SKKN Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12

SKKN Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12

- Khái niệm về “giáo dục”: Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.

- Khái niệm “chủ quyền” theo từ điển Tiếng Việt phổ thông “chủ quyền” là quyền làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại

- Khái niệm về “chủ quyền biển, đảo” nằm trong khái niệm “chủ quyền lãnh thổ quốc gia”. Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông “chủ quyền quốc gia” là “quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước trong văn bản pháp lí quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo. Vì vậy, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lý đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ quyền sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan Nhà nước như các hoạt động luật pháp, hành pháp và tư pháp.

- Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời.”

- Theo công ước của Liên hợp Quốc về luật biển năm 1982 (United Nations Convention on Law of The Sea – UNCLOS), quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển được tính từ đường cơ sở.

docx 108 trang Mai Loan 04/04/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng tập san chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa góp phần giáo dục chủ quyền biển, đảo trong dạy học Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
 Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng 
liêng, trọng đại và phức tạp. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông 
cha ta đã đấu tranh kiên cường không mệt mỏi để giữ vững chủ quyền quốc gia. 
Cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam trên vùng biển, thềm lục 
địa và hải đảo là cuộc đấu tranh phức tạp về nhiều mặt đòi hỏi không chỉ các nhân 
tố nội lực truyền thống mà đòi hỏi người tham gia đấu tranh phải có tri thức toàn 
diện, có hiểu biết về lịch sử và ngoại giao, vận dụng luật pháp, công luận trong và 
ngoài nước. Để giữ vững chủ quyền biển, đảo thì trước hết phải giáo dục chủ 
quyền.Qua đó, chúng ta thêm tự hào hơn về dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước, 
có mục tiêu sống, lí tưởng sống tốt đẹp, có định hướng đúng trong tương lai góp 
phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hơn bao giờ hết, 
giáo dục chủ quyền biển, đảo đặc biệt giáo dục chủ quyền của nước ta tại hai quần 
đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
 Thời gian gần đây, Trung Quốc có những hành động và quan điểm sai trái về 
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa 
diễn ra sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển vào tháng 6/2012. Việc thành lập 
trái phép cái gọi là “Thành phố Tam Sa” của Trung Quốc là một bước tiến mới 
nằm trong âm mưu lâu dài nhằm kiểm soát, khống chế tiến tới độc chiếm biển 
Đông của giới cầm quyền Trung Quốc – một ý đồ nhất quán, xuyên suốt trong nội 
bộ chính quyền và xã hội Trung Quốc. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 
981 nằm sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam từ 
tháng 5 đến tháng 7 năm 2014, đã trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của thế 
giới, làm dấy lên những làn sóng dư luận phản đối mạnh mẽ cả ở trong và ngoài 
nước. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc tiến hành xây dựng một cách trái phép các 
đảo nhân tạo bằng cách hủy hoại các rạn san hô tại bãi đá thuộc quần đảo Trường 
Sa của Việt Nam. Các đảo nhân tạo có diện tích bề nổi lớn gấp từ hàng chục, thậm 
chí hàng trăm lần so với trạng thái trước kia. Đồng thời với hoạt động đó trên thực 
 1 - Vấn đề xây dựng tạp san khẳng định chủ quyền nước ta tại hai quần đảo Hoàng 
Sa và Trường Sa.
- Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng dạy học
- Dạy bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu 
sắc của biển; bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và 
các đảo, quần đảo.(Địa lí 12 – Ban cơ bản)
2. Vấn đề sáng kiến giải quyết
- Giúp học sinh biết đầy đủ các cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta ở hai 
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tích hợp kiến thức môn Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân
- Giúp học sinh thêm yêu biển đảo nước ta.
- Gây hứng thú học tập, kích thích tính tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, làm 
cho giờ học thêm sinh động, hạn chế việc ghi nhớ cho học sinh.
IV. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG 
THỬ
- Ngày 20/9/2017
V. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
 3 - Nâng cao chất lượng trong dạy học địa lí 12, một nội dung trong chương trình thi 
trung học phổ thông Quốc gia.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng tạp san chủ quyền nước ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tham khảo các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Trao đổi, thảo luận với giáo viên môn Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân để 
đưa nội dung chọn lọc vào mỗi phần của tạp san và bài học.
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Góp phần giáo dục chủ quyền biển đảo thông qua 3 bài học trong chương trình Địa 
lí 12 – Ban cơ bản:
1. Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
2. Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
3. Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, 
quần đảo.
III. PHƯƠNG PHÁP 
1. Sử dụng phương pháp đồ dùng trực quan là cơbản
- Bảnđồ
- Atlat Địa lí Việt Nam
- Sơ đồ (giáo viên tựlàm)
- Tranh ảnh mà GV sưu tầmđược
- Đối với phương pháp này GV chuẩn bị đầy đủ và thực hiện theo phân phối 
chương trình.
2. Sử dụng máy chiếu Powerpoint
- GV không cần cần nhiều đồ dùng dạy học lên lớp nữa mà thay vào đó giáo viên 
chuẩn bị sẵn bài soạn máy chiếu Powerpoint
- Trong quá trình sử dụng hai cách trên, GV kết hợp sử dụng các phương pháp: 
thuyết trình, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,
 5 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TẬP 
SAN GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
ĐỊA LÍ LỚP 12
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.1. Giáo dục chủ quyền biển đảo
I.1.1. Quan điểm giáo dục chủ quyền biển đảo
- Khái niệm về “giáo dục”: Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông giáo dục là hoạt 
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của 
một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và 
năng lực như yêu cầu đề ra. 
- Khái niệm “chủ quyền” theo từ điển Tiếng Việt phổ thông “chủ quyền” là quyền 
làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại 
- Khái niệm về “chủ quyền biển, đảo” nằm trong khái niệm “chủ quyền lãnh thổ 
quốc gia”. Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông “chủ quyền quốc gia” là 
“quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình quyết định vận 
mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước 
trong văn bản pháp lí quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo. Vì vậy, chủ 
quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của 
quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.Quyền tối cao của quốc gia đối 
với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là 
quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lý 
đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ quyền sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, 
sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan Nhà 
nước như các hoạt động luật pháp, hành pháp và tư pháp. 
- Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn 
vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời.”
 7 Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển phụ cận là nơi chứa 
đựng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về chủng loại, có thể khai thác với trữ 
lượng lớn, đặc biệt là dầu khí. Đó là nguồn nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng cho 
sự phát triển ổn định, lâu dài đối với nền nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công 
nghiệp nặng và du lịch sinh thái của đất nước.
 Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ trên tuyến hàng hải quốc 
tế nhộn nhịp vào bậc nhất, nhì thế giới, là một trong hai khu vực có tuyến đường 
giao thông, vận tải biển sau eo biển Malaccca.
 Các tuyến đường biển chiến lược đi qua hai quần đảo nói trên là yết hầu cho 
giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á (xuất khẩu hàng hóa của Nhật phải đi 
qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp 
mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22%).
 Vị trí của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể khống chế, kiểm soát các 
tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và phục vụ cho mục đích quân sự như đặt trạm 
ra – đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu 
bè
 Với diện tích và độ sâu lí tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài 
nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự. Do nằm án 
ngữ giữa biển Đông nên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị 
trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng. Từ hai quần đảo này có thể 
kiểm soát việc đi lại nhiều loại tàu của các nước bởi tàu bè đi lại giữa nhiều nước 
châu Á hoặc đi từ châu Âu sang châu Á đều đi ngang qua hai quần đảo này. Từ 
Xingapo đi Hồng Kông (Trung Quốc), nếu không đi theo bờ biển Borneo thì nhất 
thiết phải đi qua quần đảo Trường Sa ở phía Nam và quần đảo Hoàng Sa ở phía 
Bắc Biển Đông. Từ đây có thể khống chế, phong tỏa các tàu biển ra vào vịnh Bắc 
Bộ và các cảng lớn như Đà Nẵng, Cam Ranh,
 Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là nơi dừng chân, trú bão của 
nhiều tàu bè trên thế giới thông thương theo đường hàng hải mỗi khi gặp bão tố. 
Từ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát vùng biển, vùng trời; 
cung cấp thông tin về tình hình gió, bão, thủy văn cho Việt Nam và các nước thuộc 
 9 - Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là những thực thể di sản địa chất. Nếu 
có những lỗ khoan địa tầng xuyên qua đảo, đến nền đá cứng mà san hô bám vào đó 
để phát triển, chúng ta sẽ xác lập được lịch sử tiến hoá của quần đảo Trường Sa 
hay các quá trình địa chất đã từng xảy ra ở đây. 
 - Phân chim: theo kết quả khảo sát của các nhà địa chất, tổng tài nguyên dự 
báo quặng phốt phát từ phân chim có thể lên tới 2.780.000 tấn. Quặng này đã được 
dùng làm phân bón trực tiếp cho cây xanh trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa 
và có thể đáp ứng nhu cầu trồng trọt của các tỉnh phía Nam trong nhiều thập kỷ. 
Điều đáng nói ở đây là theo kết quả phân tích mẫu phân phốt phát lấy được từ khu 
vực quần đảo Hoàng Sa của Phòng thí nghiệm Viện Khảo cứu Bộ Nông nghiệp Sài 
Gòn và các chuyên gia phân bón, thành phần phốt phát trong mẫu phân lấy từ khu 
vực quần đảo Hoàng Sa chứa đến 20,51% (trong khi đó chỉ càn chứa 16% trong 
trọng lượng phân thì phân đã có hiệu quả và chất lượng tốt) và có chứa thêm một 
lượng pootat nên phân sản xuất tại Hoàng Sa rất tốt. Đã vậy giá thành của phân 
Hoàng Sa chỉ bằng phân từ các nước ngoài vào thời gian trên2
 - Tài nguyên dầu khí: Trong những năm gần đây, các công ty dầu khí củ các 
nước phương Tây đã nhiều lần thăm dò và phát hiện xung quanh hai quần đảo 
Hoàng Sa và Trường Sa, nhất là Trường Sa có một trữ lượng dầu khí khá lớn3
 Theo từ điển Bách khoa mở Wikipedia, vùng biển Đông đã được xác định 
có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1,2 km 3 (7,7 tỉ thùng), với ước tính khối lượng là 4,5 
km3 (28 tỉ thùng). Trữ lượng khí tự nhiên được ước tính khoảng 7500 km3
 Số liệu công bố của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tiềm 
năng dầu khí ở Biển Đông 11 tỉ thùng dầu và 190.000 tỷ m 3 khí đố tự nhiên. Riêng 
vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam có trữ lượng khoảng 800 – 5,4 tỉ thùng 
dầu. Báo cáo cũng cho biết khó có thể xác định được trữ lượng chính xác của dầu 
23Thông tin này được tác giả tham khảo từ bài “Tài nguyên thiên nhiên ở quần đảo Trường Sa” trên trang 
quydisan.org và cuốn Chủ quyền quốc gia Việt nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả 
Trương Minh Dục, NXB Thông tin và truyền thông, 2013
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_tap_san_chu_quyen_cua_nuoc_ta_o_hai_quan_dao_h.docx
  • docxBIA HỒ SƠ.h.docx
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
  • docxMỤC LỤC.docx