SKKN Kinh nghiệm sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết 63: Động vật quý hiếm – Sinh học 7

SKKN Kinh nghiệm sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết 63: Động vật quý hiếm – Sinh học 7

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng “ Là Quốc sách hàng đầu” [2]- là nơi đào tạo ra những người lao động mới đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều đó ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới về nội dung, chương trình, phương tiện dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh[1].

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo, trong quá trình dạy học mỗi giờ lên lớp bản thân tôi luôn luôn trăn trở tìm tòi các phương pháp và kĩ thuật dạy học làm sao để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, tích cực tìm tòi khám phá tri thức, tiếp thu bài một cách thoải mái, chủ động. Chính vì vậy bản thân tôi trong nhiều năm dạy học, mỗi khi dạy đến bài 60. ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM môn Sinh học 7, tôi chưa thực sự thỏa mãn với cách hướng dẫn của sách giáo viên Sinh học 7 của Bộ giáo dục và đào tạo; Mong muốn tìm thêm những cách tổ chức dạy học hay hơn, cuốn hút học sinh hơn.

 

doc 28 trang thuychi01 8161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết 63: Động vật quý hiếm – Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng “ Là Quốc sách hàng đầu” [2]- là nơi đào tạo ra những người lao động mới đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều đó ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới về nội dung, chương trình, phương tiện dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh[1]. 
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo, trong quá trình dạy học mỗi giờ lên lớp bản thân tôi luôn luôn trăn trở tìm tòi các phương pháp và kĩ thuật dạy học làm sao để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, tích cực tìm tòi khám phá tri thức, tiếp thu bài một cách thoải mái, chủ động. Chính vì vậy bản thân tôi trong nhiều năm dạy học, mỗi khi dạy đến bài 60. ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM môn Sinh học 7, tôi chưa thực sự thỏa mãn với cách hướng dẫn của sách giáo viên Sinh học 7 của Bộ giáo dục và đào tạo; Mong muốn tìm thêm những cách tổ chức dạy học hay hơn, cuốn hút học sinh hơn. 
Đứng trước thực trạng động vật hoang dã Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi con người, trong đó có hàng trăm loài đứng bên bờ tuyệt chủng. Nhận thấy học sinh vừa là chủ nhân tương lai của đất nước vừa là một lực lượng tuyên truyền đông đảo, vì vậy việc giáo dục bảo vệ động vật hoang dã cho học sinh là cấp bách để các em có được nhận thức và hành vi tốt, đồng thời tuyên truyền cho người thân và gia đình mình, từ đó góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các loài động vật hoang dã. Cũng thông qua bài học, giáo dục học sinh có ý thức tuân thủ pháp luật, trong đó có luật bảo vệ môi trường và có hành động đúng theo quy định của luật. Qua bài học, học sinh sẽ biết được tên các loài động vật và phân hạng mức độ nguy cấp được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Biết được danh mục các loài động vật quý hiếm đang được nhà nước quản lí để bảo tồn. 
	Từ năm học 2014- 2015 cho đến nay, khi dạy đến bài 60. “ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM” môn Sinh học 7, tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều đổi mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học, từ cách đặt vấn đề vào bài cho đến khâu cuối cùng cũng cố bài học. Qua kiểm tra đánh giá nhận thấy các em nắm bài vững hơn, nhớ lâu hơn. 
Đây là những những kinh nghiệm của cá nhân được tính lũy lại trong quá trình dạy học mà bản thân tôi đã làm, đang làm cho thấy có những kết quả khả quan nhất
định, vậy tôi xin được nêu ra để đồng nghiệp cùng trao đổi rút kinh nghiệm. Với lí do trên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết 63. ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM – Sinh học 7”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Qúa trình áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh.
- Tuyên truyền giáo dục góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên- tài nguyên động vật hoang dã có giá trị vô giá từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết 63. ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM – Sinh học 7. 
- Học sinh lớp 7 trường THCS Xuân Châu. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc kĩ nội dung và cấu trúc của bài 60. Động vật quý hiếm môn Sinh học 7. Nắm vững mục tiêu của bài học. Tham khảo sách giáo viên và các bài giảng trên mạng Internet. 
- Tiến hành soạn bài, suy nghĩ lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và phương tiện dạy học hỗ trợ cho từng hoạt động học tập. 
- Tiến hành dạy học, theo dõi mức độ hứng thú học tập của học sinh qua tiết học. Kiểm tra đánh giá, tổng hợp, thống kê số liệu về kết quả học tập của học sinh, so sánh giữa các năm đối chứng với năm thực nghiệm.
- Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm dạy học. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Với yêu cầu về nội dung phải gắn với thực tiễn cuộc sống và yêu cầu về phương pháp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học. 
	- Sự thay đổi sâu sắc trong giáo dục từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ, bùng nổ thông tin, đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão; Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin và thường xuyên được rèn luyện các kĩ năng, có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. 
- Trong giáo dục, quy trình đào tạo bao gồm các yêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp, sẽ tạo điều kiện để người học phát huy hết khả năng của mình trong việc chiếm lĩnh kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo. 
- Đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực luôn luôn là chủ đề nóng được đề cập thường xuyên trong tất các chuyên đề hội thảo về giáo dục, là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và xếp loại giờ dạy của mỗi giáo viên. Những đặc trưng của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phối hợp với học tập hợp tác, đề cao vai trò tự đánh giá của người học khuyến khích trí thông minh. óc sáng tạo giải quyết những tình huống thực tế. 
	- Trước những yêu cầu đòi hỏi cao của giáo dục và đào tạo, người giáo viên phải đầu tư công sức, dành thời gian nhiều hơn, phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, nghiệp vụ lành nghề. Thường xuyên tự học và sáng tạo. 
- Bài 60. Động vật quý hiếm của môn Sinh học 7 có nội dung kiến thức dễ hiểu phù hợp với trình độ của học sinh lớp 7, có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau để tổ chức dạy học, nếu được tổ chức tốt bài học sẽ trở nên rất hay và lôi cuốn. Muốn vậy, buộc người dạy và người học phải có sự chuẩn bị chu đáo và tích cực tìm hiểu từ nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó Internet là nguồn thông tin rất quan trọng. Bài dạy cần tăng cường phương tiện trực quan và các tình huống thực tiễn. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	- Trong quá trình công tác, khi tiến hành thực hiện dạy học theo nội dung cấu trúc của bài trong sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên thì tôi nhận thấy mức độ tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh thấp, sự ghi nhớ nội dung của bài học không lâu, không tạo ra được sức cuốn hút hấp dẫn cao. Các hoạt động học tập của học sinh cũng tựu chung lại là sau khi giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, học sinh chỉ cần ngồi đọc thông tin sách giáo khoa để tìm ra câu trả lời phù hợp; Học sinh cũng có những lúc được tổ chức thảo luận nhóm điền bảng, xong họat động rất đơn điệu dễ gây nhàm chán. 
	- Nếu chỉ tổ chức dạy học như vậy, học sinh sẽ bị hạn chế về sự hiểu biết thực tế và trải nghiệm. Học sinh không được giới thiệu để hiểu biết về những quy định của luật được ban hành để bảo vệ động vật hoang dã và danh mục các loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Theo cách dạy thông thường như vậy thì việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế có một khoảng cách rất xa, nhiều khi là mơ hồ các em không biết rõ trường hợp nào thì được phép sử dụng động vật hoang dã, loài động vật nào thì bị nghiêm cấm khai thác sử dụng, hiện tượng kinh doanh động vật hoang dã tràn lan có vi phạm pháp luật không .v.v 
	- Kết quả kiểm tra đánh giá sau bài học thường không cao, vẫn còn 8%-10% tỉ lệ học sinh yếu, số học sinh đạt điểm giỏi ít, chủ yếu là học sinh trung bình. Sau đây là kết quả điểm kiểm tra đánh giá học sinh sau tiết dạy của năm học gần đây nhất khi bản thân tôi còn chưa áp dụng sự đổi mới: 
Kết quả khảo sát thực trạng của năm học 2013 – 2014: lớp 7A
TT
Họ và tên học sinh
Điểm
Giá trị trung bình
1
VŨ MẠNH AN
5
5.92
2
NGUYỄN ĐỨC ANH
5
3
NGUYỄN THỊ LAN ANH
6
4
ĐÀO VĂN BA
3
5
NGUYỄN LINH CHI
7
6
VŨ THÙY DUNG
5
7
VŨ ĐÌNH HÂN
6
8
LÊ ĐÌNH HIẾU
6
9
NGUYÊN VĂN HUY
5
10
PHẠM THỊ HUYỀN
6
11
TRẦN THỊ HƯƠNG
8
12
NGUYỄN NGỌC LAM
6
13
LÊ VŨ LONG
4
14
HÀ THỊ LÝ
6
15
LÊ THỊ TRÀ MY
8
16
HOÀNG THỊ NAM
6
17
HOÀNG VĂN NGHĨA
7
18
HOÀNG VĂN PHƯƠNG
5
19
HOÀNG HUY QUÂN
7 
20
NGUYỄN VĂN THÀNH
5
21
NGUYỄN THỊ THÙY
6
22
TRỊNH THỊ HUYỀN TRANG
9
23
NGUYỄN VĂN TÚ
6
24
NINH VĂN TÚ
6
25
TỐNG VĂN TÙNG
5
- Băn khoăn trước chất lượng thấp như vậy, với sự nung nấu ý định quyết tâm thay đổi cách dạy, cách học trong những năm học tiếp theo, chính vì vậy từ năm học 2014- 2015 sau một thời gian không ngừng tìm tòi, học hỏi, tôi đã mạnh dạn thay đổi cách dạy cách học mới bằng việc cải tiến các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và nhận thấy kết quả học sinh rất hứng thú với tiết học, các em tiếp thu bài tích cực, thoải mái và chủ động, ghi nhớ kiến thức lâu, khả năng hiểu biết và vận dụng thực tế rất tốt. Kinh nghiệm dạy học đó tôi tiếp tục áp dụng thành công trong năm học 2015- 2016 và chắc chắn sẽ áp dụng trong những năm học tiếp theo. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
	* Công tác chuẩn bị cho tiết dạy: 
	- Thứ nhất, để soạn được một giáo án tốt đảm bảo xác định đúng trọng tâm kiến thức và lựa chọn được các phương pháp dạy học đặc trưng có hiệu quả cao, bản thân tôi đã đọc và nghiền ngẫm rất kĩ mục tiêu, nội dung bài học trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo viên; nghiên cứu các bài giảng của đồng nghiệp trên trang mạng và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên modul 18. phương pháp dạy học tích cực dành cho cấp THCS. Trước khi quyết định chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho một hoạt động học, bản thân tôi đã phải trăn trở, đắn đo suy nghĩ rất nhiều, phân tích đánh giá ưu nhược điểm của mỗi một phương pháp, dự đoán lường trước tình huống xảy ra. 
Các phương pháp được sử dụng trong bài học là: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi. 
Các kĩ thuật dạy học là: Kĩ thuật phân tích video, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ. 
- Thứ hai là phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện trực quan phục vụ cho các hoạt động dạy học, bao gồm tranh ảnh và video về các loài động vật đã và đang đứng bên bờ tuyệt chủng ở Việt Nam, tranh về các hành vi xâm hại động vật quý hiếm, tranh về các loài hươu xạ, tôm hùm, cà cuống, khỉ vàng để phụ vụ cho trò chơi học tập, đồng thời tìm hiểu về Nghị định 32/2006/CP về quản lí động vật rừng nguy cấp quý hiếm và danh mục kèm theo. 
	- Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên tổ chức cho học sinh khởi động vào bài bằng cách cho các em xem “video 1. Tốp 10 loài động vật sắp tuyệt chủng ở Việt Nam”, mục đích của việc xem video là làm cho tiết học ngay từ đầu trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa, tạo tâm thế học tập cho học sinh trước khi vào bài mới đưa học sinh vào tình huống có vần đề, làm nảy sinh các câu hỏi trong đầu, thôi thúc nhu cầu nhận thức của các em mong muốn để đi vào bài học giải quyết vấn đề. 
	- Ở phần “II. Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam”, đầu tiên giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu hình 60 sách giáo khoa, ghi nhớ tên loài, giá trị, mức độ nguy cấp của mỗi loài. Sau đó, yêu cầu các em vận dụng kiến thức ghi nhớ để tham gia vào trò chơi học tập. Trong quá trình chơi trò chơi các em phải sử dụng trí nhớ của mình, vừa phải vận động tay chân, điều đó giúp giải tỏa sự mệt mỏi, quan trọng hơn là tạo ra niềm vui, chủ động, tích cực trong học tập; Khi các em nhập vai sẽ nhớ kiến thức lâu hơn, qua trò chơi còn giáo dục học sinh thêm yêu quý và thân thiện với thiên nhiên và các loài vật. 
	- Ở phần “III. Bảo vệ động vật quý hiếm”, học sinh được vận dụng kinh nghiệm của mình để ứng xử trước các hiện tượng bắt gặp trong cuộc sống. Cũng trong phần III học sinh được xem “video 2. Nói không với sừng tê giác”, nhằm hai mục đích quan trọng: thứ nhất, thay đổi “khẩu vị” của giờ học, những âm thanh, hình ảnh sinh động của video sẽ kích thích các giác quan, huy động các vùng chức năng của vỏ não vào nhận thức, tránh được sự nhàm chán của tiết học cho học sinh. Thứ hai là, giúp học sinh cảm nhận sự mất mát to lớn không thể hoàn lại được khi một loài nào đó vĩnh viễn biến mất đi. 
	Từ những nội dung vừa nghiên cứu, học sinh sẽ quy nạp lại kiến thức, tự mình rút ra được các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm. Đồng thời giáo viên giới thiệu để học sinh được tìm hiểu thêm về danh mục các loài động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam bị nghiêm cấm khai thác sử dụng, biết được một số điều luật của Nghị định 32/2016/CP về quản lý động vật rừng quý hiếm. Từ sự hiểu biết trên, học sinh sẽ có hành động đúng trong cuộc sống và góp phần tuyên truyền cho gia đình, người thân, cùng hiểu biết để bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. 
	- Ở phần cũng cố bài học, khuyến khích cho học sinh đọc bài tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã đã chuẩn bị trước ở nhà cho cả lớp cùng nghe và chia sẻ. Bài tuyên truyền cũng là một sự tác động quan trọng đến tình cảm của người nghe, nhằm mong muốn cải thiện trong nhận thức và xử sự tốt hơn. 
* Thực hiện dạy học trên lớp: 
Bài 60. Tiết 63. ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức: 
- Trình bày ®­îc thế nào là động vật quý hiÕm. Tiêu chí của các cấp độ nguy cấp (đe dọa tuyệt chủng) của động vật quý hiếm. 
- Lấy được ví dụ động vật quý hiếm ở các cấp độ nguy cấp (đe dọa tuyệt chủng). 
- §Ò ra được những biÖn ph¸p để b¶o vÖ động vật quý hiÕm. 
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin và phân tích thông tin khi: Đọc SGK, quan sát tranh ảnh, tìm kiếm thông tin trên Internet, để tìm hiểu khái niệm động vật quý hiếm, cấp độ đe dọa tuyệt chủng và các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm. 
- Tổ chức trò chơi học tập. Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến, sắm vai. 
- Kỹ năng hoạt động nhóm, hợp tác, lắng nghe tích cực. 
* Kỹ năng sống: 
- Kỹ năng tư duy phê phán những hành vi buôn bán, săn bắt những động vật hoang dã. 
3. Thái độ: 
- Yêu mến cảnh vật thiên nhiên, yêu mến vật nuôi, động vật hoang dã. 
- Phản đối những hành vi phá hoại môi trường thiên nhiên, những hành vi săn bắt, buôn bán, giết hại động vật quý hiÕm. 
* Ứng phó BĐKH:
- Đề ra các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm. 
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học: Tự giác học bài cũ, đäc tr­íc bài mới, tự tìm hiểu thêm trên mạng 
Internet các thông tin về động vật quý hiếm, viết bài tuyên truyền về bảo vệ động vật quý hiếm. 
- Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo trước các tình huống và các câu hỏi đặt ra trong bài học. 
- Năng lực thẩm mỹ: Nhận ra những mất mát to lớn nếu như một loài nào động vật nào đó trong thiên nhiên bị biến mất đi. Góp phần bảo vệ động vật quý hiếm bằng cách tuyên truyền trong gia đình, nhà trường, xã hội. 
- Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: Chủ động tổ chức nhóm học tập, tích cực khi tham gia trò chơi học tập, hoàn thành phần việc được giao, lắng nghe ý kiến chia sẻ của bạn khi thảo luận, sử dụng ngôn ngữ có tính thuyết phục cao khi viết bài tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã. 
	II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
1. Phương pháp:
	- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
	- Phương pháp vấn đáp. 
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp trò chơi. 
	- Phương pháp dạy học theo nhóm. 
2. Kĩ thuật dạy học:
	- Kĩ thuật phân tích video. 
	- Kĩ thuật động não. 
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
III. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án soạn trên phần mềm Microsoft office Word và giáo án PowerPoint.
- Phiếu học tập cá nhân cho học sinh cả lớp(bài tập 1. phần cũng cố bài học). 
- Laptop, máy chiếu, loa vi tính. 
- Tranh: Hình 60. Một số động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam. 
- Vi deo 1. Tốp 10 loài động vật sắp tuyệt chủng ở Việt Nam. 
 Vi deo 2. Nói không với sừng tê giác.
- Trích điều 5, điều 6, điều 9 của nghị định 32/2006/CP về quản lí động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và danh mục các loài động vật quý hiếm kèm theo. 
- Bảng một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam (trong giáo án powerpoint). 
Tên động vật 
quý hiếm
Cấp độ đe dọa tuyệt chủng
Gía trị động vật quý hiếm
Nguyên nhân dẫn đến nguy cấp
1. Ốc xà cừ
CR
Kĩ nghệ khảm tranh
2. Hươu xạ
CR
Dược liệu, nước hoa. 
3. Tôm hùm đá
EN
Thực phẩm
4. Rùa núi vàng
EN
Thẩm mĩ và dược liệu
5. Cà cuống
VU
Thực phẩm, gia vị
6. Cá ngựa gai
VU
Dược liệu
7. Khỉ vàng
LR
Dược liệu, thí nghiệm
8. Gà lôi trắng
LR
Đặc hữu, thẩm mĩ
9. Sóc đỏ
LR
Thẩm mĩ
10. Khướu đầu đen
LR
Đặc hữu, thẩm mĩ 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- §äc tr­íc bài 60. SGK Sinh học 7. 
- Kẻ sẵn bảng một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam vào vở ghi. 
- Tìm hiểu thêm vÒ động vật quý hiếm trên mạng internet.
- Viết bài tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã. (Có trong phần phụ lục). 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp
2. Bµi cò:(2 Phút) 
Hãy trình bày nh÷ng biÖn ph¸p ®Êu tranh sinh häc ? Cho biết ưu ®iÓm vµ h¹n chÕ cña ®Êu tranh sinh häc ? 
3. Bµi míi:
* Khởi động:(5 phút)
1. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế học tập cho học sinh, hứng thú học bài mới. 
- Tạo mâu thuẫn nhận thức; Phát hiện và và làm nảy sinh câu hỏi: Động vật quý hiếm là gì ? Cần làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm ? 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 
	- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật phân tích video. 
3. Tiến trình hoạt động: 
Học sinh xem vi deo: Vi deo 1. Tốp 10 loài động vật sắp tuyệt chủng ở Việt Nam. 
Đặt vấn đề: Em hãy kể tên những loài động vật trong video vừa xem và nêu một vài giá trị sử dụng của chúng đối với con người ? Căn cứ vào đâu để nói rằng các 
loài động vật này sắp tuyệt chủng ở Việt Nam ? 
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên không chốt kiến thức. 
Vào bài: Các loài động vật trong video vừa xem chỉ là một ví dụ về động vật quý hiếm. Vậy Động vật quý hiếm là gì, động vật quý hiếm được phân hạng như thế nào, có cách nào để bảo tồn chúng hay không ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay để tìm ra câu trả lời. 
Bài 60. ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
Hoạt động 1.(10/) Thế nào là động vật quý hiếm ? 
1. Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày ®­îc thế nào là động vật quý hiÕm ? 
- Tiêu chí của các cấp độ nguy cấp (đe dọa tuyệt chủng) của động vật quý hiếm. 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 
	- Phương pháp vấn đáp. 
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Yêu cầu cần đạt
* Giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_tic.doc