Sử dụng phương pháp lập bảng biểu hệ thống kiến thức trong dạy học bài 19, bài 20 sgk Lịch sử 11 để nâng cao chất lượng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh

Sử dụng phương pháp lập bảng biểu hệ thống kiến thức trong dạy học bài 19, bài 20 sgk Lịch sử 11 để nâng cao chất lượng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh

 Đất nước ta trên đường đổi mới cần có những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo. Muốn vậy phải bắt đầu từ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, bao gồm cả phương pháp dạy học môn Lịch sử.

 Từ năm học 2016- 2017 Bộ GD và ĐT đã có nhiều thay đổi trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPT QG) với các môn học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng, một trong những thay đổi đó là chuyển từ “hình thức thi tự luận” sang “hình thức thi trắc nghiệm”. Đây là một trong những thay đổi mang tính đột phá trong thi cử, và từ đó cũng đòi hỏi những thay đổi trong phương pháp giảng dạy để phù hợp, kịp thời và đúng hướng nhằm đáp ứng tốt nhất cho học sinh tham gia kỳ thi THPT QG.

 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng làm bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử. Vì bảng biểu sẽ có câu từ ngắn ngọn, súc tích, cho học sinh nhớ chính xác “từ khóa” là điều rất cần thiết cho học sinh làm bài trắc nghiệm. Lập bảng biểu sẽ phát huy tính tích cực của người học, huy động tối đa các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức. Phương pháp này còn tác động vào "kênh hình" của người học. Sẽ tạo ra sự hứng thú trong giờ học, bài giảng, tiết học trở nên sôi động. Phát triển óc quan sát, kích thích tư duy của người học, củng cố kiến thức bài giảng, hào hứng tìm tòi, đón nhận tri thức mới, có lòng yêu thích môn học. Giúp học sinh có được những thói quen cần thiết như: đọc sách, làm bài tập lịch sử.

 Để lập bảng hệ thống hóa kiến thức tốt thì kĩ năng lập bảng biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định. Do đó, nắm được những kĩ năng cơ bản để lập bảng biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn đối với giáo viên Lịch sử hiện nay.

 

doc 22 trang thuychi01 12051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng phương pháp lập bảng biểu hệ thống kiến thức trong dạy học bài 19, bài 20 sgk Lịch sử 11 để nâng cao chất lượng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG BIỂU HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC BÀI 19, BÀI 20 SGK 
 LỊCH SỬ 11 ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM BÀI TẬP 
TRẮC NGHIỆM CHO HỌC SINH”
 Họ tên: Nguyễn Thị Phương
 Chức vụ: giáo viên
 Lĩnh vực SKKN: Lịch sử 
 THANH HÓA NĂM 2017
 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU2
1. Lý do chọn đề tài2
2. Mục đích nghiên cứu3
3. Đối tượng nghiên cứu3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM3
1. Cơ sở lý luận3
2.Thực trạng vấn đề4
3. Giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề5
 3.1. Các loại bảng 5
 3.2. Những nguyên tắc khi lập bảng..6
 3.3. Các ví dụ cụ thể.6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm16 
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ18
1. Kết luận18
2. Kiến nghị..19
 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO..21
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Đất nước ta trên đường đổi mới cần có những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo. Muốn vậy phải bắt đầu từ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, bao gồm cả phương pháp dạy học môn Lịch sử. 
 Từ năm học 2016- 2017 Bộ GD và ĐT đã có nhiều thay đổi trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPT QG) với các môn học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng, một trong những thay đổi đó là chuyển từ “hình thức thi tự luận” sang “hình thức thi trắc nghiệm”. Đây là một trong những thay đổi mang tính đột phá trong thi cử, và từ đó cũng đòi hỏi những thay đổi trong phương pháp giảng dạy để phù hợp, kịp thời và đúng hướng nhằm đáp ứng tốt nhất cho học sinh tham gia kỳ thi THPT QG.
 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng làm bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử. Vì bảng biểu sẽ có câu từ ngắn ngọn, súc tích, cho học sinh nhớ chính xác “từ khóa” là điều rất cần thiết cho học sinh làm bài trắc nghiệm. Lập bảng biểu sẽ phát huy tính tích cực của người học, huy động tối đa các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức. Phương pháp này còn tác động vào "kênh hình" của người học. Sẽ tạo ra sự hứng thú trong giờ học, bài giảng, tiết học trở nên sôi động. Phát triển óc quan sát, kích thích tư duy của người học, củng cố kiến thức bài giảng, hào hứng tìm tòi, đón nhận tri thức mới, có lòng yêu thích môn học. Giúp học sinh có được những thói quen cần thiết như: đọc sách, làm bài tập lịch sử.
 Để lập bảng hệ thống hóa kiến thức tốt thì kĩ năng lập bảng biểu của giáo viên đóng vai trò quyết định. Do đó, nắm được những kĩ năng cơ bản để lập bảng biểu phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn đối với giáo viên Lịch sử hiện nay. 
 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, đặc biệt để đáp ứng kịp thời cho những thay đổi về hình thức thi trắc nghiệm khánh quan trong môn học, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày chuyên đề : Sử dụng phương pháp lập bảng biểu hệ thống hóa kiến thức trong dạy học bài 19, bài 20- Sách giáo khoa Lịch sử 11 nhằm nâng cao hiệu quả làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh”. Hi vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và học sinh. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh, kích thích sự tư duy, chủ động của người học. Giảm gánh nặng học thuộc bài, ghi nhớ nhanh các từ khóa nhằm nâng cao chất lượng làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 11trường THPT Nga Sơn
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát, phiếu tham dò.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
+ Phương pháp so sánh, lập biểu đồ so sánh.
+ Phương pháp dự giờ, thao giảng trao đổi ý kiến với đồng nghiệp trong quá trình dạy. 
+Áp dụng phương pháp mới trên lớp.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh, bổ sung
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
 Từ năm học 2016-2017, Bộ GD Và ĐT đã chính thức áp dụng hình thức thi trắc nghiệm cho bộ môn Lịch sử trong kì thi THPT QG. Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề “ Áp dụng hình thức thi trắc nghiệm cho bộ môn Lịch sử đã phù hợp hay chưa?”. Với bản thân tôi cho rằng điều này là hợp lý. Bởi lẽ: nếu hình thức thi tự luận buộc các em phải “học sâu” thì hình thức thi trắc nghiệm sẽ phải “học rộng”. Vì vậy, kiến thức của các em sẽ phong phú, đa dạng hơn. Các em sẽ đọc nhiều sách, tài liệu để mở rộng sự hiểu biết của mình. Khi chuyển sang hình thức trắc nghiệm, đề thi gồm 40 câu và trải rộng toàn bộ chương trình, buộc các em phải đọc sách, giảm thiểu tình trạng học tủ, học lệch. Và điều này cũng góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục Lịch sử là cung cấp cho các em nhiều kiến thức về nhân loại càng tốt.
 Mặc dù kì thi THPT QG chưa diễn ra, tính khả thi của đề án thi trắc nghiệm chưa đo được kết quả. Tuy nhiên, số lượng học sinh đăng ký thi môn học Lịch sử trong kỳ thi THPT QG năm 2016-2017 đã tăng vọt đột biến, là hiện tượng trái ngược với các kỳ thi của những năm học trước đây. Cùng với đó là số lượng học sinh lựa chọn ban khoa học xã hội để học có xu hướng gia tăng, đây là tín hiệu đáng mừng và là dấu hiệu khả quan về sự thành công của đề án.
 Với phương pháp lập bảng biểu hệ thống hóa kiến thức trong dạy học sẽ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong hình thức thi trắc nghiệm và có ưu điểm vượt trội so với phương pháp vấn đáp đơn thuần trên lớp.
- Thứ nhất, lập bảng biểu đồng nghĩa với việc khái quát vấn đề, buộc học sinh phải đọc sách giáo khoa và các tài liệu liên quan. Chứ không phải chỉ tìm một vấn đề liên quan tới nội dung của câu hỏi thầy cô giáo đưa ra.
- Thứ hai, lập bảng biểu cũng là góp phần vào việc đổi mới phương pháp giáo dục từ thầy là trung tâm sang trò làm trung tâm. Giảm bớt hoạt động của giáo viên , phát huy tính tự lập, chủ động và sáng tạo của học sinh. Khi giáo viên đưa ra mẫu bảng biểu, tất cả học sinh buộc phải làm việc, chứ không ỷ lại vào một bạn trả lời câu hỏi.
- Thứ ba, học sinh sẽ rèn luyện kỹ năng tóm tắt nội dung bài học, kỹ năng tìm “từ khóa” và thông qua đó học sinh tìm ra bản chất của sự kiện. 
- Thứ tư, ở môn Lịch sử từ xưa tới nay số lượng bài tập ít hơn nhiều so với ban khoa học tự nhiên (như toán, lý, hóa, sinh), giáo viên thường chỉ giao bài cho với những câu đơn giản như đọc trước bài ở nhà, về nhà học bài cũ cách giao bài như vậy chưa thực sự hiệu quả, giáo viên cũng không thể kiểm tra kết quả làm bài tập của mỗi học sinh. Khi lập bảng biểu, kết quả công việc được giao sẽ nhìn thấy ngay được. Giáo viên đưa câu hỏi lập bảng hẹn ngày nộp bài. Tất cả học sinh sẽ đều phải làm và giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả.
 Như vậy, phương pháp lập bảng biểu hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử sẽ đem phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, và nâng cao chất lượng khi các em làm bài tập trắc nghiệm. Mặc dù không phải là phương pháp mới, nhưng nếu giáo viên khéo léo và có những kỹ năng lập bảng thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. 
2.Thực trạng vấn đề
* Đối với học sinh
 Ở trường THPT Nga Sơn, đa số học sinh còn lười học, chưa say mê môn Lịch sử, các em học khá thụ động và ỷ lại. Chỉ học để đối phó, để lấy điểm, có điểm rồi thôi. Học sinh học sự kiện một cách máy móc, học vẹt, không hiểu bản chất vấn đề. Các em không đọc sách giáo khoa trước khi lên lớp, giáo viên cho ghi gì rồi ghi lại và chỉ học như vậy, không có thói quen làm bài tập lịch sử ở nhà lại. Giờ học lịch sử diễn ra nhàm chán và buồn tẻ. Từ đó dẫn đến thực trạng học sinh không chủ động, tích cực để tìm tòi những sự kiện, nhân vật và câu chuyện lịch sử. Người học bị thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
 Đây là thực trạng đáng buồn và đáng báo động để mỗi giáo viên khi nhìn vào phải day dứt và trăn trở.
 Theo tôi, có 5 nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học môn Lịch sử. 
 Trước hết, phải thừa nhận rằng, học môn Lịch sử khó và không hấp dẫn. Ðã là lịch sử, nhất thiết phải gắn với sự kiện, nhân vật và hiểu lịch sử nhất định phải nắm vững những sự kiện, nhân vật cơ bản, quan trọng trong suốt quá trình hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
 Thứ hai, chương trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định là yêu cầu học sinh phải nắm được hầu như tất cả các nội dung về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, trong khi đó, số tiết quy định quá ít, chỉ một tiết học trong một tuần. 
 Thứ ba, do yêu cầu của chương trình, nội dung trong sách giáo khoa quá nặng, ôm đồm, thiếu tính chọn lọc, thậm chí một số nội dung thiếu tính liên kết và lô-gích. Nội dung trong sách giáo khoa như một "đĩa nén", đầy ắp thông tin mà học sinh không thể nhớ hết được, dẫn đến tình trạng "học trước quên sau". 
 Thứ tư, áp lực học tập của học sinh còn nặng nề, các em rất vất vả khi học cả ngày trên trường, tối về làm bài tập các môn, không có nhiều thời gian giành cho môn Lịch sử; càng không thể mua các sách Lịch sử đề đọc thêm tham khảo. 
 Thứ năm, xã hội ta hiện nay chưa coi trọng môn Lịch sử và ngành lịch sử. Môn Lịch sử thường được xếp vào môn học phụ trong nhà trường. Không những vậy, cơ hội tìm việc làm cho những cử nhân Lịch sử là không nhiều, nếu có thì thu nhập rất thấp.
* Đối với giáo viên
 Một số giáo viên chưa có sự đầu tư cho bài giảng, ngại thay đổi phương pháp, nên chưa gây được hứng thú cho học sinh, làm học sinh nhàm chán, học một cách thụ động dẫn đến chất lượng học sinh còn thấp. Vì thay đổi phương pháp dạy học mới phải có sự tâm huyết và nghiêm túc đầu tư thì mới đem lại kết quả.
3. Giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
3.1. Các loại bảng biểu hệ thống kiến hóa lịch sử
Có thể tạm chia bảng biểu hệ thống hóa kiến thức thành 3 loại
* Bảng biểu chuyên đề: Bảng biểu này đi sâu trình bày nội dung một vấn đề cụ thể nổi bật của một giai đoạn nhất định, nhờ đó học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện đầy đủ.
* Bảng biểu tổng hợp: Bảng liệt kê những sự kiện chính trong thời gian dài. Loại bảng biểu này giúp học sinh không chỉ nhớ được sự kiện mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ giữa các sự kiện quan trọng.
* Bảng biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện cùng xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc thời gian khác nhau nhưng có điểm tương đồng, dị biệt nhắm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện đó, hoặc rút ra một kết luận khái quát.
3.2. Những nguyên tắc khi lập bảng biểu hệ thống hóa kiến thức
Thứ nhất, trong mỗi bài dạy giáo viên phải xác định, phát hiện những vấn đề, những nội dung có thể lập bảng. Đó là các sự kiện theo trình tự thời gian, các lĩnh vực...
Thứ hai: Lựa chọn hình thức lập bảng phù hợp. Khi nào nên lập bảng biểu tổng hợp, khi nào phải lập bảng biểu chuyên đề, khi nào lại lập bảng biểu so sánh. Chỉ lựa chọn đúng loại bảng biểu cho từng nội dung kiến thức mới phát huy được tối ưu hiệu quả trrong giảng dạy.
Thứ ba: Tìm ra từ khóa. Các kiến thức trong bảng phải đảm bảo yêu cầu xúc tích, chính xác, ngắn ngọn. Phải biết chọn lọc cái gì là cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác, cô đọng nhất, không nên ôm đồm quá nhiều khiến việc lập bảng trở nên nặng nề.
Thứ tư, giáo viên linh hoạt trong khâu tổ chức dạy và học. Không nhất thiết tất cả các bảng biểu được lập tại lớp học, mà cần giao bài cho học sinh về tự lập bảng.
3.3.Các ví dụ cụ thể
* Bảng biểu chuyên đề
Ví dụ 1: Trong bài 19: Nhân dân Viêt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( 1858-1873)
I. Liên quân Pháp- Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam
1.Tình hình Việt Nam đến giữa TK XIX trước khi Pháp xâm lược
+ Lập bảng 
(Giáo viên cho học sinh lập bảng tại lớp)
Lĩnh vực
Tình hình
Nhận xét
Chính trị
- Là quốc gia độc lập có chủ quyền
 - Dưới sự cầm quyền của vương triều Nguyễn
Chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng
Kinh tế
- Nông nghiệp: Sa sút 
 - Công thương nghiệp: đình đốn
Suy sụp, lạc hậu; đời sống nhân dân đói khổ
Quân sự
- Lạc hậu 
Mất khả tự vệ 
Đối ngoại 
- Chính sách bế quan tỏa cảng
- Chính sách cấm đạo đuổi giáo sỹ
- Làm nước ta bị cô lập 
- Làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc
+ Áp dụng bảng để làm một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng
A. khủng hoảng, suy yếu.	 B. tình hình ổn định.
C. mới được hình thành D. phát triển nhanh chóng.
Câu 2: Vào giữa thế kỉ XIX, kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ B. Suy sụp, lạc hậu
C. Kinh tế ổn định D. Có sự du nhập của phương thức TBCN
Câu 3: Chính sách “bế quan tỏa cảng” của Nhà Nguyễn làm cho:
A. dân ta phát huy được tinh thần tự lực, tự cường
B. nước ta thoát khỏi nguy cơ xâm lược
C. nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài
D. kinh tế nước ta phát triển hùng mạnh
Ví dụ 2: Trong bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc Kháng chiến của nhân dân ta từ 1873-1874. Nhà Nguyễn đầu hàng.
I. Thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất. Kháng chiến lan rộng ra Bắc kì
3. Phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kì 1873-1874.
+ Lập bảng 
(Giáo viên cho học sinh lập bảng tại lớp)
Năm 
Phong trào của Triều đình
Phong trào của nhân dân
1873
- Tại Ô Thanh Hà: 100 lính dưới sự chỉ huy của Viên cơ chưởng đã chiến đấu anh dũng và hi sinh.
- Tại thành Hà Nội: Ngày 20/11/1873 Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân lính chống trả quyết liệt. Nhưng thành Hà Nội rơi vào tay Pháp, Nguyễn Tri Phương bị thương (sau đó mất) .
- Nhân dân chống Pháp quyết liệt ở nhiều tỉnh thành ở Bắc Kì
- Chiến thắng tiêu biểu: Ngày 21/12/1873 tại trận Cầu Giấy do Hoàng Tá Viêm Và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy đã giành thắng lợi. Gacniê tử trận, Pháp hoang mang, lo sợ muốn rút khỏi Bắc Kì. 
1874
Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất với Pháp với nôi dung: thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. 
Nhân dân bất bình lớn với Triều đình. Các phong trào khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều nơi nhằm phản đối hiệp ước.
+ Áp dụng bảng để làm một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Ngày 21-12-1873 diễn ra sự kiện gì?
A. Thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ 1	
B. Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.
C. Thắng lợi trận Cầu Giấy lần thứ 2.	
D. Gácnie kéo quân ra Bắc Kì.
Câu 2: Trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, tên tướng Pháp tử trận là:
A. Gác-ni-ê	B. P.Đu-me	C. Ri-vi-e	D. Đuy-puy
Câu 3: Hiệp ước nào của Triều Nguyễn kí với Pháp thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) 
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Hắc măng (1883)
D. Hiệp ước Patonot (1884)
Câu 4: Người trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp ở thành Hà Nội năm 1882 là:
A. Hoàng Diệu.	B. Nguyễn Tri Phương.
C. Nguyễn Trung Trực.	D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 5: Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), thực dân Pháp:
A. Càng củng cố quyết tâm chiếm gọn Việt Nam
B. Vội vàng rút quân khỏi Bắc Kỳ
C. Tăng thêm viện binh để bình định Bắc kì
D.Hoang mang, lo sợ muốn rút khỏi Bắc Kỳ
 * Bảng biểu tổng hợp
Sau khi học xong bài 19, 20 Phần Lịch sử Việt Nam- sách giáo khoa 11
Ví dụ 3: Lập bảng biểu thể hiện quá trình đầu hàng từng bước thông qua các hiệp ước của Nhà Nguyễn kí với Pháp từ 1858-1884.
+ Lập bảng (Giáo viên cho học sinh về làm bài tập ở nhà)
Hiệp ước
Hoàn cảnh
Nội dung
Nhận xét
Hiệp ước Nhâm Tuất 
(5-6-1862)
Giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì dâng cao (tiêu biểu là KN Trương Định, Nguyễn Trung Trực) thì TĐ kí hiệp ước với Pháp
- TĐ nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kì ( Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
- Mở 3 cửa biển ( Ba Lạt, Quảng Yên, Đà nẵng cho Pháp buôn bán.
- Bồi thường 280 vạn lạng bạc cho Pháp
- Tạo điều kiện cơ bản cho Pháp mở rộng địa bàn đóng chiếm Nam Kì
- Là bước đầu tiên trên con đường cầu hòa của Triều đình với Pháp
Hiệp ước 
Giáp Tuất (25/8/1883)
Khi quân ta giành chiến thắng Cầu Giấy lần 1, thực dân Pháp hoang mang, lo sợ, tìm cách rút khỏi Bắc Kỳ.
- TĐ Huế chính thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh ở Nam kì.
- Đã làm mất 1 phần quan trọng về chủ quyền độc lập của Việt Nam
- Nước ta bị biến thành thị trường riêng của Pháp
Hiệp ước Hắc măng
Sau khi thua ở trận Cầu Giấy lần 2 và nhân lúc Vua Tự Đức qua đời ( 7-1883), Pháp đem quân đánh cửa biển Thuận An. Mất Thuận An, TĐ kí hiệp ước Hắc-măng
Gồm các điều khoản sau Chính trị: VN bị chia thành 3 xứ: Bắc Kỳ là xứ bảo hộ; Trung kì là xứ tự trị do TĐ cai quản; Nam kì là xứ thuộc địạ. 
Quân sự: TĐ rút toàn bộ quân ở Bắc kì, Pháp được toàn quyền xử lý quân cờ đen
-Kinh tế: Pháp hưởng mọi quyền lợi trên đất Việt Nam
-Làm cho chủ quyền dân tộc bị vi phạm nghiêm trọng
- Gây bất bình lớn trong nhân dân
- Nguy cơ mất nước đang đến gần
Hiệp ước Patonot
(6/6/1884)
Sau hiệp ước 1883, phong trào phản đối hiệp ước dâng cao. Để xoa dịu dư luận và lôi kéo phần tử phong kiến đầu hàng. Pháp cho sửa 1 số điều khoản trong hiệp ước 1883 thành hiệp ước Pa-tonot 1884
-Về cơ bản giống hiệp ước 1883
- Sửa đổi điều khoản là mở rộng quyền cai quản cho TĐ rộng hơn trước ( từ Thanh Hóa vào Bình Thuận)
- Đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Nguyễn
-Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp
+ Áp dụng bảng để làm một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp:
A. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
B. ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.
C. ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
D. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
Câu 2: Nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước vì:
A. hoang mang, dao động.	B. Sợ mất quyền lợi giai cấp.
C. Sợ mất quyền lợi dân tộc.	D. Lực lượng của Pháp quá mạnh.
Câu 3: Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp từ sau hiệp ước:
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) 
C. Hiệp Ước Hắc măng (1883) D. Hiệp ước Patonot (1884)
Câu 4: Hậu quả của việc kí Hiệp ước Hác măng là
A. Quân Pháp có điều kiện trở lại xâm lược toàn bộ Bắc Kì.
B. Lãnh thổ Việt Nam bị chia làm ba xứ.
C. Làm mất một phần lãnh thổ của đất nước.
D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta không phát triển.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào để Pháp tiến đánh cửa Biển Thuận An 1883:
A. Thuận An là cửa họng của kinh thành Huế
B.Triều đình Nguyễn bối rối khi Tự Đức qua đời
C. Pháp trả thù cho cái chết của Rivie
D. Thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai
Ví dụ 4
Sau khi học xong bài 19, 20 Phần Lịch sử Việt Nam- sách giáo khoa 11
Lập bảng hệ thống kiến thức về phong trào kháng chiến chống pháp của nhân dân từ 1858 đến 1884.
+ Lập bảng (*)
( Giáo viên cho học sinh lập tại lớp trong phần củng cố kiến thức sau 2 bài 19 và bài 20)
Giai đoạn
Diễn biến chính
Tên nhân vật tiêu biểu
1858- 1862
- Từ 1/9/1858 nhân dân Đà Nẵng phối hợp với quân triều đình chống Pháp. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
- Nhân dân 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì nổi dậy chống Pháp, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương.
1863 - 
trước 1873
- Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kì
- Phong trào kháng chiến chống Pháp ở 6 tỉnh Nam kì sôi nổi, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng.
Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực
1873-1884
- Các vuộc khởi nghĩa của nhân dân vẫn diễn ra quyết liệt
- Nhân dân Bắc kì chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
- Chiến thắng Cầu Giấy lần 1 và lần 2 làm cho quan dân ta phấn khởi và quân Pháp hoang mang lo sợ.
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Mậu Kiến.
Chú thích: (*) Trương Ngọc Thơi, Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 11- trang 124
+ Áp dụng bảng để làm một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà nẵng là:
A. Đánh chắc ,tiến chắc B. Chinh phục từng gói nhỏ
C. Đánh nhanh thắng nhanh D. Đánh lâu dài
Câu 2: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông là:
A. Nguyễn Tri Phương.	B. Nguyễn Trung Trực.
C. Hoàng Diệu.	D. Nguyễn Hữu Huân Câu 3: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian diễ

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_phuong_phap_lap_bang_bieu_he_thong_kien_thuc_trong_d.doc