Báo cáo Biện pháp Nâng cao vai trò của GVCN trong việc hình thành kĩ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh THPT

Báo cáo Biện pháp Nâng cao vai trò của GVCN trong việc hình thành kĩ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh THPT

Như chúng ta đã biết con người chúng ta là sự hòa hợp từ hai yếu tố cơ bản là thể xác và tinh thần. Trong đó thể xác là yếu tố vật chất hiện hữu chúng ta có thể nhìnthấy, còn tinh thần là yếu tố phi vật chất mà chúng ta không thể nhìn thấy hoặc không thể sờ mó được. Tinh thần của mỗi con người lại được tạo nên từ hai yếu tố cơ bản là trí tuệ và cảm xúc, mà trí tuệ, cảm xúc của mỗi con người lại được biểu hiện trong những việc làm, lời nói và hành động của chính người đó, nên chúng ta có thể nói: Việc làm, lời nói, hành động của mỗi con người là thước đo trí tuệ và xúc cảm của người đó. Một con người bình thườngbao giờ cũng có những xúc cảm nhất định nào đó trước các tình huống diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Các xúc cảm của con người có thể là vui, rất vui, buồn, rất buồn, hạnh phúc, lo lắng, thất vọng, chán nản… điều đó tùy thuộc vào nội dung,mỗi quan hệ, và mức độ của vấn đề xảy ra đối với bản thân người chứng kiến. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó lí trí của chúng ta có thể điều khiển được cảm xúc, tạo nên sự thăng bằng cho cơ thể, từ đó điều chỉnh những việc làm, hành động và lời nói của bản thân một cách hợp lí, tích cực nhất.

Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người học tập, làm việc. Cảm xúc có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt, đối với loại cảm xúc tích cực là động lực thúc đẩycá nhân hoạt đông học tập, làm việc có hiệu quả. Mặt khác đối với những cảm xúc tiêu cực nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng”và sai lầm. Vì vậy quản lí và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động học tập và làm việc hiệu quả.

docx 41 trang Thu Kiều 26/09/2024 3955
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp Nâng cao vai trò của GVCN trong việc hình thành kĩ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG I
 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KĨ NĂNG 
 KIỀM CHẾ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH THPT
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Người thực hiện : PHẠM THỊ QUYÊN
 Tổ : KHXH
 Điện thoại: 0971.161.833
 Năm học 2022 - 2023 3.5. Khả năng áp dụng và nhân rộng .......................................................................................................27
PHẦN III: KẾT LUẬN................................................................................................................................28
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................30
KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI....................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................38 quản lí được cảm xúc của bản thân lúc tức giận nên không ít những hậu quả đáng 
tiếc đã xảy ra như các em sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn đến mức 
phải nhập viện thậm chí thiệt mạng. Hay bản thân có những suy nghĩ tiêu cực ngày 
càng nhiều mà bản thân không biết cách giải tỏa cũng là tác nhân dẫn đến cảm xúc 
mỗi lúc mỗi leo thang và rồi hành vi hủy hoại bản thân đã diễn ra như rạch tay, rạch 
chân, uống thuốc ngủ quá liều và kể cả nhảy lầu để tự tử, Vì vậy, rèn luyện kỹ 
năng quản lí cảm xúc cho học sinh THPT là một trong những kỹ năng cần thiết và 
quan trọng nhằm giúp các em hiểu hơn cảm xúc là gì, hiểu được những cảm xúc tích 
cực và tiêu cực thường xảy ra với bản thân, biết đối diện với nó, điều chỉnh nó, cân 
bằng nó, để từng bước hoàn thiện tính cách, hành vi, lời nói của bản thân nhằm nâng 
cao hiệu quả trong học tập, rèn luyện, xây dựng một cuộc sống tích cực và ý nghĩa 
hơn.
 Từ thực tế làm công tác kiệm nhiệm và giảng dạy trên 20 năm, đã trực tiếp giáo 
dục cho nhiều thế hệ học trò, tôi gặp rất nhiều các tình huống khác nhau, với những 
biểu hiện cảm xúc của học trò khác nhau: vui có, buồn có, thất vọng có, bức xúc 
cótuy nhiên do nhiều học sinh chưa có những hiểu biết và các kỹ năng kiềm chế 
và cân bằng cảm xúc nên đã dẫn tới xảy ra những sự việc đáng tiếc và gây nhiều khó 
khăn cho công tác quản lí và giáo dục học sinh của giáo viên. Qua các tình huống 
đó tôi nhận thấy việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng quản lí và kiềm chế cảm 
xúc đối với học sinh ở cấp học THPT là rất cần thết, điều đó không chỉ từng bước 
hoàn thiện tính cách của học sinh mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao 
hiệu quả của công tác kiêm nhiệm, giảng dạy và giáo dục ở trường.
 Mặt khác việc thực hiện đề tài này sẽ giúp bản thân hoàn thiện hơn tính cách 
của mình, đặc biệt là kỹ năng quản lí, kiềm chế cảm xúc bản thân đối với các tình 
huống xảy ra trong môi trường giáo dục. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề 
tài “Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành và rèn luyện kỹ 
năng quản lí, kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPT”.
 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 2.1. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu đề tài “Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình 
thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho học sinh THPT” nhằm:
 - Hình thành và rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho học sinh ở cấp học 
THPT, giúp các em giữ thăng bằng trong cảm xúc, qua đó điều khiển hành vi, lời 
nói một cách đúng mực, giữ mỗi quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô, gia đình và 
những người xung quanh, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của bản 
thân.
 - Hiểu về những cảm xúc của học sinh, qua đó có những phương pháp giáo dục 
phù hợp, nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm của giáo viên từ đó giúp nâng 
cao hiệu quả giáo dực và giảng dạy của trường.
 2 PHẦN II: NỘI DUNG
 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
 Cảm xúc và các kỹ năng kiềm chế cảm xúc là một trong những vấn đề luôn 
được sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều tác giả thuộc nhiều đối tượng khác nhau như: 
các nhà nghiên cứu tâm lí học, các sáng kiến kinh nghiệm của các thế hệ giáo viên, 
các luận án, luận văn tốt nghiệp của các sinh viên đại học, cao học. Tuy nhiên qua 
tìm hiểu một số đề tài tôi có một số nhận xét như sau:
 - Đối với các đề tài của các nhà nghiên cứu và các luận án, luận văn của các 
sinh viên đại học, cao học thì nhìn chung các tác giả thường đi sâu vào nghiên cứu 
mang tính chuyên môn khoa học. Các giải pháp đưa ra mang tính chung chung để 
áp dụng cho mọi độ tuổi, đặc biệt là áp dụng cho người đã trưởng thành, không mang 
tính đặc thù nhằm áp dụng để hình thành và rèn luyện các kỹ năng kiểm soát cảm 
xúc cho lứa tuổi học sinh trung học.
 Mặt khác các giải pháp của các đề tài nghiên cứu này dựa trên cơ sở phân tích 
những diễn biến tự nhiên về tâm sinh lí của chủ thể đồng thời hướng dẫn, định hướng 
chủ thể tự nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm cân bằng cảm xúc cho chính 
bản thân mình trong các hoàn cảnh khác nhau, nên những giải pháp này sẽ kém khả 
thi đối với lứa tuổi của học sinh.
 - Đối với một số sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên ở các trường thì tôi 
chưa thấy đề tài nào chuyên về việc tìm hiểu riêng về việc hình thành và rèn luyện 
kỹ năng kiềm chế cảm xúc của học sinh THPT, cũng có một và đề tài về kiềm chế 
cảm xúc, tuy nhiên việc nghiên cứu lại gắn với những nội dung khác nên các giải 
pháp đưa ra chưa sát thực, hoặc thiên về các nội dung đi kèm, đặc biệt chưa đề tài 
nào đưa ra các giải pháp áp dụng cho từng loại cảm xúc cụ thể nên việc áp dụng vào 
thực tế chưa phù hợp hoặc chưa hiệu quả.
 - Còn ở huyện Thanh Chương trong đó có trường THPT Thanh Chương 1 thì 
qua tìm hiểu về các sáng kiến kinh nghiệm về rèn luyện kỹ năng trong công tác kiêm 
nhiệm thì tôi chưa thấy tác giả nào nghiên cứu về lĩnh vực này.
I.2. Khái niệm về cảm xúc
 Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của 
yếu tố ngoại cảnh.
 Nói một cách cụ thể hơn, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của bạn và bộ 
não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiết ra các 
hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều này sẽ dẫn bạn 
đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và / hoặc tức giận. Nếu não diễn giải tình huống là 
bổ ích, nó sẽ giải phóng các hoóc môn khiến bạn cảm thấy tốt như oxytocin,
 4 I.3. Kỹ năng kiềm soát cảm xúc là gì?
 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân 
mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi 
tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc 
trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể
 Trong cuộc sống, khi luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc, nếu không có 
kỹ năng kiềm chế nó, chúng ta sẽ dễ hành động nóng vội, khó kiểm soát hậu quả, 
thậm chí vô tình làm tổn thương người khác. Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của 
mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu 
cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn 
kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo 
léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng.
 Quá trình khảo sát thực trạng của vấn đề được tôi tiến hành tại các trường THPT 
ở Nghệ An, trong đó chủ yếu được thực hiện ở trường THPT Thanh Chương 1. 
Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Nhìn 
chung đa số học sinh của trường đều là con em nông dân, chỉ có một bộ phận rất ít 
là con công chức, kinh doanh buôn bán nhỏ. Điều kiện kinh tế của đa số gia đình 
học sinh của trường còn nhiều khó khăn, cũng chính vì thế mà các thế hệ học sinh ở 
đây luôn nỗ lực học tập, rèn luyện để mong sau này có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên 
trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của xã hội nền kinh tế của 
huyện Thanh Chương cũng có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân trong huyện 
đã ngày một nâng cao. Bên cạnh đó con em các gia đình đi xa làm ăn ở các thành 
phố, đi xuất khẩu lao động ngày càng nhiều. Có nhiều người học hành thành đạt đã 
hỗ trợ kinh tế rất nhiều cho gia đình, anh em, làng xóm, quê hương. Do điều kiện 
kinh tế gia đình ngày càng tốt hơn nên các phương tiện, đồ dùng của học sinh cũng 
đầy đủ hơn. Do các bậc phụ huynh luôn muốn tạo cho con em mình những điều kiện 
học tập tốt nhất, nên đa số các em học sinh đều được trang bị điện thoại thông minh, 
lap tốp để liên lạc và học tập. Việc thường xuyên tiếp cận với công nghệ thông tin 
một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập, trao đổi thông tin. Mặt khác 
do ở lứa tuổi của các em sự phát triển quá độ của tâm sinh lí nên thường tạo cho các 
em tính hay tò mò, thích khám phá, trong lúc những kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi 
còn nhiều hạn chế, các kỹ năng kiềm chế, làm chủ cảm xúc của bản thân chưa hình 
thành và rèn luyện, nên khi tiếp xúc với các trang mạng đồi trụy, tiêu cực, nó sẽ có 
tác động rất lớn đến suy nghĩ, lời nói, cách hành xử của các em trong cuộc sống cũng 
như trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân.
 Tại trương THPT Thanh Chương 1, đây là trường có những thành tích vượt trội 
về học tập so với các trường trong huyện và cả trong tỉnh, nhưng nhìn chung các kỹ
 6 Câu 2. Em đánh giá thế nào về kỹ năng kiềm chế cảm xúc của bản thân.
 Tốt Khá Trung bình
 Câu 3. Theo em có cần thiết phải hình thành và rèn luyện các kỹ năng làm chủ 
 cảm xúc cho học sinh ở bậc THPT không?
 Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
2.2.2. Kết quả khảo sát
 + Lớp 10M năm học 2017-2018 ( Sĩ số học sinh được khảo sát 38).
 Câu hỏi 1: Theo em mức độ Lớn Tỉ lệ Nhỏ Tỉ lệ Không Tỉ lệ
 chi phối của cảm xúc đến giao % % chi phối %
 tiếp và hành vi của bản thân 
 là:
 32 84 6 16 0 0
 Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ
 Câu hỏi 2. Em đánh giá thế 
 nào về kỹ năng kiềm chế cảm % % %
 xúc của bản thân. 0 0 20 53 18 47
 Câu 3. Theo em có cần thiết Cần Tỉ lệ Ít cần Tỉ lệ Không Tỉ lệ
 phải hình thành và rèn luyện thiết % thiết % cần %
 các kỹ năng làm chủ cảm xúc thiết
 cho học sinh ở bậc THPT 
 36 95 2 5 0 0
 không?
 + Lớp 11I năm học 2019-2020 ( Sĩ số học sinh được khảo sát 39).
 Câu hỏi 1: Theo em mức độ Lớn Tỉ lệ Nhỏ Tỉ lệ Không Tỉ lệ
 chi phối của cảm xúc đến giao % % chi phối %
 tiếp và hành vi của bản thân là:
 33 85 6 15 0 0
 Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ
 % % %
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_vai_tro_cua_gvcn_trong_viec_hinh.docx
  • pdfPhạm Thị Quyên-THPT Thanh Chương 1 - Chủ nhiệm.pdf