Bài thu hoạch về việc tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS về kiểm tra, đánh giá kết quả năm học

Bài thu hoạch về việc tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS về kiểm tra, đánh giá kết quả năm học

kiểm tra, đánh giá theo năng lực học sinh

Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Người giáo viên phải có kỹ năng hướng dẫn học sinh trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học và đặc biệt giáo viên cần chú trọng đánh giá năng lực học sinh. Giáo viên cần phải xác định nhiệm vụ của việc kiểm tra đánh giá đổi mới theo năng lực học sinh. Nghĩa là thay vì chú trọng việc đánh giá học sinh qua điểm thi cuối kỳ như trước đây thì việc đánh giá học sinh có sự thay đổi rõ rệt trong cả quá trình học là rất quan trọng. Cụ thể sẽ đánh giá các em qua cả năm học, qua năng lực tiếp thu bài, năng lực trả lời câu hỏi và năng lực thực hành của các em. Việc đánh giá không còn là một lượng bài trong một thời gian nhất định mà trong tất cả quá trình học, hoạt động học.Vậy để phát triển được năng lực của học sinh, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện đồng bộ với hoạt động dạy học. Do đó, khi xây dựng bài học, phải thiết kế được các hoạt động và phải áp dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh bộc lộ hiểu biết về vấn đề trong bài học.

 

doc 10 trang haihuy29 14/08/2023 5360
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch về việc tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS về kiểm tra, đánh giá kết quả năm học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
BÀI THU HOẠCH TẬP HUẤN 
TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẮNG
Họ và tên: Nguyễn Thị Cúc
TỔ NGỮ VĂN
BÀI THU HOẠCH 
VỀ VIỆC TẬP HUẤN CBQL, GV CẤP THCS VỀ 
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC
Vấn đề 1: Những nhiệm vụ và giải pháp giáo viên cần làm để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo năng lực học sinh
Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Người giáo viên phải có kỹ năng hướng dẫn học sinh trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học và đặc biệt giáo viên cần chú trọng đánh giá năng lực học sinh. Giáo viên cần phải xác định nhiệm vụ của việc kiểm tra đánh giá đổi mới theo năng lực học sinh. Nghĩa là thay vì chú trọng việc đánh giá học sinh qua điểm thi cuối kỳ như trước đây thì việc đánh giá học sinh có sự thay đổi rõ rệt trong cả quá trình học là rất quan trọng. Cụ thể sẽ đánh giá các em qua cả năm học, qua năng lực tiếp thu bài, năng lực trả lời câu hỏi và năng lực thực hành của các em. Việc đánh giá không còn là một lượng bài trong một thời gian nhất định mà trong tất cả quá trình học, hoạt động học.Vậy để phát triển được năng lực của học sinh, việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện đồng bộ với hoạt động dạy học. Do đó, khi xây dựng bài học, phải thiết kế được các hoạt động và phải áp dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để học sinh bộc lộ hiểu biết về vấn đề trong bài học. 
Các biện pháp để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh cụ thể như sau:
+ Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng bài học (thực hiện trong nhiều tiết học) phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
+ Với mỗi chủ đề bài học đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi, bài tập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi, bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá.
 + Tiến trình dạy học mỗi bài học được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh. Mỗi tiết học trên lớp chỉ có thể thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học.
 + Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá; Đánh giá qua hoạt động trên; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập, đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thục hành, thí nghiệm; Đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, clip) thay cho các bài kiểm tra hiện hành.
 + Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối năm học, đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, nhận xét góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá cha mẹ học sinh và cộng đồng, khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên kịp thời sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh có bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu cần thiết và hợp lí cho các em kiểm tra lại.
 + Thực hiện nghiêm túc việc xây đựng đề thi, kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm học theo ma trận đề.
Trên đây là nhiệm vụ và giải pháp mà mỗi giáo viên thực thụ phải truyền đạt kiến thức, cảm hứng học tập và chú trọng phát triển đánh giá năng lực toàn diện mỗi học sinh.
 Vấn đề 2: So sánh quy trình biên soạn ma trận và đề kiểm tra theo hình thức đánh giá kiến thức, kỹ năng với kiểm tra đánh giá theo năng lực
 Không có mâu thuẫn giữa đánh giá theo định hướng năng lực và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng mà đánh giá theo định hướng năng lực được coi là bước phát triển cao hơn của đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng chủ yếu thiên về đánh giá mức độ ghi nhớ, tiếp nhận, tái hiện, phát hiện kiến thức và rèn kỹ năng của người học. Còn đánh giá theo định hướng năng lực quan tâm nhiều đến sự tiến bộ và khả năng của học sinh được bộc lộ trong quá trình học tập; kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của các em và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học từ đó. Chú trọng việc chấm chữa bài kiểm tra.
 Kiểm tra đánh giá theo năng lực không lấy việc kiểm tra đánh giá theo kiến thức kỹ năng đã học làm trung tâm mà chú trọng khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng trong những tình huống khác nhau. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá từ ghi nhớ, tái hiện... sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Đánh giá theo định hướng năng lực chú ý đến các nội dung đánh giá mang tính tổng hợp, tích hợp hướng tới những câu hỏi gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống phù hợp với học sinh; giúp các em biết ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống; kết nối những vấn đề được học với thực tiễn cuộc sống (ngoài trường học). Việc kiểm tra đánh giá này hướng tới khả năng làm phong phú và mở rộng cuộc sống cá nhân của học sinh, kiểm soát những nội dung học tập để tham gia vào xã hội trên các mặt văn hóa, khoa học
 Kiểm tra đánh giá theo năng lực giúp học sinh có cơ hội bộc lộ quan điểm, chính kiến cá nhân, suy nghĩ khác nhau (vẫn nằm trong kiểm soát của giáo viên, không đi ngược giá trị chuẩn mực đạo đức và pháp luật) và cách cảm nhận cá nhân phát triển tư duy sáng tạo, từ đó biết cách tự học; giúp các em yêu thích, say mê học tập.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu tài liệu và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy quy trình biên soạn ma trận và đề kiểm tra theo hình thức đánh giá kiến thức, kỹ năng với kiểm tra đánh giá theo năng lực có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
Giống nhau: 
Đều gắn với nội dung chương trình môn học.
Đều phải hỗ trợ qua lại nhằm phát huy tối đa khả năng của người học.
Khác nhau: 
 Khác biệt cơ bản giữa kiểm tra đánh giá năng lực người học và kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:
Tiêu chí so sánh
 Kiểm tra đánh giá năng lực
 Kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng
1. Mục đích chủ yếu nhất
- Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
- Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.
- Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.
- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.
2. Ngữ cảnh đánh giá
Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của học sinh.
Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường.
3. Nội dung đánh giá
- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện).
- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.
- Năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề thực tiễn
- Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học.
- Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.
- Sự ghi nhớ , hiểu kiến thức
4. Công cụ   đánh giá
Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực.
5. Thời điểm đánh giá
Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.
Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.
6. Kết quả   đánh giá
- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.
- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.
- Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.
- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp
độ thấp
(cấp độ3)
Cấp 
độ cao
(cấp độ 4)
1.Văn học: Thơ hiện đại Việt Nam:
 Rằm tháng giêng
Chép thuộc lòng bài thơ. Nắm được nội dung văn bản.
Số câu: 1
Số điểm:2,0 Tỉ lệ: 20%
2. Tiếng Việt
+ Điệp ngữ
+ Từ Trái nghĩa
Nhận biết được điệp ngữ và dạng điệp ngữ
Xác định được từ trái nghĩa và nắm được tác dụng của nó
Số câu: 2
Tỉ lệ:30%
Số điểm:3,0
3. Tập làm văn:
Văn biểu cảm:
Tạo lập văn bản biểu cảm
Viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
Số câu:1 
Tỉ lệ:50%
Số điểm:5,0
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1
1.0
10%
2
4.0
40%
1
5,0
50%
4
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA
THỜI GIAN: 90 PHÚT 
Câu 1: ( 2.0đ) Chép thuộc lòng bài thơ Rằm tháng giêng và nêu nội dung của nó?
Câu 2: ( 1.0đ) Tìm điệp ngữ, cho biết dạng điệp ngữ trong khổ thơ sau:
	“ Cháu chiến đấu hôm nay
	Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
 Câu 3: ( 2.0đ) Xác định từ trái nghĩa trong câu sau và cho biết tác dụng của nó?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu 4: (5.0đ) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 2.0đ) 
Chép thuộc thơ ( 1.0 đ)
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, 
Xuân giang xuân thủy tieps xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Nội dung: (1.0 đ) Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 
Câu 2: ( 1.0đ) 
Điệp ngữ: Vì ( 0.5đ)
Dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng (0.5đ)
Câu 3: ( 2.0 đ)
Từ trái nghĩa: nổi >< chìm (1.0 đ)
Tác dụng: tạo hình tượng tương phản qua đó nhấn mạnh thân phận trôi nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. (1.0 đ)
Câu 4: (5.0đ)
 * Về hình thức ( 1.0 đ)
 - Viết đúng thể loại: Biểu cảm.
 - Bài viết phải có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Văn phong mạch lạc, trong sáng 
 - Từ ngữ chính xác, giàu hình ảnh và biểu cảm cao.
 * Về nội dung (4.0 đ)
Mở bài: Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tác phẩm thơ Cảnh khuya
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. 
Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.
Thân bài:
Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Phân tích nội dung và nghệ thuật của 2 câu thơ đầu: Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc
+ Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người.
+ Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
+ Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối
Phân tích nội dung và nghệ thuật của 2 câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng
 Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ đồng thời mở ra hai nét tâm trạng của tác giả: chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
*** Lưu ý: Trên đây là những gợi ý mang tính chất định hướng, khi chấm, giáo viên cần căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. Khuyến khích sự sáng tạo của các em.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_ve_viec_tap_huan_can_bo_quan_ly_giao_vien_cap.doc