SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm liên quan đến thực tiễn trong chương trình Hóa học lớp 12
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo giục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo, làm chủ đất nước.
Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học; coi trọng thực hành, thí nghiệm, liên hệ thực tiễn đời sống; tránh nhồi nhét kiến thức, tình trạng học vẹt, học chay.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Vì vậy bên cạnh việc nắm vững lí thuyết, người học phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt mọi vấn đề liên quan đến thực tiễn hóa học.
Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học là nguồn quan trọng để học sinh thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Trong những năm gần đây, trong các kỳ thi, môn hóa học thường được thi chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm, trong đó có những câu hỏi, bài tập liên quan trực tiếp đến thực tiễn. Vì vậy trong quá trình học hóa học, học sinh không những phải nắm vững kiến thức, các phương pháp giải bài tập, mà cần phải có sự liên hệ thực tiễn. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu ‘‘Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm liên quan đến thực tiễn trong chương trình hóa học lớp 12’’.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo giục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo, làm chủ đất nước. Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học; coi trọng thực hành, thí nghiệm, liên hệ thực tiễn đời sống; tránh nhồi nhét kiến thức, tình trạng học vẹt, học chay. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Vì vậy bên cạnh việc nắm vững lí thuyết, người học phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt mọi vấn đề liên quan đến thực tiễn hóa học. Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học là nguồn quan trọng để học sinh thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Trong những năm gần đây, trong các kỳ thi, môn hóa học thường được thi chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm, trong đó có những câu hỏi, bài tập liên quan trực tiếp đến thực tiễn. Vì vậy trong quá trình học hóa học, học sinh không những phải nắm vững kiến thức, các phương pháp giải bài tập, mà cần phải có sự liên hệ thực tiễn. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu ‘‘Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm liên quan đến thực tiễn trong chương trình hóa học lớp 12’’. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài tôi muốn giúp học sinh có hiểu biết sâu rộng hơn về mối liên hệ giữa thực tiễn với hóa học. 3. Phạm vi nghiên cứu - Các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm liên quan đến thực tiễn của chương trình hóa học lớp 12. - Học sinh lớp 12 trường tôi. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các tài liệu liên quan. - Nghiên cứu một số câu hởi và bài tập trắc nghiệm liên quan đến thực tiễn của chương trình hóa học lớp 12. - Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tôt môn hóa. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của đề tài. 5. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 12 trường tôi. - Các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm liên quan đến thực tiễn của chương trình hóa học lớp 12. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Vai trò của bài tập hóa học: Thực tế ở trường phổ thông đối với bộ môn hóa học, bài tập hóa học giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo: - Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu hiệu nghiệm cơ bản nhất để học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học; biến những kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình. Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lí thuyết và thực hành. - Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động,phong phú. Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. - Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất. - Rèn luyện kỹ năng hóa học cho học sinh. - Bài tập hóa học còn dược sử dụng như là phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới khi trang bị kiến thức mới, giúp học sinh tích cực tự lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững. - Bài tập hóa học là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách chính xác. - Bài tập hóa học còn có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo. - Bài tập hóa học trong đó có bài tập liên quan thực tiễn cung cấp cho học sinh cả kiến thức, con đường giành lấy kiến thức, đặc biệt góp phần to lớn trong việc phát huy khả năng tu duy độc lập, sáng tạo của học sinh. 2. Thực trạng của đề tài Qua thực tế giảng dạy hóa học tôi thấy: - Môn hóa học trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, nếu không có phương pháp phù hợp dễ làm cho học sinh thụ động, chán nản. Đã có một bộ phận học sinh không muốn học hóa học, ngày càng lạnh nhạt với bộ môn hóa học. - Do thời gian giảng dạy trên lớp còn hạn chế, một số giáo viên chưa đề cập đến các bài tập có liên quan đến thực tiễn. Do đó khi tham gia các kỳ thi kiểm tra nhiều học sinh còn thấy lạ với những câu hỏi loại này và làm sai. - Một số học sinh học yếu môn hóa đã ảnh hưởng đáng kể đến việc giảng dạy chung trên lớp của giáo viên. - Các câu hỏi, bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn chưa được một số giáo viên đề cập hoặc đề cập han chế trong các bài giảng, trong các bài kiểm tra, đánh giá dẫn đến học sinh không biết hoặc biết mơ hồ. 3. Một số bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn đời sống trong chương trình hóa học lớp 12 3.1. Một số bài tập hóa học thực tiễn thuộc phần hóa hữu cơ Câu 1. Hợp chất nào sau đây có trong thành phần của quả chuối chín? A. Etyl axetat. B. Isoamyl axetat. C. Phenyl axetat. D. Etyl butirat. Giải: Các este thường có mùi thơm dễ chịu, không độc. Chúng thường có các loài hoa, quả và tạo nên mùi đặc trưng cho các loài hoa, quả đó. Trong thành phần của quả chuối chín có este isoamyl axetat tạo nên mùi riêng của chuối chín. Chọn đáp án đúng là B. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘este’’ hoặc sử dụng trong kiểm tra đánh giá chương ‘‘este-lipit’’. Câu 2. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt là do A. xenlulozơ trong cơm thủy phân thành fructozơ có vị ngọt. B. tinh bột trong cơm bị thủy phân thành glucozơ có vị ngọt. C. cơm bị nghiền nát có vị ngọt. D. tinh bột trong cơm bị thủy phân thành amilopectin có vị ngọt. Giải: Thành phần chính của cơm là tinh bột. Khi ăn cơm nhai kỹ, các enzim trong tuyến nước bọt thủy phân tinh bột thành glucozơ có vị ngọt theo sơ đồ sau: Tinh bộtĐextrinMantozơGlucozơ Chọn đáp án đúng là B. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘tinh bột’’ hoặc sử dụng trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘cacbohiđrat’’. Câu 3. Nước Svayde là dung dịch có khả năng hòa tan được xenlulozơ. Trong nước Svayde có chứa chất tan nào sau đây? A. CuSO4. B. Cu(NO3)2. C. [Ag(NH3)2]OH. D. [Cu(NH3)4](OH)2. Giải Xenlulozơ không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Nhưng xenlulozơ có thể tan trong nước Svayde là dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2. Đáp án đúng là D. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘xenlulozơ’’ hoặc sử dụng trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘cacbohiđrat’’. Câu 4. Mùi tanh của các loài cá như cá mè thường do các loại amin gây nên. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu người ta thường dùng A. giấm ăn. B. rượu. C. nước sôi. D. nước sôi để nguội. Giải: Mùi tanh của cá như cá mè thường do hỗn hợp của các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên. Mà các amin đều có tính bazơ. Vì vậy để khử mùi tanh của cá trước khi nấu cần dùng dung dịch có tính axit là giấm ăn. Khi đó xảy ra phản ứng trung hòa amin tạo ra muối amoni. Chọn đáp án đúng là A. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘amin’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘amin-amino axit-protein’’. Câu 5. Khi nấu canh cua ta thấy có các mảng gọi là ‘‘riêu cua’’ nổi lên. Mảng ‘‘riêu cua’’ đó là A. chất béo không tan trong nước. B. protein bị đông tụ do nhiệt. C. xenlulozơ kết tủa dạng keo. D. đáp án khác. Giải ‘‘Riêu cua’’ thực chất là protein có trong cua bị đông tụ khi đun nóng và nổi lên trên. Đáp án đúng là B. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘peptit-protein’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘amin-amino axit-protein’’. Câu 6. Khi rơi axit nitric đặc vào da thì chỗ da đó bị vàng là do A. chất béo trong da thịt tác dụng với axit nitric tạo thành hợp chất màu vàng. B. nước chỗ da đó bay hơi để lại màu vàng. C. protein trong da phản ứng với axit nitric cho hợp chất mới mang nhóm NO2 có màu vàng. D. da bị mất vitamin chuyển sang màu vàng. Giải Một số gốc amino axit trong protein của da chứa gốc phenol phản ứng với axit nitric đặc cho hợp chất mới chứa nhóm NO2 có màu vàng. Đáp án đúng là C. * Áp dụng: bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘peptit-protein’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘amin-amino axit-protein’’. Câu 7. Khi trộn cao su thiên nhiên với lưu huỳnh theo tỉ lệ khối lượng 97:3 rồi đun nóng ở khoảng 1500C thì thu được cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su thiên nhiên. Bản chất của quá trình lưu hóa là A. tạo ra cầu nối -S-S- giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng trở thành mạng không gian. B. thực hiện phản ứng thế lưu huỳnh vào các phân tử cao su. C. nối dài các phân tử cao su bằng các cầu nối -S-. D. cả A, B,C đều đúng. Giải Cao su thiên nhiên được cấu tạo bởi các phân tử poliisopren là những mạch dài xếp theo kiểu song song có tính đàn hồi nhưng lực liên kết không bền nên độ đàn hồi, độ bền nhiệt, khả năng chịu mài mòn chưa cao, dễ tan trong các dung môi. Khi trộn cao su thiên nhiên với lưu huỳnh (theo tỉ lệ khối lượng 97:3) rồi nung ở khoảng 1500C sẽ tạo ra cao su lưu hóa có các cầu nối -S-S- giữa các mạch làm cho chúng trở thành mạng không gian bền vững hơn. Vì vậy cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, chịu mài mòn, khó tan trong các dung môi hữu cơ hơn cao su không lưu hóa. Đáp án đúng là A. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘vật liệu polime’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương polime. Câu 8. Teflon còn có tên là poli(tetrafloetilen) là loại polime nhiệt dẻo có tính bền cao với các dung môi và hóa chất, chịu nhiệt tốt, không dẫn điện. Teflon được dùng phủ lên chảo, nồi để chống dính. Teflon có công thức là A. (-CH2-CH2-)n. B. (-CH2-CHCl-)n. C. (-CF2-CF2-)n. D. (-CH2-CH(C6H5)-)n. Giải Đáp án C. Teflon (-CF2-CF2-)n có hệ số ma sát nhỏ, độ bền nhệt cao, không nóng chảy, phân hủy chậm, bền với môi trường hơn cả vàng và platin, không dẫn điện. Do có các đặc tính quý đó, nó được dùng chế tạo các chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải dùng chất bôi trơn, được phủ lên chảo hoặc nồi để chống dính. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng lồng ghép trong bài ‘‘vật liệu polime’’. 3.2. Một số bài tập hóa học thực tiễn thuộc phần kim loại Câu 1. Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng đồng vì đồng là kim loại A. có tính dẻo B. có tính ánh kim C. có tính dẫn điện tốt D. có tính khử yếu Giải: Ta thấy kim loại Cu có tính ánh kim và phản xạ ánh sáng tốt nên trước đây khi chưa có dương kính như ngày nay thì người ta dùng Cu làm gương soi. Do đó đáp án đúng là B. Câu 2. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất dùng làm dây tóc bóng đèn là A. Fe B. Pt C. Cr D. W Giải: Ta biết nhiệt độ trong bóng đèn điện rất cao khảng 20000C. Vì vậy để làm dây tóc bóng đèn điện người ta phải chọn kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao. Đó là W (wonfram) có nhiệt độ nóng chảy là 34100C. Đáp án đúng là D. * Áp dụng: Câu 1 và câu 2 ở trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘tính chất của kim loại’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘đại cương về kim loại’’. Câu 3. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) với những tấm kim loại nào sau đây? A. Sn B. Pb C. Zn D. Cu Giải: Ta biết vỏ tàu biển được làm chủ yếu bằng thép. Đặc biệt trong môi trường nước biển thép bị gỉ rất nhanh. Do đó vỏ tàu rất nhanh bị hỏng nếu không có biện pháp bảo vệ. Trong các biện pháp đó thì có biện pháp đơn giản nhất là gắn phần ngâm dưới nước của vỏ tàu với những tấm kẽm nhằm tạo ra các pin điện hóa trong đó Zn sẽ đóng vai trò cực âm (anot) của pin và bị ăn mòn từ từ, còn vỏ tàu đóng vai trò cựu dương (catot) của pin không bị ăn mòn và được bảo vệ. Đáp án đúng là C. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘sự ăn mòn kim loại’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘đại cương về kim loại’’. Câu 4. Người ta thường dùng phèn chua để cho vào nước để làm trong nước. Khi cho phèn chua vào nước thì A. ion Al3+ thủy phân tạo thành kết tủa keo Al(OH)3 kéo theo các chất bẩn lắng xuống. B. phân tử Al2(SO4)3 kéo theo các chất bẩn lắng xuống dưới. C. phân tử K2SO4 kéo theo các chất bẩn lắng xuống dưới. D. phèn chua làm chất bẩn phân tán thành những phần tử nhỏ nên làm trong nước. Giải: Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O Khi tan trong nước nó phân li cho ion Al3+ dễ bị thủy phân tạo kết tủa dạng keo trắng là Al(OH)3 kéo theo các chất bẩn lắng xuống dưới nên làm trong nước. Vậy đáp án đúng là A. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘nhôm và hợp chất của nhôm’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘kim loại kiềm-kim loại kiềm thổ-nhôm’’. Câu 5. Thủy ngân dễ bay hơi và hơi thủy ngân rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân? A. Bột sắt B. Bột lưu huỳnh C. Bột than D. Bột bột kẽm Giải: Thủy ngân phản ứng được với lưu huỳnh ở ngay điều kiện thường nên dùng bột lưu huỳnh để khử độc thủy ngân. Hg + S ® HgS Đáp án đúng là B. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘Sơ lược về một số kim loại khác’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘Crom-sắt-đồng’’. Câu 6. Cột sắt ở Newdheli (Ấn Độ) đã tồn tại trên 1500 năm tuổi và hầu như không bị gỉ. Điều lí giải nào sau đây đúng? A. Cột sắt được làm từ sắt gần như tinh khiết. B. Sắt có cấu hình electron bền vững. C. Cột sắt được phủ một lớp oxit bền vững. D. Cột sắt là hợp kim của sắt với đồng. Giải: Cột sắt được làm bằng sắt gần như tinh khiết, không tạo ra được các cặp điện cực như trong gang, thép nên không bị ăn mòn (chủ yếu là ăn mòn điện hóa học). Đáp án đúng là A. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘Sự ăn mòn kim loại’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘Đại cương về kim loại’’. Câu 7. Dung dịch NaHCO3 có môi trường bazơ yếu, thường được dùng để A. trung hòa bớt axit trong dạ dày. B. làm bột ngọt trong quá trình chế biến một số loại bánh. C. làm chất tạo gas trong nước ngọt, bia. D. chất xúc tác cho phản ứng hữu cơ. Giải Dung dịch NaHCO3 có tính bazơ yếu. Một số bệnh nhân đau dạ dày do nồng độ axit cao (HCl). Vì vậy NaHCO3 được dùng để trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày của các bệnh nhân này do xảy ra phản ứng: NaHCO3 + HCl ® NaCl + CO2↑ + H2O Đáp án đúng là A. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng lồng ghép trong bài học ‘‘Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm’’. Câu 8. Nước tro tàu là dung dịch hỗn hợp của Na2CO3 và K2CO3 thường được dùng trong chế biến thực phẩm từ bột để làm tăng độ giòn, trong. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm hao hụt lượng lớn vitamin B1 (90-99%) nếu pH=8,5-9,0. Vì vậy trong chế biến thực phẩm nên A. thêm vào bột một lượng axit để trung hòa bớt kiềm. B. hạn chế dùng chất có tính kiềm. C. Đun nóng nước tro tàu khoảng 15 phút trước khi sử dụng. D. làm lạnh nước tro tàu một đêm trước khi sử dụng. Giải Đáp án A. Vì các chất có tính kiềm làm hao hụt lượng lớn vitamin B1. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng lồng ghép trong bài học ‘‘Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm’’. Câu 9. Mg là chất chiếm khối lượng đáng kể trong cơ thể. Đối với việc chuyển hóa của xương, Mg cũng quan trọng không kém Ca. Ca và Mg có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau. Nếu sử dụng quá nhiều Ca sẽ làm giảm hấp thụ Mg và ngược lại nếu sử dụng quá nhiều Mg sẽ gây giảm hấp thu Ca. Tỉ lệ tối ưu cho hai chất này là 2Ca:1Mg. Trong bữa ăn hàng ngày, người ta thường nấu canh cua đồng với rau đay. Cơ sở khoa học của việc làm này là A. cân đối được nguồn Ca (rất giàu trong cua đồng) với lượng Mg (có nhiều trong rau đay) B. canh sẽ thom ngon hơn. C. cân đối được nguồn Ca (rất giàu trong rau đay) với lượng Mg (chứa nhiều trong cua đồng) D. sẽ tạo ra nhiều gạch cua cho canh. Giải Đáp án A * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng lồng ghép trong bài học ‘‘Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ’’. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘nhôm và hợp chất của nhôm’’. Câu 10. Có thể phát hiện ra sự có mặt của nước trong dầu hỏa bằng cách dùng A. MgSO4 khan. B. CaSO4 khan. C. H2SO4 đặc. D. CuSO4 khan. Giải Đáp án D Vì CuSO4 khan có màu trắng dễ hấp thụ nước tạo CuSO4.5H2O có màu xanh. * Áp dụng: bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘Đồng và hợp chất của đồng’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘Crom-sắt-đồng’’. Câu 11. Hợp kim của magie và sắt được dùng để bảo vệ mặt trong của tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ. Vai trò của magie là A. làm anot hi sinh để bảo vệ sắt. B. tăng tuổi thọ của tháp chưng cất. C. tăng độ bền của hợp kim so với sắt nguyên chất. D. cả A, B, C đều đúng. Giải Đáp án D * Áp dụng: bài tập trên có thể sử dụng trong bài học, kiểm tra bài cũ bài ‘‘Sự ăn mòn kim loại’’ hoặc trong kiểm tra, đánh giá chương ‘‘Đại cương về kim loại’’. Câu 12. Rubi (hồng ngọc) và Saphia (bích ngọc) đều là tinh thể Al2O3 lẫn oxit kim loại khác. Nếu lẫn Cr2O3 thì gọi là hồng ngọc, còn nếu lãn TiO2 thì gọi là saphia (bích ngọc). Vì sao hồng ngọc, bích ngọc, muối ăn đều là những tinh thể ion nhưng muối ăn dễ bị tán nhỏ còn hồng ngọc, bích ngọc rất cứng? A. Vì hồng ngọc, bích ngọc lẫn tạp chất nên cứng hơn muối ăn. B. Vì liên kết cộng hóa trị trong hồng ngọc, bích ngọc bền vững hơn trong muối ăn. C. Vì liên kết ion trong hồng ngọc, bích ngọc bền vững hơn trong muối ăn. D. Vì liên kết giữa Al2O3 với Cr2O3 hoặc Al2O3 với TiO2 trong hồng ngọc, bích ngọc bền vững hơn trong muối ăn. Giải Ion Al3+ và O2- trong Al2O3 đều có điện tích lớn và bán kính nhỏ hơn của Na+ và Cl- trong muối ăn nên lực hút tĩnh điện giữa chúng cũng lớn hơn. Do đó hồng ngọc, bích ngọc rất cứng còn muối ăn kém bền vững. Đáp án đúng là C. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng lồng ghép trong bài ‘‘Nhôm và hợp chất của nhôm’’. Câu 13. Người Mông Cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do A. Ag bền trong không khí và không bị ăn mòn. B. ion Ag+ dù nồng độ rất nhỏ cũng có tính diệt khuẩn cao. C. Ag có tính khử yếu. D. Bình Ag sẽ làm lạnh sữa. Giải Trong bình đựng bằng bạc luôn có một lượng rất nhỏ ion Ag+ có tính diệt khuẩn rất cao. Vì vậy sữa ngựa đựng trong bình bằng Ag không bị nhiễm khuẩn nên bảo quản được lâu. Đáp án đúng là B. * Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng lồng ghép trong bài ‘‘Sơ lược về một số kim loại khác’’. 3.3. Một số bài tập thực tiễn liên quan đến phần hóa học với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường Câu 1. Nhóm chất nào sau đây là chất ma túy? A. Rượu, heroin, thuốc lắc, cafein. B. cần sa, heroin, moocphin, cocain. C. cafein, moocphin, heroin, cocain. D. seduxen, rượu, cocain, nicotin. Giải Đáp án: B. * Áp dụng: bài tập trên có thể sử dụng trong bài ‘‘Hóa học và vấn đề xã hội’’.. Câu 2. Hồi đầu thế kỷ XIX, người ta sản xuất Na2SO4 bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất chóng hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống cao tới 300 mét nhưng tác hại của khí thải vawnx tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu ẩm. Nguyên nhân chính của hiên tượng trên là A. trong khí thải có khí HCl B. trong khí thải có SO2. C. trong khí thải có NaCl. D. trong khí thải có Na2SO4. Giải: Phương pháp sản xuất trên được gọi là phương pháp sunfat Chính khí HCl sinh ra gặp hơi nước ngưng tụ bám vào các vật dụng kim loại của thợ thủ công nên dụng cụ bị hỏng rất nhanh. Ngoài ra nó còn gây ra hiện tượng mưa axit làm cho cây cối bị chết. Đáp án đúng là A. Câu 3. Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt Trời, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. các hợp chất hữu cơ. B. sự thay đổi của khí hậu. C. chất thải CFC do con người gây ra. D. chất thải CO2. Giải
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_bai_tap_trac_nghiem_lien_quan_den_thu.doc