SKKN Xây dựng góc thư viện thân thiện tại lớp học nhằm phát huy vòng quay của sách và làm giàu thêm vốn tài liệu cho thư viện

SKKN Xây dựng góc thư viện thân thiện tại lớp học nhằm phát huy vòng quay của sách và làm giàu thêm vốn tài liệu cho thư viện

Thư viện trường học là nơi sinh họat văn hóa và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, là nguồn tư liệu quý giá giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy và đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường”.

 Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xưyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút học sinh đến với thư viện ngày càng nhiều, từng bước tạo thói quen và ham mê đọc sách của các em từ đó giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội thời Công nghệ thông tin như: nghiện games, chát.

 Xuất phát từ nhận thức trên, cũn như từ thực tiễn công tác tại trường Tiểu học Hà Giang, để thu hút bạn đọc ở trường tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Xây dựng góc thư viện thân thiện tại lớp học nhằm phát huy vòng quay của sách và làm giàu thêm vốn tài liệu cho thư viện”

 

doc 18 trang thuychi01 27355
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng góc thư viện thân thiện tại lớp học nhằm phát huy vòng quay của sách và làm giàu thêm vốn tài liệu cho thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG GÓC THƯ VIỆN THÂN THIỆN TẠI LỚP HỌC NHẰM PHÁT HUY VÒNG QUAY CỦA SÁCH VÀ LÀM GIÀU THÊM VỐN TÀI LIỆU CHO THƯ VIỆN
Người thực hiện	: Nguyễn Thị Minh
Chức vụ	: Giáo viên
Đơn vị công tác	: Trường Tiểu học Hà Giang
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện
THANH HÓA - NĂM 2016
MỤC LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Xây dựng góc thư viện thân thiện tại lớp học
nhằm phát huy vòng quay của sách và làm giàu thêm vốn
tài liệu cho thư viện
MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thư viện trường học là nơi sinh họat văn hóa và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, là nguồn tư liệu quý giá giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy và đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường”...
	Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xưyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút học sinh đến với thư viện ngày càng nhiều, từng bước tạo thói quen và ham mê đọc sách của các em từ đó giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội thời Công nghệ thông tin như: nghiện games, chát...
	Xuất phát từ nhận thức trên, cũn như từ thực tiễn công tác tại trường Tiểu học Hà Giang, để thu hút bạn đọc ở trường tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Xây dựng góc thư viện thân thiện tại lớp học nhằm phát huy vòng quay của sách và làm giàu thêm vốn tài liệu cho thư viện”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn tìm ra được biện pháp hiệu quả nhất để nhằm mục đích giúp cho giáo viên học sinh sử dụng sách báo tài liệu thư viện thật hiệu quả. Hay nói cách khác là nhằm phát huy hiệu quả vòng quay của sách báo tài liệu có trong thư viện, nhằm phát huy hiệu quả tối đa của các đầu sách trong thư viện, đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn đọc.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc sách và tình hình sử dụng sách báo tài liệu của giáo viên, học sinh trong nhà trường.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này có hiệu quả, tôi đã sử dung các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Điều tra, thu thập thông tin và xử lý số liệu: Điều tra nhu cầu hứng thú đọc và sử dụng sách báo tài liệu thư viện của giáo viên học sinh.
- Thống kê số liệu sách báo tài liệu của thư viện nhà trường qua các năm học.
- Quan sát không gian sử dụng thư viện tại các lớp học của mô hình dạy học dự án VNEN để thấy được hiệu quả cần thiết khi xây dựng góc thư viện tại mỗi lớp.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 “Thư viện thân thiện” không chỉ hiểu là nơi đọc sách được trang trí đẹp mắt với những bức tranh hình vẽ hay một khẩu hiệu tuyên truyền thân thiện mà cần hiểu “thư viện thân thiện” còn là tình cảm tốt đẹp của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, của học sinh đối với học sinh đồng thời thư viên đó phải xây dựng được một nét văn hóa đọc thực sự, từ đó làm cho bạn đọc ngày một yêu quý thư viện, yêu quý sách hơn; góp phần phát huy phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường.
 Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Là động lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. 
Thư viện trường học thân thiện nhằm đáp ứng quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận giáo dục của học sinh. Theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, ta có thể hiểu việc xây dựng thư viện trường học thân thiện trong trường học là trách nhiệm nghĩa vụ của “người lớn”, nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, học sinh chính là đối tượng được hưởng lợi; lấy quyền trẻ em làm nền tảng cho mọi hoạt động đó là quyền được tiếp cận thông tin bổ ích, được hưởng một nền giáo dục phù hợp nhằm phát triển cho học sinh về trí tuệ tinh thần, thể chất và các mối quan hệ xã hội nhân văn, trong đó quyền được tham gia vào mọi hoạt động của thư viện. Theo hướng tiếp cận này, các học sinh trong trường học có cơ hội tham gia vào tất cả các bước xây dựng Thư viện trường học thân thiện tại trường từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến khâu giám sát và đánh giá.
Thư viện trường học thân thiện góp phần hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh từ những năm học đầu tiên khi bước chân tới trường qua việc sử dụng thư viện một cách thường xuyên và tham gia các hoạt động phong phú hấp dẫn. Các cuốn sách gợi sự tò mò của các em, từ đó thúc đẩy các em yêu thích sách và say mê đọc sách. Thư viện trường học thân thiện giúp các em giải trí với những cuốn sách yêu thích trong thời gian rảnh rỗi.
Thư viện trường học thân thiện góp phần tạo ra một môi trường học tập tích cực cho học sinh. Tại đây học sinh có cơ hội tham gia tìm kiếm, khám phá thông tin, hình thành kiến thức mới để phục vụ bài học và làm giàu kiến thức cho bản thân. Giáo viên được sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo phong phú để cập nhật thông tin và hoàn thiện kiến thức. Căn cứ vào các nguồn tài liệu sẵn có trong góc thư viện lớp, giáo viên có thể ra các bài tập phù hợp, yêu cầu học sinh sử dụng và khai thác các thông tin ở đó để hoàn thiện bài học của mình. Thư viện trường học thân thiện là nơi lưu giữ những nét đặc sắc của văn hóa địa phương, khích lệ niềm hứng thú và niềm tự hào của các em về quê hương đất nước mình. Đồng thời học sinh cũng được khuyến khích học tập độc lập, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, hình thành thói quen tự học.
Một hướng tiếp cận khác của thư viện trường học thân thiện là hỗ trợ dạy học tích cực. Thư viện trường học thân thiện là nơi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức. Đến với thư viện trường học thân thiện, các em hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các hoạt động, cuốn sách yêu thích và tìm những thông tin bổ trợ cho các bài học trên lớp, hoặc các em được tham gia vào các hoạt động khác như đọc, viết, nghe nhạc, làm thơ, tìm hiểu văn hóa.... Những hoạt động đều là nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh, đồng thời là cơ sở cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới như học theo dự án, học theo hợp đồng, học theo góc...
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1.Thực trạng chung:
Xã Hà Giang là địa phương nằm ở phía Tây của quốc lộ 1A cách xa với khu trung tâm khoảng 12km. Bao quanh là một dải đồi núi đất đỏ đời sống của nhân dân chủ yếu là sống bằng nghề nông nghiệp, thuần nông nên rất khó khăn về kinh tế. Trường Tiểu học Hà Giang là một trong 3 trường của xã đóng trên địa bàn khó khăn. Mọi điều kiện về vị trí địa lý, địa hình và điều kiện kinh tế xã hội còn cách xa so với các địa bàn xã khác. Bởi vậy đây là một khó khăn chung trong việc đầu tư cho giáo dục cũng như việc áp dụng thí điểm chương trình dạy học theo mô hình dự án trường học mới tại Việt Nam VNEN và phong trào xây dựng thư viện nói riêng tại trường Tiểu học Hà Giang.
* Cơ cấu tổ chức nhà trường
Những nét khái quát về thư viện trường Tiểu học Hà Giang:
Về cơ sở vật chất: Trường có 10 phòng học, 01 khu Hiệu bộ, 02 phòng học chức năng và 02 phòng thư viện, 1 kho sách. Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2008.
Thư viện có 1 phòng đọc cho giáo viên rộng 15 m2, 1 phòng đọc học sinh rộng 15 m2, 1 phòng kho 20 m2. Thư viện trường đạt chuẩn năm 2008
Về đội ngũ cán bộ giáo viên: Trường có tổng số 21 cán bộ giáo viên ; trong đó cán bộ quản lý 02 đồng chí, kế toán văn thư 01 đồng chí, thiết bị thư viện 01 đồng chí, giáo viên 17 đồng chí.
Học sinh: Tổng số có 224 em được chia làm 10 lớp mỗi khối 02 lớp. Trường học 02 buổi/ngày và học theo dự án Trường học Việt Nam mới VNEN.
2. Thực trạng công tác thư viện ở trường Tiểu học Hà Giang
* Thuận lợi:
Cán bộ thư viện có trình độ Đại học chuyên ngành thông tin thư viện luôn nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì bạn đọc.
 Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Tích cực tham mưu với các nhà hảo tâm hỗ trợ sách kinh phí xây dựng cho thư viện. Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc.
Từ năm học 2012-2013, Trường Tiểu học Hà Giang là một trong bốn trường Tiểu học của huyện Hà Trung được dự án VNEN thử nghiệm chương trình dạy học mới tại Việt Nam. Toàn bộ tài liệu sách giáo khoa được dự án cấp bởi vậy đây là một ưu thế để Trường Tiểu học Hà Giang phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy học cũng như hoạt động giáo dục khác trong đó có hoạt động xây dựng thư viện thân thiện ở góc lớp.
* Khó khăn :
Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm còn ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện.
Học sinh tiểu học học 2 buổi trên ngày, vì vậy việc bố trí thời gian để học sinh đến với thư viện thường xuyên là rất khó khăn.
III. GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giải pháp chính để thực hiện :
 Qua khảo sát thực tế ở các khối lớp 2 đến lớp 5 đã có giá sách thư viện ở góc lớp.
Đây đơn giản chỉ là một giá sách, tủ sách nhỏ, thậm chí là các thùng nhựa, thùng gỗ đựng sách nhằm đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp cận với sách ở mọi lúc, mọi nơi. Thư viện thường được đặt ở cuối lớp không quá cao không quá thấp, phù hợp với tầm với của học sinh.
Ích lợi của thư viện góc lớp: Là giải pháp đối với các trường không có đủ không gian hoặc thời gian đến với thư viện của Nhà trường. Giúp học sinh dễ dàng và chủ động tiếp cận với sách và tài liệu trong không gian lớp học. Hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trong lớp học. Đồng thời tăng tính tự quản của học sinh trong lớp với ý thức giữ gìn sách báo tại thư viện góc lớp mình.
Trước khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, thư viện trường Tiểu học Hà Giang có vốn tài liệu hạn chế về số lượng, chất lượng tài liệu không phong phú, chủ yếu là sách dự án cấp còn sách tham khảo và truyện thiếu nhi và các sách nâng cao tham khảo khác rất hạn chế. Điều này xuất phát từ điều kiện thực tế của nhà trường, nguồn kinh phí hạn hẹp và một phần do tâm lý nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của thư viện trong một bộ phận giáo viên, học sinh.
Xuất phát từ tình hình đó mà tôi đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng xây dựng thư viện thân thiện tại góc lớp để khắc phục những thực trạng trên. 
Khi sử dụng, học sinh và giáo viên cần tuân thủ theo các nội quy nhất định của thư viện. Tuy nhiên, là người sử dụng thư viện nên việc các học sinh, giáo viên tham gia vào xây dựng nội quy là điều cần thiết bởi đây là một yếu tố xác định tính thân thiện và tinh thần tự chủ của người sử dụng thư viện.
Thành phần tham gia xây dựng nội quy thư viện trường học góc lớp thân thiện bao gồm: Học sinh, Giáo viên và cán bộ thư viện. Thống nhất những việc “nên làm” và “không nên làm” trong thư viện ở mỗi lớp.
Để đảm bảo tính thân thiện của thư viện trường học, nội quy hướng tới việc khuyến khích, khuyên nhủ học sinh, giáo viên tuân thủ các nôi dung của nội dung do chính mình đã xây dựng, với “nên làm” và “không nên làm” khi sử dụng thư viện, tham gia các hoạt động trong thư viện mà không áp đặt và mệnh lệnh. Điều này hướng tới việc nâng cao lòng tự trọng của học sinh khi các em tự giác thực hiện các nội quy của thư viện góc lớp thân thiện.
Nội quy cần sử dụng ngôn từ thân thiện, gần gũi với học sinh, thiết thực và đảm bảo quyền lợi nhiều nhất cho học sinh. Nội quy nên được minh họa, trang trí bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của học sinh.
1.1. Giải pháp 1: Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư xây dựng kinh phí để tăng đầu sách cho thư viện và xây dựng góc thư viện thân thiện tại lớp học và thư viện trường.
1.2. Giải pháp 2: Thống kê số liệu, làm kỹ thuật sách và phục chế sách cẩn thận đầy đủ, phân loại theo chủng loại, chủ đề... để từ đó lên kế hoạch phân sách về thư viện thân thiện ở các lớp.
1.3.Giải pháp 3: Tuyên truyền về sách, về phong trào xây dựng tủ thư viện thân thiện tại góc lớp. Đặc biệt là phong trào quyên góp tài liệu, sách báo hay không sử dụng nữa ở gia đình để ủng hộ tủ thư viện lớp mình cho các bạn cùng được đọc theo phương châm “góp một quyển sách , đọc một trăm quyển sách” .
1.4. Giải pháp 4: Tuyên truyền về ý thức giữ gìn sách báo, tài liệu sạch đẹp ngăn nắp. Phục chế lại sách cũ và bảo quản tài liệu cho cẩn thận.
1.5. Giải pháp 5 : Định kỳ kiểm tra về việc sử dụng và bảo quản sách, tài liệu sách báo. Khen thưởng tuyên dương kịp thời những tập thể và cá nhân sử dụng sách hiệu quả; bảo vệ sách, tài liệu cẩn thận.
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.1. Biện pháp 1: Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường
Hàng năm đầu năm học cán bộ thư viện tham mưu với ban giám hiệu đầu tư xây dựng kinh phí để tăng đầu sách cho thư viện và xây dựng góc thư viện thân thiện tại thư viện trường, lớp học. Mua thêm và đóng mới tủ, giá đựng sách, tài liệu,  Hàng năm nhà trường đầu tư khoảng 5 triệu tiền mua sách, tài liệu và báo; đầu tư mua tủ và giá để sách vở từ 5 đến 6 triệu đồng. Vì thế nên từ năm 2012 đến nay trường đã đóng được 10 tủ đựng sách báo thư viện lớp, có đầy đủ tủ, giá đựng sách ở thư viện trường; các đầu sách ngày càng tăng. Nguồn kinh phí từ nhà trường và từ công tác xã hội hóa giáo dục. 
 	Xây dựng góc thư viện lớp nhà trường yêu cầu trong góc thư viện lớp phải có tủ thư viện được bài trí theo từng ngăn, từng góc nhỏ gồm: góc vui chơi, góc văn hóa địa phương, góc nghệ thuật, góc đọc, góc viết...
Bài trí Góc vui chơi: 
Mỗi lớp có cách bài trí riêng.Để hướng tới cho học sinh tìm tòi khám phá tri thức tôi đã trưng bày tại góc lớp những tài liệu liên quan đến các hoạt động vui chơi giải trí,hướng dẫn về luật chơi. 
Chẳng hạn: Tôi đã trưng bày cuốn sách Hướng dẫn về cách chơi, luật chơi cờ vua. Góc này tôi tư vấn các lớp trưng bày một bộ cờ vua, một bộ hình lắp ghép...để học sinh giải trí sau mỗi tiết học. Từ đó học sinh đã phát huy được tư duy sáng tạo của mình. Chính vì vậy trong năm học này học sinh trường tôi tham gia thi cờ vua cấp huyện có 2 học sinh đạt giải. 
Bài trí Góc văn hóa địa phương: 
Nhằm giúp học sinh – giáo viên bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương như: Sưu tầm và trưng bày trang phục, nhạc cụ, làn điệu dân ca, bài hát, trò chơi dân gian hay những bức tranh về danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán của địa phương. Đồng thời bài trí giới thiệu một số cuốn sách về đề tài văn hóa dân gian (Dư địa chí Huyện Hà Trung, Lịch sử Đảng bộ xã Hà Giang...). Từ đó giúp các em có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về các nét đẹp văn hóa của địa phương.
Bài trí Góc nghệ thuật:
 Tôi đã phối hợp với nhóm cộng tác viên thư viện của lớp trang trí bằng những hình ảnh, sản phẩm do chính các em làm ra, như các bức tranh, hay những con búp bê bằng vải...để tạo hứng thú cho cảm hứng nghệ thuật của các em..Nên có sẵn những vật liệu, dụng cụ như giấy màu, đề can, kéo, băng dính, đất nặn.... để các em có thể sẵn sàng tham gia hoạt động. Góc nghệ thuật nên có một số thiết bị hỗ trợ như: băng đài, đĩa nhạc, một số kịch bản phân vai để các em sử dụng trong hoạt động của mình. Góc này nhằm giới thiệu cho các em những cuốn sách về đề tài “khéo tay hay làm”: Hướng dẫn cắm hoa nghệ thuật, Sách Hướng dẫn nặn tạo hình ... để học sinh tham khảo
Bài trí Góc đọc: 
Là góc quen thuộc, góc không thể thiếu trong bất cứ một thư viện góc lớp nào, góc này hướng tới mục đích hình thành và phát triển thói quen đọc sách, nâng cao kỹ năng đọc, bổ sung kiến thức và giải trí... Hoạt động này có tính chất tự do, các em có thể đến đây và tự tìm, đọc sách theo sở thích, các em có thể tùy chọn hình thức đọc cá nhân hay đọc theo nhóm. 
Vai trò của việc đọc sách là để khám phá thế giới, khám phá lịch sử nhưng quan trọng hơn là khám phá bản thân mình.
Đọc sách là để phát triển bản thân để mang lại tư tưởng mới và đặc biệt là đọc sách để rèn sự tập trung và thư giãn.
Có 2 loại sách tham khảo được lựa chọn trong thư viện đó là: sách tham khảo phục vụ trực tiếp giảng dạy các môn học và sách tham khảo mở rộng (loại sách hư cấu có nội dung được viết theo tưởng tượng của con người như: cổ tích, thần thoại, truyền thuyết và loại sách khoa học cung cấp các thông tin thực tế. Ví dụ như: Tại sao núi lửa phun trào và sách dùng để tra cứu, ví dụ: Từ điển bách khoa....)
Tài liệu ở góc này chủ yếu là các sách tham khảo, sách truyện thiếu nhi, được cán bộ thư viện cấp phát từ thư viện trường vào đầu mỗi tuần học. Nhóm cộng tác viên của lớp bao gồm: Giáo viên chủ nhiệm, Chủ tịch hội đồng tự quản và Phó chủ tịch Hội đồng tự quản sẽ đăng ký số lượng sách với thư viện vào thứ 6 hằng tuần, sau đó cán bộ thư viện sẽ tập hợp thống kê cho từng lớp và nhận vào sáng thứ 2 đầu tuần. Hết một tuần số lượng sách này sẽ được luân chuyển giữa các lớp với nhau. Ngoài ra tài liệu và sách tham khảo còn được xây dựng bởi các thành viên trong lớp. Các em có thể tự quyên góp những cuốn sách hay tại gia đình không còn sử dụng nữa đem đến để ủng hộ cho thư viện lớp mình. Từ đó làm cơ sở cho cuối mỗi năm học Nhà trường sẽ đánh giá phong trào quyên góp, ủng hộ sách, báo theo tinh thần “ góp 1 cuốn sách để được đọc trăm cuốn sách”.
Bài trí Góc viết: 
Góc này hướng tới mục đích phát triển năng khiếu viết, thúc đẩy tư duy sáng tạo, cung cấp thông tin đặc biệt là rèn chữ đẹp cho học sinh, ngoài ra còn hình thành và phát triển kỹ năng viết như viết đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể loại... các hoạt động có thể tổ chức trong góc viết này là: Viết thư, làm thơ, viết văn, viết bảng tin, ....Tại góc viết nên có bảng ghi rõ “góc viết” nhằm phân biệt với các khu vực của những góc khác, ở góc viết nên để sẵn giấy, bút, để các em có thể hoạt động ghi chép lại ngay những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
2.2. Biện pháp 2: Thống kê số liệu, làm kỹ thuật sách và phục chế cẩn thận đầy đủ, phân loại theo chủng loại, chủ đề...để từ đó lên kế hoạch phân sách về thư viện thân thiện ở góc các lớp.
 Sách tài liệu mới nhập về thư viện theo mô hình VNEN, tổng hợp số liệu và phân loại từng loại sách. Thống kê đầy đủ số lượng bạn đọc theo từng năm học, theo từng tháng, tuần để lên kế hoạch phân sách và tài liệu về thư viện các lớp.
Cán bộ thư viện phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhóm cộng tác viên của mỗi lớp để luôn cập nhật thống kê số lượng sách báo mà học sinh quyên góp về tủ thư viện lớp mình theo từng tuần, tháng, năm học. Những cuốn sách tài liệu và truyện sẽ được đánh dấu theo tên lớp và kí hiệu mã màu cho riêng từng lớp để khi trao đổi với lớp khác sẽ không bị lẫn lộn thất lạc hay mất mát.Đây cũng là cơ sở để cuối mỗi năm học cán bộ thư viện lấy cơ sở tổng hợp cho phong trào ủng hộ quyên góp sách theo công văn 327”Góp một cuốn sách để được đọc trăm cuốn sách”.
2.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền về sách, về phong trào xây dựng tủ thư viện thân thiện tại góc lớp. Đặc biệt là phong trào quyên góp tài liệu, sách báo hay không sử dụng nữa ở gia đình để mang về tủ thư viện lớp mình cho các bạn cùng được đọc.
 Cứ vào đầu năm học, cán bộ thư viện sẽ tham mưu cho Ban giám hiệu về việc phát động phong trào ủng hộ quyên góp sách báo tài liệu cũ đã qua sử dụng ở gia đình để mang về ủng hộ vào tủ sách thư viện thân thiện của lớp mình thêm phong phú đa dạng về chủng loại cũng như số lượng.
 Hàng tháng cán bộ thư viện sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền mở rộng cấp trường về sách: Thi kể chuyện theo sách (Năm học 2014-2015 đã tổ chức thi kể chuyện cấp trường về chủ để thầy cô, mái trường, chủ đề về mẹ...), (Tháng 11 năm học 2015-2016 cũng vừa tổ chức thi kể chuyện cho các bạn và chọn được 2 tiết mục dự thi cấp Huyện)
 Nhóm cộng tác viên trong đó có cả giáo viên chủ nhiệm sẽ là người thường xuyên đôn đốc nhắc nhở , quản lý việc ủng hộ quyên góp sách tài liệu cũ. Giáo viên chủ nhiệm cũng nên tuyên truyền hướng các em nên tìm sưu t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_goc_thu_vien_than_thien_tai_lop_hoc_nham_phat.doc