện pháp nhằm phát huy công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 5A3 trường Tiểu học Quang Trung, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ đầu năm học 2020-2021

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các em, nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực, phẩm chất, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương, tận tụy với học sinh. Để trở thành người giáo viên thành công trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi họ phải trải qua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều bộ phận có liên quan. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường, đặc biệt là cấp tiểu học. Hơn nữa, giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh. Ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.

Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có những lúc cần thiết phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Hơn thế nữa- Họ là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý, giáo dục toàn diện học sinh một lớp học, là cố vấn cho những hoạt động tự quản của tập thể học sinh, người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

doc 19 trang thanh tú 22 18914
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp nhằm phát huy công tác chủ nhiệm lớp tại Lớp 5A3 trường Tiểu học Quang Trung, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ đầu năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lí do chọn đề tài
	Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các em, nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực, phẩm chất, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương, tận tụy với học sinh. Để trở thành người giáo viên thành công trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi họ phải trải qua cả một quá trình lâu dài và có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều bộ phận có liên quan. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành ở nhà trường, đặc biệt là cấp tiểu học. Hơn nữa, giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh. Ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước. 
Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có những lúc cần thiết phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Hơn thế nữa- Họ là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý, giáo dục toàn diện học sinh một lớp học, là cố vấn cho những hoạt động tự quản của tập thể học sinh, người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, họ còn đóng vai trò tạo ra những con người có ích cho xã hội, mầm non tương lai của đất nước. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nhằm phát huy công tác chủ nhiệm lớp".
	2. Mục đích nghiên cứu
Qua nhiều năm dạy học, đặc biệt với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 4,5. Tôi thấy kết quả áp dụng thực tế của đề tài: “Biện pháp nhằm phát huy công tác chủ nhiệm lớp” là rất tốt. Trong năm học 2020- 2021 tôi chọn đề tài trên với mục đích:
- Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
- 100 % học sinh của lớp đạt năng lực và phẩm chất.
 - Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng học sinh và tập thể học sinh.
 - Phát huy vai trò phối hợp của phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục.
 - Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Để phát huy công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, bản thân tôi đã thực hiện nghiên cứu các biện pháp giáo dục cũng như các biện pháp phối hợp giáo dục của một người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng.
3. Thời gian và địa điểm
Thời gian: Từ tháng 9/ 2020 đến tháng 5/ 2021.
Địa điểm: Lớp 5A3 Trường Tiểu học Quang Trung.
4. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đề tài: “Biện pháp nhằm phát huy công tác chủ nhiệm lớp” được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 5A3 trường Tiểu học Quang Trung, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong từ đầu năm học 2020 – 2021.
Vấn đề tôi nghiên cứu tuy không hẳn là mới mẻ nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp nói riêng hay nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói chung.
 II. PHẦN NỘI DUNG
	Chương 1. Tổng quan
	1.1 Cơ sở lí luận
Ngôi trường Tiểu học chính là ngôi nhà chung đầu đời của mỗi con người. Ở
nơi ấy, mỗi một thầy cô giáo lại là một người mẹ thứ hai dạy cho học sinh tất cả những kiến thức đầu tiên, những kỹ năng đầu tiên, trang bị cho các em một hành trang lớn để các em bước dần đến tương lai. 
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống xã hội đi đôi với sự phát triển thì kèm theo đó là sự phức tạp tương đối cao. Đó là những vấn nạn học đường, từ cuộc sống thực tế có những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vậy, mỗi giáo viên ở đây phải nắm giữ một vai trò quan trọng. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp; trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội; là một người dìu dắt, người hướng dẫn, người ảnh hưởng và người trang bị cho học sinh về kiến thức và kỹ năng sống hàng ngày của các em. 
1.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay ngành giáo dục và nhà trường thường xuyên được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành, của các bậc cha mẹ học sinh đã tạo dựng được cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo đầy đủ phòng học, bảng, bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, quạt mát cho học sinh, tài liệu, sách giáo khoaĐội ngũ giáo viên ngày càng được hoàn thiện và đạt chuẩn, trên chuẩn là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường tiểu học. Nên học sinh tiểu học được đến trường học tập với một môi trường tốt, các em có điều kiện rèn luyện được các kĩ năng cơ bản, lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức cần thiết để các em tiếp tục học lên các bậc học sau này cũng như cuộc sống mai sau của chính các em. Các em sẽ là những trò ngoan, sẽ là những măng non tương lai của đất nước. Song nhìn vào thực tế thì không phải học sinh nào cũng đạt được điều đó. Vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, các em chưa tiếp thu được nội dung bài học, chưa có ý thức trong rèn luyện và phấn đấu, vẫn thường làm bố mẹ và thầy, cô giáo buồn lòng dẫn đến chất lượng học sinh trong lớp chưa cao.
Một nét đặc thù ở cấp Tiểu học là mỗi giáo viên đứng lớp đều là một giáo viên chủ nhiệm (loại trừ giáo viên bộ môn). Vì thế, để phát huy công tác chủ nhiệm lớp. Trước hết người giáo viên phải hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:
 - Giảng dạy các bộ môn được phân công, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh.
- Học tập nâng cao sự hiểu biết, đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn, luôn học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp.
- Nêu cao các phẩm chất trong công tác giáo dục học sinh.
- Gần gũi yêu thương tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh.
- Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy, sáng tạo trong lao động.
- Gắn bó với tập thể sư phạm và cộng đồng.
- Sống giản dị, lành mạnh, trung thực, có tác phong mẫu mực.
- Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện tự hoàn thiện nhân cách.
Theo tôi việc đầu tiên của mỗi giáo viên chủ nhiệm là phải nhận thức rõ về vai trò chủ nhiệm của chính mình
+ Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm phải có tri thức về mọi mặt kể cả tri thức về tâm lý giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải có kỹ năng sư phạm, biết tiếp cận, phán đoán học sinh khéo léo và đúng đắn với học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục. 
+ Người giáo viên chủ nhiệm phải là người hướng dẫn, tư vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh. Để phát huy tốt vai trò cố vấn giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực đánh giá và dự báo chính xác khả năng dự báo của học sinh, có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của các em, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động của lớp, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ học sinh thực hiện kế hoạch đó. Lưu ý, cố vấn không có nghĩa là khoán hay đứng ngoài hoạt động của học sinh mà phải cùng hoạt động, kịp thời giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn, tranh thủ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và tập thể học sinh tiến hành thành công các hoạt động, tạo động lực cho học sinh trong những hoạt động tiếp theo.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một việc không đơn giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm chẳng những phải có tâm huyết, trách nhiệm cao, say sưa với nghề, yêu thương học sinh mà còn phải có năng lực thuyết phục, có khả năng thiết lập quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục, biết xây dựng và giữ gìn uy tín, có ý chí vượt khó, không ngại thử thách, đặc biệt trong những trường hợp cần đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, kiên định thực hiện lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ.
+ Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Hiệu quả giáo dục học sinh phụ thuộc không nhỏ vào khả năng phối hợp và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng, dân cư, ) về mọi mặt nhằm thực hiện nội dung giáo dục đối với lớp chủ nhiệm. Dựa vào đặc điểm, điều kiện của nhà trường, lớp, cộng đồng, gia đình học sinh mà giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trên.
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết.
	2. Nội dung vấn đề nghiên cứu:
	2.1. Thực trạng:
Là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy các môn văn hóa, giáo dục các kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, Bản thân tôi thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của ngành nghề khác. Vì vậy, để làm tốt công tác giáo dục chúng ta cần phải thật kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh và đặc biệt là phải có tấm lòng yêu thương, nhân ái của người thầy. 
Đầu năm học 2020 - 2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A3. Trường ở đây, giữa trung tâm thành phố Hạ Long, trường luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của ngành, của chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi nhận thấy có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Đa số học sinh lớp tôi nhà gần trường. Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi, ngoan ngoãn, lễ phép.
- Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy hiện đại, đầy đủ cho từng khối lớp nên giờ học khá sinh động.
- Đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau dạy tốt.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên an tâm công tác.
- Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm, luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh của lớp, trường rất nhiệt tình gắn bó với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên CB – GV – CNV nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh rất chặt chẽ.
* Khó khăn
Số học sinh nam trong lớp là 26/42, chiếm 2/3 sĩ số lớp học.
 	Có những em rất ngoan, rất có ý thức, nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình lại khó khăn, không có thời gian học tập, nên kết quả đạt được không cao.
Một số em gia đình có điều kiện đầy đủ cho các em nhưng các em lại ham chơi, không chú ý học tập.
Một số em học yếu không có hứng thú học tập, rụt rè, không tự tin khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
Hiện tượng học sinh chưa chuẩn bị bài và đồ dùng học tập trước khi đến lớp còn xảy ra.
	2.2. Các biện pháp thực hiện:
	2.2.1 Khảo sát tình hình đầu năm học để đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh
Nhà giáo dục học K.Đ.Usinxki nói: “Muốn giáo dục cho con người mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Công tác chủ nhiệm đòi hỏi phải hiểu học sinh một cách đầy đủ, cụ thể và toàn diện nhằm có thể lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tiễn giáo dục đã cho thấy nhiều trường hợp thất bại đáng tiếc của giáo viên thậm chí gây thương tổn nặng nề cho cả hai phía do các thầy cô không hiểu biết đầy đủ về học sinh. Hiểu học sinh còn là điều kiện cần trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, là tiền đề cho việc hình thành tình cảm thầy trò thông hiểu, gắn bó.
	Sau khi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp, nhận lớp xong, tôi tiến hành điều tra lí lịch của từng học sinh. Vì muốn nắm được thông tin về bản thân các em sát sao hơn, tôi phải hiểu được hoàn cảnh gia đình các em.
Với 42 học sinh trong đó có 26 học sinh nam, 16 học sinh nữ.
* Trước tiên, tôi tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học sinh: 
- Cha mẹ là viên chức nhà nước: 18/42
- Cha mẹ kinh doanh, buôn bán: 16/42
- Cha mẹ làm nghề tự do: 8 /42
 	* Hoàn cảnh gia đình:
- Số học sinh sống cùng với bố mẹ: 42/42
 	* Sự quan tâm của mỗi gia đình đối với học sinh:
- 100% học sinh có góc học tập riêng. 
- 100% học sinh được bố, mẹ hoặc ông bà, anh chị kiểm tra, nhắc nhở việc học ở nhà.
- 100% học sinh có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.
* Về tình trạng sức khỏe: 
- Sức khỏe bình thường: 42/42 học sinh.
Qua việc tìm hiểu trên có thể giúp tôi lựa chọn được những phương pháp giáo dục phù hợp đối với từng học sinh. Đặc biệt, sau khi tìm hiểu được hoàn cảnh của các em, tôi nhận thấy rằng muốn các em thật sự tin yêu và gắn bó với mình thì bản thân tôi phải đến với các em bằng tấm lòng của người thầy, bằng tình cảm của một người chị, người mẹ có những khi còn đóng vai trò là một người bạn. Vì trẻ em không phải em nào cũng có tính cách giống nhau. Có em khi sai phạm ta phải hết sức nghiêm khắc, nhưng cũng có em thì các hình thức trách phạt không phải là biện pháp tốt để uốn nắn, sửa chữa mà ta lại phải mềm mỏng, nhẹ nhàng phân tích lỗi lầm của em, em mới nhận ra.
	2.2.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
 Sau khi đã điều tra kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Để đảm bảo có một kế hoạch hợp lý, khả thi, khoa học, khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tôi căn cứ vào những vấn đề sau:
- Mục tiêu chương trình hành động chung của ngành và cấp học.
- Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của trường.
 - Đặc điểm của lớp chủ nhiệm (bao gồm các đặc điểm về truyền thống, tập thể, những mặt khó khăn và thuận lợi cơ bản, hoàn cảnh, điều kiện của số đông học sinh và gia đình học sinh, ).
 - Mục tiêu, kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể trong trường học.
- Đặc điểm tình hình của địa phương.
- Dự báo về khả năng phát triển từng mặt của lớp.
Kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục.
 Kế hoạch công tác chủ nhiệm được xây dựng theo các thời gian: kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và năm học. Sau khi họp đầu năm học, căn cứ vào chỉ đạo của ngành và kế hoạch của nhà trường, tôi đề ra kế hoạch năm cho lớp mình chủ nhiệm. Từ kế hoạch năm, tôi thực hiện phân tích và đưa ra kế hoạch từng tháng. Ở mỗi tháng, theo thời gian từng tuần, tôi vạch ra kế hoạch cụ thể từng tuần học. Trong kế hoạch chủ nhiệm của từng tuần, tôi luôn đưa ra dự kiến thời gian thực hiện từng kế hoạch cụ thể, biện pháp thực hiện và kết quả thực hiện.
Kế hoạch chủ nhiệm càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao và vì vậy mà bản kế hoạch này có khả năng quyết định đối với hiệu quả công tác chủ nhiệm của tôi. 
	2.2. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp học
a. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và bồi dưỡng những phần tử tích cực
Muốn cho ngôi nhà vững vàng, chịu đựng được gió bão thì cái móng nhà phải vững chắc. Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọi hoạt động, mọi phong trào chắc chắn sẽ thực hiện tốt.Do các em còn quá nhỏ, lại có rất nhiều bỡ ngỡ khi từ lớp học mầm non chỉ biết chơi và học múa hát thì giờ đây các em phải làm quen với môi trường hoàn toàn khác lạ. Qua cô giáo chủ nhiệm lớp trước tôi đã nắm được một số thông tin về học sinh kết hợp việc quan sát từng em ở một vài tuần đầu ổn định, bước tiếp theo tôi thực hiện ngay việc bình chọn ban cán sự lớp. Vì đây là lực lượng nòng cốt cùng với giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong năm học. Để được ban cán sự “Đầu tàu gương mẫu”, tôi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn là: những em năng động, tự tin, mạnh dạn thực hiện đầy đủ, hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào ở lớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là những em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu thương. Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giáo viên chủ nhiệm tiến hành những công việc sau:
*Lựa chọn những phần tử tích cực phân công vào các chức danh trong đội ngũ cán bộ lớp.
* Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
* Làm rõ nội dung công tác của từng cán bộ lớp và hướng dẫn cụ thể về công việc được đảm nhiệm. 
* Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của cán bộ lớp, giúp các em khắc phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng của các em.
* Xây dựng, củng cố và bảo vệ uy tín của cán bộ lớp trước tập thể.
* Không bao che khuyết điểm. Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa cán bộ lớp với các thành viên trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn cho các em, định hướng cho các em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện công việc.
b. Xây dựng nề nếp lớp học 
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ ... Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: 
- Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. Nội quy của nhà trường. 
	- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ.
	Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi vào truy bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài dưới sự quan sát của giáo viên chủ nhiệm.
- Giao quyền tự quản cho Ban cán sự lớp trong những hoạt động mà các em đã được hướng dẫn để phát huy tính năng động cho học sinh (thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội, nhặt rác, ). 
- Tuyên dương, nhắc nhở kịp thời với những cá nhân tiến bộ và chưa tiến bộ trong việc thực hiện nề nếp chung của lớp. Ví dụ: Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. Các em đi học mặc đồng phục, vệ sinh cá nhân, ... . Từ đó tạo cho các em sự tự giác biết tự lo cho bản thân, tự giác học tập, thi đua để tạo thành tích giữa các thành viên trong lớp và thi đua giữa các khối lớp trong toàn trường. 
Khi kết hợp chặt chẽ những hoạt động trên thì nề nếp lớp học sẽ đi vào khuôn khổ và điều đó sẽ là một phần quan trọng giúp giáo viên tiến hành các hoạt động học tập dễ dàng hơn. 
c. Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về
Nề nếp này phải được tiến hành thường xuyên theo từng buổi học. Đây là nề nếp mang tính trật tự, kỉ luật cần được duy trì suốt năm học. Để làm tốt công tác này, tôi đã tiến hành từng bước như sau: 
- Tôi quy định khi các em xếp hàng ra về các em đứng thành 2 hàng.
- Tôi cho các em đánh số thứ tự

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_nham_phat_huy_cong_tac_chu_nhiem_lop_tai_l.doc