Vận dụng lý thuyết Graph để rèn luyện kỹ năng tóm tắt đề bài toán Hóa Học trong dạy và học Hóa học chương NiTơ lớp 11 THPT

Vận dụng lý thuyết Graph để rèn luyện kỹ năng tóm tắt đề bài toán Hóa Học trong dạy và học Hóa học chương NiTơ lớp 11 THPT

Các kết quả nghiên cứu về lí luận dạy học cũng như thực tiễn dạy học phổ thông những năm qua đã khẳng định chỉ có phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh giúp học sinh biết cách học, cách tự học thì quá trình học của các em mới đạt được kết quả tốt.

Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không chỉ là định hướng mà còn đòi hỏi cần nghiên cứu xác định nguyên tắc, quy trình vận dụng của những phương pháp dạy học tích cực. Việc kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương pháp dạy học đặc thù như phương pháp mô hình hóa, phương pháp vận dụng lý thuyết Graph là một giải pháp tốt.

Graph là một chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học khác nhau như: khoa học kỹ thuật, kinh tế học Bởi vì Graph toán học là phương pháp khoa học có tính khái quát cao, tính trực quan cụ thể, có thể mô hình hóa cấu trúc hoạt động bằng Graph, mã hóa các mối quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Chương Nitơ lớp 11 là một phần có nhiều kiến thức khó, bài tập của phần này rất đa dạng, phong phú và chiếm một tỉ lệ cao trong các đề thi học sinh giỏi THPTQG những năm gần đây. Do đó để giúp các em giải tốt bài tập phần này, phát triển tư duy, khả năng suy luận, tính sáng tạo thì cần có bước tóm tắt đề bài toán, giúp học sinh biết vận dụng sơ đồ tóm tắt để có thể đưa ra hướng giải nhanh nhất, phù hợp nhất. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài

" Vận dụng lý thuyết Graph để rèn luyện kỹ năng tóm tắt đề bài toán Hóa Học trong dạy và học Hóa học chương NiTơ lớp 11 THPT”

 

doc 22 trang thuychi01 11696
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng lý thuyết Graph để rèn luyện kỹ năng tóm tắt đề bài toán Hóa Học trong dạy và học Hóa học chương NiTơ lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:.................................................................................... 	Trang
 I.1. Lí do chọn đề tài	2
 I.2. Mục đích nghiên cứu đề tài	2
 I.3. Đối tượng nghiên cứu	2
 I.4. phương pháp nghiên cứu	3
 I.5. Những điểm mới của SKKN 	3
PHẦN II: NỘI DUNG
 II.1 Cơ sở lý luận....................................................................................................3
 II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN	4
 II..3.VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GRAPH ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÓM TẮT ĐỀ BÀI TOÁN HÓA HỌC CHƯƠNG NITƠ LỚP 11:..................................................5 
II.3.1. Quy trình lập Graph giải của bài toán.............................................................5 
II.3.2. Xây dựng các Graph đề bài toán hóa học chương nitơ lớp 11 ........................6 
 II.3.2.1.1. Bài toán về tính oxi hóa – khử của nitơ........................................................6 
II.3.2.1.2 Bài toán về nhiệt phân muối nitrat..............................................................11 
II.3.2.1.3. Bài toán về P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm..........................................13 
II.3.3.Nhóm cacbon 
II.4.. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:...................................................................................16 
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................................17 
I. MỞ ĐẦU
I. 1. Lý do chọn đề tài 
Các kết quả nghiên cứu về lí luận dạy học cũng như thực tiễn dạy học phổ thông những năm qua đã khẳng định chỉ có phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh giúp học sinh biết cách học, cách tự học thì quá trình học của các em mới đạt được kết quả tốt.
Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không chỉ là định hướng mà còn đòi hỏi cần nghiên cứu xác định nguyên tắc, quy trình vận dụng của những phương pháp dạy học tích cực. Việc kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương pháp dạy học đặc thù như phương pháp mô hình hóa, phương pháp vận dụng lý thuyết Graph là một giải pháp tốt.
Graph là một chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học khác nhau như: khoa học kỹ thuật, kinh tế học¼ Bởi vì Graph toán học là phương pháp khoa học có tính khái quát cao, tính trực quan cụ thể, có thể mô hình hóa cấu trúc hoạt động bằng Graph, mã hóa các mối quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Chương Nitơ lớp 11 là một phần có nhiều kiến thức khó, bài tập của phần này rất đa dạng, phong phú và chiếm một tỉ lệ cao trong các đề thi học sinh giỏi THPTQG những năm gần đây. Do đó để giúp các em giải tốt bài tập phần này, phát triển tư duy, khả năng suy luận, tính sáng tạo thì cần có bước tóm tắt đề bài toán, giúp học sinh biết vận dụng sơ đồ tóm tắt để có thể đưa ra hướng giải nhanh nhất, phù hợp nhất. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài 
" Vận dụng lý thuyết Graph để rèn luyện kỹ năng tóm tắt đề bài toán Hóa Học trong dạy và học Hóa học chương NiTơ lớp 11 THPT”
I. 2. Mục đích nghiên cứu
 Vận dụng lý thuyết Graph để rèn luyện kĩ năng tóm tắt đầu bài toán hóa học trong dạy học hóa học nhằm: 
Nâng cao khả năng sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường THPT cho giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy. 
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tóm tắt bài toán, từ đó tìm ra được hướng giải bài toán một cách hợp lí nhất, nhanh nhất.
Hình thành cho học sinh khả năng phát hiện được cái bản chất, cốt lõi của vấn đề, phát triển tư duy logic, từ đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng các Graph đề bài toán để rèn luyện kĩ năng tóm tắt đề bài toán trong dạy và học hóa học Chương Nitơ lớp 11
Phạm vi nghiên cứu 
Các bài tập liên quan đến Chương Nitơ lớp 11
I.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu lí luận về nhận thức, về tư duy.
Nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học.
Phân tích tổng hợp
Phân loại và hệ thống hóa
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra tình hình sử dụng bài tập trong dạy học hóa học.
Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên về việc vận dụng lý thuyết Graph để tóm tắt đề bài toán
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Học sinh chỉ cần xây dựng các đỉnh sau đó nối các đỉnh lại với nhau ta được sơ đồ bài toán
 Áp dụng các định luật để giải nhanh các bài tập phù hợp với thi trắc nghiệm
II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
Việt Nam từ năm 1971, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên nghiên cứu chuyển hóa Graph toán học thành Graph dạy học và đã công bố nhiều công trình trong lĩnh vực này. Trong các công trình đó, giáo sư đã nghiên cứu những ứng dụng cơ bản của lý thuyết Graph trong khoa học giáo dục, đặc biệt trong giảng dạy hóa học. Sau đó cũng đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực này. 
Năm 1980, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: "Áp dụng phương pháp Graph và algorit hóa để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống về lập công thức hóa học ở trường phổ thông". 
Năm 1983, Nguyễn Đình Bào nghiên cứu sử dụng Graph để hướng dẫn ôn tập môn toán, Nguyễn Anh Châu đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ Graph để hệ thống hóa kiến thức mà học sinh đã học trong một chương hoặc trong một chương trình nhằm thiết lập mối liên hệ các phần kiến thức đã học, giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn. 
Năm 1984, Phạm Văn Tư đã nghiên cứu đề tài "Dùng Graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nitơ- Photpho ở lớp 11 trường phổ thông trung học". Với thành công của ông, lý thuyết Graph đã được vận dụng như một phương pháp dạy học hóa học thực sự có hiệu quả. 
Trong lĩnh vực dạy sinh học ở trường phổ thông, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên ứng dụng lý thuyết Graph trong dạy học giải phẫu- Sinh lý người (2005). 
Phạm Thị My (2000) nghiên cứu "Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở THPT". 
Nguyễn Thị Ban: "Sử dụng Graph để dạy những bài về từ và tiếng việt ở THCS", "Sử dụng Graph vào việc phân tích mối quan hệ nghĩa giữa các câu trong đoạn văn". 
Phạm Minh Tâm với: "Sử dụng Graph vào dạy học địa lý lớp 12THPT". Nguyễn Mạnh Chung: "Sử dụng Graph vào dạy học địa lý lớp 12 THPT". 
Phạm Thị Kim: "Sử dụng Graph để dạy những bài về câu và văn bản ở chương trình lớp 10- THPT- SGK thí điểm năm 2003". 
Như vậy , chúng ta thấy việc vận dụng lý thuyết Graph vào quá trình dạy học ở nước ta đã bước đầu được quan tâm và ngày càng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà sư phạm cùng đông đảo các thầy cô giáo. 
Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu tổng quan về lý thuyết Graph. 
Nghiên cứu quy trình xây dựng Graph và ứng dụng vào việc xây dựng các Graph đề bài toán hóa học. 
II .2. Thực trạng
II. 2.1. Thuận lợi –khó khăn
II. 2.1.1. Thuận lợi 
- Đối với học sinh THPT, các em cũng đã trưởng thành nên ý thức, động cơ học tập tương đối cao.
- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, trẻ, nhiệt tình, thân thiện, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh nhằm giúp các em học sinh có nhiều cơ hội để nắm bắt thông tin, tìm kiếm các dạng bài tập mới và các các phương pháp giải bài tập một cách nhanh chóng và dễ dàng.
II. 2.1.2. Khó khăn 
 Học sinh còn bị ảnh hưởng bởi cách truyền thụ trước đây, nên ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là không tập trung,... làm giảm khả năng tư duy của học sinh.Bên cạnh đó phần lớn HS của trường là trung bình và yếu chưa có khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi, việc áp dụng phương pháp này cần phải có một thời gian nhất định.
II. 2.2. Thành công và hạn chế
II. 2.2.1. Thành công: Dựa vào phương pháp này, giúp HS khá, giỏi giải được các bài tập trắc nghiệm một cách nhanh nhất.Đối với học sinh trung bình và yếu dần hiểu được bản chất của vấn đề bài toán, biết cách tư duy để tự tìm ra cách giải của một bài toán.
II. 2.2.2. Hạn chế: Phần lớn HS của trường là HS trung bình và yếu nên việc áp dụng phương pháp này phải có thời gian để rèn cho các em.
II. 2.2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
Mặt mạnh: Giúp HS giải nhanh các bài tập trắc nghiệm
Mặt yếu: Nếu chỉ áp dụng trong các tiết luyện tập việc áp dụng đề tài này còn khó khăn.
II. 2.2.4. Nguyên nhân và yếu tố tác động
- Phần lớn học sinh lười học , thiếu sự tìm tòi sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi phụ thuộc vào giáo viên, bạn bè.
- Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh trong cả lớp, ngoài ra việc kiểm tra đánh giá còn chưa thật nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ học sinh trong học tập, một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
II.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GRAPH ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÓM TẮT ĐỀ BÀI TOÁN HÓA HỌC TRONG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG NITƠ LỚP 11
II.3.1. Quy trình lập Graph giải của bài toán 
Bước 1: Xác định nội dung đỉnh: đó là những số liệu nằm trong thành phần của những điều kiện tường minh và ẩn được bổ sung, là các thao tác biến hóa (phương tiện giải hay các phép tính toán) để biến bài toán ban đầu thành những bài toán trung gian. 
Bước 2: Dựng đỉnh. Mã hóa kiến thức chốt. Thực chất là tóm gọn lại nội dung của các kiến thức chốt vừa tìm bằng các kí hiệu, các chữ viết tắt, các hình vẽMã hóa kiến thức chốt giúp ta rút gọn được Graph, làm cho nó đỡ cồng kềnh mà vẫn dễ hiểu.
Ví dụ: “hỗn hợp” ghi “hh”, “dung dịch” ghi “dd”
“chất rắn” hay “kết tủa” biễu diễn bằng dấu “”, “chất khí” biễu diễn bằng “” 
- Biễu diễn các chất tạo thành trong bài toán bằng công thức cụ thể chứ không nên ghi tạo thành chất A, chất B
- Đặt các số liệu cho và tìm vào vị trí các đỉnh, các số liệu có thể được tính sẵn ra số mol.
Xếp đỉnh: dữ kiện “cho” nằm ở phía trái hoặc phía trên, “cái cần tìm” nằm ở bên phải hoặc phía dưới tùy thuộc vào bản chất, đặc điểm của từng bài mà chúng ta sắp xếp cho khoa học, thẩm mĩ, thể hiện được sự phát triển logic của bài toán.
Lưu ý: các quy ước mã hóa phải đơn giản, dễ hiểu để học sinh nào cũng có thể đọc được.
Bước 3: Lập cung. Nối các đỉnh với nhau bằng mũi tên để diễn tả mối quan hệ phụ thuộc giữa các đỉnh với nhau, thể hiện được chiều hướng phát triển của bài toán.
Bước 4: Hoàn thiện Graph. 
Lưu ý: để các Graph giải đơn giản hóa, ta có thể lược bỏ những số liệu "cho",coi như hiểu ngầm, và chỉ giữ lại những số liệu tham gia trực tiếp vào phép biến đổi. 
II.3.2. Xây dựng các Graph đề bài toán hóa học điển hình về chương nitơ lớp 11
 II.3.2.1. Nhóm Nitơ 
 II.3.2.1.1. Bài toán về tính oxi hóa – khử của nitơ
Bài 1. Để m gam sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp B có khối lượng 12 gam bao gồm Fe và các oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B tác dụng hoàn toàn với 200ml dung
dịch HNO3 aM loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính m và nồng độ mol aM của dung dịch HNO3 đã dùng. 
Graph tóm tắt
Hướng dẫn: Coi hỗn hợp B chỉ chứa Fe (x mol) và O(y mol)
	à 56x + 16y = 12
	Áp dụng ĐLBT mol e à 3x =2y +0,3 à m =10,08 g
	 BT nguyên tố Nà a = 3,2M
Bài 2. Cho 3,51 gam Al tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp khí A gồm NO và N2 có tỉ khối đối với hidro là 14,75.Tính thể tích mỗi khí sinh ra ( đktc)?
* Graph tóm tắt::
Hướng dẫn: Sử dụng pp đường chéo à nNO = nN2 =a mol
	BT mol e à a =0,03 mol à VNO = = 0,672 lít
Bài 3. Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Ta có nAl = x, n Cu = yà 27x + 64y =1,23 (1)
	BT mol e à 3x + 2y = 0,06 (2) 
	 à %Cu = 78,05%
	BT nguyên tố Al à nAl(OH)3 = nAl = 0,01 molà m =0,78g
Bài 4:Trộn 0,54 g bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí một thời gian, được hỗn hợp rắn X.Hòa tan X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được V lít NO (SPkhử duy nhất). Tìm V.
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Từ sơ đồ ta thấy chất nhường e là Al và chất nhận e là HNO3
 Bảo toàn mol e à 
Bài 5. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2, dung dịch Y ( chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Xác định giá trị của V?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Ta có 64a + 56a =12 à a =0,1 mol
	 Áp dụng pp đường chéo à nNO = nNO2 = x mol
	BT mol e à 4x = 0,5 à x = 0,125 mol à V = 5,6 lít
Bài 6. Cho 0,28 mol Al vào dung dịch HNO3 dư, thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04 gam muối. Tính số mol NO thu được?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: = 0,28 mol à m Al(NO3)3 = 59,94 < 62,04
	 à tạo cả muối NH4NO3
	à = (62,08 – 59,64)/80 = 0,03
	à BT mol e à nNO = 0,2 
Bài 7. Hòa tan m gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tỉ khối của X so với H2 là 16,6. Xác định giá trị của m?
Graph tóm tắt:
	Giải tương tự bài 2 à Đáp số: m = 4,16 gam
Bài 8. Hòa tan hỗn hợp gồm 0,05mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Thể tích hỗn hợp khí A ở đktc là bao nhiêu?
Graph tóm tắt:
	Hướng dẫn: BT mol e à V = 1,3664 lít
Bài 9. Chia hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: tác dụng với HCl dư thu được 0,15 mol H2.
Phần 2: cho tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO ( duy nhất). Tính giá trị của V?	
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: BT mol e à V =2,24 lít
Bài 10. Khử một lượng Fe2O3 bằng H2 thu được 2,7 gam nước và sinh ra hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan A trong dung dịch HNO3 thì chỉ tạo ra V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V( đktc) là bao nhiêu?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Ta có nH2 =nH2O à BT mol eà nNO = 0,1 mol à V =2,24 lít
II.3.2.1.2 Bài toán về nhiệt phân muối nitrat
Bài 1.Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng phân hủy?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng à mPb(NO3)2pứ =33,1g
à 
Bài 2. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Tỉ khối của X so với khí hidro bằng 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
Graph tóm tắt:
Đáp số: mCu(NO3)2 = 9,4g
Bài 3. Nung 15,04 gam muối Cu(NO3)2, sau cùng thấy còn lại 8,56 gam chất rắn.
Tính phần trăm khối lượng Cu(NO3)2 bị phân hủy?
Xác định thành phần chất rắn còn lại?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Áp dụng pp tăng giảm khối lượngàphân hủy =11,28g, mCu(NO3)2 còn = 3,76g à % Cu(NO3)2 = 75%
	à mCuO =8,56 – 3,76 =4,8g
Bài 4. Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại, làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam so với ban đầu. Tính khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Gọi x là số mol Cu(NO3)2 bị phân hủyà ADĐL tăng giảm khối lượng
à x = 0,005 molàmCu(NO3)2 bị phân hủy = a = 0,94g
Bài 5. Nhiệt phân hoàn toàn 35,8 gam hỗn hợp A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 được m gam hỗn hợp chất rắn B. Tính khối lượng chất rắn B, biết rằng trong A thì AgNO3 và Cu(NO3)2 có số mol bằng nhau
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Ta có 170a + 188a =35,8àa = 0,1 mol à m = 108.0,1 + 80.0,1 =18,8g
Bài 6. Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào 89,2 ml nước thì còn dư 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ ( lượng O2 hòa tan không đáng kể).
Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?
Tính nồng độ % của dung dịch axit?
Graph tóm tắt:
Hương dẫn: Đặt ànO2dư =0,5a = 0,05àa=0,01mol
	à
	mHNO3 =2y.63 = 12,6 g , mddHNO3 = 100g à C% HNO3 =12,6%
II.3.2.1.3. Bài toán về P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm
Bài 1. Cho 100ml dung dịch H3PO4 3M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2,5M.
Tìm khối lượng muối tạo thành?
Tìm nồng độ mol của dung dịch tạo thành?
Graph tóm tắt:
Hướng dẫn: Dựa trên cơ sở: T ≤ 1 à và H3PO4 dư
	1<T<2 à 
	2 < T < 3 à 
	 T ≥ 3 à và OH- dư
	à Đáp số: CMNaH2PO4 = 0,33M và CMNa2HPO4 = 0,67M
Bài 2. Cho vào dung dịch chứa 21,84 gam KOH; 10,65 gam P2O5. Tính khối lượng của các muối trong dung dịch thu được?
Graph tóm tắt:
Đáp số: 
Bài 3. Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch H3PO4 1,5M. Tính khối lượng muối tạo thành?
Graph tóm tắt:
Hưỡng dẫn: Tính số mol OH-, số mol H3PO4 à Đặt 
 Giải và có đáp số: 
Bài 4. Cho dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 4 gam NaOH tạo ra m gam muối. Tính m?
Graph tóm tắt:
Hưỡng dẫn: Tính số mol OH-, số mol H3PO4 à Đặt 
 Giải và có đáp số: 
Bài 5. Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 1M với 50ml dung dịch H3PO4 1M được dung dịch X. Tính nồng độ mol của muối tan trong dung dịch X?
Graph tóm tắt:
Tương tự cách giải ở các bài trên à Đáp số: 
Bài 6. Rót dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Tính tổng khối lượng muối thu được sau khi cho dung dịch bay hơi đến khô?
Graph tóm tắt:
	Tương tự cách giải ở các bài trên à Đáp số: 
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất của phôtpho tạo thành 17,04 gam P2O5 và 6,48 gam H2O. Cho các sản phẩm cháy hòa tan hết vào 60 gam dung dịch NaOH nồng độ 32% thu được một dung dịch muối. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được?
Graph tóm tắt:
Hưỡng dẫn: Tính được mdd = 
	à C%=40,8%
Bài 8. Đổ một dung dịch có chứa 39,2 gam H3PO4 vào 200 ml dung dịch NaOH 22%, sau phản ứng them nước cất vào thu được 500 gam dung dịch X. Tính nồng độ % các muối trong dung dịch X?
Graph tóm tắt:
Đáp số: C% Na2HPO4 =2,84%; C% Na3PO4 =9,84%
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp nêu trên, tôi đã thấy có sự chuyển biến của học sinh dễ tiếp thu bài, ham mê học hơn, đạt kết quả cao trong các kỳ thi thể hiện thông qua các lớp 11A, của trường THPT Nga Sơn trong năm học 2017-2018, 2018-2019 như sau 
Năm học 2017-2018
sỹ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
HSG cấp trường
HSG cấp tỉnh
38
30
8
0
0
7
2 giải ba
Năm học 2018-2019
sỹ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
HSG cấp trường
HSG cấp tỉnh
40
35
5
0
0
7
3(1 giải ba, 3KK)
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
 Trên đây là một số bài toán tôi đã tóm tắt nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh giúp học sinh biết cách học, cách tự học thì quá trình học của các em mới đạt được kết quả tốt.
- Hiểu được tầm quan trọng của khâu tóm tắt đề toán trước khi tiến hành giải các bài tập hóa học, đặc biệt đối với các bài tập thuộc chương Nitơ – Photpho . Định hướng giải quyết bài toán- phục vụ công tác dạy và học, đồng thời giúp phát triển tư duy logic, khả năng khái quát, cụ thể hóa cho học sinh. 
- Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, phương pháp Graph dạy học là một giải pháp có nhiều triển vọng, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp trong dạy học môn hóa nói riêng và dạy học trong nhà trường nói chung. 
- Đề tài đã vận dụng lý thuyết Graph để rèn cho học sinh kĩ năng tóm tắt đề bài toán hóa học, xây dựng được Graph tóm tắt bài toán hóa học điển hình thuộc chương Nitơ – Photpho kèm theo hướng dẫn giải
III.2. Kiến nghị 
 Việc áp dụng Graph vào khâu tóm tắt bài toán hóa học và trong dạy học nói chung là một kĩ năng quan trọng và hữu ích. Tuy nhiên, đây là một phương pháp còn chưa phổ biến và chưa được áp dụng rộng rãi ở THPT, hầu hết các em đều ít khi tóm tắt đề, nếu có thì chỉ tóm tắt theo nhận định chủ quan. Chính vì vậy tôi có một số đề xuất như sau: 
-Thầy, cô nên tạo cho học sinh thói quen tóm tắt đề toán trước khi giải bài tập. 
- Qua các Graph tóm tắt sẽ phân loại được các dạng bài tập hóa học, xây dựng hệ thống các bài tập lớn- nhỏ, đơn giản- phức tạp, biến hóa nội dung bài toán để tạo ra bài toán mới phục vụ việc dạy và họ

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_ly_thuyet_graph_de_ren_luyen_ky_nang_tom_tat_de_bai.doc