SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình Sinh học 7 ở trường THCS Cẩm Bình

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình Sinh học 7 ở trường THCS Cẩm Bình

Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải năng động sáng tạo, có kỹ năng giao tiếp, đây cũng là vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Như Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã nói “Quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với sự phát triển của đất nước”.

Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh.

 Trong những năm học qua Bộ GD & ĐT đã phát động nhiều cuộc vận động và các phong trào thi đua, như cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, cuộc vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Năm học 2018-2019 hưởng ứng các cuộc vận động và các phong trào thi đua, trường THCS Cẩm Bình đã triển khai, thực hiện đến tất cả cán bộ giáo viên và học sinh. Đã có nhiều buổi hội thảo, chuyên đề, nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ bộ môn. Song chất lượng học sinh đại trà trong toàn trường còn thấp. Chất lượng được phản ánh rõ qua các lần kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Trong đó bộ môn sinh học cũng có chất lượng chung như vậy.

 Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm được giảng dạy ở THCS. Cấu trúc SGK được thiết kế theo logic của môn học từ: Thực vật- Động vật - Cơ thể người- Di truyền, biến dị - Sinh thái và môi trường. Trong đó sinh học 7 nhằm hình thành ở học sinh toàn bộ về thế giới động vật, về đặc điểm hình thái, cấu tạo, những quy luật hoạt động, những đặc điểm thích nghi với môi trường sống của các động vật.

 Ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 được chia thành các lớp động vật, sắp xếp từ thấp đến cao trong thang tiến hóa. Những nội dung, cấu trúc mạch kiến thức được học trong mỗi lớp là tương tự nhau. Mở đầu mỗi lớp động vật được nghiên cứu một đại điện điển hình, tiếp theo là bài cấu tạo trong, cuối mỗi lớp là bài đa dạng và đặc điểm chung. Bài cấu tạo trong tập trung nghiên cấu về cấu tạo và hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt trong mỗi lớp động vật mức độ yêu cầu khai thác kiến thức là tương tự nhau.

 

doc 25 trang thuychi01 7972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình Sinh học 7 ở trường THCS Cẩm Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải năng động sáng tạo, có kỹ năng giao tiếp, đây cũng là vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Như Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã nói “Quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với sự phát triển của đất nước”.
Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh.
 Trong những năm học qua Bộ GD & ĐT đã phát động nhiều cuộc vận động và các phong trào thi đua, như cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, cuộc vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”... Năm học 2018-2019 hưởng ứng các cuộc vận động và các phong trào thi đua, trường THCS Cẩm Bình đã triển khai, thực hiện đến tất cả cán bộ giáo viên và học sinh. Đã có nhiều buổi hội thảo, chuyên đề, nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ bộ môn. Song chất lượng học sinh đại trà trong toàn trường còn thấp. Chất lượng được phản ánh rõ qua các lần kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Trong đó bộ môn sinh học cũng có chất lượng chung như vậy.
 Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm được giảng dạy ở THCS. Cấu trúc SGK được thiết kế theo logic của môn học từ: Thực vật- Động vật - Cơ thể người- Di truyền, biến dị - Sinh thái và môi trường. Trong đó sinh học 7 nhằm hình thành ở học sinh toàn bộ về thế giới động vật, về đặc điểm hình thái, cấu tạo, những quy luật hoạt động, những đặc điểm thích nghi với môi trường sống của các động vật. 
 Ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 được chia thành các lớp động vật, sắp xếp từ thấp đến cao trong thang tiến hóa. Những nội dung, cấu trúc mạch kiến thức được học trong mỗi lớp là tương tự nhau. Mở đầu mỗi lớp động vật được nghiên cứu một đại điện điển hình, tiếp theo là bài cấu tạo trong, cuối mỗi lớp là bài đa dạng và đặc điểm chung. Bài cấu tạo trong tập trung nghiên cấu về cấu tạo và hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt trong mỗi lớp động vật mức độ yêu cầu khai thác kiến thức là tương tự nhau.
 Do vậy trong quá trình học tập, học sinh gặp phải những khó khăn như: khai thác thông tin SGK, tư duy logic kiến thức cũ và mới, khả năng khó nhớ, vận dụng kiến thức và liên hệ thực tế trong mỗi bài học. Mặt khác do thời lượng chương trình có hạn, nội dung kiến thức trong một tiết học còn nặng. 
 Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và áp dụng SKKN: "Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 ở trường THCS Cẩm Bình". 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 	Xuất phát từ tình hình thực tế của xã hội trong thời kì Công nghiệp hóa –hiện đại hóa, đặc biệt là công nghệ sinh học đang phát triển như vũ bão.
 Xuất phát từ thực tế học sinh trường trung học cơ sở Cẩm Bình đa số các em còn ham chơi hơn ham học, các em cho rằng sinh học là môn học phụ nên chưa được chú trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học cần tổ chức cho các em hoạt động một cách chủ động, tích cực, so sánh rút ra kết luận giải quyết được những vấn đề đặt ra.
* Hệ thống câu hỏi so sánh
- Câu hỏi so sánh bộ xương
- Câu hỏi so sánh hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ sinh dục.
* Hướng trả lời
* Hướng vận dụng: Kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, cũng cố, hướng dẫn học ở nhà
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: "Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 ở trường THCS Cẩm Bình"
 - Xác định mục tiêu dạy học
 - Phân tích nội dung dạy học
 - Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi hoặc bài tập ứng với các khâu của quá trình dạy học.
 - Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi hoặc bài tập.
 - Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống theo mục đích của lí luận dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp điều tra qua khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
2.1.1. Định nghĩa câu hỏi.
 Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề cần được giải quyết. 
 Câu hỏi phát huy tính tích cực là câu hỏi đặt ra trước học sinh một nhiệm vụ nhận thức, khích lệ và đòi hỏi học sinh phải cố gắng trí tuệ cao nhất, tự lực hoặc hợp tác tìm ra câu trả lời thông qua một chuỗi các thao tác lôgic. Qua đó tập dượt cho học sinh phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề và tạo được tâm lí sẵn sàng tìm hiểu, khám phá cái mới trong học tập.
2.1.2. Phân loại câu hỏi: (có 2 loại câu hỏi)
- Loại câu hỏi đòi hỏi tái hiện kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ thống và có chọn lọc.
- Loại câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức
2.1.3. Quy trình thiết kế câu hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 2: Phân tích nội dung dạy học
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi hoặc bài tập ứng với các khâu của quá trình dạy học
Bước 4: Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi hoặc bài tập.
Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống theo mục đích của lí luận dạy học.
2.1.4. Câu hỏi so sánh
 Loại câu hỏi này hướng học sinh vào nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật, hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm có nội hàm chồng chéo một phần. Đây là loại câu hỏi hiện nay được sử dụng nhiều nhất. 
2.1.5 Hệ thống câu hỏi SGK
 Hệ thống câu hỏi SGK còn ít chưa được phân loại mức độ kiến thức và nội dung. Do vậy trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên phải gia công thêm hệ thống câu hỏi để phù hợp với từng đối tượng học sinh
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
2.2.1. Thực trạng chung
 Trường THCS Cẩm Bình đóng trên địa bàn xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Cơ sở vật chất trường, lớp và trang thiết bị dạy học còn thiếu và cũ. Đặc biệt bộ môn sinh học cần nhiều đồ dùng dạy học trực quan, mẫu vật, mô hình. Nhưng phần lớn đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong các tiết học, kinh phí hỗ trợ cho học sinh tham gia trải nghiệm chưa có vì vậy chưa gây hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn.
2.2.2 Thực trạng đối với giáo viên và học sinh
 Chất lượng đại trà và chất lượng học sinh mũi nhọn trong toàn trường còn thấp. Học sinh chưa tích cực, tự giác trong học bài ở nhà, ở lớp chưa hăng say xây dựng bài. Gia đình học sinh đa số khó khăn, bố mẹ chủ yếu đi làm ăn xa, các em chủ yếu ở nhà với ông bà, người thân nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em.
 Trong quá trình thiết kế bài dạy nhiều câu hỏi được sử dụng chưa đem lại hiệu quả cao cho việc giúp học sinh khai thác kiến thức.
2.2.3 Thực trạng bộ môn 
 Bộ môn sinh học tuy rằng kiến thức gần gũi thiên nhiên, học sinh dễ tiếp cận, song lại rất nặng về lí thuyết, nên học sinh khó nhớ, dễ bị nhầm lẫn kiến thức bài học này với bài học khác. Học sinh khó khăn trong việc học bài, ôn tập, củng cố và khắc sâu và vận dụng. 
 Qua tìm hiểu về công tác giảng dạy môn sinh học 7 của các đồng chí, đồng nghiệp và qua thực tế giảng dạy của bản thân, trong 3 năm gần đây , cho thấy số học sinh yêu thích môn sinh học còn ít, đa số các em coi đây là môn học phụ. Nên việc tạo hứng thú học tập cho các em là điều hết sức khó khăn, đặc biệt việc xây dựng câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 là cần thiết. Do vậy năm học 2018-2019. Bản thân mạnh dạn đi vào thực tế khảo sát tình hình học tập học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Cẩm Bình như sau: 
Năm học
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại Yếu
Loại Kém
Tổng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
100%
2015-2016
2
5.7
4
11.4
15
42.8
10
28.5
4
11.4
35
2016-2017
2
6.25
5
15.6
17
53.1
6
18.7
2
6.25
32
2017-2018
3
8.1
4
10.8
19
51.3
8
21.6
3
8.1
37
 	Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy chất lượng học tập chưa cao, để công việc học tập đạt kết quả cao hơn bản thân tôi mạnh dạn cải tiết nội dung, phương pháp, cách làm .
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. HỆ THỐNG CÂU HỎI SO SÁNH
a. Câu hỏi so sánh bộ xương
Câu 1. (Lệnh yêu cầu mục I bài 39 SGK sinh học 7- Trang 127)
 	Quan sát bộ xương thằn lằn (hoặc tranh vẽ) kết hợp với hình 39.1 hãy nêu sự sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn (bò sát) so với bộ xương ếch.
Câu 2. So sánh bộ xương chim bồ câu với xương ếch đồng.
Câu 3. ( Lệnh yêu cầu mục I bài 47 SGK sinh hoc 7- Trang 152)
Quan sát các phần bộ xương thỏ kết hợp với hình 47.1 đối chiếu với bộ xương thằn lằn đã học, nêu những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
	Câu 4. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo bộ xương qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
b. Câu hỏi so sánh hệ tiêu hóa
Câu 5. So sánh những đặc điểm khác nhau (hệ tiêu hóa) của chím bồ câu với thằn lằn.
	Câu 6. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo hệ tiêu hóa qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
c. Câu hỏi so sánh hệ tuần hoàn
Câu 7. (Lệnh câu hỏi mục 2 tuần hoàn và hô hấp bài 39 SGK sinh học 7). Nêu rõ hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác so với ếch? 
Câu 8.( Lệnh câu hỏi mục 2 tuần hoàn bài 43 SGK sinh học 7)
 Tim của chim bồ câu có gì khác so với thằn lằn.?
	Câu 9. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo hệ tuần hoàn qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
d. Câu hỏi so sánh hệ hô hấp (Lệnh câu hỏi mục 3 bài 43 SGK sinh học 7)
 Câu 10. So sánh hô hấp chim bồ câu với thằn lằn ?
	Câu 11. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo hệ hô hấp qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
e. Câu hỏi so sánh hệ bài tiết
 	Câu 12. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo hệ bài tiết qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
g. Câu hỏi so sánh hệ thần kinh
Câu 13. Nêu những đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với lớp động vậ có xương sống đã học.
	Câu 14. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo hệ thần kinh qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
h. Câu hỏi so sánh hệ sinh dục
	Câu 15. Sự sinh sản ở thằn lằn đã tiến bộ so với sinh sản ở ếch đồng như thế nào?
	Câu 16. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo hệ sinh dục qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
k. Câu hỏi so sánh tổng hợp các hệ cơ quan
	Câu 17: So sánh cấu tạo các hệ cơ quan giữa cá chép và ếch đồng (tuần hoàn, hô hâp và sinh sản)? 
	Câu 18: So sánh cấu tạo các hệ cơ quan giữa ếch đồng với thằn lằn ? 
 Câu 19: So sánh cấu tạo các hệ cơ quan giữa chim bồ câu với thằn lằn?
	Câu 20: So sánh cấu tạo các hệ cơ quan giữa chim bồ câu và thỏ (tiêu hóa, hô hâp và sinh sản)? 
2.3.2. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Câu 1. Sự sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn (bò sát) so với bộ xương ếch.
Bộ xương ếch
Bộ xương thằn lằn
+ Đốt sống cổ ếch có một đốt nên cổ kém linh hoạt, phạm vi quan sát hẹp
+ Không có xương sườn, chưa tạo thành lồng ngực
+ Đuôi chỉ có khi ở dạng nòng nọc, sau đó đuôi tiêu biến.
+ Đốt sống cổ thằn lằn nhiều, đặc biệt đốt chống và đốt trụ khớp động nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng
+ Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp
+ Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho vận chuyển trên cạn
Câu 2. Sự khác nhau bộ xương chim bồ câu với ếch đồng. 
Các xương chính
Bộ xương ếch đồng
Bộ xương chim bồ câu
- Xương đầu
- Hộp sọ hẹp, dài. Có nhiều răng cả hàm trên và hàm dưới
- Hộp sọ rộng, mỏng, có hốc mắt lớn. Hàm trên và hàm dưới đều không có răng
- Cột sống
- Ngắn, chỉ có một đốt sống cổ nên đầu chỉ có thể cử động theo chiều dọc
- Dài, có nhiều đốt sống cổ nên cổ rất linh hoạt
- Xương sườn
- Không có( không có lồng ngực)
- Có các đôi xương sườn tạo thành lồng ngực
- Đai vai
- Không khớp với cột sống
- Đai vai khớp với cột sống làm điểm tựa vững chắc cho cánh chim
- Đai hông
- Gồm các xương gắn với nhau tạo thành một cái khung
- Xương đai hông làm thành một vòm rộng và chắc, bảo vệ cho nội quan và là điểm tựa vững chắc cho xương đùi
- Chi trước 
- Chi trước ngắn nhỏ, yếu có 4 xương ngón tay 
- Chi trước có nhiều biến đổi tạo thành cánh
- Chi sau
- Gồm một xương đùi, một xương ống chân, 2 xương cổ chân dài, các xương bàn và 5 xương ngón chân.
- Gồm một xương đùi và 2 xương ống chân, một xương bàn dài và 4 xương ngón chân.
Câu 3. Sự giống và khác nhau bộ xương thỏ và thằn lằn
+ Giống nhau: Đều có xương đầu, xương cột sống, xương sườn, xương mỏ ác xương chi (đai vai, chi trên, đai hông , chi dưới)
+ Khác nhau: 
Bộ xương thằn lằn
Bộ xương thỏ
- Có nhiều hơn 7 đốt sống cổ
- Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)
- Các chi nằm ngang (bò sát)
- Có 7 đốt sống cổ
- Xương sườn kết hợp với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực(có cơ hoành)
- Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao
	Câu 4. Những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo bộ xương qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
Đặc điểm cấu tạo
Đại diện của các lớp động vật
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn
Chim bồ câu
Thỏ
Xương Chi
- Xương chi: Các tia vây
- Xương chi: Chi năm ngón còn yếu
- Xương chi: Chi năm ngón còn yếu
- Xương chi: Chi trước biến đổi thành cánh
- Xương chi: Chi năm ngón khoẻ
 Xương cột sống
- Xương cột sống: chưa có đốt sống cổ.
- Xương cột sống có 1 đốt sống cổ
- Xương cột sống có nhiều hơn 7 đốt sống cổ
- Xương cột sống có nhiều đốt sống cổ
- Xương cột sống có 7 đốt sống cổ
Xương sườn
- Có xương sườn, chưa tạo thành lồng ngực.
- Xương sườn kém phát triển, chưa tạo thành lồng ngực.
- Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng
- Xương sườn tạo thành lồng ngực, xương mỏ ác có mấu lưỡi hái
- Xương sườn tạo thành lồng ngực.
Xương đuôi
- Các tia vây đuôi tạo vây đuôi
- Xương đuôi tiêu giảm
- Xương đuôi dài, gồm nhiều đốt sống
- Xương đuôi ngắn
- Xương đuôi bình thường gồm các đốt
Câu 5 .Những đặc điểm khác nhau (hệ tiêu hóa) của chím bồ câu với thằn lằn.
Thắn lằn
Chim bồ câu
- Hệ tiêu hóa có đây đủ các phộ phận những tốc độ tiêu hóa châm.
- Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề)
Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng
	Câu 6. Sự khác nhau về cấu tạo hệ tiêu hoá qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
Đặc điểm cấu tạo
Đại diện của các lớp động vật
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn
Chim bồ câu
Thỏ
 Miệng
- Miệng có răng đồng hình
- Miệng có răng đồng hình
- Miệng có răng đồng hình
 - Miệng không có răng 
- Miệng có răng cửa, răng hàm 
 Dạ dày và ruột
- Dạ dày và ruột cấu tạo đơn giản(Dạ dày là phần nở to của thực
- Dạ dày phân hoá rõ. Ruột trước và ruột giữa không biệt lập
- Dạ dày và ruột phân hoá rõ 
- Có thêm diều, dạ dày cơ, dạ dày tuyến, thiếu trực tràng
- Dạ dày và ruột phân hoá rõ.
Tuyến nước bọt
 quản)
- Không có tuyến nước bọt
.- Không có tuyến nước bọt
- Không có tuyến nước bọt
- Không có tuyến nước bọt
- Có tuyến nước bọt
Câu 7. Những điểm giống và khác nhau giữa hệ tuần hoàn của thằn lằn so với ếch:
+ Giống nhau: xuất hiện 2 vòng tuần hoàn. Máu pha đi nuôi cơ thể. Nhiệt độ cơ thể chưa ổn định (biến nhiệt)
+ khác nhau:
Ếch đồng
Thằn lằn
- Tim 3 ngăn( 2 tâm nhĩ 1 tâm thất)
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha trộn nhiều.
- Tim 3 ngăn và vách ngăn hụt ở tâm thất.
- Máu đi nuôi cơ thể ít bị pha trộn
Câu 8. Sự khác nhau về tim của chim bồ câu so với thằn lằn.?
- Hướng dẫn trả lời: 
Thằn lằn
Chim bồ câu
- Tim 3 ngăn. Tâm thất có vách ngăn hụt
- Tim 4 ngăn , tâm thất chia hoàn toàn thành tâm thất phải và tâm thất trái.
	Câu 9. Sự khác nhau về cấu tạo hệ tuần hoàn qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
Đặc điểm cấu tạo
Đại diện của các lớp động vật
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn
Chim bồ câu
Thỏ
Tim
- Tim 2 ngăn
- Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và 1 tâm thất)
- Tim 3 ngăn và vách ngăn hụt ở tâm thất.
- Tim 4 ngăn
- Tim 4 ngăn
Số vòng tuần hoàn
- 1 Vòng tuần hoàn
- 2 Vòng tuần hoàn
- 2 Vòng tuần hoàn
- 2 Vòng tuần hoàn
- 2 Vòng tuần hoàn
Máu đi nuôi cơ thể
- Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Máu pha đi nuôi cơ thể
- Máu ít bị pha đi nuôi cơ thể
- Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Thân nhiệt cơ thể
-Biến nhiệt
-Biến nhiệt 
-Biến nhiệt
-Hằng nhiệt
-Hằng nhiệt
Câu 10. So sánh hô hấp chim bồ câu với thằn lằn:
+ Giống nhau: Hô hấp bằng phổi
+ Khác nhau: 
Thằn lằn
Chim bồ câu
- Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí. 
- Sự thông khí ở phổi (hít, thở) nhờ sự co dãn cơ liên sườn. Toàn bộ sự trao đổi khí diễn ra ở các vách ngăn có mao mạch bao quanh.
-Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng hoặc giảm thể tích khoang thân
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút, đẩy của hệ thống túi khí (thông khí ở phổi). 
- Sự phối hợp của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi đi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được ôxi trong không khí hít vào.
- Phổi nằm trong hốc sườn nên không thể thay đổi thể tích theo sự thay đổi của lồng ngực
	Câu 11. Sự khác nhau về cấu tạo hệ hô hấp qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
Đặc điểm cấu tạo
Đại diện của các lớp động vật
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn
Chim bồ câu
Thỏ
Cơ quan hô hấp
-Mang
- Da và phổi(cấu tạo đơn giản)
- Phổi
- Phổi
- Có hệ thống túi khí 
- Phổi
Trao đổi khí
- Trao đổi khí phụ thuộc môi trường nước
- Chủ yếu trao đổi khí qua da
- Bề mặt trao đổi khí tăng so với ếch
- Bề mặt trao đổi khí rộng
- Bề mặt trao đổi khí rộng
	Câu 12.Sự khác nhau về cấu tạo hệ bài tiết qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
Đặc điểm cấu tạo
Đại diện của các lớp động vật
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn
Chim bồ câu
Thỏ
 Thận
 Bóng đái
 Nước tiểu
-Thận giữa(khả năng lọc chưa cao)
- Không có
- Nước tiểu loãng
-Thận giữa
(khả năng lọc chưa cao
- Có bóng đái
-Nước tiểu loẵng
- Thận sau
(khả năng lọc cao)
- Có bóng đái
-Nước tiểu đặc
- Thận sau
(khả năng lọc cao)
- Không có
-Nước tiểu đặc
Thận sau
(khả năng lọc cao)
- Có bóng đái
-Nước tiểu đặc
	Câu 13. Những đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với lớp động vậ có xương sống đã học.
 - Bộ não phát triển đặc biệt là đại não
- Tiểu não phát triển liên quan đến hoạt động phong phú phức tạp.
	Câu 14: Sự khác nhau về cấu tạo hệ thần kinh qua đại diện các lớp động vật có xương sống.
Đặc điểm cấu tạo
Đại diện của các lớp động vật
Cá chép
ếch đồng
Thằn lằn
Chim bồ câu
Thỏ
	Não trước
-Não trước chưa phát triển
-Não trước phát triển
-Não trước phát triển
-Não trước rất phát triển
(đại não)
-Não trước rất phát triển
(đại não)
Tiểu não	
- Tiểu não tương đối phát triển
- Tiểu não kém phát triển
- Tiểu não phát triển
- Tiểu não phát triển
- Tiểu não phát triển
Câu 15: Những đặc điểm tiến bộ sinh sản ở thằn lằn so với ếch đồng:
Các đặc điểm
Ếch đồng
Thằn lằn
- Cơ quan giao phối
 Sự thụ tinh
- Số lượng trứng
- Cấu tạo trứng
- Sự phát triển của trứng
- chưa có
- Thu tinh ngoài
- Đẻ nhiều trứng trong nước
- Trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng
- Trứng nở thành nòng nọc
- Có
- Thụ tinh trong
- Đẻ ít trứng trên cạn
- Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng
- Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp trên cạn.
	Câu 16: Sự khác nhau về cấu tạo hệ sinh dục qua đại diện các lớp động vật có xương sống
Đặc điểm cấu tạo
Đại diện của các lớp động vật
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn
Chim bồ câu
Thỏ
Đẻ trứng hoặc đẻ con
- Đẻ trứng, trứng nhiều nhỏ 
- Đẻ trứng, trứng nhiều nhỏ 
- Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi 
- Đẻ trứng, trứng có vỏ đávôi.Thời gian đầu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_so_sanh_phuc_vu_giang_day_cac.doc