SKKN Xây dựng “Công thức lịch sử” các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc mĩ ở miền nam Việt Nam (1954 – 1975) trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT

SKKN Xây dựng “Công thức lịch sử” các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc mĩ ở miền nam Việt Nam (1954 – 1975) trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm qua, dân tộc ta đã phải đương đầu với nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo. Trong đó, cuộc chiến tranh xâm lược “thực dân kiểu mới” của đế quốc Mĩ là cuộc chiến tranh với lực lượng, vũ khí, phương tiện hiện đại nhất kéo dài hơn hai thập niên (1954 – 1975), dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử dân tộc.

Qua năm đời Tổng thống Mĩ nối tiếp nhau, điều hành kế hoạch chiến tranh xâm lược qua bốn chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới:

- Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960);

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965);

- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968);

- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973.

Cứ thua keo này, Mĩ lại bày keo khác, làm cho chiến tranh xâm lược ở Miền Nam Việt Nam ngày càng kéo dài, ngày một tăng cường và mở rộng ra toàn diện. Song tất cả những âm mưu và thủ đoạn của Đế quốc Mĩ đều bị thất bại hoàn toàn bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 vĩ đại, chúng ta đã thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch: “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào ” viết nên bản anh hùng ca chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng! Chiến tranh càng kéo dài, phức tạp và cuộc chiến đấu kiên cường không gì lay chuyển của nhân dân ta lại để lại trong nội dung chương trình lịch sử lớp 12 – THPT một thời kì lịch sử dài nhất (1954 – 1975), với nhiều nội dung, nhiều khái niệm, nhiều số liệu và dữ kiện lịch sử khó hiểu, khó nhớ và rất dễ nhầm lẫn làm cho học sinh rất ái ngại khi học thời kì lịch sử này. Trong khi đó giáo viên lịch sử chủ yếu cũng chỉ truyền thụ kiến thức rất máy móc – con đường mòn là “sách giáo khoa viết như thế nào thì dạy như thế ấy”. Việc học tập, nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, biểu tượng lịch sử để đối đầu với các kì thi vẫn là một yêu cầu bắt buộc đối với các em, đặc biệt là hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn lịch sử hiện nay trong kì thi THPT quốc gia nói chung, những học sinh dự thi học sinh giỏi môn lịch sử nói riêng. Vì vậy, “việc dạy học lịch sử như thế nào để trong một thời gian ngắn nhất đạt hiệu quả cao nhất” là một câu hỏi cần lời giải đáp đối với tất cả những người thầy. Hơn thế nữa, dạy học lịch sử còn phải thực hiện được sứ mệnh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.

 

doc 16 trang thuychi01 15641
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng “Công thức lịch sử” các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc mĩ ở miền nam Việt Nam (1954 – 1975) trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 3
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG “CÔNG THỨC LỊCH SỬ” CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC THỰC DÂN KIỂU MỚI CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 – 1975) TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 THPT
Người thực hiện: 	Lê Thị Ngọc Hà
Chức vụ: 	Giáo viên 
Đơn vị công tác: 	Trường THPT Quảng Xương 3
SKKN thuộc môn: 	Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI .......................................................................14
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm qua, dân tộc ta đã phải đương đầu với nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo. Trong đó, cuộc chiến tranh xâm lược “thực dân kiểu mới” của đế quốc Mĩ là cuộc chiến tranh với lực lượng, vũ khí, phương tiện hiện đại nhất kéo dài hơn hai thập niên (1954 – 1975), dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử dân tộc.
Qua năm đời Tổng thống Mĩ nối tiếp nhau, điều hành kế hoạch chiến tranh xâm lược qua bốn chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới:
- Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960);
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965);
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968);
- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973.
Cứ thua keo này, Mĩ lại bày keo khác, làm cho chiến tranh xâm lược ở Miền Nam Việt Nam ngày càng kéo dài, ngày một tăng cường và mở rộng ra toàn diện. Song tất cả những âm mưu và thủ đoạn của Đế quốc Mĩ đều bị thất bại hoàn toàn bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 vĩ đại, chúng ta đã thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch: “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào ” viết nên bản anh hùng ca chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng! Chiến tranh càng kéo dài, phức tạp và cuộc chiến đấu kiên cường không gì lay chuyển của nhân dân ta lại để lại trong nội dung chương trình lịch sử lớp 12 – THPT một thời kì lịch sử dài nhất (1954 – 1975), với nhiều nội dung, nhiều khái niệm, nhiều số liệu và dữ kiện lịch sử khó hiểu, khó nhớ và rất dễ nhầm lẫn làm cho học sinh rất ái ngại khi học thời kì lịch sử này. Trong khi đó giáo viên lịch sử chủ yếu cũng chỉ truyền thụ kiến thức rất máy móc – con đường mòn là “sách giáo khoa viết như thế nào thì dạy như thế ấy”. Việc học tập, nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, biểu tượng lịch sử để đối đầu với các kì thi vẫn là một yêu cầu bắt buộc đối với các em, đặc biệt là hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn lịch sử hiện nay trong kì thi THPT quốc gia nói chung, những học sinh dự thi học sinh giỏi môn lịch sử nói riêng. Vì vậy, “việc dạy học lịch sử như thế nào để trong một thời gian ngắn nhất đạt hiệu quả cao nhất” là một câu hỏi cần lời giải đáp đối với tất cả những người thầy. Hơn thế nữa, dạy học lịch sử còn phải thực hiện được sứ mệnh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Với những trăn trở, say mê giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học về nội dung cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975), đặc biệt là hệ thống hóa kiến thức, đúc rút hình thành khái niệm các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ một cách chính xác và cô đọng.
Trong những ngày này, cả nước ta đang thi đua ái quốc, tiến tới kỷ niệm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2017) ngược dòng lịch sử, ôn lại một thời kỳ đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng vẻ vang của dân tộc là một việc làm rất thiết thực. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm dạy học: “Xây dựng công thức lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) trong dạy học lịch sử lớp 12 THPT” mong rằng đây cũng là một thành tích bé nhỏ của mình dâng lên ngày hội non sông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu phương pháp dạy học ở nội dung các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở Miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
Trên cơ sở đó, đề tài này sẽ hướng dẫn cho học sinh lớp 12 một phương pháp học phù hợp nhất về một thời kì lịch sử có nội dung phức tạp, về một cuộc chiến tranh xâm lược được triển khai qua nhiều giai đoạn với nhiều kế hoạch chiến lược chiến tranh. Các em sẽ nắm vững kiến thức cơ bản, nhớ bền vững để đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa được những nội dung cơ bản của chương và giúp các em đạt được kết quả cao trong các kỳ thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở Miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) và học sinh lớp 12 THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu qua cơ sở lí luận của dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu trên cơ sở phương pháp dạy học lịch sử.
- Phương pháp khái quát hóa kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều năm và dự giờ của các đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm thực tế qua giảng dạy ở các lớp và trên cơ sở đặc điểm tình hình của học sinh.
- Phương pháp phân tích, thống kê đối tượng.
- Phương pháp điều tra, đánh giá, so sánh, tổng hợp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Điểm mới của đề tài này là trên cơ sở giúp học sinh nắm vững những kiến thức của các chiến lược chiến tranh, xâm lược của đế quốc Mĩ (1954 – 1975) ở miền Nam Việt Nam, đề tài giúp học sinh đối chiếu, so sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa các chiến lược và hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác cả một thời kì lịch sử - một chương của chương trình lịch sử lớp 12. Đề tài sẽ cho các em một “cách nhìn” biện chứng về lịch sử để ôn tập chương trình có hiệu quả, ứng dụng cho các môn học xã hội và trong thực tiễn cuộc sống.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Trên cơ sở nhận thức luận Mác – xit Lê nin xít “dạy học lịch sử là tái tạo lại bức tranh của quá khứ một cách chân thực, sinh động” (1) để nhằm hình thành khái niệm và tạo biểu tượng lịch sử và cuối cùng phải đạt được mục tiêu của dạy học lịch sử là giáo dục lòng yêu nước, tự hào truyền thống dân tộc.
Theo quan điểm dạy học Mác – xít: “Dạy học là một nghệ thuật”(2), do đó trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, chúng ta không những phải truyền thụ cho học sinh những kiến thức đã có sẵn mà còn phải hướng dẫn cho các em một phương pháp học tập bộ môn phù hợp, từ đó có thể phát huy khả năng tư duy, độc lập sáng tạo của các em, các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Theo tôi “nghệ thuật” dạy và “nghệ thuật học” là cả một vấn đề quan trọng của quá trình dạy – học. Năm tháng đã trôi qua, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta sẽ lùi về quá khứ. Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ – Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng lùi xa, song tội ác tày trời của đế quốc Mĩ – Chiến thắng mang tầm vóc thời đại của nhân dân ta không thể xóa nhòa trong tâm trí nhân loại. Bản chất của chiến tranh vẫn còn phơi bày qua các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới mà Mĩ đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 – 1975. 
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, tôi muốn trình bày phương pháp truyền thụ các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã liên tục tiến hành ở miền Nam nước ta, cũng như truyền thụ cho các em một cách học các chiến lược chiến trnah đó dưới dạng các công thức lịch sử, để hình thành các khái niệm lịch sử về các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ một cách ngắn gọn, xúc tích và dễ học, dễ nhớ nhất. Từ khái niệm đã có, các em có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các chiến lược, nhớ lâu và nhớ bền vững kiến thức. Bằng việc “công thức hóa” khái niệm lịch sử, tập cho các em tìm những ngôn từ phù hợp để gắn kết các từ ngữ, đọc khái niệm bằng các kí hiệu quen thuộc thành một khái niệm hoàn chỉnh, nâng cao khả năng khái quát hóa, đánh giá sự kiện, biến cố lịch sử trên cơ sở đó, các em có thể vận dụng vào việc học tập một nội dung khác hoặc bất cứ một bộ môn khác và cả trong thực tiễn của cuộc sống.
2.2. Thực trạng của các vấn đề nghiên cứu
Cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ được tiến hành từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Nam nước ta và mở rộng phá hoại ra cả miền Bắc đã để lại nhiều hậu quả nặng nề và lâu dài cho đất nước ta, những tội ác của chiến tranh mà chúng ta không thể kể xiết:
- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổ máu vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Vô vàn cơ sở vật chất bị phá hủy.
- Vô số bom mìn Mĩ đã dội xuống còn chưa nổ trên những làng mạc.
- Dị tật do chát độc dioxin .
Đó chính là những thủ đoạn tàn ác và thâm độc mà Mĩ đã thực hiện qua các chiến lược chiến xâm lược thực dân kiểu mới ở nước ta.
Ngày nay, hòa bình là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Sự bùng nổ của khoa học, công nghệ làm cho quốc tế “toàn cầu hóa” cao độ, đất nước Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới, đòi hỏi phải “mở cửa” đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, quan hệ Việt – Mĩ đã được thiết lập từ năm 1995, từ đó Mĩ đã trở thành một nhà đầu tư, một đối tác quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể quên đi nổi đau của chiến tranh, mà cần phải “ôn lại” quá khứ để xây dựng tương lai, chúng ta có thể yêu cầu Mĩ phải thực hiện đúng cam kết “góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh” ở Việt Nam.
Xu thế hội nhập hiện nay, nhân dân ta cũng phải nêu cao cảnh giác, phát huy sức mạnh truyền thống dân tộc để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước.
Trong những năm qua, cùng với chương trình cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đổi mới nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, việc ứng dụng các thiết bị dạy học hiện đại đã diễn ra rất sôi nổi, khẩn trương trong tất cả các cấp học, trường học. Nhiều công trình nghiên cứu cho giáo dục, các biện pháp dạy học mới, thi cử được ứng dụng cũng đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay, cũng như góp phần nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, tư duy tích cực, sáng tạo cho học sinh, kết quả chất lượng giáo dục cũng được cải thiện đáng kể. Trong xu thế đó, bộ môn lịch sử cũng có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, trong quá trình “hiện đại hóa” dạy học lịch sử mà chúng ta vẫn còn sơ suất, tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục:
- Đối với giáo viên:
+ Do dạy học bằng thiết bị công nghệ hiện đại, nên chúng ta chủ yếu cóp những hình ảnh, thông tin và trình chiếu cho học sinh quan sát chứ không tập trung hình thành các khái niệm lịch sử.
+ Qua dự giờ một số đồng nghiệp thì việc dạy học lịch sử của giáo viên vẫn thiên về truyền thụ kiến thức, chứ chưa hướng dẫn cho học sinh một phương pháp học phù hợp để từ đó các em có thể ghi nhớ lịch sử dễ dang và yêu thích môn học.
+ Trong dạy học lịch sử ở nội dung cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), giáo viên chỉ dạy theo nội dung của sách giáo khoa nên không chú ý đến việc hình thành khái niệm của các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã tiến hành, do đó học sinh không thể dễ dàng so sánh các chiến lược, hiểu mức độ của chiến tranh để thấy được ý chí quyết tâm chiến thắng giặc Mĩ của nhân dân ta.
- Đối với học sinh:
+ Đại đa số các em đều không hứng thú, không thích học lịch sử vì rất dài, nhiều số liệu khó nhớ. Bên cạnh đó nhiều trường Đại học cũng không yêu cầu thi bộ môn này, thi tốt nghiệp thì học sinh được lựa chọn một môn. Thực trạng đó dẫn đến nhận thức lịch sử dân tộc của các em còn “mù mờ”, tình trạng “mù lịch sử” của học sinh THPT là rất phổ biến.
+ Số học sinh lựa chọn học và thi môn lịch sử thì chủ yếu vẫn là học vẹt, học thuộc lòng các khái niệm của chiến lược chiến tranh, nên chỉ quên một từ là các em không thể nhớ ra được nữa, chưa nói đến phải hiểu, nhớ sâu, nhớ bền vững và tư duy logic về lịch sử.
+ Năm học này là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện kỳ thi THPT quốc gia theo lựa chọn tổ hợp môn, hình thức trắc nghiệm khách quan. Theo kết quả đăng kí của học sinh nói chung, ở trường THPT Quảng Xương 3 nói riêng đa số học sinh lựa chọn tổ hợp môn Khoa học xã hội gồm: Lịch sử - Đại lí – Giáo dục công dân.
Từ thực trạng trên đã đặt ra cho chúng ta thấy rằng, việc dạy học lịch sử không còn có thể mang tính đối phó được nữa, cần phải tìm tòi, sáng tạo một phương pháp dạy, phương pháp lĩnh hội kiến thức ở từng nội dung cụ thể, trang bị cho các em những tri thức và sáng tạo trước thềm kì thi mới.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
Thông qua các bài học thuộc nội dung lịch sử của chương IV, chương trình lịch sử lớp 12 giáo viên lần lượt tiến hành giảng dạy bình thường các nội dung: Hoàn cảnh, nội dung, âm mưu và thủ đoạn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ:
+ Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960);
+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1951 – 1965);
+ Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968);
+ Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973).
Sau khi đã truyền thụ các nội dung trên, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh xây dựng các “công thức” cho những nội dung các chiến lược đó, viết nội dung các chiến lược dưới dạng các công thức ngắn gọn sẽ giúp các em quan sát nhanh về cách thức tiến hành chiến tranh của Mĩ qua các giai đoạn nhưng lại nhớ sâu và bền vững hơn bằng các kí hiệu thông dụng như “+”, “-”, “→” 
Giáo viên sẽ để các em tự tìm tòi các ngôn ngữ chính xác, phù hợp với từng kí hiệu của các “công thức” và tập đọc các công thức thành các khái niệm hoàn chỉnh. Các em sẽ nắm vững bốn khái niệm về “Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”, từ đó các em có thể tự hình thành khái niệm “Đông dương hóa chiến tranh” và sẽ rút ra được đế quốc Mĩ sẽ tiếp tục chiến tranh ở miền nam Việt Nam sau khi kí “Hiệp định Pari, rút quân về nước bằng chiến lược nào một cách chính xác.
Tổ chức ôn tập chương cho học sinh, hệ thống hóa kiến thức, tổng hợp đánh giá, so sánh bằng các dạng sơ đồ, bảng biểu giúp các em quan sát tổng thể một cuộc chiến tranh đế quốc Mĩ đã tiến hành trong 21 năm (1954 – 1975), các em sẽ có cái nhìn khác về chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ và đặc biệt biểu tượng sinh động về cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ nhưng cũng tràn đầy khí phách anh hùng của dân tộc. Các em có quyền tự hào về truyền thống vẻ vang và cần phải phát huy truyền thống đó trong thời đại hiện nay.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
a. Xây dựng “công thức lịch sử”
 Việc xây dựng “công thức lịch sử” để hình thành khái niệm các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện trong nội dung các bài: Bài 21 (tiết 36 và 38), bài 22 (tiết 39 và 40).
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các khái niệm dưới dạng “công thức”, bằng các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề như: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là loại hình chiến tranh như thế nào? Chiến lược đó được tiến hành bằng lực lượng nào là chủ yếu? Ai chỉ huy và trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh?  Trên cơ sở đó học sinh sẽ tự tìm tòi, trả lời các câu hỏi, giáo viên có thể kích thích sự tuy duy, sáng tạo của các em bằng câu hỏi tiếp theo: Vậy chúng ta có thể viết nội dung các khái niệm đó dưới dạng công thức được không? Viết như thế nào?
* Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960):
(Thực hiện dạy học ở bài 21, tiết 36)
- Giáo viên cho học sinh tự chủ động tìm hiểu các nội dung chính:
+ Hoàn cảnh ra đời của chiến lược:
Tháng 7/1956 Pháp rút quân khỏi Việt Nam, nhưng không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Mĩ nhảy vào miền Nam thực hiện “lấp lỗ trống, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ, lập chính quyền tay sai “gia đình trị” do Ngô Đình Diệm đứng đầu nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự 
+ Nội dung chiến lược:
Mĩ viện trợ về kinh tế, quân sự và chính trị cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện theo chỉ đạo của Mĩ, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người cộng sản và những người dân yêu nước bằng các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”(3) 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết nội dung chiến lược chiến tranh dưới dạng “công thức”:
1
“Chiến tranh đơn phương” – hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới = Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm + Viện trợ của Mĩ → Lực lượng cách mạng + Nhân dân ta
* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)(4):
(Thực hiện bài học ở bài 21, tiết 38)
- Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức bằng các câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên: Hoàn cảnh ra đời của chiến lược? Thực hiện trong thời gian nào? “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành như thế nào? Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược? 
+ Hoàn cảnh: Cuối năm 1960 hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
+ Thời gian: Từ năm 1961 - 1965.
+ Nội dung: “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân độc quyền tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố văn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
+ Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt”
+ Thủ đoạn: Thực hiện “bình định” miền Nam bằng các cuộc hành quân dồn dân “lập ấp chiến lược” qua hai kế hoạch: Kế hoạch Staley-Taylor (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng), kế hoạch Giôn - Xơn - Mác namara (bình định miền Nam trong vòng 2 năm).
- Dựa vào công thức chiến lược “Chiến tranh đơn phương” đã xây dựng, giáo viên cho học sinh thực hành viết chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” dưới dạng công thức:
2
“Chiến tranh đặc biệt” – Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới = quân đội tay sai + cố vẫn Mĩ + Trang bị Mĩ → Lực lượng cách mạng + nhân dân ta
* Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968)(5) 
(Thực hiện bài học bài 22, tiết 39)
+ Hoàn cảnh” Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đồng thời mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
+ Thời gian: 1965 - 1968.
+ Nội dung chiến lược: “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước Đồng minh Mĩ có sự hỗ trợ của quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
+ Âm mưu: Ỷ vào sức mạnh của hoả lực, giành lại thế chủ động trên chiến trường đẩy ta vào thế phòng ngự phân tán và làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
+ Thủ đoạn: Kết hợp giữ “tìm diệt” cộng sản và “bình định” miền Nam.
Học sinh thực hành viết công thức của chiến lược:
3
“Chiến tranh cục bộ” - Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới = Quân đội Mĩ + Quân đồng minh Mĩ + Quân đội Sài Gòn + Cố vấn Mĩ + Trang bị Mĩ → Chống lại lực lượng cách mạng + nhân dân ta
* Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973)(6):
Tương tự như các chiến lược đã được học, giáo viên để học sinh thực hành.
Điền các thông tin cho các nội dung:
+ Hoàn cảnh ra đời: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Mĩ vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam bằng chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, mở rộng chiến tranh ra toàn bộ Đông Dương bằng chiến lược “Đông dương hoá chiến tranh”
+ Thời gian: 1969 - 1973.
+ Nội dung: “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, với sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ, do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.
+ Âm mưu: Dùng người Việt đánh người Việt.
+ Thủ đoạn: Rút dần quân Mĩ và quân Đồng minh về nước, tăng cường quân đội Sài Gòn nhằm giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường và tận dụng triệt để xương máu người Việt Nam.
Tăng viện trợ về kinh tế, quân sự, chính trị cho chính quyền Sài Gòn để tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc và lợi dụng cả thủ đoạn ngoại giao nhằm cô lập cuộc kháng chiến của ta.
- Học sinh tự xây dựng “công thức” cho “Việt Nam hoá chiến tranh” và hình thành khái niệm chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”:
4
“Việt Nam hóa chiến tranh” – Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới = Quân đội Sài Gòn + Cố vấn Mĩ + Hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ.
Trên cơ sở khái niệm “Việt Nam hoá chiến tranh” học sinh sẽ tự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_cong_thuc_lich_su_cac_chien_luoc_chien_tranh_x.doc