SKKN Xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số Chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT Như Thanh

SKKN Xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số Chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT Như Thanh

Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ cấu thành lịch sử dân tộc, là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử. Lịch sử địa phương có mối quan hệ mang tính chất đặc trưng giữa cái chung và cái riêng, giữa tính đặc thù và cái phổ biến. Việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học. Từ những hiểu biết về kiến thức lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương.

 Mặc dù bộ môn Lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào dân tộc. Nhưng trong thực tiễn nhiều năm qua việc dạy và học lịch sử địa phương Thanh Hóa ở các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh chưa thực sự được quan tâm. Chính bởi vậy mà sau khi học hết cấp THPT, hầu như học sinh chưa hiểu biết nhiều về lịch sử địa phương, nơi mình đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Điều đó đã phản ánh một thực tế việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay chưa thực sự được các cấp, các ngành và ngay cả giáo viên bộ môn Lịch sử quan tâm, đầu tư đúng mức.

Trong quá trình thực hiện chương trình dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay, một khó khăn và trở ngại lớn đối với giáo viên là nguồn tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức còn thiếu (đúng hơn là chưa có). Mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã phân bố tiết dạy học lịch sử địa phương cho từng khối lớp ở trường THPT nhưng lại chưa xây dựng được khung chương trình và nội dung giảng dạy cụ thể khiến cho việc triển khai và thực hiện của giáo viên còn lúng túng, bị động. Không ít giáo viên khi hỏi về kiến thức lịch sử địa phương thì lắc đầu trả lời “không rõ lắm, mình đâu có biết, hầu như không dạy.”

 

doc 37 trang thuychi01 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số Chuyên đề lịch sử địa phương thanh hóa ở trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HÓA Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Tịnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử 
THANH HÓA NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG ÔN THI ĐẠI HỌC, HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Tịnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Lịch sử
NHƯ THANH, NĂM HỌC 2014 - 2
MỤC LỤC 
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ cấu thành lịch sử dân tộc, là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử. Lịch sử địa phương có mối quan hệ mang tính chất đặc trưng giữa cái chung và cái riêng, giữa tính đặc thù và cái phổ biến. Việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học. Từ những hiểu biết về kiến thức lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương.
	Mặc dù bộ môn Lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào dân tộc. Nhưng trong thực tiễn nhiều năm qua việc dạy và học lịch sử địa phương Thanh Hóa ở các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh chưa thực sự được quan tâm. Chính bởi vậy mà sau khi học hết cấp THPT, hầu như học sinh chưa hiểu biết nhiều về lịch sử địa phương, nơi mình đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Điều đó đã phản ánh một thực tế việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay chưa thực sự được các cấp, các ngành và ngay cả giáo viên bộ môn Lịch sử quan tâm, đầu tư đúng mức.
Trong quá trình thực hiện chương trình dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay, một khó khăn và trở ngại lớn đối với giáo viên là nguồn tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức còn thiếu (đúng hơn là chưa có). Mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã phân bố tiết dạy học lịch sử địa phương cho từng khối lớp ở trường THPT nhưng lại chưa xây dựng được khung chương trình và nội dung giảng dạy cụ thể khiến cho việc triển khai và thực hiện của giáo viên còn lúng túng, bị động. Không ít giáo viên khi hỏi về kiến thức lịch sử địa phương thì lắc đầu trả lời “không rõ lắm, mình đâu có biết, hầu như không dạy...”
	Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT, tôi thiết nghĩ cần phải khắc phục những bất cập nói trên để nâng cao chất lượng dạy - học chương trình lịch sử địa phương ở trường THPT sao cho có hiệu qủa. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc, có chất lượng các tiết dạy học lịch sử địa phương theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, yêu cầu giáo viên phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa một số vấn đề cơ bản trong quá trình thực hiện như: đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm truyền tải đầy đủ những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, con người xứ Thanh.
Xuất phát từ thực trạng trên, những năm qua trong quá trình giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT Như Thanh, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để xây dựng được một số chuyên đề dạy học lịch sử địa phương sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả bài học, giúp cho giáo viên và học sinh có sự nhìn nhận, hiểu biết, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, khách quan về lịch sử Thanh Hóa - mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”.
2. Mục đích nghiên cứu
	- Đánh giá thực trạng việc dạy và học chương trình lịch sử địa phương Thanh Hóa ở trường THPT hiện nay.
	- Sưu tầm tư liệu, biên soạn, xây dựng một số chuyên đề lịch sử địa phương Thanh Hóa được sử dụng trong dạy học ở trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Với phạm vi SKKN“Xây dựng nội dung chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy một số chuyên đề lịch sử địa phương Thanh Hóa ở trường THPT Như Thanh”. Đối tượng mà tôi nghiên cứu là tìm hiểu về lịch sử địa phương Thanh Hóa. 
	Đối tượng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT Như Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Thu thập các nguồn tư liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa để biên soạn, xây dựng một số chuyên đề dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay. 
+ Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong quá trình soạn giảng các tiết dạy học lịch sử địa phương
+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT để rút kinh nghiệm trong quá trình soạn giảng và thực hiện bài học lịch sử.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
	Để xác định được mục đích, yêu cầu của việc dạy và học lịch sử địa phương trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “lịch sử địa phương”. Muốn hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết chúng ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương”. Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia, có sắc thái và đặc thù riêng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán,... Đây chính là những nét cơ bản để phân biệt giữa địa phương này với địa phương khác. Địa phương hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của một quốc gia, đó là các tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng,...
	Vì vậy, tri thức lịch sử địa phương là sự biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Chúng ta đều biết bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đã diễn ra trong quá khứ đều mang tính chất địa phương. Chính bởi vậy, cùng với việc truyền tải kiến thức lịch sử dân tộc, thế giới; bộ môn Lịch sử ở trường THPT còn có tránh nhiệm trang bị cho học sinh hiểu biết những tri thức lịch sử của quê hương, xứ sở nơi mình đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Qua đó giúp học sinh hiểu được mối quan hệ hữu cơ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Từ thực tiễn đó, giáo viên và học sinh sẽ thấy rõ sự phát triển đa dạng, sinh động, thú vị của lịch sử địa phương, thấy được những nét độc đáo, riêng biệt mang tính chất đặc thù của lịch sử Thanh Hóa.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
	Lịch sử địa phương là một phần kiến thức không thể thiếu trong chương trình dạy - học lịch sử ở trường THPT hiện nay. Những hiểu biết về kiến thức lịch sử địa phương sẽ có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành tri thức lịch sử truyền thống của mỗi vùng, miền, địa phương cụ thể. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường THPT còn mang tính hình thức đối phó, chưa thực sự được giáo viên và học sinh quan tâm đúng mức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là vì:
	Lịch sử địa phương mặc dù có dạy và học ở trường THPT nhưng lại không có trong nội dung thi cử. Chính bởi vậy nên giáo viên còn xem nhẹ, học sinh chưa thực sự chú ý đến việc học. Mặt khác, công tác soạn giảng các tiết dạy học lịch sử địa phương của giáo viên chỉ mang tính hình thức, chưa được chú trọng đầu tư về mặt nội dung. Nguồn tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu (hầu như chưa có). Trong quá trình soạn giảng những tiết học lịch sử địa phương, về mặt nội dung hầu như chỉ do giáo viên tự thiết kế, chưa có tài liệu chuẩn và mang tính thống nhất trong toàn tỉnh.
	Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian qua, bản thân tôi với vai trò của một giáo viên, bằng kinh nghiệm thực tiễn; tôi đã tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, trao đổi, học hỏi đồng nghiệp để xây dựng một số chuyên đề lịch sử địa phương Thanh Hóa để giảng dạy ở trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học, gây hứng thú cho học sinh, giúp các em hiểu biết đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn về quê hương xứ Thanh. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vần đề 
3.1. Xây dựng chuyên đề số 1: Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc
	Xứ Thanh là một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh Hóa, là một thực thể địa lý tự nhiên và văn hóa, khiến Pierre Pasquier - viên Toàn quyền Đông Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hóa không chỉ là một tỉnh mà là một xứ (Pays). Cái nhìn địa - văn hóa này đã được ông cha ta từ xa xưa thấu tỏ. Dù trải qua bao triều đại, bao cuộc sát nhập và phân chia thì xứ Thanh vẫn là xứ Thanh, Thanh Hóa vẫn là Thanh Hóa.
3.1.1. Thanh Hóa thời Tiển sử
	Thanh Hóa là vùng đất cổ trên lãnh thổ Việt Nam có từ lâu đời. Ngay từ thời tiền sử, vùng đất này đã có con người sinh sống. Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước, đã phát hiện được dấu tích của Người tối cổ xuất hiện và sinh sống ở nơi đây như: Núi Đọ (Thiệu Khánh -Thiệu Hóa); núi Nuông, núi Quang Yên (Yên Định); hang núi Một (Cẩm Thủy); mái đá Điều, mái đá Nước, hang Anh Rồ (Bá Thước); hang Con Moong (Thạch Thành); di chỉ Đa Bút (Vĩnh Lộc),... Tại các di chỉ khảo cổ học này, người ta đã phát hiện được các công cụ lao động của Người tối cổ được làm bằng đá, xương, sừng, đồ gốm, vết tích của chài lưới,...
	Với những phát hiện khảo cổ học nói trên đã chứng tỏ một điều rằng: trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã xuất hiện và sinh sống trên địa bàn Thanh Hóa. Sự hình thành và phát triển của người nguyên thủy và tổ chức xã hội sơ khai ở đây gắn liền với các nền văn hóa cổ xưa trên lãnh thổ Việt Nam là: văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn, Hoa Lộc. Đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn, cư dân ở đây đã bước vào thời đại kim khí.
3.1.2. Thanh Hóa thời Sơ sử
	Thời kỳ sơ sử ở nước ta gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc (từ thế kỉ VII đến thế kỷ II TCN). Cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc của người Việt cổ gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn. 
	Văn hóa Đông Sơn tập trung đậm đặc nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Di chỉ khảo cổ học tại làng cổ Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng (T.P Thanh Hóa) đã cho thấy, vào giai đoạn này, nghề đúc đồng ở nước ta nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng đã đạt đến đỉnh cao. Ngoài công cụ đồ đồng, cư dân người Việt cổ đã bước đầu phát triển nghề luyện sắt, nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Tại các di chỉ khảo cổ học ở Thanh Hóa thời kì này đã cho thấy, địa bàn phân bố của cư dân ở đây khá rộng từ vùng núi, trung du đến các huyện đồng bằng ven biển. Như vậy, văn hóa Đông Sơn đã góp phần xứng đáng là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc. Thời đại Hùng Vương, Thanh Hóa thuộc bộ Cửu Chân.
3.1.3.Thanh Hóa thời Bắc thuộc
	Sau khi chiếm được Âu Lạc, năm 179 TCN, Triệu Đà chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Dưới ách áp bức bóc lột của nhà Triệu, âm mưu của phong kiến phương Bắc muốn biến nước ta thành quận, huyện để sát nhập vào Trung Quốc. Năm 111TCN, nhà Hán đánh bại Triệu Đà, đô hộ nước ta. Trước thời Hán, Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Thời Hán, quận Cửu Chân thuộc bộ Giao Chỉ. Thời nhà Lương đổi Cửu Chân thành Ái Châu.
	Suốt thời kỳ Bắc thuộc, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa chịu sự bóc lột, vơ vét tàn bạo và chính sách đồng hóa, đàn áp của các triều đại phong kiến phương Bắc. Âm mưu của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc muốn biến nước ta thành quận, huyện của chúng, biến dân tộc Việt thành dân tộc Hán, biến người Việt thành người Hán. Tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống lại chính sánh đô hộ của phong kiến phương Bắc của nhân dân Thanh Hóa thời Bắc thuộc là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, năm 248.
	Dưới ách áp bức bóc lột và đồng hóa của các chính quyền phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng đã vùng dậy đấu tranh để bảo vệ nền độc lập.
	Vào giữa thế kỉ thứ III sau CN, dưới ách thống trị và đô hộ của nhà Ngô, ở Thanh Hóa đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Quê bà ở vùng núi Quân Yên, xã Định Công (Yên Định). Bà là người phụ nữ có chí khí hơn người, có hoài bão đánh giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho đất nước. Đêm đêm bà thường cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt vào rừng tập luyện quân sĩ, chuẩn bị khởi nghĩa. Mến mộ Bà, nghĩa quân ngày đêm mài gươm luyện võ, chờ ngày nổi dậy. Trong dân gian hiện nay vẫn còn những lời ca ngợi về bà:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”
Khi vừa tròn 19 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh trai hô hào nhân dân trong vùng nổi dậy, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đây là một thung lũng ở giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển, vừa là địa điểm quan trọng từ Giao Chỉ vào Cửu Chân. Năm Mậu Thìn (248), một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân Cửu Chân đã bùng nổ chống lại ách áp bức bóc lột của nhà nhà Ngô. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh) cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt. Cuộc khởi nghĩa được dân chúng “Cửu Chân” hưởng ứng nhiệt liệt và nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Nghĩa quân chiến đấu liên tiếp nhiều trận, thế lực ngày càng mạnh, số quân tham gia có tới hàng vạn người. Các thành ốc của nhà Ngô ở đây mau chóng bị tan vỡ, quan lại đô hộ bỏ chốn hoặc bị bắt, Thứ sử Giao Châu hoảng sợ phải bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận rằng: “Toàn thể Giao Châu chấn động”.
Vua Ngô hốt hoảng phải đưa Lục Dận, một tướng đã từng kinh qua trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm Thứ sử Giao Châu. Lục Dận đem thêm 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh, vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ, mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường chiến đấu với giặc Ngô. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt với khoảng 30 trận đánh ở khu vực Thanh Hóa. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt đã anh dũng hy sinh. Triệu Thị Trinh thay anh chỉ huy nghĩa quân chiến đấu. Song, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, lực lượng nghĩa quân bị tiêu diệt dần, liệu thế không chiến đấu nổi, bà đã hy sinh trên núi Tùng - Hậu Lộc.
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã khẳng định tinh thần yêu nước, bất khuất sáng ngời của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc đấu tranh chống lại chính sách đô hộ và đồng hóa nước ta của phong kiến phương Bắc. 
 “Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh”
Sử sách đã ghi lại rằng: Mỗi lần chỉ huy quân ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hoàng, bạt vía đã phải thốt lên rằng:
“Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt vua Bà khó”
Bà còn nói lời khí phách nổi tiếng: “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình biển đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp...”.
3.1.4.Thanh Hóa trong thời kỳ Độc lập tự chủ (từ năm 905 đến 1858)
	Bắt đầu từ thời kỳ độc lập tự chủ (từ năm 905 đến 1858), Thanh Hóa vẫn thuộc Ái Châu. Đến thời nhà Lý đổi thành phủ Thanh Hóa, danh xưng Thanh Hóa bắt đầu có từ đó (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa). Sau này, trải qua các triều đại, có lúc Thanh Hóa được gọi là phủ, trấn, lộ, trại, thừa tuyên. Thậm chí cái tên Thanh Hóa có từ thời nhà Lý cũng có lúc đổi thành Thanh Đô, Tây Đô, Thanh Hóa. Năm 1802 gọi là trấn Thanh Hóa. Năm 1831 trấn Thanh Hóa được đổi thành Tỉnh, bắt đầu gọi là Tỉnh Thanh Hóa. Năm 1841 lại đổi thành Tỉnh Thanh Hóa.
3.1.4.1. Dương Đình Nghệ thay họ Khúc khôi phục quyền tự chủ vào thế kỉ thứ X
	Tháng 10 năm 930, nhà Nam Hán phát quân xâm lược nước ta. Quân đội của Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng tan vỡ. Khúc Thừa Mỹ bị bắt đem về Quảng Châu. Quân Nam Hán sau khi tiến vào nước ta đã nhanh chóng chiếm Đại La (Hà Nội) nhưng chưa lập được bộ máy chính quyền cai trị. Các địa phương ở nước ta lúc bấy giờ chính quyền vẫn do các hào trưởng và tướng lĩnh của họ Khúc cai quản.
	Không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán. Tháng 3, năm 931. Dương Đình Nghệ, một tướng cũ của Khúc Thừa Dụ đem quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) tiến quân ra Giao Châu bao vây và tiến công thành Đại La, sào huyệt của quân giặc. Vua Nam Hán sai Trình Bảo đem quân cứu viện. Nhưng quân cứu viện chưa kịp đến, thì thành đã bị hạ. Tướng giặc giữ thành là Lý Tiến chạy thoát thân về nước. Ông lại đem quân đánh tan viện quân, giết Trình Bảo ngay tại trận. Đất nước được giải phóng. Vua Nam Hán vô cùng tức giận, nên khi Lý Tiến vừa về đến Quảng Châu đã bị giết ngay.
	Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán kết thúc thắng lợi, mọi người suy tôn Dương Đình Nghệ lên làm Tiết độ sứ. Ông tiếp tục thi hành chính sách cải cách của họ Khúc, thực hiện chính sự với khoan dung, giản dị để nhân dân vui vẻ làm ăn. Chính sách cai trị của Dương Đình Nghệ đã góp phần quan trọng xây dựng đất nước phát triển vững mạnh. Làm Tiết độ sứ được 6 năm, ông bị người nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Cả nước phẫn nộ. Từ Ái Châu, Ngô Quyền, một tướng cũ của Dương Đình Nghệ đã đem quân ra Đại La giết tên phản bội Kiều Công Tiễn.
	Ở Làng Giàng, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (nay thuộc T.P Thanh Hóa) quê hương của Dương Đình Nghệ hiện nay vẫn còn đền thờ ông. Đền thờ ông được xây dựng ngay bên bờ đê Sông Mã, phong cảnh rất đẹp và hữu tình. Ngày mồng 5, tháng Chạp hàng năm ở đây có lễ tế tổ. Người làng Giàng tôn Dương Đình Nghệ là ông tổ của làng.
3.1.4.2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa ( thế kỉ XV)
	Đầu thế kỉ XV, nhà Minh xâm lược nước ta. Quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy và lãnh đạo của Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhưng thất bại. Năm 1407, Đại Việt rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã, tàn bạo của giặc Minh. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân cả nước diễn ra sôi nổi. Tiểu biểu nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đầu thế kỉ XV ở nước ta là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hóa) lúc bấy giờ theo tên Nôm là "làng Cham" thuộc huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa. Lam Sơn là quê hương của người anh hùng Lê Lợi và là căn cứ buổi đầu của cuộc kháng chiến chống quân Minh đầy gian khổ.
Năm 1416, Lê Lợi và 18 người đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai ở làng Mé, cách Lam Sơn 10 km. Những người tham gia Hội thề đã nêu cao quyết tâm đoàn kết đánh giặc Minh. Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là “Bình Định Vương”, truyền “Hịch” kêu gọi nhân dân đứng lên cứu nước.
Lê Lợi cùng nghĩa quân đã chiến đấu ở Thanh Hóa 6 năm. Trong 6 năm đầy gian khó ấy đã diễn ra ở đây các trận đánh lớn giữa ta và quân Minh như: Lam Sơn, Mường Một (Thường Xuân); Mường Chính, Bến Bổng (vùng thượng du sông Âm); Ba Lẫm, Kình Động, Úng Ải, Sách Khôi (Bá Thước); Đa Càng (Thọ Xuân). Mùa Đông năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An theo kế sách của Nguyễn Chích.
Như vậy, Thanh Hóa là địa bàn hoạt động đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Địa bàn này đã diễn ra nhiều trận chiến đấu quyết liệt giữa quân ta với giặc Minh. Tuy nhiên, với tài năng, uy tín của người đứng đầu là Lê Lợi và lòng yêu nước của nhân dân Thanh Hóa đã đưa cuộc khởi nghĩa vượt qua thời kỳ đầu đầy gian khó, củng cố căn cứ địa, không cho giặc đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa của quân ta. 
Vượt qua thời kỳ đầu chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước sang giai đoạn 2 (từ 10/1424 đến 8/1425). Thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích phá vỡ thế bao vây của quân địch, tấn công mở rộng địa bàn hoạt động xuống Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và giành được nhiều thắng lợi ở các trận Bồ Đằng, Trà Lân... 
Giai đoạn 3 (từ 1426 đến 1427), nghĩa quân Lam Sơn đã chủ động tấn công ra Bắc, tiêu diệt quân giặc và giành được nhiều thắng lợi vang dội ở các trận như: Tốt Động, Trúc Động, Chi Lăng - Xương Giang Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của quân và dân ta sau mười năm trường kì gian khổ đến đây đã giành được thắng lợi. 
Thanh Hóa là nơi diễn ra giai đoạn đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thời gian kéo dài và gian khổ nhất. Nhưng dưới sự chỉ huy và lãnh đạo tài ba của Lê Lợi và nhiều tướng giỏi như: Lê Lai, Nguyễn Chích, được sự ủng hộ nhiệt tình của quân dân Thanh Hóa đã tạo tiền đề quan trọng cho cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi ở những giai đoạn sau.
3.1.5. Thanh Hóa trong phong trào Cần vương
	Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dưới Vương triều nhà N

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_noi_dung_chuong_trinh_va_thuc_hien_ke_hoach_gi.doc