SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có mô phỏng bằng hình vẽ về khí O2 và Cl2 theo bốn mức độ nhận thức

SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có mô phỏng bằng hình vẽ về khí O2 và Cl2 theo bốn mức độ nhận thức

Năm 2015, Bộ giáo dục và đào tạo đã gộp 2 kỳ thi; tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học thành 1 kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, kết quả của kỳ thi này nhằm xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh Đại học, cao đẳng. Chính vì thế, đề thi phải đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp trung học phổ thông) và yêu cầu nâng cao (để phân hóa thí sinh, phục vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng). Nghĩa là, đề thi phải đánh giá được thí sinh ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

 Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Đối với bộ môn hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động: ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Vì vậy khuynh hướng chung của việc cải cách bộ môn hóa học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và năng cao chất lượng các bài thí nghiệm.

 Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, Tôi nhận thấy, bài tập minh họa bằng thí nghiệm trực quan là một trong số loại bài tập có tác dụng củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, có ý nghĩa lớn trong việc gắn liền lí thuyết với thực hành. Loại bài tập này vừa mang tính chất lí thuyết và tính chất thực hành. Mối quan hệ hữu cơ giữa lí thuyết và thực hành được thể hiện rõ khi giải loại bài tập này.

 Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10 ban cơ bản và nâng cao đã đưa những thí nghiệm bằng hình vẽ và có thêm tiết thực hành, nhưng số lượng thí nghiệm học sinh được làm và theo dõi từ thầy cô còn hạn chế, nên việc hình thành kĩ năng thí nghiệm cũng hạn chế.

 Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này, Tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có mô phỏng bằng hình vẽ về khí O2 và Cl2 theo bốn mức độ nhận thức’’

 

doc 21 trang thuychi01 6004
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có mô phỏng bằng hình vẽ về khí O2 và Cl2 theo bốn mức độ nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Năm 2015, Bộ giáo dục và đào tạo đã gộp 2 kỳ thi; tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học thành 1 kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, kết quả của kỳ thi này nhằm xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh Đại học, cao đẳng. Chính vì thế, đề thi phải đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp trung học phổ thông) và yêu cầu nâng cao (để phân hóa thí sinh, phục vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng). Nghĩa là, đề thi phải đánh giá được thí sinh ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. 
 Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các qui luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Đối với bộ môn hóa học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động: ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Vì vậy khuynh hướng chung của việc cải cách bộ môn hóa học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và năng cao chất lượng các bài thí nghiệm.
 Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, Tôi nhận thấy, bài tập minh họa bằng thí nghiệm trực quan là một trong số loại bài tập có tác dụng củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, có ý nghĩa lớn trong việc gắn liền lí thuyết với thực hành. Loại bài tập này vừa mang tính chất lí thuyết và tính chất thực hành. Mối quan hệ hữu cơ giữa lí thuyết và thực hành được thể hiện rõ khi giải loại bài tập này.
 Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10 ban cơ bản và nâng cao đã đưa những thí nghiệm bằng hình vẽ và có thêm tiết thực hành, nhưng số lượng thí nghiệm học sinh được làm và theo dõi từ thầy cô còn hạn chế, nên việc hình thành kĩ năng thí nghiệm cũng hạn chế. 
 Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này, Tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có mô phỏng bằng hình vẽ về khí O2 và Cl2 theo bốn mức độ nhận thức’’ 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tuyển chọn, xây dựng các bài tập trắc nghiệm khách quan có mô phỏng bằng hình vẽ nhằm làm phong phú thêm hệ thống bài tập góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học hoá học phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Bài tập hóa học phổ thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Lý thuyết về các mức độ nhận thức
a. Nhận biết 
 Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.
b. Thông hiểu
	Là khả năng nắm được, hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng. Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống quen thuộc
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu: 
- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng.
- Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.
- Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.
- Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc logic. Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: phân tích, giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, so sánh,.
c. Vận dụng
 Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. 
Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:
- So sánh các phương án giải quyết vấn đề.
- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được. 
- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết,...
- Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.
Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: minh họa, sử dụng, áp dụng, chứng minh, so sánh,...
d. Vận dụng sáng tạo(Vận dụng cao)
Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải quyết một vấn đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng các vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. 
Ở cấp độ này bao gồm 3 mức độ: phân tích, tổng hợp.
- Phân tích khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống.
- Tổng hợp khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể, sự vật lớn.
- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị sử dụng thông tin theo tiêu chí thích hợp.
Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra sản phẩm mới.
Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: giải thích, trình bày mối quan hệ, so sánh,...
2.1.2. Lý thuyết về tính chất khí clo, oxi và nguyên tắc điều chế chúng trong phòng thí nghiệm 
a) Khí Clo
Tính chất vật lí: 
 Khí clo có màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn không khí. Khí clo tan vừa phải trong nước ( ở 200C, 1 lít nước hòa tan khoảng 2,5 lít khí clo). Khí clo rất độc, nó phá hoại niêm mạc đường hô hấp.
Tính chất hóa học: Clo là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hóa mạnh, ngoài ra clo ẩm còn có tính tẩy màu
Nguyên tắc điều chế trong phòng thí nghiệm: Oxi hóa ion Cl- thành Cl2
Hóa chất: HCl đậm đặc, chất oxi hóa: MnO2, KMnO4, KClO3, ...
 MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
 KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
Phương pháp thu khí clo: phương pháp đẩy không khí
b) Khí Oxi 
Tính chất vật lí
 - Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Khí oxi tan ít trong nước
Tính chất hóa họcOxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh
Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: 
Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi hoặc phân hủy các chất không bền ở nhiệt độ cao như KClO3, KMnO4, HgO, H2O2, 
	2KClO3 2KCl + 3O2­
	2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­
MnO2 
 2H2O2 2H2O + O2­
Phương pháp thu khí oxi : phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí.
2.1.3. Cơ sở thiết kế bài tập hóa học có mô phỏng bằng hình vẽ
 Trên cơ sở hệ thống phân loại bài tập hóa học, dựa trên phương pháp GRAP và tiếp cận modun ta có thể đưa ra phương pháp xây dựng một bài tập hóa học theo nguyên tắc sau đây:
Xuất phát từ một bài toán mẫu sơ đẳng, cơ bản, điển hình, nội dung bài toán có thể biến đổi thành những dạng rất khác nhau, theo 5 cách sau
- Nghịch đảo giữa điều kiện (cho) và yêu cầu (tìm)
- Phức tạp hóa điều kiện
- Phức tạp hóa yêu cầu
- Ghép nội dung nhiều bài toán lại với nhau
- Phức tạp hóa đồng thời các điều kiện lẫn yêu cầu
Nguyên tắc trên đây giúp chúng ta nắm được cơ chế biến hóa nội dung bài tập theo những hướng có mức độ phức tạp – khó khăn khác nhau phù hợp với từng mục đích dạy học
2.1.4. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm bằng hình vẽ
 Theo M.A. Đanhilop, nhà lý luận dạy học Xô Viết : «Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành »
	Bài tập hoá học mô phỏng bằng hình vẽ có những tác dụng tích cực sau :
	- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý.
	- Rèn luyện kỹ năng sử dụng hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm.
	- Rèn luyện các thao tác, kỹ năng thí nghiệm cần thiết trong phòng thí nghiệm(cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hoà tan, lọc, kết tinh, chiết...)góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật cho HS.
	- Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống : Giải thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên ; sự ảnh hưởng của hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất,...tạo sự say mê hứng thú học tập hoá học cho HS 
	- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động : rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học ; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật,..., có văn hoá. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
 Năm 2014, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa loại bài tập mô phỏng bằng hình vẽ vào đề thi ĐH và cao đẳng, đây là một loại bài tập mới về thực nghiệm, tài liệu tham khảo rất ít, bên cạnh đó hệ thống bài tập thực nghiệm trong sách giáo khoa còn hạn chế, đặc biệt bài tập bằng hình vẽ mô phỏng chỉ xuất hiện trong một số ít bài thực hành. 
 Từ những thực trạng trên tôi thấy, việc xây dựng và sử dụng các bài tập mô phỏng bằng hình vẽ là cần thiết. Dựa trên cơ sở lí thuyết của sáng kiến kinh nghiệm, Tôi phân loại bài tập thành 3 dạng: 
- Dạng 1: Xác định hóa chất để điều chế khí
- Dạng 2 : Lắp đặt dụng cụ để điều chế khí
- Dạng 3: Thử tính chất của chất
Và mỗi dạng lại phân thành 4 mức độ nhận thức khác nhau.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Điều chế và thử tính chất của khí clo
Dạng 1: Xác định hóa chất để điều chế khí Cl2 
Mức độ 1: Nhận biết
Câu1:	Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiệm như sau:
 Dd HCl đặc	 
1
 Eclen sạch để thu khí Clo
dd NaCl dd H2SO4
Hóa chất được đựng trong bình cầu (1) là:
A.MnO2	B.KMnO4
C.KClO3	D.Cả 3 hóa chất trên đều được.
Hướng dẫn: Đáp án D
Câu 2:	Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và làm sạch khí clo trong phòng thí nghiêm như sau
 Dd HCl đặc	 
2
 Eclen sạch để thu khí Clo
1
Hóa chất trong bình (1) là
A. H2SO4 đ đ B. Dung dịch NaCl chưa bão hòa 
C. Dung dịch NaCl quá bão hòa D. Dung dịch NaCl bão hòa
Hướng dẫn: đáp án D, dùng dung dịch NaCl bão hòa để hấp thụ khí HCl
Mức độ 2: Thông hiểu
Câu 1:	Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
 Dd HCl đặc	 
 MnO2
dd NaCl 
dd H2SO4đ 
Eclen sạch để thu khí Clo
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A.Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. 
B.Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.
C.Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3 
D.Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
Hướng dẫn: Phát biểu không đúng là A
Không thể thay H2SO4 bằng CaO, vì CaO tác dụng với khí Cl2
 CaO + Cl2 → CaOCl2
Câu 2: Cho Hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:
 Dd HCl đặc	 
 MnO2
dd H2SO4đ
dd NaCl
Eclen sạch để thu khí Clo
Khí thoát ra khỏi bình cầu có nhánh là
A. Cl2 B. Cl2, hơi nước C. Cl2, hơi nước, HCl D. Cl2, HCl
Hướng dẫn: Đáp án C.
Mức độ 3: Vận dụng
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm thiết bị điều chế khí clo được điều chế như hình vẽ.
Nếu trong phòng thí nghiệm không có HCl đặc, thì ta dùng dung dịch B và chất rắn A là
A. A: KMnO4 và B: NaCl và H2SO4đ
B. A: MnO2 và B: NaCl và H2SO4đ
C. A: KMnO4 và B: NaCl và H2SO4 đ,nóng
D. A: MnO2 và B: NaCl và H2SO4l
Hướng dẫn: Đáp án B
Không dùng KMnO4 trộn với NaCl và H2SO4 vì gây nổ
 MnO2 + 4NaCl + 2H2SO4 đ → MnCl2 + Cl2 + 2Na2SO4 + 2H2O
Mức độ 4: Vận dụng cao
Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?
Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?
A. N2, CO2, SO2, NH3 B. NO2, Cl2, SO2,O2 
 C. CO, H2, H2S, O2 D. NO, C2H6, Cl2, SO2
A
B
C
Cu
HNO3 đ
NO2
KMnO4
HClđ
Cl2
Na2SO3
H2SO4
SO2
MnO2
H2O2
O2
Hướng dẫn: Khí C là khí nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí, đáp án B
Dạng 2: Lắp đặt dụng cụ để điều chế khí
Mức độ 1: Nhận biết
Câu 1: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và làm sạch khí clo trong phòng thí nghiệm, tác dụng của bình đựng H2SO4 đ là
H2SO4 đ
 dd HCl đ
 MnO2
A. Hấp thụ HCl B. Hấp thụ Cl2 
C. Hấp thụ H2O D. Hấp thụ H2O và HCl 
Hướng dẫn: Đáp án C
Mức độ 2: Thông hiểu
Câu 1: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và làm sạch khí clo trong phòng thí nghiệm, điểm nào sai trong hình vẽ bên
 dd HCl đ
 MnO2
dd NaCl bão hòa
dd H2SO4 đ 
A. Đèn cồn (không cần đèn cồn) B. Thứ tự bình làm sạch
C. Bình đựng khí clo không nút kín D. HCl không cần đậm đặc
Hướng dẫn:
Đáp án đúng là B
Khí thoát ra từ bình cầu có nhánh là: HCl, Cl2, H2O, nếu dẫn qua bình H2SO4 đ hút nước trước, thì sau cùng khí clo thu được vẫn lẫn hơi nước.
Mức độ 3: Vận dụng
Câu 1: Cho sơ đồ điều chế và làm sạch khí clo trong phòng thí nghiệm, dãy chất dùng làm khô khí clo trong bình số 4 là
3
4
A. CaO (k); NaOH(r); CuSO4 (k); CaCl2 (k)
B. H2SO4(đ); P2O5(k) ;CaCl2(k); CuSO4 (k)
C. Na2O(k); P2O5(k); CaCl2 (k); H2SO4(đ)
D. NaOH(r); CaO (k); CaCl2(k); CuSO4 (k)
Hướng dẫn:
Không dùng những chất có tính bazo để làm khô khí Clo vì:
 CaO + H2O → Ca(OH)2
 Na2O + H2O → 2NaOH
 Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
 CaO + Cl2 → CaOCl2
 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Đáp án B
Mức độ 4: Vận dụng cao
Câu 1: Một bạn lắp sơ đồ điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm (như hình vẽ), không may khí thoát ra khỏi bình số 5 nhiều. Để khắc phục điều này cần
5
A. Đậy bình số 5 bằng nút cao su
B. Đậy bình số 5 bằng bông có tẩm nhiều xút loãng 
C. Đậy bình 5 bằng bông tẩm ít xút loãng
D. Đậy bình 5 bằng dung dịch tẩm vừa xút loãng
Hướng dẫn: Đáp án D
- Không dùng nút cao su vì sơ đồ này thu khí bằng phương pháp đẩy không khí
- Không được tẩm quá nhiều dd NaOH vào bông lọc để còn chỗ cho không khí thoát ra, cũng không được tẩm quá ít nếu không sẽ có nhiều Cl2 thoát ra không khí
Câu 2: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và làm khô khí clo trong phòng thí nghiệm, điểm nào sai trong hình vẽ bên
 A. Cách cặp bình cầu 
 B. Cách lắp ống dẫn khí đi vào và đi ra khỏi bình đựng dd H2SO4 
 C. Cách đậy bình thu khí bằng bông tẩm xút 
 D. Tất cả các ý trên 
Hướng dẫn: Đáp án B
 Vì ống dẫn khí đi vào dung dịch không được nhúng vào dung dịch thì H2O không bị hấp thụ hết. Ống khí đi ra nếu nhúng vào dung dịch thì khí clo không đi ra được
Dạng 3: Thử tính chất của khí clo
Mức độ 1: Nhận biết
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế và dẫn vào chậu nước, như hình bên, phản ứng xảy ra trong chậu nước là
Chậu đựng nước
A. 2KMnO4 + 16 HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
B. Cl2 + H2O HCl + HClO
C. 2Cl2 + 2H2O 4HCl + O2 
D. 3Cl2 + 3H2O 5 HCl + HClO3
Hướng dẫn:
Do clo tác dụng một phần với H2O ở nhiệt độ thường, đáp án B
Mức độ 2: Thông hiểu
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế và dẫn vào chậu nước (như hình bên). Dung dịch C gồm các chất là
Chậu đựng nước
A. HCl, HClO B. HCl, HClO, H2O 
 C. HCl, HClO, H2O, Cl2.nH2O D. HCl, H2O
Hướng dẫn:
Do clo tác dụng một phần với H2O ở nhiệt độ thường, và clo tan một phần trong nước Cl2 + H2O HCl + HClO
nên, dung dịch C gồm: HCl, HClO, H2O, Cl2.nH2O => đáp án C
Câu 2: Cho mô hình điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm, và thử tính chất của khí clo
MnO2
HCl đ
Phản ứng xảy ra trong bình đựng dung dịch Br2 là
A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. Cl2 + H2O HCl + HClO
C. Cl2 + 2Br2 + 3H2O 2HCl + 4HBrO3 
D. Cl2 + Br2 + 2H2O 2HCl + 2HBrO 
Hướng dẫn: Đáp án C
Câu 3: Cho mô hình điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm, và thử tính chất của khí clo
MnO2
HCl đ
Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch Br2 là
A. Không có hiện tượng gì xảy ra
B. Dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển sang màu vàng của clo
C. Dung dịch nhạt màu dần
D. Màu dung dịch đậm dần
Hướng dẫn Đáp án C
Vì có phản ứng
 Cl2 + 2Br2 + 3H2O 2HCl + 4HBrO3
Cả hai axit sinh ra đều không màu, nên dung dịch sau phản ứng màu nhạt dần
Mức độ 3: Vận dụng
Câu 1: Người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 (rắn) và dung dịch HCl vào ống hình trụ A có đặt 1 miếng giấy màu (như hình vẽ). Hiện tượng xảy ra khi
A
mở khóa K là
A. Giấy màu chuyển thành màu đỏ B. Giấy màu bị mất màu
C. Giấy màu bị ướt D. Giấy màu không bị biến đổi
Hướng dẫn:
Khí Clo mới điều chế có lẫn hơi nước (khí clo ẩm). Khi khóa K đóng, khí Clo ẩm đi qua H2SO4 đặc bị hút nước thành khí Clo khô không tẩy màu. Khi khóa K mở, khí Clo ẩm đi thẳng vào ống A, khí clo ẩm có tính tẩy màu, nên giấy màu bị mất màu( Clo ẩm có tính tẩy màu là do: Cl2 + H2O → HCl + HClO; HClO có tính tẩy màu)
Mức độ 4: Vận dụng cao
Câu 1: Khí Clo khô sau khi được điều chế được dẫn vào hai ống hình trụ giống nhau chứa đầy khí clo. Người ta làm thí nghiệm đốt cháy hidro ở phần trên của cả 2 ống. Sau đó, người ta đưa nhanh một ngọn nến đang cháy vào đáy ống thứ nhất và đưa từ từ ngọn nến vào ống thứ 2 (cho biết chất làm nến là parafin có công thức C20H42).Hiện tượng xảy ra ở hai ống là
A. Cả hai ống ngọn nến đều cháy mạnh
B. Ống thứ nhất tắt ngay , ống thứ hai cháy mạnh
C. Ống thứ nhất tiếp tục cháy, ống thứ hai tắt ngay
D. Ống thứ nhất cháy mạnh, ống thứ hai cháy bình thường.
Hướng dẫn.
Hidro cháy trong clo tạo hidroclorua
 H2 + Cl2 → 2HCl
Khí HCl (M = 36,5) nhẹ hơn khí Cl2 (M = 71) nên ở phần trên của ống, phần dưới ống là khí clo còn dư
Ở ống thứ 2:
Khí HCl không tác dụng với parafin nên đưa từ từ ngọn nến vào ống thì khi đi qua phần đầu nến tắt ngay, sau đó có đưa tiếp xuống dưới ống cũng không cháy được vì nhiệt độ không đủ cao để parafin bắt đầu phản ứng với clo. 
Ở ống thứ nhất
Đưa nhanh ngọn nến xuống đáy thì ngọn nến chưa kịp tắt đã tiếp xúc với khí clo ở dưới, khi đó nến tiếp tục cháy.
 C20H42 + n 21Cl2 → 20C + 42HCl Đáp án C
2.3.2. Điều chế và thử tính chất của khí oxi
Dạng 1: Xác định chất để điều chế khí O2
Mức độ 1: nhận biết
Câu 1: Cho mô hình điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
O2
KMnO4
Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm đựng KMnO4 là
t0C 
A. KMnO4 MnO + K2O + O2
t0C 
B. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
t0C 
C. KMnO4 Mn2O3 + K2O + O2
t0C 
D. KMnO4 MnO2 + K2O + O2
Mức độ 2: Thông hiểu
Câu 1: Cho mô hình điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
X không phải là
A. H2O2 B. KMnO4 C. KClO3 + MnO2 D. NaNO3
Hướng dẫn
X là chất rắn, mà H2O2 là chất lỏng nên không bố trí như hình vẽ được
Câu 2: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ
Phát biểu nào sai?
A. Khí Y là O2 B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2 
C. X là KMnO4 D. X là CaCO3
Hướng dẫn Đáp án D
Mức độ 3: Vận dụng 
Câu 1: Xác định các chất (hoặc hỗn hợp chất) X và chất Y tương ứng không thỏa mãn thí nghiệm sau
A. NaHCO3, CO2 B. Cu(NO3)2; (NO2, O2)
C. KMnO4; O2 D. NH4NO2; N2
Hướng dẫn: Đáp án B
 Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + 1/2O2
 2NO2 + 1/2O2 + H2O → 2HNO3
Mức độ 4: Vận dụng cao
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, chất khí Y được điều chế bằng cách nhiệt phân chất rắn X. Các dụng cụ thí nghiệm được lắp đặt như hình sau
Chất rắn X và Y phù hợp là
A. Chất rắn X: CaCO3 – khí Y: CO2 B. Chất rắn X: KMnO4 – khí Y: O2
C. Chất rắn X: CH3COONa, NaOH, CaO – Khí Y: CH4
D. Cả hai đáp án B và C
Hướng dẫn: Đáp án D
t0C 
 KMnO4 (r) K2MnO4 + MnO2 + O2
CaO, t0C 
 CH3COONa(r) + NaOH(r) CH4 + Na2CO3
Dạng 2: Lắp đặt dụng cụ để điều chế khí oxi
Mức độ 1: nhận biết
khí oxi
(IV)
khí oxi
(I)
Câu 1: Phải đặt bình thu như thế nào khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí ?
khí oxi
III
khí oxi
(II)
A. (IV)	B. (I)	C. (III)	D. (II)
Hướng dẫn : Đáp án B
Khí O2 là khí nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí, nên có thể thu khí bằng cách (I) 
Mức độ 2: Thông hiểu
Câu 1: Điều chế O2 trong phong thí nghiệm từ H2O2 và MnO2, hình vẽ nào mô tả cách lắp đặt đúng
MnO2
H2O2
H2O2
khí O2
hình 2
hình 1
H2O2
MnO2
H2O2
MnO2
O2
hình 3
hình 4
A. Hình 2 B. Hình 1 C. Hình 3 D. Hình 4
Hướng dẫn Đáp án Hình 3
H2O2 là chất lỏng dễ bị phân hủy, nên không lắp đặt như hình 1, vì hóa chất dễ bị bắn ra ngoài. Khí O2 nặng hơn không khí nên không thu bằng hình 4. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_su_dung_bai_tap_trac_nghiem_khach_quan_co_m.doc