Báo cáo Biện pháp hỗ trợ giáo viên tiểu học dạy học trong tình hình mới

Báo cáo Biện pháp hỗ trợ giáo viên tiểu học dạy học trong tình hình mới

* Đối với lớp 1, 2

So với trước đây học sinh lớp 1 không có 2 tuần để làm quen đầu năm-tuần để làm quen với trường lớp; xây dựng nề nếp lớp học; hình thành và rèn thói quen sử dụng các “lệnh” làm việc (quy ước các động hình, động lệnh của mỗi giáo viên với học sinh lớp mình để sử dụng trong dạy học thay cho khẩu lệnh).Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tích cực vào chất lượng dạy học sau này.Học sinh lớp 1 tuy được làm quen với chữ cái và chữ số, nhưng do PP của mỗi giáo viên mầm non khác nhau nên GV lớp 1 cần có thời gian để giúp các em với cách dạy học của mình.

Lớp 2, ở năm học trước (lớp 1) khi gần kết thúc năm học do anh hưởng của dịch bệnh phải kết thúc năm học sớm hơn nên một số học sinh chưa đủ thời gian để luyện tập, ôn tập, do vậy có ảnh hướng đến chất lượng học tập, đặc biệt là sau 4 thángnghỉ hè (từ đầu tháng 5 đến 15/9).

* Đối với lớp 5

Lớp 5, lớp cuối cấp tiểu học. Hoàn thành chương trình tiểu học các em vào lớp 6 THCS học theo Chương trình GDPT 2018. Học sinh 5 vừa phải học theo nội dung cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ GDĐT[2]vừa tích hợp để tiếp cận nội dung tiền đề cho học lớp 6 Chương trình GDPT 2018[3]. Chương trình học của những tuần cuối năm lớp 4 đã phải rút gọn, tinh giản do dịch bệnh Covid-19 nên việc hệ thống, luyện tập, ôn tập kiến thức cuối năm cho học sinh lớp 4 (nền tảng kiến thức cho lớp 5) chưa đạt yêu cầu cao. Năm học 2021-2022 HS lớp 5 đang học chương trình hiện hành bước sang năm học 2022-2023 lên lớp 6 -CTGDPT 2018, chương trình mới có sự thay đổi về PPDH, cách thức tổ chức dạy học của nhiều giáo viên (mỗi GV chỉ dạy 01 môn) nên học sinh phải được chuẩn bị để đón nhận sự thay đổi này.

 

docx 5 trang thanh tú 22 07/10/2022 6414
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp hỗ trợ giáo viên tiểu học dạy học trong tình hình mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2021-2022 ngành giáo dục Hà Tĩnh bắt đầu với sự đặc biệt nhất chưa từng có trong lịch sử của ngành giáo dục, đào tạo. Toàn tỉnh chỉ khai giảng tại một trường và truyền hình trực tiếp trên sóng của đài truyền hình tỉnh. Học sinh ở các đơn vị còn lại chào cờ ngày khai giảng-ngày ý nghĩa nhất của một năm học qua màn hình ti vi tại nhà. Hầu hết trường học bắt đầu năm học chậm hơn mọi năm/khung thời gian năm học 2 tuần học. 
Nội dung dạy học tập trung chủ yếu cho các môn nhiều tiết và là kiến thức cốt lõi các môn học đó. Thời lượng dạy học trong tuần chỉ là 20 tiết (TH), 24 tiết (THCS). Học sinh nghỉ giải lao giữa các tiết ngay tại lớp học, ở các nhà trường không có bất kỳ hoạt động tập thể nào.
1. Một số khó khăn 
Để đảm bảo công tác phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 được tốt và hoạt động dạy học vẫn diễn ra nên quá trình dạy - học có nhiều khó khăn đối với giáo viên, học sinh và cả gia đình học sinh.
- Đối với giáo viên
+ Điều chỉnh, sắp xếp lại kế hoạch dạy học các môn, hoạt động giáo dục trong một thời gian (tháng, kỳ, năm học) theo Công văn 3969 của Bộ GDĐT[1].
+ Lựa chọn, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với chương trình hiện hành, chương trình cốt lõi phù hợp với thời lượng, khung kế hoạch đặt ra, đối tượng học sinh, điều kiện, thiết bị dạy học của bản thân và học sinh.Theo dõi, đánh giá sau mỗi tiết học để điều chỉnh nội dung đảm bảo phù hợp đối tượng người học.
+ Lựa chọn, bổ sung những hình thức dạy học phù hợp để hỗ trợ học sinhtự học sau khi học trực tiếp tại trường.
+ Một số PP/KTDHTC khó, hoặc không tổ chức triển khai được như: Khăn trải bàn, nhóm 6 trở lên, phòng tranh, trải nghiệm, học qua di tích, di sản
+ Lượng kiến thức nhiều, thời gian dạy học ít nhưng phải dành thời gian để hướng dẫn, xây dựng nề nếp, tổ chức lớp học; yêu cầu hỗ trợ của các lực lượng khác (cha mẹ anh chị, ông bà) giúp học sinh luyện tập ôn bài, giám sát tự học.
+ Kiểm soát học sinh trong giờ giải lao tại lớp; giám sát phân luồng học sinh khi đi vệ sinh, ra về; nhắc nhở kiểm soát công tác phòng dịch
- Đối với học sinh
+ Tâm lý e ngại về dịch bệnh có thể đến với bản thân, hoặc người thân bất kỳ lúc nào.
+ Cơ bản các lớp không có thời gian để xây dựng nền nếp lớp học, hình thành kỹ năng các lệnh làm việc trong học tập, hoạt động giáo dục cũng như tổ chức lớp học.
+  Học trực tiếp 5 buổi cho một tuần học với những kiến thức cốt lõi; ít  thời gian luyện tập, thực hành,phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nâng cao năng lực cá biệt như buổi 2 trước đây, nên “nặng” đối với các em, đặc biệt đối với một số em “chậm” hơn. 
+ Do phải chỉ giải lao ngay tại lớp học làm cho các em bị gò bó gây nên bức bách với tuổi đang nhu cầu chạy nhảy, vận động nhiều.
+ Bên cạnh đó một số khối lớp lại có khó khăn riêng, cụ thể:
* Đối với lớp 1, 2
So với trước đây học sinh lớp 1 không có 2 tuần để làm quen đầu năm-tuần để làm quen với trường lớp; xây dựng nề nếp lớp học; hình thành và rèn thói quen sử dụng các “lệnh” làm việc (quy ước các động hình, động lệnh của mỗi giáo viên với học sinh lớp mình để sử dụng trong dạy học thay cho khẩu lệnh).Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần tích cực vào chất lượng dạy học sau này.Học sinh lớp 1 tuy được làm quen với chữ cái và chữ số, nhưng do PP của mỗi giáo viên mầm non khác nhau nên GV lớp 1 cần có thời gian để giúp các em với cách dạy học của mình. 
Lớp 2, ở năm học trước (lớp 1) khi gần kết thúc năm học do anh hưởng của dịch bệnh phải kết thúc năm học sớm hơn nên một số học sinh chưa đủ thời gian để luyện tập, ôn tập, do vậy có ảnh hướng đến chất lượng học tập, đặc biệt là sau 4 thángnghỉ hè (từ đầu tháng 5 đến 15/9).
* Đối với lớp 5
Lớp 5, lớp cuối cấp tiểu học. Hoàn thành chương trình tiểu học các em vào lớp 6 THCS học theo Chương trình GDPT 2018. Học sinh 5 vừa phải học theo nội dung cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ GDĐT[2]vừa tích hợp để tiếp cận nội dung tiền đề cho học lớp 6 Chương trình GDPT 2018[3]. Chương trình học của những tuần cuối năm lớp 4 đã phải rút gọn, tinh giản do dịch bệnh Covid-19 nên việc hệ thống, luyện tập, ôn tập kiến thức cuối năm cho học sinh lớp 4 (nền tảng kiến thức cho lớp 5) chưa đạt yêu cầu cao. Năm học 2021-2022 HS lớp 5 đang học chương trình hiện hành bước sang năm học 2022-2023 lên lớp 6 -CTGDPT 2018, chương trình mới có sự thay đổi về PPDH, cách thức tổ chức dạy học của nhiều giáo viên (mỗi GV chỉ dạy 01 môn) nên học sinh phải được chuẩn bị để đón nhận sự thay đổi này.
          - Đối với phụ huynh
          + Do các trường không tổ chức bán trú (học 5 buổi, mỗi trường đều chia học sinh ra học 2 ca) nên phụ huynh phải đưa đón học sinh hàng buổi nên khó khăn trong bố trí, sắp xếp.
          + Không học 2 buổi/ngày nên phải kiểm soát con em học ở nhà, đặc biệt là lớp 1,2 trong khi phải đi làm. 
          + Do học kiến thức cốt lõi nên các bậc phụ huynh (cha, mẹ, anh chị, ông bà) cần phải dành thời gian để hỗ trợ các các em thực hành, luyện tập, ôn tập tại nhà, đặc biệt là học đọc-viết âm, vần ở lớp 1.
          + Mua sắm và quản lý sử dụng thiết bị học trực tuyến, khi các con em học tập và tra cứu tài liệu, thông tin để con em không dùng vào mục đích khác.
          2. Một vài giải pháp cơ bản
          - Mỗi trường, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt và hướng dẫn học sinh thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo ban chỉ đạo các cấp tại trường, lớp học, gia đình, cộng đồng. 
          - Nghiên cứu nội dung, đánh giá đối tượng và phân tích điều kiện thiết bị dạy học của GV và HS có, thời gian dự định hoàn thành học kỳ, năm học để xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục.
          + Nhà trường cần định hướng và điều chỉnh kế hoạch thời gian hoạt động dạy học cho học kỳ, năm học.
          + Giáo viên và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học môn của khối/lớp theo kế hoạch thời gian của trường (HK I dự định kết thúc thời điểm nào, vậy còn bao nhiêu tuần để hoàn thành kiến thức cốt lõimỗi tuần cần bao nhiêu tiết Toán Tiếng Việt, Tiếng Anh dạy học trực tiếp).
          Xây dựng kế hoạch bài học: Dựa trên kiến thức cốt lõi tại công văn 3969 của Bộ và kết hợp Công văn 3799 (đối với lớp 5); đối tượng (mức độ nhận thức của mỗi học sinh trong lớp); điều kiện thiết bị dạy học, đồ dùng học tập của học sinh để xây kế hoạch bài học (kế hoạch bài học ở mỗi lớp trong cùng khối có thể khác nhau).
+Thời gian giải lao giữa các tiết học cần tổ chức trò chơi vui vẻ, vận động đơn giản, chia sẻ và giới thiệu sách tại lớp học giữa các tiết học tạo không khí thoải mái, thư giãn, gần gũi, thân thiện tại lớp (giúp giảm stresst). Bố trí sắp xếp môn học, hoạt động giáo dục khác xen giữa các môn học cốt lõi để giảm cường độ học tập cho học sinh.
- Dạy học trực tiếp kết hợp với các hình thức học khác:
+ Hướng dẫn học tự học tại nhà: Tư vấn, hướng dẫn phụ huynh tranh thủ thời gian kèm cặp, hỗ trợ các em luyện tập, ôn tập tại nhà. Giao bài và hướng dẫn các em học tập qua các hình thức: phiếu học tập, nhóm Zalo, Messenger, Olm.vn; Classpoint của học sinh lớp mình. Việc giao bài cần chú ý đảm bảo kiểm soát, đánh giá được nội dung thực hiện yêu cầu của GV khi giao bài tự học.
+ Hỗ trợ học, luyện tập, ôn tập trực tuyến: Giáo viên có thể tranh thủ thời gian không dạy trực tiếp (buổi chiều, tối) dạy học trực tuyến một số nội dung, môn học không cốt lõi; hướng dẫn cá nhân, nhóm HS thực hành, luyện tập, ôn tập bài học qua các ứng dụng từ Internet như: Zoom, K12, .
+ Cần chú trọng đánh giá thường xuyên, nắm chính xác mức độ nắmkiến thức bài học của từng học sinh để có giải pháp điều chỉnh kế học bài học tiếp theo;giáo viên cần linh hoạt điều chỉnh tăng, giảm nội dung dạy học khi phát hiện chưa phù hợp với từng em học sinh.
* Đối với lớp 1, tiếp tục dành thời gian để hình thành bằng được, nhuần nhuyễn các “Lệnh” làm việc để sử dụng thường xuyên, giảm hẳn khẩu lệnh trong dạy học. Tuyệt đối không bỏ qua sang dạy nội dung mới (âm, vần) khi 1 học sinh chưa đọc, viết được. Chú trọng hướng dẫn phụ huynh kèm đọc, viết tại nhà cho các em (cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở phụ huynh hỗ trợ nội dung này). 
Đối với lớp 2, sau dạy học cốt lõi cần chú trọng việc rà soát, hỗ trợ học sinh đọc còn đánh vần chậm, viết chậm sai nhiều lỗi.
Theo tinh thần đạo của Giám đốc Sở về “Test” để nắm tình hình học sinh lớp 2 sau 4 tuần thực học: Các trường cần lưu ý hướng dẫn giáo viên sử dụng linh hoạt các hình thức đánh giá để biết được mức độ kiến thức (đọc, viết, làm tính) của mỗi học sinh mà không nhất thiết phải làm bài kiểm tra viết gây nặng nề cho các em (không làm học sinh tự ti vì bản thân đang đọc, viết chậm). 
* Đối với lớp 5
Cùng với kiến thức cốt lõi chú ý tích hợp hợp lý kiến thức chuẩn bị cho HS vào lớp 6 học CTGDPT 2018 theo CV 3799 của Bộ (không đánh giá học sinh ở những nội dung tích hợp này).
Đổi mới hình thức, PPDH: GV cần tăng cường điều chỉnh và hướng dẫn HS lớp 5 PP tự học, tự làm việc với SGK tài liệu học tập; cách tiếp cận, truy cập tìm kiếm tài liệu để thuận lợi khi vào học lớp 6. Bên cạnh đó cần từng bước làm cho học sinh có thói viết nhanh hơn, thói quen tự ghi chép nội dung cần thiết cho bản thân mà không cần đến GV nhắc, đọc mới viết
- Một số kiến nghị
Để tạo điều kiện cho GVTH thực hiện tốt, có chất lượng dạy học trong tình hình mới, xin có mấy đề xuất:
+ Các Phòng GDĐT, Hiệu trường các trường tiểu học cần thực hiện đúng quy định của Bộ GDĐT về quy định các loại hồ sơ của giáo viên, tổ khối chuyên môn (Điều 21, Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT). Giảm tối đa các cuộc họp, sự vụ hành chính không cần thiết để dành thời gian cho GV nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học đảm bảo nội dung cốt lõi, phù hợp đối tượng mỗi học sinh trong lớp để mang lại hiệu quả.
+ Trong tình hình hiện tại, nhiều sân chơi trực tuyến(Trạng nguyên Tiếng Việt, Toán TIMO, đại sứ văn học đọc, giới thiệu sách) các trường chỉ giới thiệu cho HS, phụ huynh biết, động viên để các em tự nguyện tham gia theo năng lực, sở thích của các em, nhà trường tuyệt đối không đưa vào đánh giá giáo viên ở những nội dung này.
+ CBQL nhà trường cần nghiên cứu kỹ chương trình, nắm bắt tình hình chung, ở mỗi lớp học; đồng hành cùng giáo viên trong việc điều chỉnh, xây dựng kế hoạch dạy học. Tư vấn và tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên khi xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học hàng ngày để đảm bảo phù hợp từng đối tượng học sinh ở mỗi lớp, yêu cầu cần đạt của chương trình và kế hoạch thời gian năm học.
+ Mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm,tận tâm, bình tĩnh trong nhiệm vụ được giao; hiểu kỹ tinh thần chỉ đạo dạy học trong tình hình dịch covid-19 hiện nay của Bộ, Lãnh đạo Sở; nắm chắc đối tượng học sinh; tạo cho mình tâm thế thoải mái, có phương pháp thư giãn, không đưa áp lực lên lớp học; chú trọng đánh giá thường xuyên để biết mức độ nắm bàicủa mỗi học sinh làm cơ sở điều chỉnh nội dung, PPDH kịp thời sau mỗi bài học, tiết học; đảm bảo tất cả HS đều nắm được kiến thức và hoàn thành chương trình có chất lượng, đúng kế hoạch để ra. 
Đôi điều nhắn nhủ các bậc phụ huynh: Trong diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 và hoàn cảnh dạy học hiện tại các bậc phụ huynh luôn nhắc nhở con em tuân thủ 5K, chú ý sức khỏe học sinh trước khi đến lớp; dành thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ các em trong tự học và sử dụng mạng Internet; giám sát việc học, an toàn khi ở nhà
                                                   Lê Hữu Tân, Phòng GDPT-Sở GDĐT
[1]Công văn 3969/BGDĐT-GDTH ngày 13/9/2021 về điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT
[2]Công văn 3969/BGDĐT-GDTH ngày 13/9/2021 về điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT. 
[3]Công văn 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 (CV 1724/SGDĐT-GDPT ngày 09/9/2021 của Sở GDĐT).

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_ho_tro_giao_vien_tieu_hoc_day_hoc_trong_ti.docx