Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy - Nguyễn Văn Quyền

Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy - Nguyễn Văn Quyền

- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung và tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc nói riêng trong trường tiểu học.

 - Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

 - Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

 

ppt 12 trang thanh tú 22 12501
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy - Nguyễn Văn Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
THANH HÓA - 2020 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH 
Năm học 2020 - 2021 
BÁO CÁO 
BIỆN PHÁ P NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY 
G iáo viên: Nguyễn Văn Quyền 
Đơn vị : Trường TH Luận Thành , huyện T hường Xuân 
1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP 
	- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nói chung và tầm quan trọng của bộ môn âm nhạc nói riêng trong trường tiểu học. 
	- Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 
	- Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. 
3 
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Nhà trường 
Địa phương 
Học sinh 
THUẬN LỢI 
2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp 
4 
2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp 
KHÓ KHĂN 
Nhà trường 
Học sinh 
Phụ huynh 
2.2 . Biện pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề . 
5 
 Muốn đưa các trò chơi vào tiết học Âm nhạc ở trường Tiểu học yêu cầu người giáo viên phải nắm vững kiến thức đã được trang bị ở nhà trường sư phạm, không những thế cần phải có một kho kiến thức về trò chơi, khả năng tổ chức thật lôi cuốn, hấp dẫn. 
 Để đưa các trò chơi Âm nhạc vào quá trình dạy hát, ôn bài hát, người giáo viên cần phải có thủ thuật như : đưa trò chơi như thế nào, đưa vào thời điểm nào và tổ chức ra sao,... 
 Mỗi một trò chơi phải có đủ 5 tiêu chí đó là : Tên trò chơi , c huẩn bị của Giáo viên , l uật chơi (Cách chơi) , đ ối tượng (Người chơi) , t ác dụng. 
 Để thực hiện tốt việc đưa trò chơi vào học hát, ôn hát người thầy cần nắm vững một số bí quyết, kĩ năng như sau: 
 Kĩ năng tổ chức hướng dẫn trò chơi: 
 Kĩ năng xử lý tình huống khi tổ chức trò chơi: 
 Sáng tạo và phát triển trò chơi. 
2.2 . Biện pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề . 
6 
	Trò chơi 1: Hát theo chữ cái. 
- GV chuẩn bị: 
	+ Viết một số chữ cái lên bảng như: A, I, U. 
	+ Các bài hát khi ôn tập. 
- Luật chơi: 
	+ Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lời bài bát, khi nào giáo viên dùng thước chỉ lên chữ cái nào thì học sinh thay lời ca bằng tên chữ cái đó nhưng vẫn theo giai điệu của bài hát, khi giáo viên không chỉ vào chữ cái nữa thì học sinh lại quay lại hát tiếp lời ca. 
- Người chơi : Học sinh lớp học. 
- Tác dụng: 
	+ Hoạt động này giúp cho học sinh hát chắc giai điệu của bài hát hơn. 
	+ Trò chơi tạo sự tập trung, giúp học sinh linh hoạt hơn, kích thích trí thông minh của các em khi sử lí trò chơi. 
2.2 . Biện pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề . 
7 
	Trò chơi 2 : Hát theo tiếng con vật. 
- GV chuẩn bị: 
	+ Bài hát có 4 câu. GV chọn tiếng của 2 con vật, câu hát 1và 2 học sinh hát tiếng con vật thứ nhất; câu hát 3và 4 học sinh hát tiếng con vật thứ hai. 
- Luật chơi: 
	+ Mỗi bài hát hát 2 lần như sau: 
	+ Lần 1: hát lời ca 
	+ Lần 2: hát bằng tiếng kêu của con mèo và vịt. 
	+ Từng nhóm HS thể hiện theo sự phân công của giáo viên, có thể hoán đổi nhiệm vụ cho thêm phần sinh động. 
- Người chơi: Một nhóm HS 
- Tác dụng: 
	+ Qua trò chơi giúp các em biết thêm về loài vật xung quanh mà các em yêu thích, cụ thể là tiếng kêu của chúng. 
	+ Giáo dục tình yêu với động vật từ đó có ý thức bảo vệ chúng. 
2.2 . Biện pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề . 
8 
	Trò chơi 3 : Tìm đồ vật trong khi hát. 
- GV chuẩn bị: 
	+ 1 bài hát bất kì mà các em đã học 
	+ 1 đồ vật (Viên bi, viên súc sác...). 
- Luật chơi: 
	+ Chọn một bạn đi tìm vật, sẽ bịt mắt khi 1 bạn đi dấu đồ vật đã được chuẩn bị, vật dấu trong lớp học. 
	+ Giáo viên bắt nhịp cho lớp hát một bài, lớp bắt đầu hát thì bạn đi tìm bất đầu đi tìm vật. Càng đi xa nơi vật được giấu thì hát càng nhỏ và ngược lai càng đi gần nơi vật được giấu thì cả lớp hát càng to dần lên. Nếu sau khi kết thúc bài hát mà người đi tìm chưa tìm được vật đó ở đâu thì là người thua cuộc. 
- Người chơi : Cả lớp 
- Tác dụng: Giúp học sinh nhanh thuộc bài hát vừa học , t ạo hứng thú cho học sinh, giảm căng thẳng mệt mõi để các em tiếp thu bài nhanh hơn. 
2.2 . Biện pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề . 
9 
	Trò chơi 4: Chuyển đồ vật. 
- GV chuẩn bị: Đồ vật để học sinh chuyển (Bóng, ngôi sao...) 
- Luật chơi: 
 + Bắt đầu hát thì đồ vật cùng bắt đầu được các bạn chuyền tay nhau đến khi kết thúc bài hát mà đồ vật đang trong tay bạn nào thì bạn đấy phải trình diễn 1 tiết mục năng khiếu của bản thân. 
- Người chơi: Cả lớp 
- Tác dụng: Tạo môi trường sinh hoạt tập thể cho các em. Giúp các em có cơ hội được thể hiện năng khiếu của bản thân và manh dạn trước đám đông. 
2.3. Hiệu quả của biện pháp. 
10 
	Việc áp dụng các biện pháp nói trên vào các tiết học trong những năm qua , tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao qua từng năm học, vì thế phòng trào văn nghệ của nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, các em không chỉ hát đơn ca, song ca mà còn tự dàn dựng tác tiết mục hát múa rất đặc sắc. Tiếng hát của các em luôn được vang lên trong những giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những giờ ra chơi, sinh hoạt tập thể....các hội thi theo từng chủ điểm, hội thi “Giai điệu tuổi hồng”. 
11 
2.4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của HS khi áp dụng biện pháp. 
34,2% 
26,8% 
34,2 % 
Lớp 
Sĩ số HS 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Ch ưa hoàn thàn h 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
2 
153 
31 
21% 
99 
64% 
23 
15% 
3 
144 
27 
19% 
83 
58% 
34 
23% 
4 
140 
29 
21% 
89 
63% 
22 
16% 
5 
141 
26 
18% 
86 
61% 
29 
21% 
 + Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp nâng cao chất l ượng: 
Lớp 
Sĩ số HS 
Ho à n th à nh tốt 
Ho à n th à nh 
Ch ưa ho à n th à nh 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
2 
153 
52 
34% 
101 
66% 
0 
0% 
3 
144 
47 
32% 
97 
68% 
0 
0% 
4 
140 
41 
29% 
99 
71% 
0 
0% 
5 
141 
44 
31% 
48 
69% 
0 
0% 
 + Kết quả khảo sát trước khi thực hiện biện pháp nâng cao chất l ượng: 
12 
 3. Kết luận: 
	 Qua nghiên cứu nội dung biện pháp, có thể rút ra kết luận sau: 
 Có thể khẳng định rằng môn âm nhạc trong nhà trường có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh. 
 Việc dạy môn âm nhạc ở trường Tiểu học trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng, góp phần vào sự nghiệp đào tạo các mầm non tương lai cho đất nước. 
 Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi đã được chắt lọc qua thực tế tham giảng dạy. Nó được áp dụng đi vào từng tiết dạy đối với học sinh trường Tiểu học Luận Thành và thấy có chiều hướng tốt, học sinh học tốt hơn và có nhiều hứng thú hơn với môn học, xong đó là kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi ,vì vậy chắc hẳn không tránh khỏi sự thiếu sót. Mong quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi có thêm kinh nghiệm chuyên môn của mình tốt hơn trong những năm học tới. 
 3. KẾT LUẬN 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_giang_day_ngu.ppt