SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2

Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng.

Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiện nay.

Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.

 

doc 24 trang thuychi01 10036
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 
TRONG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM GÂY 
HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 2.
 Người thực hiện: Trần Anh Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Tiểu học Ngọc Trạo
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Anh Vân
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường tiểu học Ngọc Trạo
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
1
Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội
Phòng GD&ĐT Bỉm Sơn
C
2008 -2009
 MỤC LỤC 
 Trang
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng.
Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể. Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại mới hiện nay.
Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.
Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
Qua dự giờ trên lớp và thực tế giảng dạy ở đơn vị mình công tác tôi nhận thấy : ở trường Tiểu học về việc dạy luyện từ và câu, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta kĩ năng thực hành giao tiếp chưa đạt được yêu cầu đề ra. Những năng lực giao tiếp, ứng xử của học sinh không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
Trong suốt quá trình dạy học, tôi luôn trăn trở, suy ngẫm, nghiên cứu để tìm ra cách dạy học thích hợp sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao, để rồi giáo viên sẽ là người " Thắp sáng lên những ngọn lửa" trong mỗi học sinh. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh lớp 2. Một trong những hoạt động tạo hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học mà chơi, chơi mà học, nâng cao chất lượng giờ dạy. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra " Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2". Đây là một vấn đề bản thân tôi tâm đắc và muốn góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực này.
II. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi trong dạy và học luyện từ và câu nói riêng của giáo viên và học sinh lớp 2 trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 theo chương trình tiểu học nói chung.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu về phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 . Tổng kết những kinh nghiệm đạt được tại lớp 2B trường Tiểu học Ngọc Trạo – Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm : áp dụng trong quá trình dạy học trên lớp
- Phương pháp điều tra phỏng vấn : Tiến hành một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho các nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên qua đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm : Qua các hoạt động, giáo viên ghi chép từ đó đúc rút kinh nghiệm được và chưa được tổng hợp đi đến kết luận.
- Phương pháp thống kê toán học : sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận:
1. Trò chơi học tập là gì?
	Trò chơi học tập là trò chơi mà luật chơi của nó bao gồm các quy tắc gắn với với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài hoc, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống trò chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học.
	Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thúc một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi.
	Trò chơi học tập rèn kĩ năng , kĩ sảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
	Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “ Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.
2. Cơ sở lí luận của phân môn luyện từ và câu:
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng với chúng là: nghe, đọc, nói, viết. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Phân môn luyện từ và câu là một phân môn thực hành có vai trò và nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ lớn nhất của nó là hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh.
Ở lớp 2 mục tiêu và nhiệm vụ nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu cơ bản về kĩ năng và kiến thức đối với học sinh như sau: học sinh nói đủ câu, biết sử dụng từ để đặt câu theo các mẫu câu cho sẵn, biết dùng từ cho sẵn để đặt câu.
Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình và phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy: Luyện từ và câu lớp 2 tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản: Hình thành kĩ năng giao tiếp cụ thể qua các chủ đề, chủ điểm mà các em được học. Học sinh biết dùng từ đặt câu cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp.
Ở lớp 2 với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh giai đoạn từ 7 đến 8 tuổi, năng lực ngôn ngữ và vốn sống còn quá ít, việc dạy luyện từ và câu chưa đòi hỏi quá cao, thông qua các hình thức tổ chưc dạy học(cá nhân, nhóm, lớp,...) Giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động trò chơi để giúp các em có hứng thú học tập. 
Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của người giáo viên đứng lớp, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp để tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp.
Vì điều kiện và năng lực bản thân không cho phép nên tôi chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu tổ chức trò chơi cho học sinh lớp 2 ở một số kiểu bài đặc trưng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
II.Thực trạng của vấn đề:
Để điều tra về thực tế về trình độ hiện nay của học sinh lớp 2B ở trường Tiểu học Ngọc Trạo, tôi đã đưa vào 3 dạng mẫu câu ở 3 dạng bài khác nhau: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Cụ thể: 
- Bài Luyện từ và câu : Tuần 3 - SGK Tiếng việt 2 - Tập 1 - Trang 26
- Bài Luyện từ và câu : Tuần 13- SGK Tiếng việt 2- Tập 1 Trang 108
- Bài Luyện từ và câu : Tuần 15 - SGK Tiếng việt 2 - Tập 1 - Trang 122 và có kết quả như sau:
 Mức 
 đạt
Lớp
(sĩ số)
Hoàn
thành
tốt
Hoàn
thành
Chưa
hoàn
thành
Giải nghĩa từ
Đặt câu
Đạt
Chưa
đạt
Đạt
Chưa đạt
2A - 35
14
 16
 5
29
6
29
6
2B - 37
15
 17
 5
30
7
30
7
Qua thực tế kiểm tra, tôi thấy học sinh trong lớp còn tồn tại những lỗi sau:
- Về cách đặt câu theo mẫu: Vẫn còn một số ít học sinh khi đặt câu còn nhầm lẫn giữa các mẫu câu với nhau.
- Về cách trình bày cấu tạo câu: Một bộ phận học sinh khi viết câu hỏi cuối câu không ghi dấu hỏi chấm,như em Hà Linh, em Hòa , em Kiệt,..
- Về cách dùng từ đặt câu: Học sinh vốn từ còn nghèo dẫn đến câu văn chưa phong phú, chưa phù hợp với văn cảnh.
- Về cách mở rộng vốn từ : Do năng lực ngôn ngữ và vốn từ của các em còn quá ít nên việc nên việc mở rộng vốn từ của các em còn hạn chế. Cụ thể như em Thức, em Khang, em Phạm Đức ..
- Về năng lực giao tiếp: Còn 1 số em chưa mạnh dạn trong giao tiếp như em Phạm Đức, em Thảo Mi, em Châu Anh,...
Nhìn chung việc dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 2 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên người giáo viên cần phải linh hoạt trong quá trình dạy học, tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ nâng cao được hiệu quả trong dạy luyện từ và câu nói riêng và dạy các môn học khác nói chung .
III. Các giải pháp thực hiện:
Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập:
Trò chơi học tập trong mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo.
Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.
Cấu trúc của trò chơi:
Tên trò chơi.
Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhăm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi qui định đối với chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
Cách tổ chức trò chơi: 
Thời gian tiến hành từ 5 – 7 phút ( tiến hành ngay đầu tiết học hoặc có thể lồng ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý và củng cố kiễn thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương ứng với mỗi loại kiễn thức.
Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách mô tả thực hành, nêu rõ qui định chơi.
Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
Chơi thật..
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai làm thường tránh.
Thưởng – phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui hát một bài, nhảy lò cò,...
IV. Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình dạy Luyện từ và câu lớp 2:
1. Trò chơi : Ghép nhanh tên sự vật
 Mục đích: 
- Ghép nhanh được từ với đồ vật hoặc hình vẽ tương ứng.
- Có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ.
 Chuẩn bị:
- 2 bộ đồ dùng để chơi, mỗi bộ gồm một số đồ vật thật hoặc tranh ảnh đại diện cho nghĩa của từ được nêu trong sách giáo khoa, các thẻ từ ghi tên các đồ vật (tranh ảnh).
VD: Tranh bài tập 1 (tuần 3- T26); bài tập 2 (tuần 7-T59); bài tập 3 (tuần 16- T134) trong sách giáo khoa TV2 tập 1; bài tập 1 (tuần 22-T35)Một số mảnh bìa ghi từng từ tương ứng với từng đồ vật hoặc tranh ảnh để dán hoặc gài.
- Giáo viên (cử 1 học sinh) làm trọng tài để đánh giá kết quả.
 Cách tiến hành:
- Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2- 4 em).
- Các đồ vật hoặc tranh ảnh đã được sắp xếp hoặc treo thành 2 nhóm. Mỗi học sinh (mỗi nhóm) tham gia trò chơi được phát 1 bộ thẻ từ ghi tên các đồ vật (tranh ảnh). Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhất tên các đồ vật hoặc tranh thích hợp thì thắng cuộc. 
Sử dụng trò chơi này vào các bài Luyện từ và câu:
VD: Dán nhãn cho đồ dùng học tập (tuần 6- T52); Đồ dùng trong nhà (tuần 11 – T90)_ TV2 tập 1. Các con vật nuôi (tuần 21, 22 T27, 35); các loài thú (tuần 23, 24 T45, 55); Các loài cá (tuần 25, 26 T64, 73); Các loài cây (tuần 28, 29 T87, 95); Những người có nghề nghiệp khác nhau (tuần 33, 34 T129; 137) sách TV2 tập 2.
 Hiệu quả của trò chơi:
- Học sinh ghép nhanh được từ với đồ vật hoặc hình vẽ tương ứng và có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ.
2. Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề
 Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
 Chuẩn bị: 
Bảng phụ hoặc giấy nháp
Cách tiến hành: 
- Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3- 4 học sinh tham gia.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề.
(VD: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật nuôi trong nhà), Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu:
+ Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm gia đình).
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.
+ Mỗi từ viết đúng được nhận 1thẻ đỏ, nhóm nào nhận nhiều thẻ đỏ nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số thẻ đỏ để xếp vào các vị trí 2, 3, 4
Sử dụng trò chơi này vào các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 1:
+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, Trang 59).
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, Trang 108).
+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, Trang 122). 
+ Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, Trang 134).
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 2:
+ Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, Trang 35).
+ Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, Trang 64).
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, Trang 74).
+ Kể tên các loài cây (tuần 28, Trang 87)
+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33 Trang 129);
Hiệu quả của trò chơi:
- Học sinh mở rộng được vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. Đã rèn được tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
3. Trò chơi: Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau
 Mục đích: 
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ (1 tiếng) có phụ âm đầu cho trước.
- Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh.
 Chuẩn bị: 
- Phấn, bảng hoặc giấy bút.
- Băng dính để dính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp.
 Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ 1 tiếng có phụ âm đầu cho trước.
- Cá nhân (từ 2- 4 người) hoặc nhóm (từ 2- 4 nhóm) tham gia chơi.
- Dựa vào phụ âm đầu đã cho ở đề bài, trong khoảng thời gian quy định (3 hoặc 5 phút); mỗi người ( nhóm) cố gắng tìm thật nhiều từ ghi vào mảnh giấy (hoặc phần bảng) đã ghi sẵn tên mình ( hoặc nhóm mình). Hết thời gian quy định, cô giáo nhận xét kết quả, Học sinh (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc. 
Có thể sử dụng trò chơi như sau:
+ Giáo viên có thể cho học sinh tự ghi các từ theo sự liên tưởng, không theo các bước lựa chọn thứ tự kết hợp âm vần.
VD: Với phụ âm đầu b, học sinh có thể đưa ra: Bà, bố, bi, bánh, bạn, biết, bò. bút; với phụ âm đầu c, học sinh có thể đưa ra: Cá, cơm, cò, cỏ, cờ, cấm, canh, cột
Cũng có thể tiến hành tìm các từ theo các bước sau:
- Ghép phụ âm đầu đã cho với 1 nguyên âm: a,o, ô, ơ, e, êrồi thay đổi lần lượt các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Xét trong các tiếng đã ghép được, tiếng nào có nghĩa thì ghi lại:
VD : b-ba, bà, bá, bả, bạ, bo, bò, bó, bỏ, bõ, bọ
- Ghép phụ âm đầu đã cho với vần có 2 bộ phận( âm chính và âm cuối, âm đệm, âm chính) đến vần có 3 bộ phận (âm đệm, âm chính, âm cuối) rồi thay đổi lần lượt các thanh và chọn ra các tiếng có nghĩa.
VD: ban, bàn, bán, bản, bạn, bần, bấn, bẩn, bận
+ Có thể kết hợp tìm từ đơn cũng có phụ âm đầu với từ theo chủ đề hoặc kết hợp với tìm từ theo từ loại (Chỉ sự vật, chỉ hành động, chỉ tính chất)
VD: -Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà có phụ âm đầu ch (chén, chõng, chăn, chiếu, chạn, chai)
- Tìm từ chỉ gia đình họ hàng có phụ âm đầu ch (cha, chín, cháu, chắt..)
- Tìm từ chỉ nguời, vật có phụ âm đầu c (cô, cơm, cá, cò, cỏ)
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu đ (đi, đứng, đo, đếm, đong, đem.)
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu b (bám, bò, bán, bắn, bàn, băm.)
Hiệu quả của trò chơi:
Học sinh mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ (1 tiếng) có phụ âm đầu cho trước.
 Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh.
4. Trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau
 Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho
- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh viết nhanh.
 Chuẩn bị: 
- Phấn bảng, ( giấy bút) để ghi lại các từ tìm được.
- Băng dính để đính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp (nếu có)
 Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ có tiếng cho trước.
- Dựa vào tiếng đã cho ở đề bài, cá nhân hoặc nhóm tham gia chơi. Trong khoảng thời gian nhất định (2 hoặc 3 phút) học sinh cố gắng tìm thật nhiều từ và ghi vào giấy nháp hoặc bảng lớp. Hết giờ quy định, ai tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc.
- Trọng tài (giáo viên , học sinh ) có thể chấp nhận một số từ ngữ như: học chăm
Trò chơi tìm nhanh từ có tiếng giống nhau có thể được sử dụng ở các bài Luyện từ và câu trong SGK TV2 như:
- Tìm từ có tiếng học, có tiếng tập (tuần 2, T17- SGK TV 2 tập 1)
- Tìm các từ có tiếng "biển" (Tuần 25 T64 – SGK TV 2 tập 2)
Hiệu quả của trò chơi:
- Học sinh mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho. Rèn được kỹ năng huy động vốn từ nhanh viết nhanh.
5. Trò chơi: Tìm nhanh từ đồng nghĩa
 Mục đích:
- Nhận biết nhanh các từ ngữ đồng nghĩa, làm giàu vốn từ của học sinh 
- Luyện trí thông minh, nhanh mắt, nhanh, tay.
 Chuẩn bị:
- Từ 2 đến 4 bộ quân bài có nội dung như nhau nhưng khác màu để khỏi bị lẫn (xanh, đỏ , vàng) tương tự quân bài trong cỗ tam cúc. Mỗi bộ có 10 hoặc 12 quân bài đã ghi sẵn các từ.
- Một bộ quân bài dành cho người cầm cái (trọng tài) khác màu với các bộ quân bài của nguời chơi. Trên mỗi quân bài này có ghi từng từ đồng nghĩa với từ được ghi trên quân bài của nguời chơi.
- Mỗi quân bài này đều được ghi từ ở cả hai đầu để người chơi dễ nhìn khi cầm bài trên tay.
Học tập
Siêng năng
 Cách tiến hành:
Từ hai đến 4 nguời chơi. Mỗi người có 1 bộ quân bài như nhau (10, 12 quân)
- Trọng tài lật 1 quân trong bộ bài của mình (có từ đồng nghĩa với từ trong bộ bài của nguời chơi).
- Những nguời chơi phải chọn thật nhanh quân bài của mình có từ đồng nghĩa với quân bài của trọng tài để đánh ra.
- Trọng tài công nhận quân bài đánh ra là từ đồng nghĩa thì người

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_trong_day_luyen_tu.doc