SKKN Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 ở trường TH Nga Điền 2

SKKN Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 ở trường TH Nga Điền 2

Toán học là môn học hết sức quan trọng trong nền giáo dục phổ thông. Học toán giúp học sinh hình thành kĩ năng tư duy một cách toàn diện đó là tư duy logic và tư duy ngôn ngữ.

 Ngôn ngữ sử dụng trong dạy - học toán rất đặc biệt. Ngoài ngôn ngữ các em sử dụng hằng ngày qua giao tiếp thông thường còn có ngôn ngữ chuyên biệt dùng cho học toán gọi là ngôn ngữ toán học. Ngôn ngữ toán học là phương tiện giao tiếp trong lớp học toán và là công cụ của tư duy toán học. Điều đó khẳng định ngôn ngữ toán học có vai trò quan trọng trong dạy – học môn Toán ở tất cả các bậc học trong đó có bậc Tiểu học. Ngôn ngữ toán học mang đầy đủ những đặc trưng của ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chuyên ngành. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở Tiểu học là cần thiết. Nếu sử dụng ngôn ngữ thiếu chính xác hoặc không hiểu hết ý nghĩa của ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Trong những năm gần đây, ngôn ngữ toán học cũng đã được quan tâm và được đề cập đến trong Chương trình và sách giáo khoa môn Toán nói chung và môn toán bậc Tiểu học nói riêng.

 Song, trong thực tiễn dạy học, nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm tạo ra môi trường học tập mà ở đó học sinh được tập luyện sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học. Giáo viên chưa có những biện pháp giúp học sinh sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học trong học tập môn Toán. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh các lớp đầu cấp tiểu học nói riêng có ý nghĩa thực tiễn.

 Học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi. Vì vốn hiểu của các em còn ít nên năng lực ngôn ngữ cũng hạn chế. Nhiều bài tập các em hiểu nhưng không thể diễn đạt bằng lời và cũng không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Khi nghe thầy cô giảng bài có nhiều từ trừu tượng các em cũng không thể hiểu. Vì thế, kết quả học tập thấp.

 Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm “Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 ở trường TH Nga Điền 2” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 12861
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 ở trường TH Nga Điền 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Toán học là môn học hết sức quan trọng trong nền giáo dục phổ thông. Học toán giúp học sinh hình thành kĩ năng tư duy một cách toàn diện đó là tư duy logic và tư duy ngôn ngữ.
	Ngôn ngữ sử dụng trong dạy - học toán rất đặc biệt. Ngoài ngôn ngữ các em sử dụng hằng ngày qua giao tiếp thông thường còn có ngôn ngữ chuyên biệt dùng cho học toán gọi là ngôn ngữ toán học. Ngôn ngữ toán học là phương tiện giao tiếp trong lớp học toán và là công cụ của tư duy toán học. Điều đó khẳng định ngôn ngữ toán học có vai trò quan trọng trong dạy – học môn Toán ở tất cả các bậc học trong đó có bậc Tiểu học. Ngôn ngữ toán học mang đầy đủ những đặc trưng của ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chuyên ngành. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở Tiểu học là cần thiết. Nếu sử dụng ngôn ngữ thiếu chính xác hoặc không hiểu hết ý nghĩa của ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh. Trong những năm gần đây, ngôn ngữ toán học cũng đã được quan tâm và được đề cập đến trong Chương trình và sách giáo khoa môn Toán nói chung và môn toán bậc Tiểu học nói riêng.
	Song, trong thực tiễn dạy học, nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm tạo ra môi trường học tập mà ở đó học sinh được tập luyện sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học. Giáo viên chưa có những biện pháp giúp học sinh sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học trong học tập môn Toán. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh các lớp đầu cấp tiểu học nói riêng có ý nghĩa thực tiễn.
	 Học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi. Vì vốn hiểu của các em còn ít nên năng lực ngôn ngữ cũng hạn chế. Nhiều bài tập các em hiểu nhưng không thể diễn đạt bằng lời và cũng không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Khi nghe thầy cô giảng bài có nhiều từ trừu tượng các em cũng không thể hiểu. Vì thế, kết quả học tập thấp.
 	Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm “Phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 ở trường TH Nga Điền 2” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận về ngôn ngữ toán học, nội dung, chương trình môn Toán ở Tiểu học, SGK môn Toán lớp 2. 
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở lớp 2.
- Đề xuất biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ trong môn Toán lớp 2 bậc Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý 
trường Tiểu học Nga Điền 2 nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu học tập, vở bài tập của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu sau khi điều tra thực trạng, số liệu của quá trình thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1 Quan niệm về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng làm phương tiện để giao tiếp chung cho một cộng đồng.[1]
Ngoài ra, ngôn ngữ còn được hiểu là hệ thống hữu hạn của các kí hiệu tùy ý kết hợp theo quy tắc ngữ pháp để làm phương tiện giao tiếp.[1]
2.1.2. Quan niệm về ngôn ngữ toán học.
Ngôn ngữ toán học bao gồm các kí hiệu, thuật ngữ, biểu tượng và các quy tắc kết hợp chúng dùng làm phương tiện để diễn đạt nội dung toán học một cách lôgic, chính xác, rõ ràng. Kí hiệu gồm chữ số, chữ cái, dấu các phép toán, dấu quan hệ và các dấu ngoặc được dùng trong toán học. Biểu tượng gồm hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ hoặc mô hình của đối tượng cụ thể. Khi đó, hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ được coi là các “phương tiện trực quan”.
Do đó, ngôn ngữ toán học được lấy làm phương tiện phục vụ việc giảng dạy, học tập. Đối với học sinh tiểu học, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học có nghĩa là sử dụng đúng, chính xác kí hiệu, biểu tượng, thuật ngữ trong tiếp nhận kiến thức mới hay trong giải bài tập và diễn đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết chính xác, linh hoạt, rõ ràng trong học tập môn Toán.
2.1.3. Chức năng của ngôn ngữ toán học.
Ngôn ngữ toán học có hai chức năng cơ bản: chức năng giao tiếp và chức năng tư duy.
* Chức năng giao tiếp:
Ngôn ngữ được sử dụng làm phương tiện để giao tiếp, truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng của con người với nhau. Ngôn ngữ giúp con người xây dựng hình ảnh tinh thần của thực tại, trao đổi kinh nghiệm của những gì đang diễn ra xung quanh và bên trong mỗi chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện để con người cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau tạo ra kiến thức và sự hiểu biết, làm cho mọi người trên thế giới hiểu nhau hơn.
Chất lượng học tập của học sinh có liên quan đến chất lượng giao tiếp với giáo viên. Không có ngôn ngữ thì không thể có quá trình giao tiếp và không có giao tiếp, không có thông tin trao đổi trong lớp học toán thì toán học không thể diễn ra. Điều này khẳng định chức năng giao tiếp là vô cùng quan trọng 
trong học tập và nghiên cứu toán học.
* Chức năng tư duy:
Trong ngôn ngữ toán học không có những kí hiệu, thuật ngữ toán học nào mà lại không biểu hiện khái niệm hoặc tư tưởng toán học. Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào lại không được thể hiện nhờ ngôn ngữ toán học. Chẳng hạn, biểu thức 14 : 4 + 2 - 4 bao gồm các kí hiệu toán học liên kết lại với nhau theo một quy tắc nhất định và chứa đựng một vấn đề toán học cần được giải quyết. Để tính được giá trị biểu thức này thì người học phải tư duy, phải tuân theo quy tắc tính giá trị biểu thức để thực hiện. Quá trình tư duy để tìm kết quả của phép tính được thực hiện nhờ ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ toán học còn là phương tiện để biểu đạt kết quả của tư duy. Do đó có thể khẳng định rằng tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ toán học là cái để biểu hiện kết quả của tư duy.
Khi tiến hành các hoạt động tư duy giải quyết một vấn đề toán học thì người làm toán cần phải có một vốn tri thức, sự hiểu biết liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Vốn tri thức đó có được là nhờ các hoạt động khám phá, tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy trong quá trình làm toán. Vốn tri thức này được lưu giữ, tàng trữ trong bộ não của con người chủ yếu là nhờ ngôn ngữ toán học. Thông qua ngôn ngữ toán học, loài người có thể truyền thụ những tri thức toán học từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2. Thực trạng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở trường Tiểu học Nga Điền 2.
* Về phía giáo viên:
Ngôn ngữ toán học rất quan trọng trong dạy học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng. Qua nghiên cứu thực tiễn giảng dạy tại trường, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện, phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh trong dạy học. Ngoài việc cung cấp tri thức toán học các đồng chí đã quan tâm đến việc rèn luyện ngôn ngữ toán học. Tuy nhiên một số giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp cho học sinh các thuật ngữ toán học. Trong luyện tập và củng cố, giáo viên chưa thực sự chú ý đến rèn luyện, phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh.
* Về phía học sinh:
Học sinh lớp 2 không chỉ gặp khó khăn về việc viết kí hiệu toán học mà việc đọc kí hiệu toán học cũng là một khó khăn không nhỏ. Các em thường áp dụng cách đọc trong Tiếng Việt vào trong toán học. Chẳng hạn, khi đọc điểm “C” học sinh đọc là điểm “cờ”, khi đọc đơn vị “cm” (xăng-ti-mét) có học sinh đọc là “cờ mờ”. Đọc số cũng không chính xác: số “91” học sinh đọc là “chín mươi một”, “25” đọc là “hai năm” hoặc “hai mươi năm”. Chính cách đọc không chính xác đã dẫn đến việc học sinh làm sai những bài yêu cầu viết cách đọc.
Ngoài ra kĩ năng đọc và hiểu hình ảnh, sơ đồ toán học của học sinh chưa được tốt. Học sinh còn mắc phải nhiều sai lỗi về diễn đạt. Nhiều em không hiểu được yêu cầu của bài toán, không “phiên dịch” được từ hình ảnh, sơ đồ trực quan sang ngôn ngữ toán học. 
Học sinh không hiểu sơ đồ hình ảnh tóm tắt nên các em không thể “phiên dịch” từ hình ảnh sang bài toán có lời văn. Có em đặt đề toán nhưng không theo đúng tóm tắt, hiểu sai sơ đồ hình ảnh dẫn đến đặt đề toán sai. 
Khảo sát sử dụng ngôn ngữ của học sinh các lớp 2B tại trường với sĩ số là 35 em, kết quả như sau:
- Số học sinh sử dụng tốt ngôn ngữ toán học: 5 em.	 
- Số học sinh sử dụng được ngôn ngữ toán học nhưng vẫn mắc lỗi ở cách đặt câu lời giải: 10 em.
- Số học sinh chỉ sử dụng được ngôn ngữ toán học ở một số trường hợp đơn giản: 12 em.
- Số học sinh chưa biết sử dụng ngôn ngữ toán học: 8 em.
Số học sinh yếu về cách sử dụng ngôn ngữ toán học còn nhiều. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học toán. Qua tìm hiểu, tôi thấy bật lên các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Một số giáo viên hiểu không đúng nghĩa của từ vựng trong ngôn ngữ toán học dẫn đến việc sử dụng trong giảng dạy không chính xác hoặc không phát hiện ra được những sai lầm trong cách phát biểu của học sinh. 
Thứ hai: Khi dạy học sinh đặt lời giải, đa số giáo viên dạy lớp 2 đều dạy học sinh cách chuyển đổi từ câu hỏi của bài toán thành câu lời giải bằng cách: bỏ từ “hỏi”, thay từ “bao nhiêu” hoặc từ “mấy” trong câu hỏi bằng từ “số” và thêm từ “là” và dấu hai chấm vào cuối câu. Điều đó hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy của học sinh.
Thứ ba: Học sinh các lớp đầu cấp mới bước đầu làm quen với kí hiệu toán học, học sinh thường đọc theo cách đọc trong Tiếng Việt. Do đó việc viết các đơn vị đo độ dài khác với việc đọc đã dẫn đến sai lầm của học sinh trong học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Biện pháp 1: Làm phong phú vốn từ của ngôn ngữ toán học cho học sinh.
Từ vựng và ngữ nghĩa của ngôn ngữ toán học rất quan trọng trong học tập toán của học sinh. Học sinh chỉ nắm được nội dung toán học khi có một vốn kiến thức về ngôn ngữ toán học. Do đó trong dạy học, giáo viên cần chú trọng hình thành cho học sinh vốn từ của ngôn ngữ toán học và ngữ nghĩa của chúng. Tuy nhiên, ngôn ngữ và tư duy của học sinh lớp 2 còn hạn chế nên giáo viên phải có phương pháp giảng dạy thích hợp để học sinh có thể lĩnh hội một cách tốt nhất. 
Để hình thành cho học sinh từ vựng, ngữ nghĩa của ngôn ngữ toán học một cách có hiệu quả thì giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu kí hiệu, thuật ngữ toán học.
 Giáo viên giới thiệu kí hiệu, thuật ngữ toán học trong ngữ cảnh thích hợp.
Thật vậy, tư duy của học sinh tiểu học còn mang tính trực quan, cụ thể nên việc 
tạo dựng ngữ cảnh có sử dụng các hình ảnh, hình vẽ, mô hình sẽ giúp học sinh 
lĩnh hội từ vựng của ngôn ngữ toán học nhanh hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên ngữ cảnh mà giáo viên tạo ra cần gắn với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Các hình ảnh, hình vẽ, mô hình phải đảm bảo tính trực quan, khoa học và gần gũi với học sinh.
Mặt khác, tư duy của học sinh lớp 2 chủ yếu ở giai đoạn tiền thao tác nên khi tạo dựng ngữ cảnh trong giới thiệu kí hiệu, thuật ngữ toán học, giáo viên nên đưa ra những hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng ngày hoặc cho học sinh được trực tiếp hoạt động, được thao tác trên đồ vật thật. Qua đó học sinh lĩnh hội tri thức toán học và ngôn ngữ toán học nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Bước 2: Tiếp nhận ngữ nghĩa của ngôn ngữ toán học.
Chương trình môn Toán cấp tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng không giải thích nghĩa của kí hiệu, thuật ngữ mà giúp học sinh hiểu nghĩa của từ thông qua hình ảnh trực quan và các hoạt động thực tế. Với những từ xuất hiện cả trong ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học nhưng có nghĩa khác nhau thì giáo viên cần chính xác hóa nghĩa của từ trong ngôn ngữ toán học trên cơ sở nhận thức ban đầu của học sinh.
Trong từng bài học cụ thể giáo viên cần sử dụng trực quan phù hợp, tổ chức các hoạt động thực tế và có những câu hỏi thích hợp để giúp học sinh lĩnh hội được nghĩa toán học của từ.
Bước 3: Sử dụng kí hiệu, thuật ngữ toán học.
Khi học sinh đã lĩnh hội được kí hiệu, thuật ngữ toán học, hiểu được ngữ nghĩa trong ngôn ngữ toán học, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kí hiệu, thuật ngữ toán học trong các tình huống khác nhau liên quan đến bài học. Giáo viên tạo ra các tình huống gắn liền với cuộc sống để học sinh có cơ hội sử dụng và hiểu được ý nghĩa thực tiễn.
Khi thực hiện hoạt động luyện tập giáo viên nên tổ chức lớp theo nhóm nhỏ (2 - 4 học sinh) để giải quyết vấn đề toán học. Hình thức học tập này sẽ giúp học sinh có sự chia sẻ, giúp đỡ nhau và những học sinh yếu, kém có nhiều cơ hội để học hỏi nhiều hơn.
Ví dụ : Hình thành các thuật ngữ và ngữ nghĩa của ngôn ngữ toán học cho học sinh khi dạy bài “Số bị chia - Số chia - Thương” (Toán 2, trang 112).
Bước 1: Giới thiệu các thuật ngữ toán học.
*Giáo viên tiến hành các hoạt động sau:
- Giáo viên viết lên bảng phép tính 6 : 2 và đặt câu hỏi.
- Đây là phép tính gì?
- 6 : 2 bằng mấy?
 Giáo viên giới thiệu: Trong phép chia 6 : 2 = 3, 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương. Giáo viên cho học sinh nhắc lại các thành phần trong phép chia.
- 6 được gọi là gì?
- 2 được gọi là gì?
- 3 được gọi là gì?
- Giáo viên lưu ý học sinh: 3 là thương của phép chia, 6 : 2 cũng gọi là thương.
 - Giáo viên đưa ra phép tính khác để học sinh luyện tập, chẳng hạn 12: 2, 18: 2 và yêu cầu học sinh tính kết quả, xác định các thành phần của phép chia.
Bước 2: Học sinh tiếp nhận ý nghĩa toán học.
- Giáo viên không yêu cầu học sinh giải thích “số bị chia”, “số chia”, “thương” mà thông qua việc xác định thành phần trong phép chia sẽ dần hình thành trong đầu học sinh nghĩa của các thuật ngữ này. Qua hoạt động thực hành, học sinh sẽ hiểu số bị chia là số đứng đầu tiên trong phép chia và đứng trước dấu chia; Số chia là số đứng sau dấu chia; thương là kết quả của phép chia, đứng sau dấu bằng. Khi đã hiểu được nghĩa toán học thì học sinh sẽ xác định được đúng thành phần của phép chia. 
Do đó, giáo viên tổ chức cho học sinh được thực hành nhiều về xác định thành phần trong phép chia để học sinh hiểu rõ về nghĩa toán học của các thuật ngữ.
Bước 3: Sử dụng thuật ngữ toán học.
Giáo viên tổ chức hoạt động toàn lớp, gọi học sinh nêu ví dụ, các học sinh khác nêu thành phần phép tính, nghĩa của từng thành phần.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi với yêu cầu: Một học sinh đưa ra phép tính chia, một học sinh tìm kết quả và xác định các thành phần trong phép tính, sau đó đổi nhiệm vụ cho nhau.
Khi thực hiện các hoạt động trên, giáo viên đã làm phong phú thêm vốn từ vựng của ngôn ngữ toán học cho học sinh. Đồng thời, học sinh hiểu được nghĩa của các thuật ngữ và biết vận dụng khi làm bài tập.
Khi sử dụng hình ảnh trực quan để giới thiệu kí hiệu, thuật ngữ toán học cần tăng dần mức độ trừu tượng, giúp phát triển tư duy cho học sinh.
Khi đặt câu hỏi giúp học sinh hiểu, nắm vững kí hiệu, thuật ngữ của ngôn ngữ toán học giáo viên cần lưu ý đặt câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. Nếu vốn từ vựng ngôn ngữ toán học của học sinh chưa nhiều thì câu hỏi đơn giản sử dụng các từ vựng đã biết. 
Khuyến khích học sinh tự tạo ra các tình huống có sử dụng kí hiệu, thuật ngữ của ngôn ngữ toán học và giải quyết các tình huống đó.
Khi thực hiện biện pháp này cần lồng ghép các trò chơi về ngôn ngữ để học sinh có thể phát huy một cách tối đa việc lĩnh hội kí hiệu, thuật ngữ toán học mới và có sự liên hệ với kí hiệu, thuật ngữ đã học.
Biện pháp 2. Tổ chức cho học sinh lĩnh hội cấu trúc (cấu tạo) của ngôn ngữ toán học.
Trong dạy học môn Toán nếu chỉ hiểu ngữ nghĩa của kí hiệu, thuật ngữ trong ngôn ngữ toán học thì việc giải quyết được các vấn đề toán học bị hạn chế. Bởi vì cả hai mặt ngữ nghĩa và cú pháp của ngôn ngữ toán học thể hiện mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong toán học. Nếu chỉ chú trọng đến mặt ngữ nghĩa thì học sinh sẽ không học được cách sử dụng các công cụ hình thức của toán học, khả năng tư duy trừu tượng bị hạn chế; nếu chú trọng đến mặt cú pháp thì kiến thức toán học của học sinh chỉ mang tính hình thức, học sinh không vận dụng được vào thực tế. Do đó biện pháp đề cập đến vấn đề hình thành cú pháp của ngôn ngữ toán học nhằm giúp học sinh sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học trong giải quyết vấn đề.
Để tổ chức cho học sinh lĩnh hội cú pháp của ngôn ngữ toán học thì giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Hình thành cách viết kí hiệu toán học.
Trong học tập học sinh chủ yếu làm việc với các kí hiệu khi giải quyết vấn đề toán học. Trong ngôn ngữ toán học, một kí hiệu có khi được diễn đạt bằng một từ hoặc cụm từ. Nếu học sinh áp dụng quy tắc, cách viết như trong ngôn ngữ tự nhiên thì sẽ không nắm được cách viết kí hiệu toán học. Để hình thành kí hiệu toán học, giáo viên giới thiệu chi tiết cách viết cho học sinh. Giáo viên có thể chuẩn bị bảng phụ có ghi cách viết đúng, cách viết không đúng để học sinh nhận biết, giúp khắc sâu hơn hình ảnh về kí hiệu vừa hình thành.
Sau khi học sinh đã lĩnh hội được cách viết kí hiệu toán học, giáo viên cho học sinh được thực hành cách viết vào bảng con, vào vở. Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết các vấn đề toán học có sử dụng kí hiệu vừa hình thành và các kí hiệu đã học. Từ đó giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kí hiệu vừa hình thành với các kí hiệu đã học, biết cách sử dụng kí hiệu trong học tập.
Bước 2: Liên kết các kí hiệu toán học.
Các kí hiệu toán học đơn lẻ được liên kết theo những quy tắc nhất định của ngôn ngữ toán học, tuy nhiên những quy tắc về cách liên kết này không được phát biểu thành lời mà hoàn toàn học sinh phải hiểu được thông qua cách viết các ví dụ. Ở bước này giáo viên cần giúp học sinh biết liên kết các kí hiệu toán học theo đúng cú pháp của ngôn ngữ toán học.
Chẳng hạn, ở các lớp đầu cấp tiểu học, học sinh được làm quen với bốn phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia) số tự nhiên. Ngay từ những bài đầu tiên khi hình thành cho học sinh cách viết các phép tính cộng (lớp 1) giáo viên giới thiệu một cách chi tiết, cẩn thận về vị trí, trật tự các số, dấu phép tính, dấu bằng trong phép toán. Khi lĩnh hội cách viết các phép toán, học sinh nhận biết được dấu phép tính luôn ở giữa hai số, dấu bằng được đặt trước kết quả của phép tính. Giáo viên đưa ra cách viết đúng, cách viết sai để học sinh nhận biết và sửa lại cho đúng. Qua đó học sinh nhận thấy được cách viết phép toán là sự liên kết của các kí hiệu toán học và tuân thủ theo quy tắc cú pháp của ngôn ngữ toán học. Đặc biệt khi hướng dẫn học sinh đặt tính theo cột dọc giáo viên lưu ý về cách viết và yêu cầu học sinh vừa thực hành vừa trình bày cách đặt tính.
Bước 3: Thực hành sử dụng cú pháp của ngôn ngữ toán học.
Ngoài việc liên kết các kí hiệu toán học theo đúng cú pháp của ngôn ngữ toán học thì giáo viên cần giúp học sinh biết liên kết các kí hiệu toán học để được thông báo toán học có nghĩa. Khi thực hành sử dụng cú pháp của ngôn ngữ toán học nên gắn với những tình huống toán học cụ thể để học sinh sử dụng linh hoạt và viết đúng cú pháp của ngôn ngữ toán học. Trong khi thực hành sử dụng giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập với mục đích giúp học sinh hiểu, nắm chắc cách viết trong ngôn ngữ toán học, sử dụng linh hoạt vào giải quyết các vấn đề toán học.
Ví dụ : Tổ chức cho học sinh lĩnh hội và sử dụng kí hiệu của ngôn ngữ toán học khi dạy bài “Phép nhân” (Toán 2, trang 92).
Bước 1: Hình thành cách viết kí hiệu toán học.
Giáo viên giới thiệu cách viết dấu nhân (×).
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát dấu nhân và cho nhận xét (gồm hai gạch chéo, gần giống với chữ x trong bảng chữ cái), qua đó giúp học sinh nhớ được kí hiệu, không bị nhầm lẫn với các dấu phép toán khác.
Bước 2: Liên kết các kí hiệu toán học.
- Học sinh đã biết cách viết đúng cấu trúc của ngôn ngữ toán học của phép cộng, phép trừ. Hơn nữa phép nhân được hình thành thông qua phép cộng các số hạng bằng nhau. Do đó giáo viên tổ chức cho học sinh tự hình thành cách viết đúng cú pháp đối với phép nhân. Giáo viên yêu cầu học sinh tự nêu cách viết phép tính nhân cụ thể. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách viết và viết phép tính 2 × 5 = 10.
- Giáo viên tổ chức cho học si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_ngon_ngu_toan_hoc_cho_hoc_sinh_lop_2_o_truon.doc