SKKN Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

SKKN Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm

Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn, người thầy còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.

 Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.

 Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, một buổi tập thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác,trong một lớp gồm 44 học sinh cũng thuộc 44gia đình ,44 hoàn cảnh khác nhau.

 

doc 17 trang thuychi01 77327
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn, người thầy còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến.
 Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh.
 Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, một buổi tập thể lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác,trong một lớp gồm 44 học sinh cũng thuộc 44gia đình ,44 hoàn cảnh khác nhau.
Thực tiễn là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Vì vậy, để góp phần cùng với Nhà trường trong công tác giáo dục học sinh tốt hơn nữa, công tác chủ nhiệm ở trường thpt tôi thiết nghĩ  Việc xây dựng lớp tự quản là việc làm cần thiết của bất kì GVCN nào. Vì GVCN không thể ôm đồm làm thay mọi việc của học sinh và không phải lúc nào chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo những công việc thường ngày của lớp. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của GVCN lúc nào cũng hiện diện ở lớp sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở GVCN, thiếu trách nhiệm với bản thân và với tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại tập thể lớp mà các em là chủ nhân đang sống và gắn bó. Vì vậy,tôi xin mạnh dạn dưa ra một số kinh nghiệm hướng tới ‘Xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm”.
2.Mục đích cuả đề tài : 
 - Phát huy tính tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể.
 - Xây dựng và hình thành cho HS kỷ năng sống, kỷ năng giao tiếp.
 - Hình thành ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác. 
 - Giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật phê và tự phê, để mỗi ngày tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống.
 - Phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
 - Tiết kiệm về mặt thời gian cho GVCN nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	Nghiên cứu đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm trong 3 năm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
	Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh kết quả đạt được sau từng năm học.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận: 
 Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hóa tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của trò, tức cũng là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
 Nếu giáo viên bộ môn có nhiệm cụ thông qua dạy chữ để dạy nguời thì ngược lại GVCN lại thong qua việc dạy các em làm người tốt để học chữ tốt .Chúng ta đều biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự hoà nhập với cộng đồng thế giới đòi hỏi con người phải năng động và biết làm chủ mình, phù hợp nhất với ích lợi của cộng đồng, không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc,.. . 
Để có một thế hệ người tương lai như vậy thì chúng ta không cần tạo cơ hội để họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác, tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường phổ thô
Trong chuyên môn, chúng ta đang sôi nổi thực hiện phong trào này, không lẽ trong công tác chủ nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc – thầy là trung tâm của tất cả, còn trò cứ mãi mãi thụ động. Phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn mà cả trong công tác chủ nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ mình, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách HS mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới thỏa mãn được những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
 Học sinh THPT trong độ tuổi mới lớn, rất thích hoạt động, ham hiểu biết, có ý thức muốn  thể hiện mình, chứng tỏ mình và cũng muốn tập thể công nhận mình. Xây dựng lớp học tự quản không những thoả mãn tâm lý này của các em mà còn tạo cho các em cơ hội để được trải nghiệm, chia sẽ và được nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển theo hướng tích cực.tạp
“Làm thế nào tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực”. Một thực tế không thể phủ nhận: hiện nay rất nhiều giáo viên đã phải đầu tư cho công tác chủ nhiệm một quỹ thời gian lớn gấp nhiều lần con số 4 tiết/tuần mà Nhà nước dành cho. Vậy mà kết quả chẳng mấy khi được như ý. Họ băn khoăn, lo ngại không biết lấy thời gian đâu. Trong khi đó thời gian đối với giáo viên bây giờ là rất quý: nào là phải dành thời gian cho việc soạn bài cải tiến phương pháp giảng dạy, làm đồ dùng dạy học; nào là dạy thêm, làm thêm để hỗ trợ thêm vào đồng lương còn khiêm tốn của một giáo viên. Để giải quyết mâu thuẫn này, người GVCN chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng thành công mô hình lớp tự quản.
II. Cơ sở thực tiễn:
 Cũng như các đồng nghiệp khác,mỗi khi tôi được lãnh đạo trường phân công giảng dạy chuyên môn hay một bộ phận phân công nhiêm vụ với công viêc nào,bản thân tôi luôn đặt mình là ai trong tập thể và tự xác định phải có trách nhiệm như thế nào trong công việc được giao để tìm ra phương hướng hoàn thành tốt nhất.Với công tác Chủ nhiệm,bản thân tôi cũng tự nổ lực với sự nhiệt tình và tâm huyết với công việc,có tinh thần trách nhiệm và qua thực tiễn 3 năm tôi được lãnh đạo trường ủy nhiệm công tác chủ nhiệm lớp 10A2 ,11A2 và năm nay là 12A2 ,với một lứa tuổi phải nói là có nhiều biến động về tâm sinh lí.với sỉ số lớp 44 học sinh trong đó 14 học sinh nam và 30 học sinh nữ .các em ở nhiều xã khác nhau: như Vạn hòa ,Vạn Thiện,Thăng Long 
Bằng trãi nghiệm thực tế của chính mình,bản thân tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm như sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo trường về mặt học tập,nề nếp và  trong các hoạt động phong trào nhằm giúp cho các em có thêm động lực cũng như sự thu hút thi đua để thể hiện cá nhân , tập thể phát huy được khả năng của các em về mọi mặt để giúp các em  ngày càng  hoàn thiện bản thân  của mình hơn.
- Được sự phối hợp kịp thời của Ban nề nếp nhà trường để xử lí các trường hợp vi phạm.
	- Sự ưu ái và tạo mọi điều kiện của các giáo viên bộ môn khi Hs gặp khó khăn cũng như khi GVCN cần xử lí các tình huống của HS.
	- Ngoài ra bên cạnh đó,sự nhiệt tình và phối hợp chặt chẽ của PHHS với GVCN trong các lĩnh vực của trường, lớp rất chu đáo.
	- Cơ sở vật chất của trường trang bị cho lớp khá tốt, đầy đủ và khang trang.
	- Hầu hết  Hs có ‎‎‎‎y thức tinh thần kỷ luật cao,ngoan hiền và lễ phép với Thầy Cô,biết vâng lời cha mẹ và tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn,Trường tổ chức. 
	- Trong công tác 2 năm chủ nhiệm,tôi cũng được một phần may mắn, lớp đã  chọn ra môt đội ngũ ban cán sự  lớp rất nhiệt tình,có năng lực,gương mẫu,vâng lời cùng đồng hành với GVCN việc quản lí lớp trong mọi mặt.
* Khó khăn:
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh, xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực thu hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game là điều không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường. 
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong các buổi họp phụ huynh trong một năm học. Còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo.
Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giàn
	- Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn sinh của 3 cấp học,đối với THpt một tuần chỉ đươc 1 tiết lên lớp nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc gần gũi quản lí lớp và xử lí HS khi gặp những sự cố đột xuất xảy ra.
	- Bên cạnh đó tôi là giáo viên có có 2 con nhỏ,chồng công việc bận và hay phaỉ đi công tác xa nhà.  Đặc biệt,năm nay ngoài công tác chủ nhiệm tôi phải đảm nhiệm công tác dạy đội tuyển thi hsg nên thời gian càng eo hẹp.
	- Trong lớp học,có nhiều em HS có cuộc sống Gia đình không được ôn hòa,Bố Mẹ li dị,Mồ côi cha,! Có em phải sống xa gia đình,có em thì gia đình kinh tế gặp nhiều khó khăn...một số HS có tính cách cá biệt thường xuyên vi phạm.
* Về HS: 
 - Vẫn còn một số HS vi phạm các nội quy của trường như trang phục, ăn quà vặt, đi học trễ, đi xe máy đến trường, và trông chờ vào GVCN.
 - Kết quả về học lực là không đồng đều.
 - BCS lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp.
III. Biện pháp thực hiện:
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, giáo viên phải thấy rằng đó là vinh dự lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là em, là con trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này.Những việc làm cụ thể mà người chủ nhiệm có thể áp dụng để chủ nhiệm một lớp đạt kết quả tốt:
* Giải pháp
1.Tìm hiểu học sinh.
HS là đối tượng giáo dục của GVCN, có hiểu được đối tượng thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục
Tìm hiểu HS về mọi mặt để có những thông tin cần thiết làm cơ sở thực tiễn để phân loại HS,đề ra kế hoạch giáo dục và sử dụng các biện pháp tác động thích hợp. 
Đặc điểm của HS về sức khoẻ ,về trình độ nhận thức, học lực qua theo dõi để tham mưu với GVBM .
Tìm hiểu về hoàn cảnh và quan hệ của HS với gia đình, và ai là người có ảnh hưởng lớn đến các em. GVCN có thể biết chia sẻ, giúp đỡ HS vượt qua hoàn cảnh, và cũng để biết liên hệ với ai để việc phối hợp giáo dục có hiệu quả .
Quan hệ của HS với bạn bè trong và ngoài lớp để giáo dục các em có một tình cảm trong sáng lành mạnh không ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Bước1: Điều tra HS qua lý lịch tự khai theo mẫu
GVCN sẽ thu thập được nhiều thông tin về HS. GVCN cần xây dựng nội dung bản lí lịch với những nội dung thích hợp như sau:
Nội dung lý lịch Hs vào 10 bao gồm:
Họ và tên HSNam/ nữ..
Ngày tháng năm sinh : Ngày ... tháng ... năm
Nơi sinhDân tộc
Nơi ở hiện nay.thôn.xóm.xãhuyện..tỉnh
Hộ khẩu thường trú ở đâu
Đã vào đoànchưa vào đoàn. ở đâu .năm.
Bằng tốt nghiệp THCS lấy chưa .........
Có chứng chỉ nghề .. xếp loại 
Con thương binh hạng mấy.Con liệt sĩcon mồ côi.
Gia đình có là hộ nghèo , cận nghèo 
Họ tên chanăm sinhnghề nghiệp.
Họ tên mẹ..Năm sinhnghề nghiệp
Họ tên người giám hộnghề nghiệp.
Gia đình có mấy anh chị em
Họ tên anh, chị , em hiện đang học tại trường THPT Triệu thi Trinh
Họ và tên lớp..
Ước mơ tương lai làm gì, học trường gì., ngành nào
Số điện thoại liên hệ
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, học bạ
Đối với học sinh 10 việc kiểm tra ban đầu cần kỹ để kịp thời bổ sung những thiếu sót trong hồ sơ như : 
Đơn vào lớp 10 đủ.Thiếu ( Tên HS thiếu)
Giấy khai sinh bản sao, bản chính ., hay chỉ là bản phô tô công chứng .( tên HS) 
- Học bạ: Trang đầu kiểm tra có khớp với với giấy khai sinh không; kiểm tra các trang điểm GVBM vào điểm, kí tên và đóng dấu vào chỗ sửa điểm, việc sửa điểm đó có đúng qui định không, chú ý những HS thi lại lên lớp, ở lại lớp việc vào điểm thi lại, xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS năm lớp 9.
 Thông qua học bạ GVCN sẽ nắm bắt được năng lực học tập, việc rèn luyện đạo đức của HS lớp mình. Nội dung này chỉ là căn cứ tham khảo chứ không phải là những căn cứ chính để đánh giá HS. Mà thông qua đó GVCN tìm cách giúp đỡ các em phát huy năng lực và tiến bộ, phát triển từ mức độ đang có, không nên tạo những định kiến gây bất lợi cho công tác CN của mình và cho sự tiến bộ của HS.
Sau khi nắm vững thông tin từng học sinh,gvcn cần lập sơ đồ chỗ ngồi và niêm yết trên bàn giáo viên để GVBM theo dõi.
2. Ổn định tổ chức lớp học. 
a) Lựa chọn ban cán sự lớp. 
a. Phân tổ trong lớp:
 - Trên cơ sở thu thập thông tin, GVCN tiến hành phân học sinh theo tổ. 
 - Giữa các tổ có sự đồng đều về số lượng, tương đương về giới tính, xếp loại học tập và hạnh kiểm cũng như nơi ở. 
 - Sau đó các thành viên trong tổ họp lại bầu một bạn có uy tín làm tổ trưởng.
b. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp 
Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc “Xây dựng lớp học tự quản” nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung. Để làm công việc này không thể không nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, thăm dò ý kiến HS trong lớp, tham khảo ý kiến của GVBM. Trên cơ sở đó, chọn ra 05 hạt nhân tích cực nhất hội tụ đầy đủ cả đức và tài cho 5 chức danh làm nên bộ khung BCS lớp gồm 01 lớp trưởng và 04 lớp phó phụ trách các mảng hoạt động của lớp suốt cả năm học. Phải chọn những HS có học lực khá, hạnh kiểm tốt, biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những HS khác. GVCN giao công việc cụ thể gắn với trách nhiệm từng học sinh. BCS chịu trách nhiệm trước GVCN về công việc được giao. 
* Lớp trưởng: 
 - Là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp.
 - Tổ chức lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
 - Theo dõi đôn đốc các thành viên trong lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy chế, quy định của nhà trường, của Đoàn thanh niên...
 - Chủ trì các buổi sinh hoạt lớp, đánh giá và phổ biến các hoạt động giáo dục. 
Lớp trưởng là linh hồn của lớp, là người điều hành BCS lớp, quản lí mọi mặt của lớp khi không có GVCN. Thành viên nào không chấp hành mệnh lệnh của lớp trưởng được xem như không chấp hành mệnh lệnh của GVCN và đương nhiên phải được xem xét đánh giá về mặt đạo đức.
* Lớp phó học tập (nếu cần thiết có thể bầu thêm cán sự bộ môn):
 - Phụ trách quản lý nhiệm vụ học tập của lớp như: chữa bài tập, theo dõi tình hình học tập.
 - Điểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, rõ ràng.
 - Theo dõi và chỉ đạo cán sự bộ môn hoạt động trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 - Thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân các bạn có học lực bị giảm sút. Từ đó có kế hoạch tham mưu cùng GVCN tìm cách khắc phục hoặc có biện pháp giúp đỡ kịp thời. 
* Lớp phó lao động
 - Theo dõi, quản lý công việc lao động, đôn đốc, nhắc nhở các tổ trực nhật làm vệ sinh hàng ngày trong lớp học, trong khuôn viên trường theo qui định.
 - Nhận nhiệm vụ, phổ biến kế hoạch lao động và phân công lao động cho từng thành viên.
 * Lớp phó văn thể mỹ
 - Phụ trách công tác văn nghệ, thể dục thể thao, trang trí lớp.
* Lớp phó đời sống
 - Phụ trách thu chi quỹ lớp.
* Các tổ trưởng: Có trách nhiệm quản lý theo dõi các thành viên trong tổ của mình.
 - Theo dõi việc thực hiện nề nếp, nội quy, đôn đốc HS đi học đúng giờ, đầy đủ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
 - Triển khai công việc cho từng thành viên trong tổ.
 - Phân công, theo dõi trực nhật của tổ.
 - Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm các thành viên trong tổ.
* Những cá nhân khác 
 - Theo dõi giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của BCS lớp, báo cáo với GVCN nếu phát hiện BCS lớp làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, che dấu khuyết điểm bạn khác.
 - Có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành các quy định của nhà trường, đoàn thanh niên, lớp và chịu sự quản lý điều hành của BCS lớp.
Mỗi thành viên trong ban cán sự lớp đều phải có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận các hoạt động do mình phụ trách. Cuối tuần GVCN có kiểm tra, theo dõi, đánh giá.
c. Bồi dưỡng đội ngũ ban cán sự lớp
 - Phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải quyết công việc từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp trong giai đoạn đầu là bắt tay chỉ việc, sau đó để các em từng bước tự lực giải quyết những công việc cụ thể trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động có sự theo dõi, uốn nắn của GVCN.
 - Phương hướng chung là tăng dần khả năng tự quản của HS đi đôi với việc giảm dần sự tham gia cụ thể của GVCN trong từng hoạt động cho đến khi các em có thể chủ động hoàn toàn trong công việc.
 - GV luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay.
 - Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp, GVCN phải công khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng các bộ lớp. 
Tóm lại, phải thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng nhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà cần có sự trợ giúp; cũng không nên tham gia quá sâu, để các em độc lập hoạt động và GVCN sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết tình huống.
d. Công tác theo dõi, kiểm tra đánh giá
 - Có rất nhiều cách theo dõi hoạt động tự quản của học sinh. Đôi khi cần có sự kiểm tra trực tiếp các hoạt động trên lớp nhưng đôi khi chỉ cần kiểm tra gián tiếp qua sổ ghi đầu bài, qua giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy sổ ghi chép của BCS lớp.
 - Hàng tuần GVCN có gặp gỡ, trao đổi với BCS lớp để nắm thông tin, làm công tác cố vấn, tháo gỡ những vướng mắc cho BCS lớp. Nhìn chung GVCN chỉ nên điều hành từ xa trừ những công việc HS không thể làm thay GVCN được.
 - Thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu mỗi thành viên trong BCS lớp phải thực sự gương mẫu trong mọi hoạt động. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của một người học sinh, cán bộ lớp phải xung phong, đứng mũi chịu sào trong các hoạt động chung của lớp, của trường và Đoàn thanh niên. Thường xuyên theo dõi, động viên đội ngũ cán bộ lớp, tuyên dương các em làm tốt. Đối với những BCS lớp chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, GVCN cũng khéo léo tế nhị, phê bình, uốn nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm các em mất uy tín, mất tự tin trong tập thể lớp, song cũng không vì thế mà nuông chiều, ưu tiên, dành đặc ân cho BCS lớp, làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm tính ham quyền chức, hách dịch, coi thường người khác.
 - Đồng thời tiến hành xử phạt nghiêm minh những HS có thái độ coi thường, không chấp hành lệnh của 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_lop_hoc_tu_quan_trong_cong_tac_chu_nhiem.doc