SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong giờ dạy văn bản “Tấm cám” – Chương trình Ngữ văn 10 - THPT

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong giờ dạy văn bản “Tấm cám” – Chương trình Ngữ văn 10 - THPT

Với chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, giáo dục phổ thông nước ta đã và đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Vì vậy, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy – học. Nhiều hình thức học tập ngoài giờ được tổ chức, nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, tích cực được vận dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy vậy, mọi hoạt động dạy-học đều phải được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi cho từng bài học cụ thể. Đặc biệt là dạy – học môn Ngữ văn. Làm cách nào để tổ chức được một tiết học sinh động, hứng thú, có sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp và các em đều hiểu bài là nỗi trăn trở của chúng tôi trong suốt những năm đứng trên bục giảng. Mặt khác, qua thực tế giảng dạy chương trình Ngữ văn 10 – THPT tại trường THPT Ngọc Lặc, bản thân tôi nhận thấy có một số bài học mà hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa chưa thực sự hợp lí, khoa học dương nhiên chưa phù hợp với đối tượng học sinh mình giảng dạy Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong giờ dạy văn bản Tấm Cám - chương trình Ngữ văn 10 - THPT” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng tiết học ở một khâu quan trọng là xây dựng hệ thống câu hỏi của bài học

doc 12 trang thuychi01 7122
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong giờ dạy văn bản “Tấm cám” – Chương trình Ngữ văn 10 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Đối tượng ngiên cứu
1
1.3. Mục đích và Phuương pháp nghiên cứu
1
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Các kĩ năng đặt câu hỏi
3
2.4. Thể nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực cho một giờ đoc hiểu văn bản Ngữ văn 10- chương trình chuẩn.
 4
3.Kết luận, kiến nghị 
11
3.1 kết luận
11
3.2. kiến nghị
11
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TÍCH CỰC 
TRONG GIỜ DẠY VĂN BẢN “TẤM CÁM” – CHƯƠNG TRÌNH
 NGỮ VĂN 10 - THPT
1. MỞ ĐẦU:
Lí do chọn đề tài
Với chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, giáo dục phổ thông nước ta đã và đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Vì vậy, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy – học. Nhiều hình thức học tập ngoài giờ được tổ chức, nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại, tích cực được vận dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy vậy, mọi hoạt động dạy-học đều phải được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi cho từng bài học cụ thể. Đặc biệt là dạy – học môn Ngữ văn. Làm cách nào để tổ chức được một tiết học sinh động, hứng thú, có sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp và các em đều hiểu bài là nỗi trăn trở của chúng tôi trong suốt những năm đứng trên bục giảng. Mặt khác, qua thực tế giảng dạy chương trình Ngữ văn 10 – THPT tại trường THPT Ngọc Lặc, bản thân tôi nhận thấy có một số bài học mà hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa chưa thực sự hợp lí, khoa học dương nhiên chưa phù hợp với đối tượng học sinh mình giảng dạy Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong giờ dạy văn bản Tấm Cám - chương trình Ngữ văn 10 - THPT” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng tiết học ở một khâu quan trọng là xây dựng hệ thống câu hỏi của bài học
 1. 2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khâu xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực cho một bài học cụ thể đó là bài Tám cám – chương trình ngữ văn 10 THPT, trong phạm vi nghiên cứu ứng dụng ở các lớp 10 bản thân trực tiếp giảng dạy.
 1. 3.Mục đích và phương pháp nghiên cứu
 1. 3.1. Mục đích nghiên cứu
+ Rèn luyện cho học sinh khả năng cảm thụ văn học; giáo dục, bồi đắp tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ và một số kỹ năng khác.
+ Tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn. Học sinh sẽ đến với những tiết học Văn bằng rung cảm thẩm mĩ, bằng tư duy sáng tạo, bằng sự tìm tòi, khám phá, phát hiện để từ đó các em sẽ có được cho mình những bài học nhận thức, giáo dục sâu sắc mà không phải là sự áp đặt khô khan, cứng nhắc. 
+ Tiết học Văn phải hội tụ được rất nhiều yêu cầu (năng lực giáo viên, chuẩn bị tốt bài dạy, tâm thế tiếp nhận từ học sinh..), và việc xây dựng hệ thống câu hỏi rõ ràng, khoa học, phù hợp; kích thích được khả năng chủ động khám phá, phát hiện của học sinh.
 1. 3.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống câu hỏi (mục đích, dạng thức, các hình thức hỏi.).
Thứ hai, xây dựng mục tiêu bài học (chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, thái độ.) và các yêu cầu nội dung tích hợp của bài học.
Thứ ba, kỹ năng tiếp nhận tác phẩm.
Thứ tư, phân định được đối tượng học sinh.
+ Phương pháp:
- Phương pháp điều tra: điều tra việc giảng dạy – học tập ở một số tiết dạy môn Ngữ văn cùng khối lớp.
- Phương pháp đối chứng: so sánh, đối chiếu các đơn vị kiến thức.
- Phương pháp tra cứu: sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan 
(Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách – Tài liệu tham khảo).
- Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm soạn giáo án, thiết kế bài giảng và dạy trên lớp để kiểm tra kết quả.
 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quá trình dạy học đòi hỏi người dạy phải tạo ra các hoạt động để thu hút người học tham gia vào quá trình khám phá tri thức, bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc. Phương pháp dạy học mới đòi hỏi người thầy phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp, khoa học, phân loại được các đối tượng học sinh và đáp ứng được bốn cấp độ nhận thức: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao. Thực tế cho thấy, để thực hiện tốt mục tiêu bài học, các phương pháp, biện pháp, các kỹ thuật dạy học đều thông qua hệ thống câu hỏi mới thực sự hiệu quả. Đối với môn Ngữ văn, do tính chất đặc thù, câu hỏi trở thành biện pháp hàng đầu trong việc đọc – hiểu văn bản. Hệ thống câu hỏi phù hợp, khoa học không chỉ cung cấp kiến thức mà thông qua đó còn giáo dục nhân cách và các kỹ năng khác cho học sinh.
 Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
Trong dạy học, chuẩn bị bài là một yếu tố quan trọng. Có chuẩn bị bài tốt thì người thầy mới làm chủ được giờ dạy và học sinh mới có thể lĩnh hội tốt kiến thức trong quá trình đọc – hiểu văn bản. Trong khâu chuẩn bị một giáo án lên lớp, thì việc tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi là quan trọng nhất. Chúng tôi thiết nghĩ đây cũng là băn khoăn của không ít đồng nghiệp trước giờ lên lớp. Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của bài học? Đâu là con đường ngắn nhất và dễ nhất để đưa các em đến với bài học, đến với tác phẩm một cách chủ động, tích cực, hiệu quả nhất?
Trong chương trình Ngữ văn THPT có nhiều văn bản có dung lượng lớn nhưng thời lượng dành cho tiết dạy chưa tương xứng nên khá nhiều giáo viên lúng túng và thường phải chạy theo bài dạy nếu không muốn “cháy giáo án”. Trong quá trình giảng dạy, yêu cầu chuẩn bị một bài dạy một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thực sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi học sinh. Việc học sinh chuẩn bị tốt bài ở nhà là đã làm tốt công việc tiếp cận bề mặt văn bản. Nhưng thực tế cho thấy, hệ thống câu hỏi gợi ý ở một số bài trong sách giáo khoa còn quá chung chung, thậm chí ở một số văn bản hệ thống câu hỏi đã không đi theo tính lôgic của văn bản vì vậy học sinh gặp không ít khó khăn trong việc soạn bài ở nhà. Thế nên, nhiều tiết dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn.
Cũng qua thực tế dạy - học ở trường THPT Ngọc Lặc, tôi đã tìm tòi, đầu tư suy nghĩ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm ở đồng nghiệp trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài dạy văn bản văn học. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn viết đề tài “ Xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong giờ dạy văn bản Tấm Cám - chương trình Ngữ văn 10 - THPT” để trao đổi và chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình ở một khâu khá quan trọng trong tiến trình dạy một bài đọc – hiểu văn bản văn học.
2. 3. Các kĩ năng đặt câu hỏi:
Sáu kĩ năng hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Benjamain S. Bloom.
Câu hỏi BIẾT (Nhận biết)
Mục tiêu: nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương.
Tác dụng đối với học sinh: giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã học, đã trải qua.
Cách thức dạy học: khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây: Ai.? Cái gì.? Ở đâu..? Như thế nào? Khi nào? Hãy định nghĩa.? Hãy miêu tả.? Hãy kể lại..? 
Câu hỏi HIỂU (Thông hiểu)
Mục tiêu: nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểmkhi tiếp nhận.
Tác dụng đối với học sinh: giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học, biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài học.
Cách thức dạy học: khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau: Vì sao? Hãy giải thích .? Hãy so sánh ..? Hãy liên hệ..?
Câu hỏi ÁP DỤNG (Vận dụng)
Mục tiêu: nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp nhận được (các dữ liệu, số liệu, đặc điểm) vào tình huống mới.
Tác dụng đối với học sinh: giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái miệm, định luật; biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Cách thức dạy học:
+ Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học.
+ Giáo viên có thế đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lời đúng nhất, hợp lí nhất, thỏa đáng nhất ( phù hợp với dạng bài tập trắc nghiệm). Chính việc so sánh các câu trả lời khác nhau là một quá trình khám phá tích cực, chủ động.
Các dạng thức câu hỏi Vận dụng cao
+ Câu hỏi PHÂN TÍCH
Mục tiêu: nhằm kiểm tra học sinh khả năng phân tích nội dung vấn đề để tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận đểm hoặc đi đến kết luận.
Tác dụng đối với học sinh: giúp học sinh tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, từ đó phát triển được tư duy lô – gic.
Cách thức dạy học: câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời: Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm). Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
+ Câu hỏi TỔNG HỢP
Mục tiêu: nhằm kiểm tra học sinh có thể đưa ra những dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Tác dụng đối với học sinh: kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng các em tìm ra nhân tố mới.
Cách thức dạy học: giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng , những kiến giải riêng của mính.
Sử dụng câu hỏi tổng hợp đòi hỏi giáo viên phải có nhiều thời gian chuẩn bị.
+ Câu hỏi ĐÁNH GIÁ
Mục tiêu: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Tác dụng đối với học sinh: thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, khả năng xác định giá trị của học sinh.
Cách thức dạy học: giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây dựng các câu hỏi đánh giá: Hiệu quả sử dụng của nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra thì giả thuyết nào là hợp lí nhất và lí giải?
2.4. Thể nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực cho một giờ đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 10 – chương trình chuẩn:
Tiết 22,23 – Đọc văn:
TẤM CÁM
(Truyện Cổ tích)
Mục tiêu bài học:
Qua bài học, giúp học sinh:
Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hóa thần kì của Tấm; nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự; phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
Giáo dục: Có ý thức đấu tranh chống lại cái ác, cái giả dối; có tinh thần đấu tranh để bảo vệ cái tốt, cái thiện.
Trọng tâm bài học:
Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội có giai cấp.
Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
Chuẩn bị bài dạy:
Học sinh: soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa và bài tập giáo viên cho về nhà từ tiết học trước.
Giáo viên: thiết kế, lên kế hoạch bài dạy và soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện lên lớp.
Cách thức tiến hành:
Phương pháp trọng tâm: hướng dẫn học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm qua phát vấn, đàm thoại về các sự việc, chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm.
Phương pháp bổ trợ: thảo luận.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: kiểm tra học sinh: nề nếp, tác phong, sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi kiểm tra: Phân tích bi kịch mất nước trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”?
Định hướng trả lời: nêu rõ bi kịch mất nước (nguyên nhân, hậu quả) của cha con An Dương Vương.
Nội dung bài dạy (1)
Hoạt động 1: kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Trình bày lại khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cổ tích?
+ Truyện cổ tích được chia làm mấy tiểu loại? Đặc trưng quan trọng của truyện cổ tích thần kì là gì?
Học sinh nêu khái niệm, chỉ ra đặc trưng của truyện cổ tích thần kì; giáo viên nhấn mạnh những vấn đề cơ bản để học sinh vận dụng vào quá trình đọc – hiểu văn bản.
Về nội dung, truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. Về nghệ thuật, truyện cổ tích thần kì có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
Giáo viên yêu cầu một học sinh lên trước lớp tóm tắt một cách ngắn gọn câu chuyện.
Hoạt động 2: Tạo tâm thế tiếp cận văn bản.
Giáo viên nêu một số câu hỏi gợi hứng thú học tập cho học sinh:
+ Sau khi đọc xong tác phẩm, em thích nhất / không thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Sự việc, chi tiết nào trong tác phẩm làm em xúc động nhất? Hãy lí giải theo suy nghĩ của em?
+ Em có suy nghĩ gì về việc mẹ con Cám không cho Tấm đi dự lễ hội, thậm chí còn bắt cô nhặt thóc gạo? Tại sao Tấm vẫn có thể đi được và cuối cùng trở thành hoàng hậu? Nếu em là mẹ Cám, em có cư xử như vậy không? Tại sao?
Giáo viên định hướng trả lời, qua đó kết hợp giáo dục học sinh:
Tấm được đi lễ hội là nhờ có Bụt giúp. Ngoài ra, cô còn nhận được sự giúp đỡ từ đàn chim sẻ và gà mái – những con vật gần gũi trong cuộc sống của chúng ta cũng chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người bạn xung quanh. Như vậy, để trở thành hoàng hậu, Tấm phải nhận được sự giúp đỡ rất nhiều. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của chúng ta không nhất định là Tiên, là Bụt nhưng có những lúc ta rất cần đến họ. Các em phải biết quý trọng những tình bạn trong sáng, chân thành.
Còn sự việc chúng ta nhìn nhận những bà mẹ kế: với nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích “Tấm Cám” và một số truyện cổ tích khác – trên lập trường Tốt – Xấu; Thiện – Ác của truyện dân gian thì đây là những nhân vật phản diện, đa phần họ đều độc ác, xấu xa, nhưng nếu ta nhìn nhận họ ở tư cách là người Mẹ, với cách đánh giá đa diện về một con người thì thật ra họ chỉ không tốt với người khác (con riêng của chồng), còn với con mình thì cũng như bao bà mẹ khác, họ sẵn sàng làm tất cả để con mình được sung sướng, hạnh phúc. Họ chưa hẳn là người xấu theo cách đánh giá toàn diện, chỉ có điều họ chưa và không thể yêu con người khác như con mình mà thôi.
Học sinh có thể tự bộc lộ những suy nghĩ riêng của mình về những điều giáo viên hỏi. Từ đó, các em có thêm hứng thú để tự khám phá, khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 3: Hình thành nội dung kiến thức bài học.
Giáo viên nêu vấn đề:
+ Em có ấn tượng gì về cô Tấm và suy nghĩ gì về mẹ con Cám (gợi ý: địa vị gia đình, đức tính, tầng lớp đại diện trong xã hội..)?
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên khái quát lại thành hai tuyến nhân vật, dẫn dắt để học sinh phát hiện mâu thuẫn của tác phẩm.
Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi:
+ Theo em, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn về vấn đề gì? (gợi ý: mâu thuẫn mẹ ghẻ - con chồng; mâu thuẫn thiện – ác; mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với tầng lớp bị trị?). Hãy lí giải.
Học sinh trả lời, giáo viên định hướng trả lời:
Bản chất mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ với con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, đó cũng là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với tầng lớp bị trị. Mâu thuẫn đó phát triển thành xung đột giữa Thiện và Ác trong xã hội.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân:
+ Hãy liệt kê những lần hóa thân của Tấm sau khi chết? Em thích hình thức hóa thân nào nhất? Vì sao? 
+ Sự hóa thân của Tấm có ý nghĩa gì?
+ Hãy tưởng tượng mình là quả thị (do Tấm hóa thân thành), em hãy lí giải vì sao mình lại rơi vào bị của bà cụ hàng nước?
Những kiếp hồi sinh của Tấm (Tấm chết → vàng anh → xoan đào → khung cửi → cây, quả thị) phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái Thiện và cái Ác, thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái Thiện.
Giáo viên cho học sinh thảo luận vấn đề:
+ Nhận xét của em về phần kết của tác phẩm? Em có đồng tình không?
+ Có ý kiến cho rằng Tấm trả thù mẹ con Cám như vậy là quá tàn nhẫn, không phù hợp với bản chất hiền lành, lương thiện của Tấm cũng như không phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam. Suy nghĩ của em về hành động trả thù này của Tấm?
Học sinh làm việc theo nhóm, tổng hợp lại ý kiến. Đây là câu hỏi đã được các em chuẩn bị ở nhà.
Ý nghĩa hành động trả thù của Tấm: đây là hành động của cái Thiện trừng trị cái Ác, nó phù hợp với quan niệm “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” của nhân dân ta. Và đích thân Tấm tự ra tay bởi hơn ai hết Tấm hiểu được bản chất con người mẹ con Cám sau bao lần hãm hại mình. Giữa Tấm và mẹ con Cám chỉ có thể một bên tồn tại.
Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Theo em, qua câu chuyện này – đặc biệt qua nhân vật Tấm, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến thế hệ sau thông điệp và ước mơ gì?
Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại vấn đề:
Truyện phản ánh những ước mơ của nhân dân về cuộc sống: ước mơ về lẽ công bằng trong xã hội (người lương thiện, hiền lành sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng), ước mơ về hôn nhân hạnh phúc, đổi đời, kết thúc có hậu là biểu hiện cao nhất của ước mơ (nhân vật được hưởng hạnh phúc như những gì mà trí tưởng tượng lãng mạn của nhân dân có thể hình dung được).
Giáo viên cho hoàn thành bài tập sau để củng cố đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì:
+ Em hãy liệt kê và nêu ý nghĩa của những yếu tố thần kì có trong truyện và điền vào phiếu hướng dẫn tự học sau:
Yếu tố thần kì
Ý nghĩa
.
..
.
+ Qua câu chuyện “Tấm Cám”, em hãy rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Tác phẩm thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khao khát vươn tới hạnh phúc, công lí của nhân dân lao động.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bài học.
Giáo viên chốt lại những nội dung trọng tâm bài học.
Học sinh hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Hình tượng nhân vật Tấm thể hiện chủ đề gì?
A. Số phận con người nhỏ bé, bất hạnh 
B. Người mồ côi, không nơi nương tựa
C. Người bị áp bức, hà hiếp	
D. Số phận con người nhiều lận đận
	Câu 2: Truyện “Tấm Cám” phản ánh xung đột gì trong xã hội?
A.Mẹ ghẻ, con chồng 
B. Lợi ích cá nhân 
C. Thiện và ác 
D. Giàu và nghèo
	Câu 3: Nhân vật Bụt không xuất hiện kể từ khi Tấm vào cung vì:
 A.Bụt không thể xuất hiện nhiều hơn hai lần 
 B. Tấm đã có sự bảo vệ của Vua
 C. Tấm phải tự đấu tranh để sinh tồn 
 D. Tấm không cần Bụt giúp nữa
	Câu 4: Chi tiết nào trong truyện “Tấm Cám” thể hiện phong tục hôn nhân của người Việt?
A.Trầu têm cánh phượng 
B.Chiếc giày thêu 
C. Khung cửi dệt 
D. Chiếc yếm đỏ
	Câu 5: Xung đột trong truyện “Tấm Cám” được giải quyết theo quan niệm chủ yếu gì của nhân dân ta?
A.Lá lành đùm lá rách 
B. Ở hiền gặp lành 
C. Ơn đền oán trả 
D. Ác giả ác báo
	Câu 6: Yếu tố nào trong truyện “Tấm Cám” thể hiện rõ nhất đặc trưng của truyện cổ tích thần kì?
A.Cốt truyện li kì 	B. Chi tiết kì ảo 
C. Nhân vật đáng thương 	 	D. Ngôn ngữ bình dị
	Câu 7: Truyện “Tấm Cám” phản ánh ước mơ chủ yếu nào của nhân dân ta?
A.Về cuộc sống ấm no 	
B. Về sự hóa thân thần kì của con người
C. Về sự giúp đỡ của Bụt 	
D. Về ước mơ công bằng xã hội
4. Hướng dẫn tự học (2) – Bài cũ.
- Nêu ý nghĩa truyện “Tấm Cám”.
- Trong truyện “Tấm Cám”, nhân vật Tấm đã có nhiều lần hóa thân. Mỗi lần hóa thân với một chi tiết khác nhau. Em hãy phân tích ý nghĩa của những chi tiết đó.
- Bài kế tiếp:
+ Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào trong một bài văn tự sự?
+ Hãy chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện “Tấm Cám”. Vai trò của chúng đối với việc thể hiện chủ đề câu chuyện.
Kết thúc tiết học, giáo viên ngâm cho học sinh nghe bài thơ để lắng đọng trong lòng các em về tác phẩm, bài học này.
LỜI CỦA TẤM
( ÁNH TUYẾT)
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.
Người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cướp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nước non.
Tưởng rằng yên phận làm con
Miếng trầu cánh phượng vẫn còn thơm môi.
Dịu dàng cũng bấy nhiêu thôi!
Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau.
Một lần chết mấy lần đau
Cũng là xa tội cho nhau một lần.
Gai hồng giữ lấy hoa hồng
Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa.
3. Kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_tich_cuc_trong_gio_day_van_ba.doc