SKKN Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp Tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh

SKKN Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp Tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh

Hoạt động khởi động: Hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ nhất của quá trình dạy học. Tại bước này, GV đưa ra tình huống có vấn đề gợi cho HS nhu cầu muốn tìm hiểu cấu trúc câu lệnh và khám phá câu lệnh tương ứng để giải quyết tình huống đã nêu. Vấn đề được nêu ra nên gắn với thực tế gần gũi xung quanh HS hoặc thực tế đời sống xã hội. Vấn đề được nêu ra nếu thuận lợi sẽ được liên hệ với nội dung giáo dục để HS thấy được ý nghĩa, tác dụng của bài học và yêu thích môn học hơn.

Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập: Hai hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ hai và thứ ba của quá trình dạy học một câu lệnh, đó là Giới thiệu câu lệnh và Củng cố câu lệnh.

Trong bước giới thiệu câu lệnh, GV dẫn dắt HS khám phá cú pháp và hoạt động của câu lệnh. Có hai cách để thực hiện điều này. Cách thứ nhất: GV giới thiệu cú pháp và hoạt động của câu lệnh, rồi lấy ví dụ minh họa. Tiếp theo, GV nêu ví dụ khác hoặc đề nghị HS nêu ví dụ khác và yêu cầu HS giải thích hoạt động của câu lệnh trong ví dụ đó. Cách thứ hai: GV lấy một số ví dụ hoặc tình huống cụ thể mà ở đó câu lệnh được sử dụng. Tiếp theo GV đề nghị HS khái quát thành cú pháp tổng quát và nêu hoạt động của câu lệnh. Cách thứ hai phát huy được tính tích cực học tập của HS.

Trong bước củng cố câu lệnh, GV tổ chức cho HS hai hoạt động chủ đạo đó là nhận dạng và thể hiện câu lệnh. Hoạt động nhận dạng giúp HS viết đúng câu lệnh, tránh được các sai sót mà HS thường mắc phải khi viết câu lệnh. Hoạt động thể hiện rèn luyện cho HS cách áp dụng trực tiếp câu lệnh để giải quyết một yêu cầu đơn giản; hoặc vận dụng câu lệnh để giải quyết các yêu cầu phức tạp hơn, đòi nhiều thao tác tư duy hơn.

Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng: Hoạt động vận dụng được thực hiện khi tiến hành bước thứ tư của quá trình dạy học một câu lệnh, đó là Ứng dụng câu lệnh để giải quyết bài toán. Tại bước này, GV đưa ra một số bài toán đơn giản và gần gũi với HS, rồi hướng dẫn HS sử dụng kết hợp câu lệnh vừa học với những câu lệnh khác để cài đặt thuật toán giải quyết bài toán.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng dành cho đối tượng HS khá và có thể không thực hiện đối với lớp mà trình độ chung của HS là thấp. Có hai cách để tiến hành hoạt động này. Cách thứ nhất là tiến hành như một bước độc lập (bước thứ năm - mở rộng, đào sâu - của quá trình dạy học một câu lệnh); Cách thứ hai là thực hiện lồng ghép như một pha phía sau (phrase of deep learning) ngay trong hoạt động vận dụng. Nội dung của hoạt động tìm tòi, mở rộng là những bài toán được GV gợi ra nhằm hướng dẫn HS vận dụng kết hợp các câu lệnh với nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc các vấn đề của liên môn.

doc 37 trang Mai Loan 14/04/2025 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp Tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Xây dựng các hoạt động trong dạy học và 
 bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp tin học 11 
 nhằm phát triển năng lực của học sinh”
 Vĩnh Phúc, Năm 2018 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu 
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng 
lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm 
chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo 
dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ 
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, 
tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. 
 Trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay, việc lập được các chương trình 
tự hoạt động cho máy tính, máy gia dụng là cần thiết. Và để làm được việc đó 
cần có một quá trình nghiên cứu, học tập về ngôn ngữ lập trình lâu dài, qua đó 
nhà lập trình có thể chọn một ngôn ngữ lập trình thích hợp. Tuy nhiên mọi thứ 
đều có điểm khởi đầu của nó, với học sinh việc học Pascal là khởi đầu cho việc 
tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao. Từ đó các em có thêm một định hướng, một 
niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau này. Đồng thời 
Pascal là một “ngôn ngữ học đường”.
 Bản chất viết chương trình là một môn học khó, trừu tượng, học sinh khó 
nắm kiến thức. Học sinh muốn nắm được kiến thức phải nắm vững những kiến 
thức cơ bản của các câu lệnh, nhất là cấu trúc lặp là một cấu trúc khó đối nhiều 
học sinh.
 Từ thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các năm tại trường 
THPT A tôi thấy rằng: Đại đa số học sinh coi môn Tin là môn học phụ nên các 
em chỉ học cho xong mà hầu như chưa phát huy được hết năng lực của mình. 
Do đó tôi băn khoăn và suy nghĩ vậy làm thế nào để qua mỗi hoạt động học của 
học sinh trong giờ học có thế phát huy được năng lực của các em? Bên cạnh đó 
đầu tháng 8 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có tập huấn cho giáo viên về phương pháp và kĩ 
thuật tổ chức các hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học và đổi mới 
sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông. Mà năm học 2017 tôi đã đạt giải Nhì 
cấp Bộ trong cuộc thi dạy học tích hợp liên môn với chủ đề cấu trúc lặp. Nên ngay từ 
đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã chọn và xây dựng đề tài “Xây dựng các hoạt 
động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp tin học 
11 nhằm phát triển năng lực của học sinh”.
2. Tên sáng kiến 
 “Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi 
chủ đề cấu trúc lặp tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh”.
 3 một yêu cầu đơn giản; hoặc vận dụng câu lệnh để giải quyết các yêu cầu phức 
tạp hơn, đòi nhiều thao tác tư duy hơn.
 Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng: Hoạt động vận dụng được 
thực hiện khi tiến hành bước thứ tư của quá trình dạy học một câu lệnh, đó là 
Ứng dụng câu lệnh để giải quyết bài toán. Tại bước này, GV đưa ra một số bài 
toán đơn giản và gần gũi với HS, rồi hướng dẫn HS sử dụng kết hợp câu lệnh 
vừa học với những câu lệnh khác để cài đặt thuật toán giải quyết bài toán.
 Hoạt động tìm tòi, mở rộng dành cho đối tượng HS khá và có thể không 
thực hiện đối với lớp mà trình độ chung của HS là thấp. Có hai cách để tiến hành 
hoạt động này. Cách thứ nhất là tiến hành như một bước độc lập (bước thứ năm 
- mở rộng, đào sâu - của quá trình dạy học một câu lệnh); Cách thứ hai là thực 
hiện lồng ghép như một pha phía sau (phrase of deep learning) ngay trong hoạt 
động vận dụng. Nội dung của hoạt động tìm tòi, mở rộng là những bài toán được 
GV gợi ra nhằm hướng dẫn HS vận dụng kết hợp các câu lệnh với nhau để giải 
quyết các vấn đề phức tạp hoặc các vấn đề của liên môn.
5.2. Bảng các năng lực cần hình thành cho học sinh
 Các năng lực 
 Biểu hiện
 chung
 a. Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ 
 động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn 
 đấu thực hiện.
 b. Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; 
 thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản 
 thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn 
 tài liệu phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, 
 1. Năng lực sách tham khảo, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng 
 tự học ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, 
 bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý 
 chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của 
 nhiệm vụ học tập.
 c. Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân 
 khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của 
 giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người 
 khác khi gặp khó khăn trong học tập.
 2. Năng lực a. Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu 
 giải quyết vấn được tình huống có vấn đề trong học tập.
 đề b. Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến 
 5 phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
 a. Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao tiếp các 
 nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn 
 thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
 b. Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với 
 công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu 
 được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá 
 được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề 
 xuất cho nhóm phân công.
6. Năng lực 
 c. Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên 
hợp tác
 cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng 
 thành viên trong nhóm các công việc phù hợp.
 d. Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, 
 góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm 
 tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
 e. Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung 
 của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả 
 nhóm.
 a. Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các 
 nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT 
 cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các 
 lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ 
7. Năng lực sử 
 khác nhau, tại thiết bị và trên mạng.
dụng công 
 b. Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ 
nghệ thông tin 
 học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm 
và truyền 
 đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp 
thông
 của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác 
 lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu 
 thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ 
 học tập trong cuộc sống.
 a. Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối 
 thoại, truyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, 
 đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề 
8. Năng lực sử thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội 
dụng ngôn ngữ dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng 
 văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; 
 viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn.
 b. Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông 
 7 Mô tả nội dung của hoạt động
Em có thể dùng câu lệnh nào để chương trình in ra màn hình dãy số sau: 1 2 3 4 
5 6 7 8 9 10
Sau đó trả lời các câu hỏi sau: 
(1) Nếu muốn in ra 100 hoặc 1000 số thì ta phải làm thế nào?
(2) Em có nhận xét gì khi sử dụng 100 hoặc 1000 câu lệnh tương tự như vậy 
không,?
GV tổng kết lại: Như vậy thì mất rất nhiều thời gian và dễ sai sót, mà các câu 
lệnh thực hiện tương tự nhau được viết lại rất nhiều lần. Vậy có cách nào khác 
để giải các bài toán có câu lệnh tương tự mà phải viết nhiều lần như vậy không? 
Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề “Cấu trúc lặp”.
(6) Lý do xây dựng nội dung hoạt động này nhằm mục đích tạo sự tò mò cho 
học sinh vì với bài toán đó học sinh có thể giải quyết được nhưng khi phát triển 
bài toán lớn hơn thì cách mà học sinh biết lại chưa tối ưu, các em sẽ tò mò, hứng 
thú tìm hiểu bài để giải quyết bài toán tối ưu nhất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc lặp
(1) Mục tiêu: HS hiểu được nhu cầu sử dụng và ý nghĩa của cấu trúc lặp. HS 
hiểu hai loại cấu trúc lặp: lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết 
trước. Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Dạy học nêu vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS được giao nhiệm vụ tìm hiểu tình huống phát sinh cấu trúc
lặp thông qua bài toán cụ thể.
Mô tả nội dung của hoạt động
Cách 1(Dùng với đối tượng học sinh ban xã hội)
Có 1 cái ca và 2 cái thùng cần đổ nước vào hai thùng
- Đổ 10 ca nước vào thùng thứ nhất.
- Đổ nước vào thùng thứ hai đến khi nào đầy thì thôi.
Em cho biết việc dùng ca đổ nước vào thùng 1 là bao nhiều lần, vào thùng 2 là 
bao nhiêu lần?
GV tổng kết lại: Việc đổ nước vào thùng 1 được lặp lại 10 lần gọi là lặp số lần 
biết trước. Việc đổ nước vào thùng 2 gọi là lặp với số lần chưa biết trước.
Trong lập trình có những thao tác phải lặp lại nhiều lần, khi đó ta gọi là cấu trúc 
lặp. Cấu trúc lặp có 2 loại:
 Lặp với số lần biết trước.
 Lặp với số lần chưa biết trước.
Các NNLT đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc lặp.
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_cac_hoat_dong_trong_day_hoc_va_boi_duong_hoc_s.doc