Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 2 trường tiểu học Nga Thiện

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 2 trường tiểu học Nga Thiện

Cùng với sự phát triển của đất nước, Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0. Nó có tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự hiểu biết về văn hóa - xã hội ngày càng được nâng cao. Nhận thấy tầm quan trọng, tác dụng to lớn của CNTT ngày 25/01/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 117/QĐ- TTg phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động day - học, nghiên cứu khoa học góp phần năng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến 2025”. [1]

Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy và học.Tập thể cán bộ GV Trường Tiểu học Nga Thiện đã bắt tay ngay vào việc ứng dụng CNTT vào dạy học, công tác quản lí GV tiến hành soạn bài trên máy tính, lưu giữ tài liệu, khai thác thông tin, ra đề kiểm tra, thiết kế bài dạy điện tử, lấy tài liệu trên Internet để áp dụng vào giảng dạy, soạn giảng trên máy chiếu để củng cố kiến thức, tạo hình ảnh sinh động, cụ thể cho HS dễ hiểu, nhớ lâu .các em rất thích thú khi tham gia những tiết học như vậy.

Đặc biệt với các em lớp 2, là HS đầu cấp đang chuyển sang một giai đoạn mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát ở mẫu giáo sang hoạt động mới là hoạt động học. Tư duy của các em còn đơn giản mang tính trực quan, cụ thể. Sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em còn hạn chế. Làm thế nào để tạo hứng thú trong giờ học ? Làm thế nào để thu hút các em vào hoạt động học tập một cách chủ động, say mê? Làm thế nào để các em yêu thích giờ học, thích đến trường đến lớp làm tôi trăn trở rất nhiều.

Qua các năm dạy lớp 2, qua quá trình tìm hiểu, xác định mục tiêu của dạy Tiếng Việt là dạy giao tiếp thông qua các kĩ năng: nghe-nói-đọc-viết. Mà nhu cầu giao tiếp của con người có ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nghành nghề. Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này. Chúng ta cần sớm rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép, lịch sự, có biểu cảm trong giao tiếp. Không những thế chúng ta cần rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người hay nói trước tập thể đông người. Trong các môn học ở bậc học Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập của học sinh nhất. Tuy nhiên, trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt, vì nó mang tính thực hành cao.

 

doc 24 trang thuychi01 42426
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt cho học sinh lớp 2 trường tiểu học Nga Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY 
HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH 
LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THIỆN
Người thực hiện: Mai Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thiện
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2019
 1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0. Nó có tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự hiểu biết về văn hóa - xã hội ngày càng được nâng cao. Nhận thấy tầm quan trọng, tác dụng to lớn của CNTT ngày 25/01/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 117/QĐ- TTg phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động day - học, nghiên cứu khoa học góp phần năng cao chất lượng giáo dục đào tạo giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến 2025”. [1]
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy và học.Tập thể cán bộ GV Trường Tiểu học Nga Thiện đã bắt tay ngay vào việc ứng dụng CNTT vào dạy học, công tác quản líGV tiến hành soạn bài trên máy tính, lưu giữ tài liệu, khai thác thông tin, ra đề kiểm tra, thiết kế bài dạy điện tử, lấy tài liệu trên Internet để áp dụng vào giảng dạy, soạn giảng trên máy chiếu để củng cố kiến thức, tạo hình ảnh sinh động, cụ thể cho HS dễ hiểu, nhớ lâu ..các em rất thích thú khi tham gia những tiết học như vậy.
Đặc biệt với các em lớp 2, là HS đầu cấp đang chuyển sang một giai đoạn mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi, múa hát ở mẫu giáo sang hoạt động mới là hoạt động học. Tư duy của các em còn đơn giản mang tính trực quan, cụ thể. Sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh các em còn hạn chế. Làm thế nào để tạo hứng thú trong giờ học ? Làm thế nào để thu hút các em vào hoạt động học tập một cách chủ động, say mê? Làm thế nào để các em yêu thích giờ học, thích đến trường đến lớp làm tôi trăn trở rất nhiều.
Qua các năm dạy lớp 2, qua quá trình tìm hiểu, xác định mục tiêu của dạy Tiếng Việt là dạy giao tiếp thông qua các kĩ năng: nghe-nói-đọc-viết. Mà nhu cầu giao tiếp của con người có ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nghành nghề. Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian sống và làm việc sau này. Chúng ta cần sớm rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép, lịch sự, có biểu cảm trong giao tiếp. Không những thế chúng ta cần rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người hay nói trước tập thể đông người. Trong các môn học ở bậc học Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập của học sinh nhất. Tuy nhiên, trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt, vì nó mang tính thực hành cao. 
Vậy làm thế nào để học sinh mạnh dạn, tự tin biết diễn đạt lời nói rõ ràng, đủ ý mà thời gian dành cho các em luyện nói chỉ trong 1tiết / tuần, các em thường thuộc lòng câu chuyện trong bài tập đọc nên khi khi kể như người đọc vẹt hoặc quên nội dung câu chuyện thường ấp úng kể không rõ nghĩa không gây được hứng thú cho người nghe nên các em chán học tiết kể chuyện, hơn nữa tranh ảnh trong SGK nhiều hình còn nhỏ, không rõ ràng rất khó khăn cho các em trong quá trình quan sát.
Vì vậy để giúp các em kể một cách tự nhiên và điệu bộ thích hợp làm cho câu chuyện trở nên sống động đồng thời thu hút các em tích cực tham gia vào tiết học: mình nghe bạn kể, bạn kể cho mình nghe, tạo cho tiết học sinh động, sôi nổi, giúp các em mạnh dạn, tự tin diễn đạt lời nói rõ ràng đủ ý, dám chia sẻ, dám thể hiện cảm xúc, ý kiến, tỏ rõ quan điểm, thái độ của mình trước bạn bè, thầy cô, trước tập thể vì thế tôi đã mạnh dạn: “Ứng dụng CTTT vào dạy phân môn kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chất lượng tiết Kể chuyện của học sinh chưa cao.
- Đề xuất, ứng dụng CNTT vào dạy học phần kể chuyện cho HS lớp 2.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- HS lớp 2A,2B
- Phân môn Kể chuyện của lớp 2A, 2B
- Vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu SGK, SGV môn Tiếng Việt lớp 2: Đây là vấn đề then chốt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. GV phải đọc, nắm vững nội dung, mục đích của SGK, tìm kiếm tài liệu tham khảo trong SGV và các tài liệu khác.Từ đó tìm ra PPDH phù hợp với nội dung bài và đối tượng HS của mình.
- Nghiên cứu cách ƯDCNTT vào dạy học: Để bài soạn có cấu trúc chặt chẽ, logic được quy định bởi cấu trúc của bài học giáo viên phải xác định mục tiêu, trọng tâm và kiến thức cơ bản của bài học để làm nổi bật các mối quan hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài.Từ đó xây dựng kịch bản, lấy tư liệu cho các hoạt động: hoạt cảnh (Animation), ảnh chụp (image); âm thanh (audio);và phim vi deo (videoclip). Sau đó, giáo viên lựa chọn phần mềm công cụ và số hoá nội dung tạo hiệu ứng trong các tương tác. Cuối cùng, chỉnh sửa, chạy thử và hoàn thiện nội dung bài dạy.
- Sử dụng PP quan sát: Đây là một phần quan trọng trong tiết Kể chuyện vì nội dung Kể chuyện đều có nội dung tranh.Các em biết quan sát tranh kết hợp với nội dung bài tập đọc để cảm nhận và diễn đạt bằng lời nói. - Sử dụng PP thảo luận nhóm: Là PP trong đó GV tổ chức đối thoại giữa HS và GV hoặc HS và HS nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề mà môn học đặt ra.
- PP điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để làm tốt SKKN tôi đã trực tiếp dạy, tìm hiểu, nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế của PPDH đang sử dụng. Từ đó tôi khảo sát thực tế qua dự giờ, thăm lớp, qua phiếu điều tra để tìm kiếm những thông tin chính xác định hướng cho PPDH mới mà mình thử nghiệm
1.5.Những điểm mới của SKKN:
- Ứng dụng CNTT vào dạy học môn Kể chuyện cho HS lớp 2.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Một là: Song song với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu” . Đảng và Nhà nước đưa ra những định hướng, hướng dẫn cho sự nghiệp giáo dục phát triển phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong khu vực cũng nước trên thế giới. Trong đó có rất nhiều hướng dẫn về Ứng dụng CNTT trong nhà trường như:
+ Ban chấp hành TW 8 Khoá XI đã có định hướng cho phát triển giáo dục. “Tập trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực sự ngang tầm là quốc sách hàng đầu” [2].
+ Công văn số 4095/BGDĐT-CNTT ngày 10/9/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 – 2019 [1]. Cụ thể với 5 nội dung sau:
- Ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục. 
-  Ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá.
- Triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT
- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
- Hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông.
+ Thông tư Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục 21/2017/TT-BGDĐT Ngày ban hành 06/09/2017
Hai là: Trong mục tiêu giáo dục và giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Kể chuyện có vị trí, vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trau dồi những tri thức về cuộc sống và bồi dưỡng vốn văn học cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, phân môn kể chuyện còn giúp các em phát triển các năng lực tư duy cơ bản như: Trí tưởng tượng, óc phán đoán, khả năng ghi nhớ, năng khiếu thẩm mỹ, hình thành ở trẻ em nhiều phẩm chất tốt đẹp, rất cần thiết cho nhu cầu phát triển ở lứa tuổi này.
Cùng với các môn học khác, phân môn Kể chuyện góp phần hình thành nhân cách rất lớn cho học sinh, nó mở mang sự hiểu biết cho các em. Các em được học hỏi những điều hay, lẽ phải từ rất nhiều các câu chuyện, thuộc nhiều thể loại chuyện khác nhau, phản ánh đa dạng cuộc sống muôn hình muôn vẻ trong đó có cả những câu chuyện dân gian như: Truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười mà ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống để truyền lại cho con cháu đời sau. 
Ba là: Nếu như ở bậc Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, múa hát thì đến bậc học Tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Để giúp HS học tập được tốt chúng ta phải hiểu rõ về đặc điểm tâm lí HS Tiểu học, đặc biệt là HS đầu cấp. Ví dụ:
- Tri giác: Ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát
- Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Ở đầu tuổi Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Từ đặc điểm tâm lí của HS lớp 1 tôi đã cố gắng tạo nên những tiết học sinh động có hình ảnh trực quan phong phú để thu hút các em tham gia học tập một cách hứng thú, say mê, yêu thích môn học, thích đến trường đến lớp.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Quá trình giảng dạy, qua việc dự giờ thăm lớp của các GV trong nhà trường tôi thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết GV chỉ thực hiện trong những tiết thao giảng, thi GV giỏi còn lại các giờ học khác GV đều dạy “chay”. Bởi một tâm lí chung: ngại khó, ngại đổi mới, ngại tốn thời gian..
- Nhiều GV cho rằng dạy Kể chuyện không cần thiết phải ứng dụng CNTT bởi mọi người thường nghĩ: dạy sao miễn HS biết đọc, biết viết là được vì vậy kĩ năng nói thường chưa được chú trọng như yêu cầu của mục tiêu môn Tiếng Việt, thường tập trung vào một số HS giỏi, những em nhút nhát, yếu kém thường bị bỏ qua.
- Hơn nữa cơ sở vật chất ở hầu hết các trường Tiểu học còn nhiều thiếu thốn. Đa phần các nhà trường thường chỉ có 1 bộ máy chiếu, chưa có máy Scan, máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong dạy học.
2.2.2. Thực trạng chung của giáo viên và học sinh
+ Đối với học sinh:
- Qua quá trình giảng dạy ở xã Nga Thiện nhiều năm cũng như qua quá trình khảo sát đầu năm học. Tôi thấy các em hầu hết đều là con nhà nông kinh tế còn khó khăn, điều kiện tiếp xúc với CNTT còn hạn chế. Hơn nữa môi trường giao tiếp của các em còn nhỏ hẹp các em thường trả lời cộc lốc. Nhiều em còn nhút nhát sợ nói trước người lạ, trước đám đông nên thường chỉ 1 số em HS giỏi mạnh dạn tham gia còn đại đa số các em thường ngồi nghe và nhắc lại.
- Vốn từ ngữ của trẻ vào lớp 2 còn nghèo nàn, đặc biệt các em vùng nông thôn, miền núi nên diễn đạt ý tứ bằng lời nói rất khó khăn, vất vả, không biết cách diễn đạt hết ý của mình.
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên còn máy móc, khô cứng đã gò học sinh nói theo ý và lời người lớn. theo mô típ có sẵn nên rất đơn diệu và nhàm chán chưa phát huy được tính tự chủ của học sinh.
- Giáo viên chưa tạo được tâm thế và tâm lí tốt cho trẻ khi trình bày phần Kể chuyện của mình cho nên dẫn đến chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh. Học sinh chưa mạnh dạn thao tác, trao đổi, tranh luận, đánh giá, nhận xét về một đơn vị kiến thức của bài.
- Thời gian dành cho phần Kể chuyện còn ít. Một số câu chuyện còn mới, xa lạ với học sinh vùng nông thôn, vốn hiểu biết về sự việc, hoàn cảnh câu chuyện còn hạn chế nên các em sẽ gặp khó khăn khi nói về nội dung đó.
Qua các năm dạy lớp 2, qua thực tế học các tuần đầu năm học 2018-2019 tôi trực tiếp khảo sát tiết Kể chuyện: Bài Mẩu giấy vụn (Trang 49 SGK TV2 Tập 1) ở cả hai lớp 2A (Lớp đối chứng), lớp 2B (Lớp kiểm nghiệm ). Tôi thấy kết quả như sau :
Nội dung
Lớp 2A (28 HS)
Lớp 2B (30 HS)
SL
TL
SL
TL
Chưa nhớ truyện
5
17,8 %
4
13,3 %
Kể bằng hình thức đọc
15
53,7%
16
53,4 %
Kể và thể hiện được lời thoại
5
17,8 %
6
20 %
Kể và nhập vai tốt
3
10,7%
4
13,3 %
Qua khảo sát tôi thấy rất lo lắng bởi tỉ lệ các em mạnh dạn, tự tin để diễn đạt lời kể của mình theo một nội dung câu chuyện còn rất yếu kém. Các em chưa có thói quen kể chuyện mà chỉ dừng ở việc đọc chuyện. Các em rất rụt rè khi giao tiếp với thầy cô, người lớn. Các em chưa mạnh dạn để bày tỏ ý kiến của mình mà chỉ nhắc lại lời các bạn giỏi hay theo gợi ý mà thầy cô đưa ra cho nên đến tiết Kể chuyện tâm lí các em rất sợ sệt: sợ nói sai, sợ nói trước đông người vì vậy chất lượng tiết Kể chuyện hầu như rất thấp chưa tạo được hứng thú của học sinh trong giờ học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
Để thu hút các em tham gia tích cực vào tiết Kể chuyện cũng như ổn định tâm lí cho học sinh tạo cho các em mạnh dạn, tự tin diễn đạt lời nói của mình theo khả năng của mỗi học sinh. Tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:
2.3.1. Tìm hiểu phân loại đối tượng HS để tạo nhóm học tập cho phù hợp.
Qua một thời gian giao tiếp với các em trong giờ học, giờ ra chơi cũng như giờ sinh hoạt ngoại khóa..Tôi đã quan sát, trò chuyện, tìm hiểu về khả năng nói của từng em. Từ đó tôi đã phân nhóm học cho phù hợp để các em có thể giúp đỡ, hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau trong giờ học.
Ví dụ: Người mẹ hiền –Tuần 8 (Trang 63 – TV2 Tập 1)
Đây là một câu chuyện tương đối gần gũi, diễn ra thực tế trong cuộc sống hằng ngày với các emVì vậy tôi sẽ huy động vốn kiến thức đã có ở các em đặc biệt là các em HS giỏi sẽ hỗ trợ bằng cách nêu câu hỏi để cho các bạn yếu hơn trả lời.
+ Cho các em quan sát tranh trong SGK, trao đổi với bạn cùng bàn
- Hai nhân vật trong tranh là ai? (Minh và Nam)
- Bạn Minh rủ Nam đi đâu? (Minh thì thầm rủ Nam:” Ngoài phố có gánh xiếc hay lắm bọn mình ra xem đi.”)
- Thấy cổng bị khóa hai cậu bàn cách nào để trốn ra ngoài đi xem xiếc? (Minh bảo: cậu ta biết một lỗ tường thủng, hai đứa có thể trốn ra).
 Từ việc trao đổi với các bạn cùng bàn qua các câu hỏi, các em HS yếu hơn đã biết nói được một số câu cơ bản từ đó các em khi trình bày tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ các em để các em biết diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, đồng thời tôi cũng đưa ra những yêu cầu phù hợp với các đối tượng HS của mình, bên cạnh đó cần động viên khích lệ những HS còn nhút nhát để các em biết ứng xử và nhận xét sự vật, hiện tượng trên những nhận thức riêng bằng sự cảm nhận ngây ngô dưới con mắt trẻ thơ để các em biết kể thành câu, thành đoạn văn theo cảm xúc suy nghĩ của mình.
2.3.2. Ứng dụng CNTT để tạo không khí thoải mái, tự tin cho HS khi luyện nói
 Tiết Kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích... nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh.
Có thể nói, việc hình thành cho học sinh lớp 2 nới riêng, học sinh Tiểu học nói chung kĩ năng kể chuyện tốt là rất quan trọng. Học tốt phân môn Kể chuyện, học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản và thiết thực về dùng từ ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tốt môn Tập làm văn của các lớp trên.
Đối với HS lớp 2, đặc biệt là các em ở vùng nông thôn như chúng tôi, môi trường giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế, các em còn rất nhút nhát, sợ sệt, khả năng diễn đạt bằng lời nói còn rất nhiều hạn chế, nhất là các em HS yếu. Vì vậy để giúp các em mạnh dạn, tự tin, thoải mái trong giờ học tôi thường tạo ra không khí gần gũi, cởi mở, đưa ra những tranh ảnh để thu hút các em, dành cho các em các câu hỏi dễ hơnđể các em tự tin trong quá trình tập kể chuyện.
Ví dụ: Tiết Kể chuyện:Tuần 11: Bà cháu: (Trang 86 – TV2 Tập 1) 
Để giúp các em xác định đúng nội dung câu chuyện, đồng thời để thu hút tất cả các em tham gia vào phần kể chuyện, tôi cho HS nghe video clip có nhạc bài hát: “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm” đồng thời trình chiếu sile:
Hình ảnh bà đang cho cháu đi chơi trò chơi.
Từ các hình ảnh trên các em dễ dàng hình dung ra tình cảm bà cháu trong cuộc sống hàng ngày đồng thời thu hút được tất cả các em tham gia học tập một cách sôi nổi, tạo tâm thế thoải mái cho các em bước vào bài học, đặc biệt thu hút được các em còn nhút nhát, sợ sệtVì đây là một câu chuyện rất gần gũi, dễ đối với tất cả các em lại có nhạc, có lời bài hát, có hình ảnh sinh động...như vậy ngay ở phần đầu đã thu hút được các em rồi.
Tiếp đó tôi đưa ra một hình ảnh để dẫn dắt thu hút các em vào bài.
Bức tranh trong bài vẽ cảnh gì? (Vẽ cảnh ba bà cháu)
 Từ đây GV giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
Câu chuyện có mấy đoạn? (4 đoạn)
Đoạn 1,2,3,4 tương ứng với nội dung bức tranh nào? 
Tranh 1:
Sau đó tôi dành thời gian cho các em quan sát tranh, trao đổi theo nhóm 2 rồi trình bày trước lớp. Từ đó tôi động viên, khích lệ HS mạnh dạn tham gia kể: mình kể cho bạn nghe, bạn kể mình nghe tạo nên không khí lớp học vui vẻ, thoải mái và có hiệu quả. Đồng thời từ đó tôi uốn nắn, sửa từ, sửa câu, cách diễn đạt.. cho HS.
Kết thúc 4 đoạn trong câu chuyện tôi hướng tới cho HS thảo luận đóng vai theo các nội dung của câu chuyên để các em được thể hiện diễn xuất của mình rèn cho HS kĩ năng nói, kĩ năng diễn đạt cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc của mình thông qua các nhân vật. Qua đó giáo dục tình cảm, đạo đức cho HS.
2.3.3. Ứng dụng CNTT để giúp HS quan sát tranh tốt hơn.
Trong thực tế, các tranh trong SGK về các nội dung câu chuyện rất nhỏ, mờ nhạt, hay chỉ đơn giản là các nét phác họa kém hấp dẫn với HS hay những bài chỉ có câu hỏi gợi ýnên không tạo được sự hấp dẫn, hứng thú cho HS. Ví dụ :
- Bài : Tìm ngọc – Tuần 17 ( Trang 138 SGK TV2- Tập 1)
- Bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng- Tuần 21(Trang 25 SGK TV2- Tập 2)
- Bài : Tôm càng và cá con- Tuần 26 (Trang 70 SGK TV2- Tập 2)
Để giúp các em quan sát tranh dễ hơn, hình ảnh có màu sắc tươi đẹp tôi đã ứng dụng CNTT vào để đưa các hình ảnh lên màn hình cho các em quan sát:
VD1: Bài : Tìm ngọc – Tuần 17 (Trang 138 SGK TV2- Tập 1)
Đối với HS lớp 2 viên ngọc là một sự vật rất xa lạ với hầu hết các em. Các em chưa nhìn thấy, chưa cảm nhận được vẻ đẹp của nó thì các em cũng không có khái niệm về sự quý giá của nó thế nào như vậy khi kể các em sẽ không cảm nhận hết được sự cố gắng, sự tận tụy, trung thành, thông minh của các con vật khi đi tìm lại viên ngọc quý cho chủ.Vì vậy tôi lấy ngay một hình ảnh viên ngọc cho HS quan sát trên màn hình: 
 - Bức tranh vẽ cảnh gì? (Viên ngọc)
- Em có biết viên ngọc thường dùng để làm gì không? (đồ trang sức: nhẫn, dây chuyền, bông tai..)
Sau khi đưa ra một số câu hỏi gợi mở tạo tâm lí thoải mái cho HS tôi cho các em quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi để kể lại chuyện theo từng tranh mà GV đã chuẩn bị trên các sile theo từng đoạn của câu chuyện.
Sau đó cho các em trình bày trước lớp lời kể của từng em theo cảm nhận, sự hiểu biết của các em với các nhân vật trong truyện. Tôi uốn nắn cho các em nói đủ câu, rõ nội dung và biết diễn đạt trôi chảy. Dầ

Tài liệu đính kèm:

  • docung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_hoc_phan_mon_ke_chuyen.doc