Vận dụng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học qua chủ đề “các công cụ trợ giúp soạn thảo”, Tin học 10

Vận dụng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học qua chủ đề “các công cụ trợ giúp soạn thảo”, Tin học 10

Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.[4]

Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học qua chủ đề “ Các công cụ trợ giúp soạn thảo”, tin học 10” nhằm giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể rèn luyện cho mình có thói quen tự học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người,kết quả học tập sẽ nâng lên gấp bội.

 

doc 25 trang thuychi01 7366
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học qua chủ đề “các công cụ trợ giúp soạn thảo”, Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC QUA CHỦ ĐỀ “CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO”, TIN HỌC 10
Người thực hiện: Ngô Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2019MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên	
ND:	Nội dung
NB:	Nhận biết
TH:	Thông hiểu
VDT:	Vận dụng thấp
VDC: 	Vận dụng cao
TN:	Trắc nghiệm 
TL:	Tự luận.
ĐT:	Định tính
CTGDPT:	Chương trình giáo dục phổ thông.
THPT:	Trung học phổ thông.
HĐ:	Hoạt động
SGK:	Sách giáo khoa.
I. MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.[4] Trong trang này, từ đầuvận dụng kiến thức được tham khảo từ TLTK số 4
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học qua chủ đề “ Các công cụ trợ giúp soạn thảo”, tin học 10” nhằm giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể rèn luyện cho mình có thói quen tự học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người,kết quả học tập sẽ nâng lên gấp bội. 
 1.2 Mục đích nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích:
- Tự giám sát việc thực hiện mục tiêu dạy học, kết quả sử dụng phương pháp dạy học, hình thức và thiết bị dạy học.
- Điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Giúp HS thấy rõ năng lực học tập của bản thân để phấn đấu và kịp thời rút kinh nghiệm cho việc học tập của mình. 
- Được động viên khuyến khích HS phấn khởi, tích cực trong học tập. [5] Trong trang này, từ “ tự giám sáttích cực trong học tập” được tham khảo từ TLTK số 5
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên.
 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình Tin học 10;
- Học sinh khối 10 năm học 2018 - 2019 tại trường THPT Yên Định 1
 1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1
- Tham khảo các tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên tin học, sách bài tập, các tài liệu bồi dưỡng quản lí và cán bộ giáo viên về dạy học kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh theo định hướng năng lực, tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn tin học.
- Tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp;
- Lấy các ý kiến từ phía học sinh;
- Kết hợp vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp;
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy có vận dụng sáng kiến để có những điều chỉnh hợp lí.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Đổi mới trong phương pháp dạy học là điều cốt lõi nhất. Trong đó phương pháp tự học giúp rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.[4] Trang này từ đầu  sự hướng dẫn của giáo viên được tham khảo từ TLTK số 4
Ngoài ra, trong nhà trường phương pháp học tập hợp tác ở cấp nhóm để làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Hoạt động nhóm làm cho từng thành viên bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình mà không có hiện tượng ỷ lại, tính cách năng lực của từng thành viên được bộc lộ, tăng tính tự tin.
 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế dạy học tin học ở trường THPT các năm qua, tôi thấy phần lớn học sinh lớp 10 tiếp thu bài học một cách rất thụ động, các em thường không chuẩn bị bài trước ở nhà, ít học sinh chịu học bài cũ (vì nghĩ soạn thảo văn bản Word là chỉ cần gõ văn bản). Hầu như các em chỉ quan sát giáo viên làm rồi làm theo mà các em không biết, không hiểu tại sao phải làm như vậy. Tuy nhiên cũng có một số ít học sinh có điều kiện thực hành đầy đủ và yêu thích môn học tiếp thu và hiểu bài tốt.
 2.3 Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
	Dưới đây là đề xuất về các bước tiến hành tổ chức hoạt động theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học dựa trên CTGDPT môn tin học:
Bước 1. Lựa chọn nội dung chủ đề học tập
Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học lớp 10, chủ đề “ CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO" gồm 3 tiết gồm các nội dung như sau:
Bài 18 (1 tiết): Các công cụ trợ giúp soạn thảo;
Bài tập và thực hành 8(2 tiết)
Để thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, có thể thiết kế nội dung dạy học của chủ đề này thành 01 bài học như sau:
	- Tên bài học: Các công cụ trợ giúp soạn thảo.
	- Vấn đề cần giải quyết trong bài học này là "Để tìm kiếm hoặc thay thế một nội dung nào đó của văn bản có nhiều trang ta làm thế nào?Hay trong văn bản có một số cụm từ lặp đi lặp lại nhiều lần, muốn tăng tốc độ soạn thảo thì người dùng thường làm thế nào?”
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
Hiểu ý nghĩa và biết cách dùng hai công cụ trợ giúp soạn thảo : Tìm kiếm và thay thế.
Hiểu được ý nghĩa của chức năng tự động sửa (AutoCorrect) trong Word.
b) Kỹ năng
Biết sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế vào công việc soạn thảo.
Có thể lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ văn bản.
c) Thái độ
Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
Có tác phong của nhà khoa học.
d) Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp
Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn.
Năng lực làm việc cộng tác 
Năng lực trình bày thông tin.
Năng lực thực hành: các thao tác và an toàn khi thực hành với máy tính.
Bước 3. Kết quả đầu ra
Bảng 3.1. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bài 18 “Các công cụ trợ giúp soạn thảo”
Nội dung
Câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Tìm kiếm
Câu hỏi/ bài tập định tính
(TN/TL)
HS nêu được ý nghĩa của thao tác tìm kiếm
HS mô tả được các bước của thao tác tìm kiếm
HS chỉ ra được những tình huống thực tiễn, dẫn đến việc cần tìm kiếm
Bài tập Định lượng
Bài tập thực hành
HS biết chọn (nhận dạng) đúng tên lệnh trên menu để tìm kiếm
HS biết chọn đúng các tên lệnh trên menu để tìm kiếm theo thông tin có sẵn
HS các tên lệnh trên menu để tìm kiếm ở mức cao hơn
2. Thay thế
Câu hỏi/ bài tập định tính
(TN/TL)
HS nêu được ý nghĩa của thao tác thay thế
HS mô tả được các bước của thao tác thay thế
HS chỉ ra được được những tình huống thực tiễn, dẫn đến việc cần thay thế
Bài tập định lượng
.
Bài tập thực hành
HS biết chọn (nhận dạng) đúng các tên lệnh trên menu để thay thế
HS biết chọn đúng các tên lệnh trên menu để thay thế theo thông tin có sẵn
HS biết chọn đúng các tên lệnh trên menu để thay thế ở mức cao hơn 
3. Gõ tắt và sửa lỗi
Câu hỏi/ bài tập định tính
(TN/TL)
HS nêu được ý nghĩa của thao tác gõ tắt, sửa lỗi
HS mô tả được các bước của thao tác gõ tắt, sửa lỗi
HS nhận biết được những tình huống thực tiễn đòi hỏi phải gõ tắt, sửa lỗi.
Bài tập 
Định lượng
Bài tập thực hành
HS biết chọn (nhận dạng) đúng các tên lệnh trên menu đê thực hiện gõ tắt hay sửa lỗi 
HS chọn đúng biểu tượng các tên lệnh trên menu để gõ tắt hoặc sửa lỗi theo chỉ dẫn có sẵn
HS biết phân tích nội dung soạn thảo để chọn đúng tên lệnh trên menu để gõ tắt hay sửa lỗi.
 Bước 4. Xây dựng các câu hỏi kiểm tra, đánh giá
4.1. Ma trận câu hỏi 
Nội dung
Câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Tìm kiếm
Câu hỏi/ bài tập định tính
ND1.ĐT.NB.*
ND1.ĐT.TH.*
ND1.ĐT.VDT.*
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
ND1.TH.TH.*
ND1.TH.VDT.*
ND1.TH.VDC.*
2. Thay thế
Câu hỏi/ bài tập định tính
ND2.ĐT.NB.*
ND2.ĐT.TH.*
ND2.ĐT.VDT.*
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
ND2.TH.TH.*
ND2.TH.VDT.*
ND2.TH.VDC.*
3. Gõ tắt và sửa lỗi
Câu hỏi/ bài tập định tính
ND3.ĐT.NB.*
ND3.ĐT.TH.*
ND3.ĐT.VDT.*
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
ND3.TH.TH.*
ND3.TH.VDT.*
ND3.TH.VDT.*
Bước 5: Biên soạn câu hỏi, bài tập 
Việc biên soạn các câu hỏi, bài tập là cụ thể hóa Bảng tham chiếu các mức yêu cầu của kiểm tra, đánh giá (Bảng 3.1) và Ma trận câu hỏi (4.1) .
Với quan điểm khai thác tối đa nguồn học liệu sách giáo khoa tin học lớp 10 ,Sách bài tập tin học lớp 10, hầu hết các câu hỏi/ bài tập được chúng tôi sử dụng, phát triển từ hai tài liệu chính này. Các câu hỏi, bài tập theo bảng ma trận câu hỏi trên đây khá dài nên sẽ được trình bày thành sau bước 6 .
Bước 6. Thiết kế tiến trình dạy học
 6.1. Khung tiến trình dạy học 
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động học tập của HS
Thời gian (Phút)
Khởi động
N1. Tình huống xuất phát
N1.HĐ1: Tạo động cơ xuất phát
10
Hình thành kiến thức
N2: Thao tác: Tìm kiếm
N2.HĐ1. Giới thiệu thao tác tìm kiếm
N2.HĐ2. Nhận dạng và thể hiện thao tác tìm kiếm
15
N3: Thao tác: Thay thế
N3.HĐ1. Giới thiệu thao tác thay thế
N3.HĐ2. Nhận dạng và thể hiện thao tác thay thế
15
N4: Thao tác: một số tùy chọn trong tìm kiếm và thay thế
N4.HĐ1. Giới thiệu thao tác tìm kiếm và thay thế ở mức cao hơn
N4.HĐ2. Nhận dạng và thể hiện thao tác tìm kiếm và thay thế ở mức cao hơn.
5
N5: Thao tác: Gõ tắt
N5.HĐ1. Giới thiệu thao tác gõ tắt
N5.HĐ2. Nhận dạng và thể hiện thao tác gõ tắt
10
N6: Thao tác: sửa lỗi
N6.HĐ1. Giới thiệu thao tác sửa lỗi
N6.HĐ2. Nhận dạng và thể hiện thao tác sửa lỗi
10
Luyện tập
N7:Thực hành những nội dung đã được học theo hướng dẫn của GV.
N7: Chuẩn bị cho tiết bài tập thực hành số 8.
60
Vận dụng 
N8:Hướng dẫn thực hiện hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng ở nhà
Nghiên cứu tài liệu và thực hành ở nhà
10
 6.2. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học 
 1. Hoạt động Khởi động
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu sử dụng công cụ tìm kiếm, thay thế, gõ tắt, sửa lỗi.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu mong muốn được học thêm cách tìm kiếm, thay thế, gõ tắt, sửa lỗi trong soạn thảo văn bản.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Chiếu bài thơ “ Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa cho cả lớp theo dõi.
- Tổ chức hoạt động nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
? Nhận xét bài thơ có bao nhiêu từ “ Hạt gạo làng ta” được lặp lại. Vậy có cách nào giúp ta gõ nhanh hơn không?
- Giả sử cô đưa cho các em một tập văn bản word khoảng 50 trang. Trong đó, cô cần tìm cụm từ “ Hạt gạo” đã bị đánh sai thành cụm từ “ Hạt lúa” được lặp đi lặp lại khoảng 100 lần. Các em có thể giúp cô tìm và sửa các lỗi trên?
- Với cách tìm thông thường đó nó có nhược điểm gì không?
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
- Liệu chúng ta có cách nào làm nhanh hơn hay không?
Để trả lời câu hỏi đó cô và các em cùng tìm hiểu qua bài 18:Các công cụ trợ giúp soạn thảo.
- Quan sát, HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
- Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- “ Hạt gạo làng ta” được lặp lại 5 lần. Để gõ nhanh chúng ta copy lại và dán lại.
- Ta sẽ dò kĩ từng dòng một, từ trên xuống dưới, tìm các từ “ Hạt lúa”sửa lại thành “ Hạt gạo”.
- Mất nhiều thời gian, có thể bỏ sót nội dung tìm kiếm hoặc thay thế.
2. Hình thành kiến thức
2.1. Tìm kiếm và thay thế
 (1) Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa và cách thức để thực hiện các thao tác Tìm kiếm và thay thế áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Kết quả: Học sinh biết cách thao tác tìm kiếm và thay thế.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu thao tác tìm kiếm.
- Giáo viên minh họa các bước trên Word cho học sinh thấy thông qua việc tìm kiếm “Hạt gạo” trong bài thơ chuẩn bị sẵn “Hạt gạo làng ta”.
- Chia lớp thành 4 nhóm trả lời 2 câu hỏi sau:
Nhóm 1,2: Nghiên cứu SGK và quan sát giáo viên thực hành nêu các bước
 để tìm kiếm một từ hoặc cụm từ?
Nhóm 3,4 : Đưa phiếu học tập là hộp thoại Find and Replace , nêu các bước cần tìm từ “Hôm nao” trong bài thơ “ Hạt gạo làng ta”
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Trình chiếu lại các bước cần thực hiện tìm kiếm.
- Bước 1: Chọn lệnh Edit → Find hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +F. Hộp thoại Find and Replace xuất hiện.
- Bước 2: Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào ô Find What (tìm gì).
- Bước 3: Nháy chuột vào nút Find Next (tìm tiếp).
+ Nháy nút Cancel nếu muốn hủy bỏ hoặc đóng hộp thoại.
GV làm mẫu thêm cho HS thấy việc tìm kiếm thành công và không thành công các thông báo như thế nào.
Lưu ý: 
- Nếu muốn tìm tất cả thì đánh dấu tích vào ô Highlight all items found in và nháy vào Find All.
- Quan sát bài thơ và các thao tác GV thực hiện.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
- Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
Quan sát giao diện và ghi:
Giới thiệu thao tác thay thế.
- Giáo viên minh họa cho học sinh trên Word thông qua bài thơ trên thay thế từ “Hạt gạo” bằng từ “Hạt lúa”.
- Chia lớp thành 4 nhóm trả lời 2 câu hỏi sau:
Nhóm 1,2: Nghiên cứu SGK và quan sát giáo viên thực hành nêu các bước
 để thay thế một từ hay cụm từ bằng một từ hay cụm từ khác?
Nhóm 3,4 : Đưa phiếu học tập là hộp thoại Find and Replace , Nêu các bước cần thay thế từ “làng ta” bẳng “làng em”.
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Trình chiếu lại các bước cần thực hiện thay thế.
- Bước 1: Chọn lệnh Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +H. Hộp thoại Find and Replace xuất hiện.
- Bước 2: Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào ô Find What (tìm gì).
Gõ cụm từ thay thế vào ô Replace With (thay thế bằng).
- Bước 3: Nháy chuột vào nút Find Next (tìm tiếp).
 - Bước 4: Nháy chuột vào Replace nếu muốn thay thế từng cụm từ và Replace All nếu muốn thay thế toàn bộ.
- Bước 5: Nháy chuột vào nút Close để hủy việc thay thế hoặc nháy chuột vào biểu tượng.
- Để tìm hiểu thêm GV có thể đặt một số câu hỏi:
+ Theo các em thì khi nào ta nên chọn Replace và khi nào thì chọn Replace All?
+ Khi lỡ nhấn Replace All mà bị sai thì ta làm thế nào?
Lưu ý:
- Tìm kiếm và thay thế trong Word hoàn toàn hỗ trợ tiếng Việt.
- Sau khi thay thế , máy sẽ thông báo số từ được thay thế. Điều này cực kỳ hữu ích nếu văn bản có nhiều trang và ta cần phải thay thế hay tìm từ hay cụm từ nào đó.
- Hộp thoại tìm kiếm và thay thế hoàn toàn có thể chuyển qua lại bằng cách nhấn vào các thẻ tương ứng.
- Quan sát bài thơ và các thao tác GV thực hiện.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
- Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
Quan sát giao diện và ghi:
- Chỉ nên dùng Replace All khi đã chắc chắn tất cả các thay thế là đúng (để biết tất cả có đúng chưa ta dùng Find All).
- Ta có thể dùng lệnh Undo hoặc Ctrl +Z để quay lại những bước vừa làm trước đó.
Giới thiệu một số tùy chọn trong tìm kiếm và thay thế.
Nháy chuột lên nút để thiết đặt một số tuỳ chọn thường dùng như:
· Match case: Phân biệt chữ hoa, chữ thường.
VD: tìm từ “Hạt gạo” sẽ khác với “hạt gạo”.
· Find whole words only: Từ cần tìm là một từ nguyên vẹn. 
VD: tìm từ “ho” thì những từ như hoa...sẽ không được tìm.
- Đối với mỗi tùy chọn giáo viên làm mẫu để học sinh thấy kết quả.
Lưu ý: Khi muốn hộp thoại trở về hình dạng ban đầu thì nháy vào nút Less.
Quan sát giao diện và ghi:
- Chú ý quan sát sự ảnh hưởng của từng động tác làm của giáo viên.
Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho ví dụ: 
Hanh
Anh
Oanh
Thanh
ANH
Danh
Sanh
Đanh
anh
Các nhóm thảo luận và trình bày?
Nhóm1: Tìm từ anh cho kết quả gì?
Nhóm2: Tìm từ anh phân biệt chữ hoa chữ thường cho kết quả gì?
Nhóm 3: Tìm từ anh là từ nguyên vẹn cho kết quả gì?
Nhóm 4: Tìm từ anh phân biệt chữ hoa chữ thường và nguyên vẹn cho kết quả gì?
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
- Quan sát ví dụ.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình.
- Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Nhóm 1: tất cả
- Nhóm 2: Hanh, oanh, thanh, danh, sanh, đanh, anh
- Nhóm 3: Anh, ANH. anh
- Nhóm 4: anh
2.2. Gõ tắt và sửa lỗi.
(1) Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa, các bước để gõ tắt và sửa lỗi trong Word để áp dụng thực tiễn cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học
(3

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_to_chuc_hoat_dong_hoc_theo_nhom_va_huong_dan_hoc_si.doc