Sử dụng một số phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học môn Giáo dục công dân lớp 12 tại trường thpt tĩnh Gia 3
Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người thầy, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.
Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thiết kế các hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.
Môn Giáo dục công dân cùng các môn học khác đều nhằm vào mục tiêu đó. Với vị trí và chức năng của môn học, môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh: coi đây là môn học phụ và là một môn học mà ít được giáo viên và xã hội quan tâm. Từ đó giúp cho học sinh và một bộ phận giáo viên hiểu đúng đắn về môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, phong cách của con người mới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MỚI NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 Người thực hiện: Lê Như Hảo Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Tĩnh Gia 3 SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân THANH HÓA NĂM 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I: Mở đầu 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 1.4.Đối tượng nghiên cứu 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 II: Nội dung 3 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.2. Thực trạng vấn đề 4 2.3. Giải quyết vấn đề và kết quả thực hiện 5 2.3.1. Các phương pháp áp dụng 5 2.3.2. Bài soạn minh họa 13 2.3.3. Kết quả đạt được 18 III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19 I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người thầy, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được. Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết thiết kế các hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh. Môn Giáo dục công dân cùng các môn học khác đều nhằm vào mục tiêu đó. Với vị trí và chức năng của môn học, môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh: coi đây là môn học phụ và là một môn học mà ít được giáo viên và xã hội quan tâm. Từ đó giúp cho học sinh và một bộ phận giáo viên hiểu đúng đắn về môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, phong cách của con người mới. Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng một số phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân lớp 12 tại Trường THPT Tĩnh gia 3”, với hi vọng đáp ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà ngành giáo dục đang thực hiện nói chung và của môn Giáo dục công dân nói riêng. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng một số phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân lớp 12 tại Trường THPT Tĩnh gia 3”, đặt ra mục đích tìm hiểu và đánh giá tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng. Phân tích mục đích, vai trò và hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn Giáo dục công dân. Qua đó đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, nhằm đạt được mục tiêu của ngành là chuyển từ lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” là trung tâm. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu cơ sở lí luận của một số phương pháp giảng dạy. - Đưa ra một số phương pháp giảng dạy minh họa cho môn Giáo dục công dân theo hướng đổi mới. 1.4. Đối tượng nghiên cứu. Tính tích cực chủ động của học sinh khối 12 (gồm 8 lớp từ 12B1 đến 12B8 ) Trường THPT Tĩnh gia 3. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. - Qua thực tiễn giảng dạy và học tập trên lớp. - Qua các kênh thông tin: Sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên quan. - Qua kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân. II: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Theo khoản 2, điều 28 của Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc diểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động. Chính vì vậy, khi viết mục tiêu bài học, giáo viên phải hình dung rõ sau khi học xong bài học đó, tiết học đó học sinh cần nắm được kiến thức, kĩ năng, thái độ gì? mức độ như thế nào? Từ đó thay đổi thói quen suy nghĩ tập trung vào điều giáo viên đặt ra cho học sinh phải đạt được sau khi học xong bài đó. Theo hướng phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy, còn giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học. Việc phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tự học của học sinh trong giờ học, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức trong sách giáo khoa mà còn hình thành phẩm chất, tư duy của người lao động mới trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Làm cho học là một quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Để chủ thể của quá trình học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được giáo viên sắp đặt sẵn, đặt người học vào tình huống có vấn đề, vào thực tế cuộc sống, người học trực tiếp thảo luận, quan sát, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới, không rập khuôn theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiền năng sáng tạo. Để làm được điều này giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn các hoạt động. Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho đối tượng học sinh biết hoạt động và tích cực tham gia các chương trình hoạt động. Phương pháp dạy học tích cực không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò chủ đạo của người thầy. Để phương pháp dạy học tích cực đạt được hiệu quả cao, người thầy phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh được tri thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ, tình cảm và niềm tin theo yêu cầu của nội dung, chương trình môn Giáo dục công dân. Nhưng không phải mọi loại tri thức đều có thể do học sinh tự chiếm lĩnh được và hơn thế nữa phương pháp dạy học tích cực cần phải có sự trợ giúp của các loại thiết bị và phương tiện dạy học. 2.2. Thực trạng vấn đề Thông qua các năm học trước và năm học 2016 - 2017 trực tiếp dạy 8 lớp 12 tại Trường THPT Tĩnh gia 3 tôi đã có kết quả khảo sát như sau: - Về phía giáo viên: Còn một bộ phận giáo viên coi đây là một môn phụ nên ít nhận được sự quan tâm. - Về phía học sinh: Mặc dù đây là năm học đầu tiên môn Giáo dục công dân được đưa vào thi xét tốt nghiệp và xét tuyển vào một số trường đại học. Tuy nhiên, với tâm lý coi đây là một môn học phụ nên còn nhiều học sinh chưa quan tâm hoặc chưa thực sự quan tâm, hoặc chỉ là học đối phó đối với bộ môn trong quá trình học. Qua thực tế đó, chúng ta thấy rằng cần phải có sự thay đổi căn bản trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của bộ môn, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế thị trường. Vì vậy, phải có sự thay đổi trong cách dạy và học môn Giáo dục công dân. Vậy thay đổi như thế nào? Đây không phải là câu hỏi dễ, thay đổi từ cách nhìn nhận của một bộ phận giáo viên, thậm chí là cả ở các cấp quản lý. Để đạt được sự thay đổi đó, thì người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân phải có những đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Làm sao gây được sự chú ý, say mê ham muốn tìm hiểu kiến thức của bộ môn một cách tích cực và chủ động của học sinh. Từ đó giúp học sinh hiểu đúng tên của bộ môn “Giáo dục công dân”. Vậy, để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân 12 thì người thầy phải: - Thiết kế giáo án theo những mục tiêu cụ thể, từ đó tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả. - Người thầy biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kết hợp cả phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại một cách hợp lý. - Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, để phân tích đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn. 2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 2.3.1. Các phương pháp áp dụng Với những yêu cầu nêu trên tôi đưa ra một số giải pháp minh họa để cụ thể hoá việc đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân 12 với việc thiết kế một số nội dung hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, tôi lựa chọn một số phương pháp giảng dạy được sử dụng nhiều trong giảng dạy môn Giáo dục công dân nói chung và giảng dạy môn Giáo dục công dân khối 12 nói riêng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại theo hướng đổi mới phù hợp với từng bài, từng tiết, từng đơn vị kiến thức và với từng đối tượng học sinh. Dưới đây là một số phương pháp mà tôi lựa chọn giảng dạy, áp dụng cho giảng dạy môn Giáo dục công dân 12. - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp trực quan - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy - Phương pháp thảo luận nhóm. Đối với phương pháp này giáo viên phải tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ, nhằm giúp cho mọi học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề của nội dung bài học. Về thực chất, phương pháp thảo luận là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. - Học tập hợp tác theo phương pháp này trong giảng dạy môn Giáo dục công dân được thực hiện khi: + Thảo luận để tìm ra nội dung vấn đề và đi đến kết luận. + Cùng thực hiện một vấn đề hoặc mỗi nhóm thực hiện một vấn đề của một đơn vị kiến thức mà giáo viên giao cho. - Để phát huy tính tích cực hợp tác theo nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: + Nội dụng thảo luận nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau. + Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân vị trí chỗ ngồi thảo luận cho các nhóm. + Phân nhóm trưởng và thư kí. + Các nhóm tiến hành thảo luận. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến. + Giáo tổng kết các ý kiến. Phương pháp hoạt động nhóm giúp cho các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Ví dụ: Minh hoạ cụ thể cho phương pháp này bằng một đơn vị kiến thức cụ thể trong bài 2 – tiết 1: Thực hiện pháp luật. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt - GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật - GV: Chia lớp thành bốn nhóm - HS: Cử đại diện, thư kí nhóm - GV: Giao câu hỏi cho bốn nhóm Nhóm 1 Chủ thể của sử dụng PL là ai? Chủ thể sử dụng pháp luật để thực hiện cái gì? lấy ví dụ minh hoạ? Nhóm 2 Chủ thể của thi hành PL là ai? Chủ thể thi hành pháp luật để thực hiện cái gì? lấy ví dụ minh hoạ? Nhóm 3 Chủ thể của tuân thủ PL là ai? Chủ thể tuân thủ pháp luật để thực hiện cái gì? lấy ví dụ minh hoạ? Nhóm 4 Chủ thể của áp dụng PL là ai? Chủ thể áp dụng pháp luật để thực hiện cái gì? lấy ví dụ minh hoạ?minh hoạ? - HS: Các nhóm thảo luận - GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận, bổ sung ý kiến, giúp học sinh tìm hiểu nội dung các hình thức thực hiện pháp luật. - HS: Cử đại diện nhóm trình bày - HS: Cả lớp tham gia góp ý kiến - GV: Nhận xét ý kiến của bốn nhóm - GV: Kết luận vấn đề - HS: Ghi nội dung vào vở 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật. ...... b. Các hình thức thực hiện pháp luật. - Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. VD: Công dân thực hiện quyền học tập... - Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. VD: Khi tham gia giao thông người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm... - Tuân thủ pháp luật: Là cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. VD: Không tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy... - Áp dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. VD: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông... Hoặc sau khi học xong nội dung 3: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân ở bài 7: Công dân với các quyền dân chủ, Giáo viên có thể tổ chức cho mỗi nhóm học sinh thảo luận vấn đề sau: những điểm giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại với quyền tố cáo của công dân. Tuy nhiên, sự thành công của phương pháp này phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh tích cực, chủ động thì phương pháp này mới có hiệu quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. - Phương pháp trực quan. Quan niệm: phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa cho kiến thức thức bài giảng. Là việc giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao. Lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan. + Khi nêu ra các tài liệu trực quan cần phải phân tích, giảng giải và rút ra kết luận một cách chính xác. + Tránh hình thành ở học sinh phương pháp tư duy máy móc. + Kết hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác. Một số hình thức của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Giáo dục công dân. + Sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê + Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy + Tham quan - Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ nó có tác dụng hệ thống kiến thức, nắm kiến thức bài giảng tổng quát, khái quát. Ví dụ 1: minh hoạ cụ thể cho phương pháp trực quan bằng một đơn vị kiến thức trong bài 2 – tiết 2: Thực hiện pháp luật Giáo viên đưa ra một sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa thực tiễn xã hội với việc xây dựng pháp luật. Quan hệ pháp luật Pháp luật Thực tiễn xã hội XD Pháp luật Thực hiện pháp luật Thực hiện PL - Tranh ảnh: Là hình ảnh trực quan gây nhiều ấn tượng sâu sắc, tạo ra trạng thái tâm lý tiếp thu nhẹ nhàng. Tất nhiên việc sử dụng tranh ảnh phải có chọn lọc. Vì tranh ảnh minh họa đúng nội dung thì sẽ có tác dụng tốt. Song tranh ảnh nếu thiếu sự chọn lọc sẽ có tác hại xấu. Ví dụ 2: Khi học đơn vị kiến thức Tuân thủ pháp luật của Các hình thức thực hiện pháp luật giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh trong sách giáo khoa giáo dục công dân 12 trang 12, sau đó giáo viên nêu câu hỏi: Thông qua bức ảnh về người đi xe máy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông em hiểu như thế nào là tuân thủ pháp luật? - Hình thức tham quan: Tổ chức tham quan như tham dự một phiên tòa xét xử Chú ý: Cần chuẩn bị cho nội dung tham quan và sau đợt tham quan có viết thu hoạch. - Hình thức trực quan qua màn ảnh, băng hình, video: Ví dụ như chiếu các đoạn phim về hoạt động bầu cử, tiếp xúc cử tri, hay các chính sách xã hội - Phương pháp vấn đáp: Giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh tranh luận với học sinh và với cả giáo viên HS GV Giáo viên Học sinh Học sinh Có 3 loại vấn đáp. + Tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức và trả lời. + Giải thích – minh hoạ: Giáo viên lần lượt đưa ra câu hỏi và kèm theo ví dụ để học sinh rễ hiểu, rễ nhớ. + Tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra nội dung kiến thức. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Ví dụ 1: Minh hoạ cụ thể cho phương pháp này bằng một đơn vị kiến thức cụ thể trong bài 2 – tiết 2: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện để kiểm tra bài cũ sau khi học xong tiết 2 – Bài 2: Thực hiện pháp luật. Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy trình bày các dấu hiệu cơ bản của vi phạm phap luật? Đối với câu hỏi này học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi với 3 ý sau. - Là hành vi trái pháp luật: Hành động Không hành động - Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện - Người vi phạm phải có lỗi: Lỗi cố ý: Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Lỗi vô ý: Vô ý do quá tự tin Vô ý do cẩu thả Ví dụ 2: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi để củng cố bài học khi học xong tiết 2 – bài 2: Thực hiện pháp luật. Giáo viên đặt câu hỏi: Theo em có những nguyên nhân nào dẫn đến vi phạm pháp luật? Đối với câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học để tìm ra nội dung câu hỏi và học sinh phải trả lời được. + Nguyên nhân chủ quan: Coi thường pháp luật; cố ý vi phạm; không hiểu biết pháp luật; lấy ví dụ minh hoạ... + Nguyên nhân khách quan: Thiếu pháp luật; pháp luật không còn phù hợp... - Phương pháp giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại giúp học sinh vạch ra những cách thức giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hàng ngày. Đới với phương pháp này nhằm phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giả quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên đối với phương pháp này giáo viên cần lưu ý khi sử dụng: + Vấn đề, tình huống được lựa chọn phải phù hợp với môn GDCD, gần gũi với thực tế học sinh, phải kích thích được sự sáng tạo của học sinh. + Cách giải quyết vấn đề được lựa chọn phải là phương pháp tối ưu nhất. Cách tiến hành - Xác định vấn đề cần giải quyết là gì? - Nêu nê
Tài liệu đính kèm:
- su_dung_mot_so_phuong_phap_moi_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_c.doc