Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt vì vậy trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt, những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Trẻ tiếp thu không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xã xưa người phương Đông đã có câu: “ Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy nếu chỉ nghe nhìn thì thông tin kiến thức thu nhận được 20%, nếu trẻ được trao đổi chia sẻ ý kiến với nhautrong nhóm bạn thì khả năng tiếp thu sẽ là 55%. Khả năng thu nhận kiến thức sẽ tăng lên 90% khi trẻ sử dụng kiến thức đã có được dạy lại cho các bạn học của mình. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Vậy giáo dục lấy trẻ trung tâm là gì? Giáo dục lấy trẻ trung tâm là:
- Dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều hình thức khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.
- Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
- Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết,ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học của từng trẻ.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ 2-3 PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4-27 I Nội dung lý luận 4 II Thực trạng vấn đề 5 III Các biện pháp đã tiến hành 8 1 Xây dựng kế hoạch và mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm 8 2 Bồi dưỡng giáo viên áp dụng một số phương pháp giáo dục tích cực: Phương pháp Montessori, Bản đồ tư duy ( Mindmap learn) 12 3 Hệ thống các bài tậpvà cách thức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm 19 4 Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về tầm quan trọng của phương pháp giáo dục trẻ làm trung tâm. 23 IV Kết quả đạt được 26 PHẦN C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 28-30 I Những bài học kinh nhiệm 28 II Những kiến nghị đề xuất 30 PHẦN D TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta, chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình nhà trường và xã hội, trong đó ngành giáo dục mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của đất nước. Có thể nói giáo dục mầm non được xem là viên gạch nền để xây nên các công trình vĩ đại, và ở đó người giáo viên mầm non là những người tạo nên những viên gạch đảm bảo chất lượng để xây nên những nền móng của mỗi công trình vĩ đại ấy, nếu nền móng mà không được xây dựng vững chắc thì không thể nào làm cho công trình đó vững chắc được. Bởi vậy Nghị quyết đại hội Đảng lần 2 khóa VIII đã khẳng định: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế xã hội”. Chính vì vậy những năm gần đây việc nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một giáo dục hiện đại mang đậm tính nhân văn. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt,chúng khác nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học, tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì đang hứng thú và đang thực hiện. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để trẻ được chủ động, sáng tạo tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng xã hội. Để đạt được điều này thì chúng ta phải thay đổi và thống nhất quan điểm về cách thực hiện giáo dục. Quả đúng như vậy quan điểm dạy học “ Lấy trẻ làm trung tâm” đòi hỏi phải xây dựng lại các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học phù hợp. Thông thường, ở các hoạt động giáo viên đều nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng thành công như mong muốn. Trên thực tế khi tổ chức các hoạt động giáo viên vẫn rơi vào tình trạng giáo viên làm trung tâm chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính chất truyền dạy- lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tạivà ngôi trường nơi tôi đang công tác cũng không ngoại lệ vẫn còn rất nhiều các hoạt động khi tổ chức giáo viên “ lấy người thầy làm trung tâm” vai trò của người thầy được đặt định quá cao, thầy quyết định mọi điều, thầy giảng trò nghe, thầy truyền tải trẻ tiếp thu vô điều kiện làm cho khả năng tiếp nhận của trẻ thấp và kĩ năng thực hành khó được hình thành, nhất là không có thời cơ để vận dụng vào thực tế. Trước tình hình đó, việc chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những yêu cầu cấp bách, là điều kiện quan trọng nhằm khẳng định sự tồn tại của nhà trường. Để việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở từng lớp học trong toàn trường và thực sự trở thành kỹ năng tổ chức của mỗi giáo viên. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dụclấy trẻ làm trung tâm”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN: Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt vì vậy trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt, những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Trẻ tiếp thu không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xã xưa người phương Đông đã có câu: “ Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy nếu chỉ nghe nhìn thì thông tin kiến thức thu nhận được 20%, nếu trẻ được trao đổi chia sẻ ý kiến với nhautrong nhóm bạn thì khả năng tiếp thu sẽ là 55%. Khả năng thu nhận kiến thức sẽ tăng lên 90% khi trẻ sử dụng kiến thức đã có được dạy lại cho các bạn học của mình. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Vậy giáo dục lấy trẻ trung tâm là gì? Giáo dục lấy trẻ trung tâm là: - Dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều hình thức khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. - Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm. - Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết,ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học của từng trẻ. - Tạo cơ hội và thời gian cho trẻ được học tập, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu. Thực tế hiện nay,nhiều giáo viên mầm non đã miệt mài, trăn trở, mong muốn và quyết tâm đổi mới song khi thực hiện lại rơi vào lúng túng, mất phương hướng chính vì vậy vẫn còn những hoạt động mang tính dập khuôn máy móc. Để có chất lượng giáo dục như mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thì vai trò của người giáo viên được khẳng định là vô cùng quan trọng đó là làm gì để phá vỡ sự thụ động của người học, phá vỡ kiểu dạy truyền thống của giáo viên. Chính vì vậy để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ làm trung tâm thì cần phải nắm rõ thực tế nhận thức cũng như tâm sinh lý của trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ chỉ thích nghe những cái mà bản thân chưa biết, khám phá những điều chưa hiểu, thích khám phá, tìm tòi, học cái chưa có nên muốn trẻ học tập tích cực giáo viên không dạy trẻ cái mà trẻ đã biết mà phải dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe. Do đó để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì đòi hỏi phải thay đổi nhận thức về sự trao đổi chủ thể trong một tiết dạy và phục vụ cho điều ấy là biết bao công sức: làm quen với công nghệ thông tin và những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về kiến thức cũng như tâm lý học của trẻHãy nhìn vào đôi mắt trẻ thơ chúng ta sẽ thấy sự háo hức, niềm khát khao hiểu biết vô bờ. Chúng đang mong đợi các cô giáo truyền cho cách tự phát hiện, chiếm lĩnh và sử dụng tri thức một cách tự nhiên nhất, giản đơn nhất và cũng khó quên nhất. Vậy thì tổ chức giáo dục theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là một nhu cầu không thể thiếu và mỗi cô giáo mầm non hãy nỗ lực hết mình. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Đặc điểm tình hình của nhà trường: Trường tôi thuộc một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía Bắc sông Đuống của huyện Gia Lâm. Trường mới được thành lập theo Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND huyện Gia Lâm. Trường được tập trung tại một điểm, với tổng diện tích sử dụng là 2.590 m2, được xây dựng ở trung tâm các khu dân cư, thoáng mát, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Trường có tổng số 389 học sinh, chia thành 12 nhóm, lớp. Số trẻ ăn bán trú: 389/389 trẻ đạt 100% Tổng số CB, GV, NV: 41đồng chí. Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 32%. Cũng như các trường mầm non khác trong huyện trường tôi cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng của mình. Thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: - Năm học 2016-2017 được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trường đã đầu tư kinh phí bổ sung tương đối đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để trường phát triển được số cháu ở các độ tuổi tới lớp giúp nhà trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ năm học. - Tỷ lệ trẻ từ 2-5 tuổi theo đúng tuyến ra lớp đạt 80%- 85 %. Riêng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. - Tỷ lệ học sinh ra lớp ăn bán trú đạt 100%, bước đầu nhà trường đã tạo được niềm tin của phụ huynh. - Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ. Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên. Đoàn kết nội bộ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. b. Khó khăn: - Trường mới được thành lập và đi vào hoạt động, đội ngũ ban giám hiệu nhà trường còn ít ỏi kinh nghiệm quản lý nên chỉ đạo còn mang tính chung chung chưa khoa học. - Giáo viên trong nhà trường hầu hết vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ do đó nghệ thuật lên tiết còn hạn chế. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ,còn mơ hồ, lúng túng về phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Nội dung chương trình tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng trong nội dung chưa gắn kết tính đồng bộ, loogic. Các môn học còn đồng bộ, tách rời mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích cực chủ động ở trẻ.Giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ học tập, thăm quan, khám phá ở mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa có nhiều sáng tạo, còn mày mò, cứng nhắc. - Diện tích lớp học còn chật hẹp nên ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của trẻ. - Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo. - Kho học liệu về các tài liệu, bài tập, trò chơi vận động cho trẻ còn nghèo nàn chưa hệ thống. 3. Khảo sát thực tế: Từ mục đích là đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ để từ đó tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trẻ làm trung tâm nên tôi đã tiến hành khảo sát mức độ nhận thức về phương pháp, cách tổ chức các hoạt động của giáo viên và khả năng nhận thức của trẻ như sau: Xếp loại Tốt Khá Đạt yêu cầu. Số giáo viên 06 11 8 Tỷ lệ % 24 44 32 Đầu năm trường có tổng 366 trẻ. Tôi đã khảo sát số trẻ của từng lớp và có kết quả như sau. Tổng số học sinh Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển thẩm mỹ Phát triển TCQHXH 366 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Tổng 136 200 180 186 161 205 183 183 191 175 Tỷ lệ % 45 55 49 51 44 56 50 50 52 48 Qua khảo sát cho thấy số giáo viên có năng lực chuyên môn khá và tốt chưa cao. Nhìn chung đội ngũ giáo viên trường tôi được chia làm 3 nhóm Nhóm 1 là những giáo viên có trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng, chính quy, có thời gian công tác trong ngành lâu năm, họ thường có suy nghĩ, sáng tạo vững vàng về chuyên môn. Nhóm 2 là những giáo viên lâu năm, nắm vững chuyên môn nhưng chưa có nhiều sáng tạo, không có chí hướng phấn đấu. Nhóm 3 là những giáo viên trẻ mới ra trường được đào tạo toàn diện. Xong ngược lại về việc nắm vững các phương pháp chuyên môn cũng như nghệ thuật lên tiết, sáng tạo trong tiết dạy còn có nhiều hạn chế. Đứng trước thực trạng đội ngũ giáo viên như vậy ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành thực hiện cân đối, sắp xếp các giáo viên đứng lớp. Công việc này tưởng chừng như đơn giản dễ dàng, nhưng thực sự lại khó khăn phức tạp hơn nhiều. Nó buộc người cán bộ quản lý phải có tư duy logic khi sắp xếp để làm sao có thể dung hòa được các yếu tố trái chiều như: Mạnh – yếu; nóng nảy- điềm tĩnh; nhanh nhảu- chậm chạp. Sau khi cân nhắc tìm hiểu tôi đã lựa chọn hình thức sắp xếp phân công theo cặp đôi để giáo viên có thể dựa vào nhau cùng tiến bộ. Sau khi khảo sát giáo viên học sinh và có sự sắp xếp, phân công các giáo viên đứng lớp tôi đã đưa ra một vài biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm như sau. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Bác Hồ kính yêu dặn: “ Làm phải có kế hoạch, có từng bước. Việc gì cũng từ nhỏ đến to, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao”. Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngay từ đầu năm học sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Việc lập kế hoạch giúp tôi chủ động hơn trong công việc và thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ có hệ thống hơn. Không chỉ có vậy thông qua việc lập kế hoạch mà tôi và giáo viên có thể hỗ trợ cho nhau về các ý tưởng sáng tạo từ đó tạo điều kiện để giáo viên thực hiện, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Trước khi lập ra kế hoạch tôi căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục mầm non, điều kiện thực tế của trường lớp, địa phương, hứng thú nhu cầu của trẻ, sự phối kết hợp với phụ huynh và kinh nghiệm thế mạnh của giáo viên. Bên cạnh đó tôi luôn đặt cho mình câu hỏi: Kế hoạch đặt ra có cụ thể không ? Có phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên không? Có hợp lý về mặt thời gian không?...không chỉ vậy mà qua nghiên cứu tôi thấy rằng xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác định mục tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy khi xác định mục tiêubản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tố sau: - Khả năng nhận thức và vận dụng phương pháp của từng giáo viên.Khả năng tiếp thu kiến thức , nhu cầu học tập khám phá, sở thích của trẻ để có kết quả trên tôi lựa chọn từ việc theo dõi, thăm lớp dự giờ và đánh giá cô, trẻ hàng ngày, hàng tháng - Nội dung giáo dục theo từng độ tuổi: Tôi bám sát vào quyển mục tiêu giáo dục để xác định cho giáo viên biết kiến thức trẻ cần đạt và kế thừa từ kiến thức đó giúp trẻ sáng tạo, vận dụng vào trong thực tiễn. Ngoài ra tôi căn cứ vào cơ sở vật chất của nhà trường sự phối kết hợp với phụ huynh để xây dựng nên một chương trình giáo dục phù hợp với địa phương. - Việc viết mục tiêu tôi luôn hướng vào giáo viên và trẻ của trường mình nghĩa là giáo viên sẽ vận dụng được gì? Tổ chức các hoạt động ra sao?trẻ của trường tôi sẽ lĩnh hội được điều gì từ cô? Sẽ vận dụng kiến thức đó như thế nào? Do đó mục tiêu giáo dục cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa. Ví dụ: Lĩnh vực Mục tiêu giáo dục năm Thời gian thực hiện Mục tiêu giáo dục tháng Thời gian thực hiện Mục tiêu giáo dục ngày Thời gian thực hiện Phát triển nhận thức Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ đích Cả năm Quan sát phán đoán một số hiện tựơng tự nhiên đơn giản ( Trời sắp mưa, trời nắng to, bão) Tháng 5 ( chủ Nước mùa hè Bác Hồ) *Kiến thức Trẻ nhận biết được đặc điểm của hiện tượng tự nhiên. Trẻ biết bảo vệ bản thân trước những hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt. *Kỹ năng: Trẻ quan sát và phánđoán được các hiện tượng tự nhiên. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thântrước những nguy hiểm. Thứ ba hàng tuần trong giờ hoạt động chung và hoạt động ngoài trời. Dựa trên mục tiêu đã lập ra mà tôi đã xây dựng ra kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2016 – 2017 như sau: Kế hoạch năm học 2016 – 2017 Thời gian Nội dung Phân công Tháng 8 - Tham gia tập huấn, triển khai các nội dung PGD tổ chức bồi dưỡng hè cho giáo viên. - Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung về giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” - Chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm. - Chỉ đạo giáo viên trang trí tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp theo hướng mở kich thích trẻ tư duy và hoạt động. - Lựa chọn giáo viên, giao nhiệm vụ cho các lớp điểm cấp trường BGH-TTCM Tháng 9 - Bồi dưỡng giáo viên áp dụng một số phương pháp giáo dục tích cực: Montessori, bản đồ tư duy, thuyêt logic của Nhật Bản, thuyết đa trí thông minh trong giáo dục trẻ. - Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn, kiểm tra toàn diện cấp huyện, cấp trường. - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2016-2017 của các tổ chuyên môn, các nhóm lớp. - Triển khai hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn. - Xây dựng các lớp điểm, điểm từng chuyên đề, điểm từng bộ môn. - Tổ chức kiến tập cấp trường. Kiến tập chuyên đề vận động lấy trẻ làm trung tâm - Thực hiện thăm lớp dự giờ theo quy định. BGH-TTCM Tháng 10 - Triển khai kiến tập cấp trường. Kiến tập chuyên đề phát triển nhận thức lấy trẻ làm trung tâm. -Thực hiện thăm lớp dự giờ theo quy định. - Kiểm tra toàn diện giáo viên. - Tập hợp đăng ký các danh hiệu thi đua, đăng ký tiết hội giảng 20-11 - Bồi dưỡng cho các lớp điểm toàn diện, điểm chuyên đề. - Chỉ đạo hệ thống kho học liệu, TCVĐ, bài tập giúp trẻ trải nghiệm. BGH-TTCM Tháng 11 - Tổ chức tốt hội giảng 20.11. - Kiến tập tiết được giải cao trong hội thi. - Kiểm tra thường xuyên công tác soạn bài, chuẩn bị đồ dùng khi lên tiết. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. - Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên áp dụng một số phương pháp giáo dục tích cực: Montessori, bản đồ tư duy, thuyêt logic của Nhật Bản, thuyết đa trí thông minh trong giáo dục trẻ. BGH-TTCM Tháng 12 - Tổ chức kiến tập cấp trường. Kiến tập chuyên đề lĩnh vực thẩm mỹ lấy trẻ làm trung tâm. - Bồi dưỡng phương pháp, nghệ thuật lên tiết cho giáo viên tham dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. - Trẻ được thực hiện các hoạt động khám phá trải nghiệm đơn giản về thế giới xung quanh BGH-TTCM Tháng 1+2 - Kiến tập theo khối các tiết thi giáo viên giỏi. - Phát động phong trào trang trí lớp nhân dịp tết nguyên đán. - Phát động hội giảng mùa xuân. - Chấm duyệt SKKN cấp trường. - Trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trug tâm. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. - Tổ chức kiến tập cấp trường. Kiến tập chuyên đề phát triển nhận thức lấy trẻ làm trung tâm. - Kiểm tra việc ứng dụng kho học liệu lấy trẻ làm trung tâm. BGH-TTCM Tháng 3+4 - Tổ chức xem video các phương pháp dạy học tích cực. - Kiểm tra thi đua cuối năm. - Tổ chức kiến tập tại trường. Kiến tập văn học. - Kiểm tra quy chế chuyên môn. - Khảo sát đánh giá cô và trẻ. BGH-TTCM Tháng 5+ 6 Kiểm tra đánh giá chất lượng trẻ cuối năm. - Kiểm tra hồ sơ sổ sách của các lớp. - Hoàn thiện hồ sơ duyệt danh hiệu thi đua cấp trường. - Tổng kết năm học 2016-2017. - Xây dựng kế hoạch hoạt động hè 2017. BGH-TTCM Sau khi lập được kế hoạch cho từng tháng tôi đặt ra cho mình phương hướng và nhiệm vụ cần phải hoàn thành * Phương hướng, nhiệm vụ: - Bồi dưỡng giáo viên áp dụng một số phương pháp giáo dục tích cực: Montessori, bản đồ tư duy, thuyêt logic của Nhật Bản, thuyết đa trí thông minh trong giáo dục trẻ. - Thường xuyên kiểm tra báo trước và không báo trước, kiểm tra đột xuất quy chế chuyên môn của các nhóm lớp. - Kiểm tra phương pháp chuyên môn 06 giáo viên trong năm học. - Chỉ đạo 100% các nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN lấy trẻ làm trung tâm, thực hiện tốt các loại sổ sách của giáo viên, học sinh. Soạn bài đầy đủ đúng nội dung và bài soạn phải có trước một tuần, sách vở của trẻ thực hiện đầy đủ. - Tổ chức tốt sinh hoạt và thực hiện sinh hoạt tổ khối chuyên môn hiệu quả, chất lượng. - Tổ chức 01 tiết kiến tập cấp trường trong 1 tháng. Kiến tập các tiết đạt giải cao trong các hội thi và kiến tập các tiết khi đi kiến tập học hỏi các trường bạn. - Dự sinh hoạt chuyên môn các khối. Dự lên tiết trên trẻ trong mỗi lần sinh hoạt *Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này tôi đã xác định được những công việc cần làm trong một năm. Phân công rõ ràng các công việc cho từng lớp, từng giáo viên. Bản thân tôi cũng thấy tự tin hơn, chủ động hơn trong việc quản lý, chỉ đạo giáo viên hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất. 2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên áp dụng một số phương pháp giáo
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc.docx