Báo cáo biện pháp Bồi dưỡng giáo viên về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng

Báo cáo biện pháp Bồi dưỡng giáo viên về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng

- Tập huấn, hướng dẫn giáo viên khảo sát đối tượng học sinh để giáo viên hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý học sinh; tình hình chất lượng học sinh, sở thích, nhu cầu, thói quen của học sinh trong lớp chủ nhiệm.

- Giáo viên căn cứ mục tiêu của nhà trường, xác định mục tiêu xuyên suốt năm học, chia nhỏ mục tiêu thực hiện trong từng học kỳ cụ thể phù hợp với lớp giảng dạy, với nhóm đối tượng học sinh. Giáo viên xây dựng kế hoạch động trải nghiệm để đạt mục tiêu đã đề ra, xác định các điều kiện đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch, dự kiến giao từng phần nội dung cho nhóm, tổ học sinh (Xây dựng kế hoạch thực hiện trong lớp, ngoài lớp; trong trường, ngoài trường ).

- Xây dựng mẫu kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại địa phương (hái chè) để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm.

 - Tổ chức cuộc thi cấp tổ về cách xây dựng kế hoạch trải nghiệm nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh, có đánh giá xếp loại và khen thưởng kịp thời.

 

doc 12 trang tuyettranh 7363
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Bồi dưỡng giáo viên về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BẢO THẮNG
TRƯỜNG TH SỐ 2 TẰNG LOỎNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tằng Loỏng, ngày 06 tháng 4 năm 2021
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
	 Tên sáng kiến: Bồi dưỡng giáo viên về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng.
Họ và tên: Trần Thị Hồng Minh
Mã số:..
1. Tình trạng, giải pháp đã biết
Trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng gồm có 26 CBGV, NV; có 16 lớp học với tổng số 397 học sinh. Nhiệm vụ năm học của nhà trường việc xây dựng cảnh quan trường lớp, chất lượng học sinh, trong đó rèn kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề đặt rất cần thiết. 
Nhà trường đã tổ chức những buổi rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng nội dung chưa phong phú, hiệu quả chưa cao.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Trang bị cho giáo viên phương pháp bồi dưỡng học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày của học sinh trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng.
Giáo viên tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2.2. Mô tả chi tiết nội dung giải pháp
Biện pháp 1: Bồi dưỡng về nhận thức, tư tưởng.
Bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức rõ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình đối với 
việc tổ chức rèn kỹ năng sống cho học sinh thong qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ về mục đích rèn kỹ năng sống cho học sinh; giúp cho giúp các em có những hiểu biết mới và biết cách vận dụng bài học vào thực tế. Vì vậy rèn kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp cho học sinh việc củng cố tri thức đã học, đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, về con người.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên để giáo viên thấy được qua hoạt động trải nghiệm rèn được những kĩ năng cho bản thân. Trên cơ sở đó giáo viên tuyên truyền và xây dựng các hoạt động để rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên
- Tập huấn, hướng dẫn giáo viên khảo sát đối tượng học sinh để giáo viên hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý học sinh; tình hình chất lượng học sinh, sở thích, nhu cầu, thói quen của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
- Giáo viên căn cứ mục tiêu của nhà trường, xác định mục tiêu xuyên suốt năm học, chia nhỏ mục tiêu thực hiện trong từng học kỳ cụ thể phù hợp với lớp giảng dạy, với nhóm đối tượng học sinh. Giáo viên xây dựng kế hoạch động trải nghiệm để đạt mục tiêu đã đề ra, xác định các điều kiện đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch, dự kiến giao từng phần nội dung cho nhóm, tổ học sinh (Xây dựng kế hoạch thực hiện trong lớp, ngoài lớp; trong trường, ngoài trường).
- Xây dựng mẫu kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại địa phương (hái chè) để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm.
 - Tổ chức cuộc thi cấp tổ về cách xây dựng kế hoạch trải nghiệm nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh, có đánh giá xếp loại và khen thưởng kịp thời.
 Biện pháp 3: Xây dựng chiến lược lâu dài
Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đọan 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 với định hướng chiến lược, trong đó hệ thống những giá trị cơ bản cần phải đạt được đó là :
Đoàn kết                        
Thân thiện
Chính trực                     
Tích cực, sáng tạo
Chia sẻ kinh nghiệm      
Khát vọng vươn lên
 Đây chính là những kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh. Làm logo có các giá trị cơ bản treo ở khu vui chơi, khu vực sân của trường để hàng ngày các em đều thấy, đọc được và làm theo.
Với mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch trải nghiệm nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh theo nhiệm vụ được giao. Có khu vực cho học sinh thực hành rèn kỹ năng sống theo thực tế.
Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ thông qua việc làm thực tế
Xây dựng các lớp điểm để giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành trải nghiệm và từ đó nhân rộng ra các khối, lớp khác về thực hành kỹ năng sống sao cho phù hợp với từng độ tuổi.
Tổ chức chuyên đề “ Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm” trong và ngoài nhà trường.
Học sinh trải nghiệm thể hiện kỹ năng sống
Hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh 
Thực hành các bước trồng và chăm sóc hoa
Thực hành các bước trồng và chăm sóc hoa
Tổ chức hội thi “Em là hướng dẫn viên du lịch” để các em có điều kiện tìm hiểu quê hương đất nước, địa phương và nhà trường, tập cách giới thiệu về địa phương và nhà trường với khách khi đến trường. Qua đó rèn kỹ năng mạnh dạn , tự tin, nói chuyện trước đám đông cho HS đồng thời cũng giúp các em học tốt hơn môn lịch sử địa phương mình và thói quen học bài.
Đội cờ đỏ: Hằng ngày các em có trách nhiệm nhắc nhở mọi người thực hiện hành vi ứng xử văn hóa, chấp hành an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Chấm điểm thi đua về các nề nếp trong nhà trường: Đi học đúng giờ, vệ sinh, tập thể dục, tác phong , ăn mặc, cách ứng xử hằng ngày, tham gia phong trào thi đua và hằng tuần cử thành viên đánh giá nề nếp dưới cờ đề nghị nhà trường khen thưởng.
Biện pháp 5. Tổ chức các buổi giao lưu với nội dung “Bồi dưỡng giáo viên về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh”.
Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm trong nhà trường giữa các tổ khối, giữa giáo viên có nhiều kinh nghiệm với giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế. Ví dụ: Cách trồng và chăm sóc hoa (Cách làm đất, gieo hạt, cách chăm phù hợp với từng loại hoa)
Thường xuyên tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, chia sẻ với các đơn vị trường học khác trong và ngoài huyện để nâng cao kỹ năng tổ chức rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức cho giáo viên, học sinh đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại địa phương, thành phố Lào Cai để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm trong hoạt động thực tế: trồng chè, nuôi cá, tìm hiểu di tích lịch sử Lào Cai.
HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH
HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH
HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN
Biện pháp 6: Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường.
Xây dựng quy chế khen thưởng ngay từ đầu năm học. Thực hiện khen thưởng kịp thời với những cá nhân, tập thể thực hiện có hiệu quả trong việc thực hiện rèn kỹ năng sống.
Viết tin, bài với những lớp thực hiện có hiệu quả trong việc thực hiện rèn kỹ năng sống để tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện rèn kỹ năng sống với nhiều hình thức.
2.3. Tính mới của sáng kiến
Giáo viên được bồi dưỡng về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm phát triển khả năng xây dựng kế hoạch phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em phát triển kỹ năng trong thực tế và trang bị cho học sinh nhiều kiến thức về kỹ năng sống để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày .
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh học gắn liền với thực tiễn. Học sinh được làm việc, liên hệ thực tế nhiều dựa theo nội dung bài học từ đó giúp học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực hiện việc làm cụ thể trong thực tiễn.
Đề tài này tôi nghiên cứu không chỉ áp dụng cho học sinh trường Tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng mà còn áp dụng cho các trường trong huyện.
Ngoài ra, bồi dưỡng giáo viên rèn kỹ năng sống cho học sinh có tác dụng mạnh mẽ nhằm phát triển đội ngũ trong nhà trường về mọi mặt, do đó đề tài tôi nghiên cứu được áp dụng trong năm học và những năm học tiếp theo.
4. Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến
Với đề tài nghiên cứu này tôi thấy việc bồi dưỡng giáo viên rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đã phát huy được tối đa vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong việc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động rèn kỹ năng sống. Đặc biệt giáo viên cũng thể hiện được kinh nghiệm của bản thân trong việc triển khai thực hiện (VD: Quy trình trồng và chăm sóc hoa, rau).
Học sinh làm chủ được các hoạt động của bản thân, tích cực, sáng tạo, có kinh nghiệm khi áp dụng kiến thức được học vào thực tế có hiệu quả ngay tại lớp, đặc biệt là kỹ năng trồng và chăm sóc rau, hoa. Với đề tài này đã nhân rộng được mô hình đối với tất cả các lớp trong toàn trường.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
NGƯỜI VIẾT
(ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Hồng Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_boi_duong_giao_vien_ve_viec_ren_ky_nang_so.doc