SKKN Nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ thân thể cho học sinh lớp 7 trường THCS & THPT Bá Thước thông qua lồng ghép kĩ năng vệ sinh - Bảo vệ thân thể trong dạy học bộ môn Sinh học 7

SKKN Nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ thân thể cho học sinh lớp 7 trường THCS & THPT Bá Thước thông qua lồng ghép kĩ năng vệ sinh - Bảo vệ thân thể trong dạy học bộ môn Sinh học 7

Trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp thiết mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục. Công tác này đã và đang triển khai thực hiện trên quy mô toàn quốc, được đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng theo “Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua” và chỉ thị số 16/cp-ttg của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghệ 4.0) Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế.

doc 21 trang thuychi01 8083
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ thân thể cho học sinh lớp 7 trường THCS & THPT Bá Thước thông qua lồng ghép kĩ năng vệ sinh - Bảo vệ thân thể trong dạy học bộ môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
TRƯỜNG THCS & THPT BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC BẢO VỆ THÂN THỂ CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƯỜNG THCS & THPT BÁ THƯỚC THÔNG QUA LỒNG GHÉP KĨ NĂNG VỆ SINH- BẢO VỆ THÂN THỂ TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 7
Người thực hiện: Hoàng Trọng Lực
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học
BÁ THƯỚC NĂM 2019
Mục lục
Nội dung
Trang 
Phần I. Mở đầu
1
Phần II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
Cơ sở lý luận
2
Thưc trạng của vấn đề
3
Các giải pháp tổ chức thực hiện
4
 3.1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống:
4
 3.2. Phân loại các bài dạy trong chương trình sinh học 7 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:
4
 3.3. Vận dụng kĩ năng sống thông qua bộ môn:
4
 4. Kết quả thực nghiệm sư phạm:
15
Phần III. Kết luận và kiến nghị
16
Kết luận
16
Kiến nghị
Tài liệu kham khảo
17
19
 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp thiết mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục. Công tác này đã và đang triển khai thực hiện trên quy mô toàn quốc, được đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng theo “Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua” và chỉ thị số 16/cp-ttg của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghệ 4.0) Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế.
 Một trong những nội dung căn bản của đổi mới GD đó là lấy học sinh làm trung tâm - hiếu đơn giản: giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Thực tế cho thấy rằng, sự chiếm lĩnh tri thức chỉ thực sự có giá trị khi học sinh có thể vận dụng những điều đã học từ nhà trường vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, kịp thời ứng phó với các tình huống nảy sinh từ thực tiễn. Do vậy một yêu cầu nữa đặt ra cho người thầy, đó là: phải dạy cho các em kĩ năng sống.
Bộ môn sinh học ở bậc THCS, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo và hoạt động của cơ thể sống thông qua các đại diện vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người, hiện tượng di truyền và biến dị, mối quan bệ giữa sinh vật và môi trường.Riêng đối với chương trình Sinh học 7, học sinh nghiên cứu, khám phá về thế giới động vật xung quanh các em. Trên cơ sở kiến thức đã có các em tìm hiểu thêm về đời sống của các loài động vật gần gũi để biết vai trò của chúng trong đó không thể bỏ qua những tác hại mà một số động vật có thể gây hại cho con người, vật nuôi, cây trồng để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. 
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua chương trình Sinh học 7 là một điều hết sức quan trọng và cần thiết đặc biệt là kĩ năng liên quan đến sức khỏe, kỹ năng phòng tránh một số bệnh tật do các động vật có hại gây ra cho con người nhất là các em lại sống ở khu vực miền núi gần gũi với thiên nhiên hay gặp phải những vấn đề nêu trên. Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức trang bị cho bản thân và gia đình các em về chủ đề này, từ đó mong các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu trong gia đình, tôi đã thực hiện tìm hiểu, thu thập thông tin, một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số bài ở sách giáo khoa Sinh học 7.
 . Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và hoàn thành đề tài: “ Nâng cao hiểu biết và ý thước bảo vệ thân thể cho học sinh lớp 7 trường THCS & THPT Bá Thước thông qua lồng ghép kĩ năng vệ sinh- bảo vệ thân thể trong dạy học bộ môn Sinh học 7"
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 
	Giáo dục kĩ năng sống, đây là một trong những nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, là yêu cầu và xu hướng của xã hội hiện đại trong thời kì toàn cầu hóa như hiện nay.
Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục: học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả); học làm người ( gồm các kỹ năng ca nhân như: tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, tự tin); học để chung sống với người khác ( gồm các kỹ năng xã hội như: hợp tác, thương lượng, giao tiếp); học để làm ( gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: đảm nhận trách nhiệm, xác định mục tiêu...). Do vậy cần phải xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống trong cuộc sống,Vì thế việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.
	Thực tế cho thấy khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học đối với đề tài này là rất lớn, chúng ta có thể tiếp cận và thực hiện được.
	Trên thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ năng sống ở những trường miền núi như trường THCS & THPT Bá Thước còn rất hạn chế. Các trường nói chung còn chú trọng việc dạy kiến thức chứ chưa quan tâm nhiều đến việc dạy các em thái độ, hành vi, kĩ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với các sinh vật và môi trường thiên nhiên)
	Mặt khác theo chuyên đề đổi mới đánh giá, trong các đề bài kiểm tra luôn có các câu hỏi vận dụng ở mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao để biết được khả năng của các em tiếp thu kiến thức và vận dụng như thế nào? Đối với môn Sinh học những câu hỏi vận dụng luôn có nội dung liên quan đến sự ứng dụng hiểu biết sinh học để giải thích những hiện tượng thực tế thường gặp trong đời sống. Nếu trong quá trình giảng dạy trên lớp mà giáo viên không làm tốt khâu lồng ghép kĩ năng sống vào trong các bài học thì học sinh sẽ không trả lời được các câu hỏi vận dụng đó chứ chưa nói đến gặp trong thực tế.
	2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ	
Qua khảo sát học Sinh lớp 7, cụ thể là học sinh lớp 7 trường THCS & THPT Bá Thước tôi thấy: 
Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến kĩ năng vệ sinh- bảo vệ thân thể còn rất lúng túng, thậm trí không biết phải xử lí thế nào nếu gặp phải những rắc rối liên quan đến vấn đề này trong thực tiễn. Ví dụ: Khi bị rắn cắn phải xử lí như thế nào? Biện pháp phòng bệnh giun sán ra sao?.... hay đơn giản như: mắc màn khi ngủ có cần thiết không?
Qua một năm học khi chưa áp dụng sáng kiến trên tôi thấy kết quả như sau:
Năm học
Khối
TS HS
Số học sinh giải quyết và xử lý tốt các kĩ năng vệ sinh- bảo vệ thân thể trong Sinh học 7
Số học sinh giải quyết và xử lý còn đơn giản các kĩ năng vệ sinh- bảo vệ thân thể trong Sinh học 7
Số học sinh còn mơ hồ và không biết
SL
%
SL
%
SL
%
2017 - 2018
7
48
5
10. 41
22
45. 33
21
44.26
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy kĩ năng sống trong thực tế của các em là rất hạn chế, để giải quyết và xử lý các vấn đề thật không hề đơn giản cho các em.
Học sinh lớp 7, 8 (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Đây là lứa tuổi các em có nhiều tò mò thắc mắc về những việc xảy ra xung quanh mình, đặc biệt ở lứa tuổi này khả năng quan sát, tư duy của các em đang phát triển, sự nhạy bén với thế giới sinh vật xung quanh rất tốt. Sự hiếu động và tò mò giúp các em tìm hiểu nhận biết được nhiều loài động vật xung quanh, tuy nhiên nếu thiếu hiểu biết về lợi ích, tác hại của chúng và không có kỹ năng rèn luyện vệ sinh thân thể tốt các em sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm một số bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, tim mạch 
Để khắc phục thực trạng trên, tôi đưa ra đề tài: “ Nâng cao hiểu biết và ý thước bảo vệ thân thể cho học sinh lớp 7 trường THCS & THPT Bá Thước thông qua lồng ghép kĩ năng vệ sinh- bảo vệ thân thể trong dạy học bộ môn Sinh học 7"
 	3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
3.1. Phân loại kiến thức kĩ năng sống:
Chương trình Sinh học 7 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Chia làm 2 nhóm:
	3.1.1 Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe.
	3.1.2 Kĩ năng sống liên quan đến tự nhận thức, thực hành.
3.2. Phân loại các bài dạy trong chương trình Sinh học 7 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:
3.2.1. Kĩ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe gồm các bài sau:
- Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét;
- Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp;
- Bài 13: Giun đũa;
- Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn;
- Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt. 
3.2.2 . Kĩ năng sống liên quan đến xử lý tình huống bất ngờ gồm các bài như: 
- Bài 25: Nhện và đa dạng của lớp hình nhện;
 - Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp;
- Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát.
3.3. Vận dụng kĩ năng sống thông qua bộ môn:
	Để việc lồng ghép kĩ năng sống thông qua bộ môn Sinh học 7 đạt hiệu quả cao, tránh gò bó, ôm đồm đi quá đà ảnh hưởng đến nội dung bài dạy thì đòi hỏi GV cần phải chuẩn bị đầy đủ và đúng các quy trình của một tiết dạy. Khâu dặn dò rất cần thiết nên giáo viên giành 3 phút để dặn dò các em. Có dặn dò kĩ các em mới chuẩn bị bài tốt và như thế tiết học mới đạt hiệu quả cao, khâu chuẩn bị giáo án của GV cũng được đổi mới. GV phải đưa ra các câu hỏi, kết hợp thông tin thực tế va kênh hình minh hoa để phát huy tính tích cực phù hợp với mọi đối tượng, gần gũi với các em thì mới giáo dục kĩ năng sống có kết quả cao. 
	Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện xuyên suốt cả năm học nhưng để cô đọng tôi xin minh họa vấn đề này ở một số bài, cụ thể như:
Kĩ năng sống tự nhận thức, chăm sóc bản thân liên quan đến thể chất sức khỏe:
Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét:
	Ngoài việc khai thác như sách giáo khoa tôi còn đặt thêm các câu hỏi: Người bị nhiễm trùng kiết lị và người bị nhiễm trùng sốt rét có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ? ( làm sức khỏe suy giảm, bệnh kéo dài gây tử vong..)
	Người có thói quen sống như thế nào dễ nhiễm trùng kiết lị và trùng sốt rét? ( ăn uông không sạch sẽ, không rửa sạch tay trước khi ăn đối với bệnh kiết lị. Đi ngủ không mắc màn, không vệ sinh nơi ở sạch sẽ đối với bệnh sốt rét)
	Để phòng, trị bệnh kiết lị và bệnh sốt rét ta cần làm gì? ( ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng như nơi ở xung quanh mình, tiêu diệt bọ gậy trong các bể nước, phát quang bụi rậm nơi cư trú của muỗi)
 	Tại sao người miền núi hay bị sốt rét? ( do thói quen ngủ không mắc màn, do trình độ dân trí kém, cây cối nhiều là nơi cư trú của muỗi)
Qua đây ta giáo dục cho học sinh biết được nguy cơ nhiễm bệnh lị là do vệ sinh ăn uống không tốt, nhiễm bệnh sốt rét là do muỗi Anôphen truyền bệnh do môi trường sống ô nhiễm, thói quen ngủ không mắc màn, khu vực miền núi như chúng ta đang sống có loài muỗi gây bệnh sốt rét thường xuyên cư trúnếu đã bị nhiễm bệnh cần được đến khám ở cơ sở y tế và điều trị kịp thời.
Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp 
Bổ sung vào bài giảng một số câu hỏi sau để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
 Sán dây xâm nhập vào cơ thể người và động vật bằng con đường nào? ( con đường tiêu hóa khi người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo). Để đề phòng giun dẹp kí sinh cần phải lưu ý giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? (tắm rửa nơi sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, ủ mục phân chồng dùng vôi bột)
 Người dân có thói quen ăn các món gỏi cá, thịt tái, tiết canh theo em thói quen đó có tốt cho sức khoẻ không, tại sao? ( không tốt mà đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh về giun sán)
Qua đó không chỉ giáo dục cho bản thân các em mà bản thân các em còn có trách nhiệm tuyên truyền đến những người thân trong gia đình và bạn bè cần phải thay đổi một số thói quen như: không ăn tiết canh sống, ăn gỏi, nem chuacần phải ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh, môi trường sạch sẽ trong chăn nuôi, không dùng phân tươi để bón cây, không tắm nơi ao tù, nước bẩn
Cung cấp cho học sinh 1 số hình ảnh và thông tin thực tế về hiện tượng nhiễm giun dẹp (sán dây) ở người.
Các bác sĩ ở bệnh viện nhân dân Quảng Châu số 8 ở tỉnh Quảng Đông, miền đông Trung Quốc đã thực sự bị sốc khi tiếp nhận một bệnh nhân có sán dây khắp cơ thể. Nguyên nhân khiến người bệnh nhân có sán dây khắp cơ thể là do ăn quá nhiều sashimi (món ăn truyền thống của người Nhật Bản với nguyên liệu là thịt tươi sống).
Cách chữa trị bệnh sán dây theo kinh nghiệm chữa dân gian rất hiệu quả là lấy rễ của cây cau đem sắc nước uống liên tục trong vòng 1 tuần là khỏi. 
Thói quen sinh hoạt ăn của người dân
Bài 13: Giun đũa và bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn.
	Tương tự như bài 12, cũng sử dụng hệ thống câu hỏi tương tự để khai thác tác hại của giun đũa đối với sức khoẻ con người, bổ sung thêm 1 số câu hỏi:
 	Tại sao trong gia đình có trẻ nhỏ đi học mẫu giáo, chúng ta rất giữ gìn vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân cho chúng, vậy mà trẻ em vẫn rất dễ bị giun, đặc biệt là nhiễm giun kim? ( giun kim thường chui ra hậu môn để đẻ trứng gây ngứa ở hậu môn nên trẻ em thò tay vào đó để gải và bị trứng dính vào kẻ tay các em không rửa sạch lại cho tay vào miệng)
	Biện pháp khắc phục tình trạng dễ nhiễm giun ở trẻ là gì? ( giữ vệ sinh sạch cho trẻ, tạo cho trẻ một thói quen sạch sẽ trước khi ăn phải rửa tay bằng sà phòng diệt khuẩn, cắt gọn móng tay)
	Người Việt Nam có tỉ lệ người mắc giun đũa cao vì sao? (liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt không sạch, ăn rau sống rửa không sạch còn trứng giun bám trong kẽ lá. )
Thông qua các câu hỏi trên giáo dục cho các em nhận thức tác hại của giun tròn cụ thể là giun đũa đối với sức khoẻ con người, từ đó có ý thức giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống sôi, thức ăn hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh nơi sống sạch sẽ. Thay đổi thói quen ăn uống ngoài đường phố, thay thế món ăn gỏi tái, nem chua, tiết canh sống bằng các món ăn chế biến cẩn thận mà mùi vị hấp dẫn không kém như: tiết canh hấp, nem chua rán, Tránh xa các quán ăn không hợp vệ sinh, mua thực phẩm phải lưu ý nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Lao động ở môi trường có nguy cơ nhiễm giun cần có thiết bị bảo hộ phù hợp, quần ni lông, ủng, găng tayĐể phòng và điều trị bệnh giun cần uống thuốc giun 1-2 lần/năm ( theo bộ y tế)
Một số hình ảnh thực tế ăn không hợp vệ sinh ở con người chúng ta:
Quán ăn vỉ hè cạnh đống rác Dùng tay không bốc thức ăn cho khách
Cung cấp thêm 1 số hình ảnh về tác hại của giun tròn:
Giun lươn trên người	Em bé nhiễm nhiều giun đũa
Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt
Ngoài việc khai thác nội dung bài học theo sách giáo khoa, tôi bổ xung thêm 1 số câu hỏi:
	Khi lao động ở môi trường có đỉa sống cần lưu ý gì để không bị đỉa bám? Khi bị đỉa bám và hút máu phải làm gì để lôi đỉa ra và cầm máu? ( phải đeo ủng cao, khi đĩa bám vào người để lôi ra ta nhổ nước bọt vào chỗ đỉa bám sẽ dễ lôi nó ra, rửa sạch vết cắn ( loại bỏ chất chống đông máu mà đỉa tiết ra) lấy ngọn chuối hoặc cây cộng sản nhai đắp vào vết cắn)
	Làm thế nào để không bị vắt cắn khi đi vào rừng? ( vắt là loài vật sống trên cây, hút máu các sinh vật kể cả con người vì vậy cần mặc kín từ đầu xuống chân, tránh để hở vùng cổ, tai là những điểm ấm trên cơ thể rất dễ bị vắt chui vào cắn. Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo phải búng đi ngay vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, các kẽ hở có thể)
 Cách xử lí khi bị vắt cắn?
-    Bình tĩnh dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn.
-     Có một cách của người dân tộc khi đi rừng đó là họ mang theo muối. Khi bị vắt cắn, bạn chỉ việc lấy muối xoa vào chỗ con vắt, nó sẽ co rúm người lại và nhả ra, đồng thời muối cũng có tác dụng sát trùng vết thương cho bạn.
 	Sau khi tìm hiểu về 2 con: Đỉa và vắt để giúp các em có thêm kĩ năng phòng tránh và cách khắc phục loài sinh vật gây hại này, vì đa số các em là con nhà nông, sống ở miền núi gần rừng thường xuyên tiếp xúc với 2 loài vật trên.
Một số hình ảnh minh họa:
Đỉa hút máu người
Con vắt đang hút máu người
Kĩ năng sống liên quan đến xử lý tình huống bất ngờ:
Bài 25: Nhện và đa dạng của lớp hình nhện.
Ngoài những thông tin trong sách giáo khoa về bọ cạp, tôi hỏi thêm học sinh:
	Bọ cạp cắn có chết người không? ( Đối với hầu hết các loại bọ cạp, phần lớn chỉ gây tổn thương tại chỗ, ngay sau khi bị châm có cảm giác đau rát bỏng, sưng nề, dị cảm tại chỗ)
Phải làm gì khi không may bị bọ cạp cắn phải? ( Cần nâng cao chân và bất động chi bị cắn. Nếu vẫn còn đau nhiều, cho giảm đau nhóm opioide. Do thành phần chủ yếu của nọc bò cạp là các protein có thể bị huỷ bởi chất kiềm và axit nên bạn phải nhanh chóng lấy vôi ăn trầu hoặc giấm, chanh, nước phèn chua... xoa ngay vào chỗ bị đốt. Nếu cần thì dùng kim, lưỡi lam vô trùng khui một tí chỗ vết đốt để xoa tiếp các thứ nước kiềm vá axit trên để trung hoà nọc độc rồi đưa nhanh đến cơ sở y tế)
 Làm thế nào để không bị cạp cắn? ( Bò cạp thường sống ẩn nấp dưới các đống lá cây khô và các kẹt kẽ, vỏ cây. Vào mùa mưa chúng hay vào nhà tìm chỗ trú ẩn. Do chúng hay tìm chỗ ấm để tránh lạnh nên giường, đệm, chăn, màn rất dễ bị bò cạp ghé thăm. Bò cạp đốt người là do chúng ta sờ hay đạp phải nó chứ không phải vì đói. Nên cần dọn dẹp vệ sinh nơi ở sạch sẽ, cống rãnh phải lấp kín, giường chiếu trước khi đi ngủ phải giũ sạch)
 	Làm thế nào để ăn bọ cạp không bị nhiễm độc? (Khi bắt bọ cạp để vài ngày trong thùng cho nọc độc giảm bớt rồi sau đó rửa sạch và nấu chín kĩ rồi ăn là được )
Giáo dục các em vệ sinh nơi ở sạch sẽ không cho bọ cạp làm nơi ẩn náu, biết cánh khắc phục trước mắt khi bị bọ cạp cắn, cần đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị, cách sử dụng bọ cạp không bị nhiễm độc.
Một số hình ảnh về bọ cạp:
Người bị bọ cạp đốt.
Rượu ngâm bọ cạp
Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.
	Ngoài thông tin có trong sách giáo khoa, giáo viên mở rộng và liên hệ thực tiễn con rết mà các em thường xuyên được tiếp xúc.
Rết cắn trong trường hợp nào? Cách xử lý như thế nào? (Rết cắn có thể gây nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi bị rết cắn sẽ xảy ra 2 trường hợp: Trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây dị ứng da, sau đó hết liền. Trường hợp 2: Sau khi bị rết cắn cơ thể nạn nhân cảm thấy chóng mặt, ù tai, thậm chí là nôn mửa và co giật. Điều này chứng tỏ độc tính đã ngấm sâu vào cơ thể và tình trạng rất nguy cấp.
Cách xử lý khi bị rết cắn:
Đối với trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Chúng ta có thể dung một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.
Đối với trường hợp 2: Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc. Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay tìm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Làm thế nào để không bị rết cắn? (Để tránh bị rết cắn, trong nhà nên dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_biet_va_y_thuc_bao_ve_than_the_cho_hoc_si.doc