Nâng cao chất lượng giờ học bằng phương pháp vận dụng nghiên cứu bài học và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học bài Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con - Tin học 11

Nâng cao chất lượng giờ học bằng phương pháp vận dụng nghiên cứu bài học và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học bài Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con - Tin học 11

Tin học là một ngành khoa học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và là một môn học rất thiết thực chương trình học trung học phổ thông. Trong đó có chương trình tin học khối 11 là kiến thức khó và là kiến thức để thi học sinh giỏi trung học phổ thông, vậy với lối dạy học truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc sẽ làm cho học sinh khó hiểu và không hứng thú học bài. Vì vậy yêu cầu hiện nay đặt ra là cần phải có phương pháp dạy học như thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

 

doc 18 trang thuychi01 6082
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng giờ học bằng phương pháp vận dụng nghiên cứu bài học và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học bài Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con - Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu
Trang
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2-3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5-14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14-15
III. Kết luận, kiến nghị
15
3.1. Kết luận.
15
3.2. Kiến nghị.
16
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Tin học là một ngành khoa học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và là một môn học rất thiết thực chương trình học trung học phổ thông. Trong đó có chương trình tin học khối 11 là kiến thức khó và là kiến thức để thi học sinh giỏi trung học phổ thông, vậy với lối dạy học truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc sẽ làm cho học sinh khó hiểu và không hứng thú học bài. Vì vậy yêu cầu hiện nay đặt ra là cần phải có phương pháp dạy học như thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trung học”. 
 Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, vì nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học. 
Hưởng ứng chủ đề năm học 2016-2017 “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” và phong trào của ngành phát động “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” đang đặt ra cho giáo viên và học sinh phải tìm ra được phương pháp truyền thụ mới và cách học mới thật hiệu quả.
Vậy một tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học được thiết kế như thế nào? học sinh hoạt động ra sao trong các tiết học này? Là những câu hỏi mà tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ, nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. Chính vì lí do trên nên tôi chọn đề tài: Nâng cao chất lượng giờ học bằng phương pháp vận dụng nghiên cứu bài học và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học bài “Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con - Tin học 11 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm cung cấp cho học sinh một phương pháp học tập mới, đó là phương pháp nghiên cứu bài học thông qua hoạt động nhóm giúp các em có thể tổng hợp, khái quát và có thể ghi nhớ sâu kiến thức của bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Phương pháp dạy học môn tin, bài: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Khảo sát tư liệu: Là việc nghiên cứu các bài kiểm tra của học sinh và các nguồn tư liệu khác có liên quan đến quá trình dạy học môn Tin học. Khi nghiên cứu cần có mục đích rõ ràng và kế hoạch cụ thể.
	Thực nghiệm sư phạm: Hình thức phổ biến của thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả dạy học trong lớp các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm là lớp học trong giảng dạy có đưa vào sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh đạt kết quả kiến thức bài học tốt hơn.
	Trong quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn lớp11B4 là lớp thực nghiệm và lớp 11B3 là lớp đối chứng.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt nam qua các kỳ Đại hội luôn khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Để chất lượng giáo dục đạt kết quả cao đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, đồng thời có kinh nghiệm giảng dạy để đưa ra các phương pháp giúp học sinh học tập đạt kết quả cao nhất.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra rằng “Nghiên cứu bài học nhằm cải tiến, đổi mới thực tiễn dạy học của giáo viên trong từng bài học cụ thể của chương trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học đồng thời đây là biện pháp để phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên”. Nghiên cứu bài học được đưa ra dựa trên lý thuyết vùng phát triển gần của nhà tâm lý học người Nga Vygotsky (1896-1934) và lý thuyết vòng đối thoại của Mikhail Bakhtin (1895-1975). 
- NCBH dựa trên lý thuyết vùng phát triển gần 
Việc học tập của HS và phát triển năng lực chuyên môn của GV trong NCBH dựa trên cơ sở lý thuyết vùng phát triển gần của nhà Tâm lý học người Nga Vygotsky. Theo lý thuyết này nội dung dạy học chỉ có ý nghĩa khi nằm trong vùng phát triển gần của người học. 
Do đó, nhiệm vụ của NCBH là xác định rõ vùng phát triển gần để lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Mỗi lớp học thông thường có ba nhóm học sinh, nhóm A là nhóm học sinh khá, giỏi, nhóm B là nhóm trung bình, còn nhóm C là nhóm yếu kém. Để dạy học hiệu quả, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra, đánh giá phải có tác động tích cực đến cả ba nhóm đối tượng. Sự phân hóa trong dạy học ở đây bao gồm phân hóa theo mức độ nhận thức, phân hóa theo nội dung nhiệm vụ học tập, phân hóa theo phong cách học tập, phân hóa theo sản phẩm. Do trình độ hiện tại của người học, cũng như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV không đồng đều nên rất cần sự nghiên cứu, chia sẻ theo NCBH. Giữa quá trình phát triển của người học với quá trình dạy học không diễn ra đồng thời. Cơ chế tác động của quá trình dạy học đến quá trình phát triển của cá nhân người học là rất phức tạp, cần được suy ngẫm, theo tinh thần NCBH.
- NCBH dựa trên lý thuyết vòng đối thoại của Mikhail Bakhtin 
	Con người học qua tương tác giữa các vòng tròn đối thoại. Theo lý thuyết của Mikhail Bakhtin, việc học hỏi của con người mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Người ta sống, giao tiếp và học hỏi thông qua hệ thống tương tác đan xen, tương hỗ. Theo ý nghĩa đó, quá trình dạy học nói chung và việc học nói riêng không chỉ là sự tương tác theo chiều dọc giữa giáo viên với học sinh mà còn có sự tương tác theo chiều ngang, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với học liệu. Sự tương tác qua các vòng tròn đối thoại không những là công cụ vật chất mà còn là những công cụ tâm lý mạnh mẽ thúc đẩy, tạo động lực cho việc học. 
	Xuất phát từ những quan điểm trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: 	Nâng cao chất lượng giờ học bằng phương pháp vận dụng nghiên cứu bài học và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học bài “Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con - Tin học 11 ”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Trong quá trình dạy học phần kiến thức về chương trình con và lập trình có cấu trúc Tin học 11vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong SGK thời lượng tiết lí thuyết và tiết bài tập còn ít không thể đáp ứng được việc nắm kiến thức cũng như vận dụng kiến thức vào giải các dạng bài tập cho học sinh. Dẫn đến kết quả kiểm tra khảo sát rất thấp.
	Một thực trạng nữa là Tin học lớp 11 đòi hỏi sự tư duy tốt về mặt toán học đặc biệt là phần chương trình con và lập trình có cấu trúc nên trong quá trình học và làm bài kiểm tra làm cho học sinh rất khó hiểu. Các em cần được giáo viên đưa ra những phương pháp học tập hiệu quả nhất để đạt được kết quả học tập tốt nhất.
	Thực tế giảng dạy những năm qua cho thấy nhiều học sinh thực sự lúng túng trước những yêu cầu đặt ra của giáo viên. Riêng môn Tin học lớp 11, khi làm bài tập phần chương trình con và lập trình có cấu trúc còn nhiều học sinh chưa nắm được các yếu tố cơ bản của Chương trình con như: cách xác định cấu trúc chương trình con, tìm tham số hình thức, tìm biến cục bộ, tìm lời gọi thực hiện chương trình con và cách viết một chương trình con ở dạng đơn giản nhất.
	Xuất phát từ thực trạng trên, để giúp học sinh tiếp thu bài được tốt hơn, có kiến thức tốt phần chương trình con và lập trình có cấu trúc, tôi đã đưa ra phương pháp vận dụng nghiên cứu bài họcvà sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiết thứ hai của bài “Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con”.
	Kết quả bài kiểm tra 15 phút về tiết học trước của bài “Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con” như sau:
Lớp
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7, 8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B3
0
0
4
10%
10
25
20
50
6
15
11B4
6
15.4
8
20.5
20
51.3
5
12.8
0
0
	Lớp 11B3 và 11B4 là hai lớp có điểm đầu vào gần tương đương nhau. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát như trên thì kết quả lớp 11B4 thấp hơn hẳn so với lớp 11B3. Chính vì thế tôi muốn đưa phương pháp nghiên cứu bài học và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học tiết thứ 2 bài “ Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con” ở lớp 11B4 nhằm nâng cao kết quả học tập của 11B4.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Lựa chọn các lớp: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
	Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy khối 11, trong đó có hai lớp khối 11 là 11B3 và 11B4 là hai lớp học ban cơ bản có đầu vào tương đương nhau. Tuy nhiên lớp 11B3 học tốt hơn lớp 11B4. Do đó tôi chọn lớp 11B4 là lớp thực nghiệm và lớp 11B3 là lớp đối chứng.
2.3.2. Giảng dạy thực nghiệm:
2.3.2.1. Nội dung của Tiết 2-Bài 18
 Cấu trúc Hàm
Function [()]: ;
[]
Begin
 := ;
End;
Tham trị: Trong lời gọi hàm các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các giá trị cụ thể được gọi là tham số giá trị.
Tham biến: Trong lời gọi hàm, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là tên các biến chứa dữ liệu ra được gọi là tham số biến.
Lời gọi của một hàm trong chương trình
 [()]
Mối liên hệ giữa hàm và chương trình.	
2.3.2.2. Chuẩn bị bài dạy
2.3.2.2.1. Hoạt động nhóm
Chia lớp học 11B4 gồm 40 học sinh thành 4 nhóm - Mỗi nhóm 8 em. Trong nhóm cử 1 bạn làm nhóm trưởng.
Vị trí các nhóm trong lớp học:
 BGV	Cửa
Nhóm3
Nhóm1
Nhóm4
Nhóm2
Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy A0, bút dạ màu đen và băng dính hai mặt.
2.3.2.2.2. Phiếu học tập cho học sinh.
	Chuẩn bị 4 phiếu học tập cho các nhóm. Trên mỗi phiếu gồm chương trình và nội dung câu hỏi.	
Phiếu 1: Cho 2 chương trình
Chương trình 1:
Program Hoandoi1;
Uses crt;
Var a,b: integer;
Function Hoan_doi(var x,y:integer): integer;
 	 var tg:integer;
 Begin
 	 tg:= x;
 x:= y; 
 y:=tg;
 	 End;
Begin clrscr;
 	 a:=5; b:=10;
 writeln(a:6,b:6);
 Hoan_doi(a,b);
 writeln(a:6,b:6);
 readln
 End.
 	Chương trình 2:
Program Hoandoi2;
Uses crt;
Var a,b: integer;
Function Hoan_doi(x: integer; var y:integer): integer;
 	 Var tg:integer;
 Begin
 	 tg:= x;
 x:= y;
 y:=tg;
 	 End;
Begin clrscr;
 	 a:=5; b:=10;
 writeln(a:6,b:6);
 Hoan_doi(a,b);
 writeln(a:6,b:6);
 readln
 End.
 a. Trong 2 chương trình ở trên có sử dụng chương trình con dạng nào? Tại sao?
b. Khai báo phần đầu của chương trình con ở trên có gì khác với khai báo phần đầu của thủ tục? Tại sao?
 c. Xác định cấu trúc chương trình con ở trên?
 d. Tìm tham số hình thức (Tham biến hay tham trị), biến cục bộ?
 e. Tìm tham số thực sự, lời gọi thực hiện chương trình con?	
f. Dự đoán kết quả chương trình?
Phiếu 2: Cho chương trình
 Program Tong_2so;
Uses crt;
Var a,b:byte;
Function Tong2so(x,y:byte):integer;
	 Var tong:integer;
 Begin
 Tong:=x+y;
	 Tong2so:=Tong;
	 End;
Begin
 Clrscr;
 write(‘ moi nhap hai so a,b:‘);
 Readln(a,b);
 write(‘tong hai so la: ‘,Tong2so(a,b));
 readln
End. 
Trong chương trình ở trên có sử dụng chương trình con dạng nào? Tại sao?
Khai báo phần đầu của chương trình con ở trên có gì khác với khai báo phần đầu của thủ tục? Tại sao?
Trong phần thân của chương trình con này có câu lệnh gì mà trong phần thân của thủ tục không có? Tại sao?
Xác định cấu trúc chương trình con ở trên?
Tìm tham số hình thức (Tham biến hay tham trị), biến cục bộ?
Tìm tham số thực sự, lời gọi thực hiện chương trình con?	
g. Dự đoán kết quả chương trình?
Phiếu 3: Cho chương trình 
Program Rutgon_phanso;
Uses crt; 
Var Tuso, Mauso, a:Integer;
Function UCLN(x,y: integer):integer;
	 Var sodu:Integer;
	 Begin
	 while y0 do
 begin 
 sodu:=x mod y;
 x:= y;
 y:= sodu;
 end;
 UCLN:=x;
	 End;
Begin Clrscr;
 write(‘Nhap tu so, mau so vao: ‘);
 readln(Tuso, Mauso);
 a:=UCLN(Tuso, Mauso);
 if a>1 then
 begin
 Tuso:= Tuso div a;
 Mauso:= Mauso div a;
 end;
 writeln(Tuso:5, Mauso:5);
 readln
End.
Trong chương trình ở trên có sử dụng chương trình con dạng nào? Tại sao?
b. Khai báo phần đầu của chương trình con ở trên có gì khác với khai báo phần đầu của thủ tục? Tại sao?
c. Trong phần thân của chương trình con này có câu lệnh gì mà trong phần thân của thủ tục không có? Tại sao?
d. Xác định cấu trúc chương trình con ở trên?
e. Tìm tham số hình thức (Tham biến hay tham trị), biến cục bộ?
 f. Tìm tham số thực sự, lời gọi thực hiện chương trình con?	
 g. Dự đoán kết quả chương trình?
Phiếu 4: Cho chương trình sau
Program Minbaso;
Uses Crt;
Var a,b,c:real;
Function Min(a,b:real): real;
	 Begin
	if a<b then Min:=a
 else Min:=b;
 	End;
Begin Clrscr;
 write(‘nhap vao ba so: ‘);Readln(a,b,c);
 writeln(‘so nho nhat trong ba sola:‘,Min(Min(a,b),c);
 readln
End.
 a. Trong chương trình ở trên có sử dụng chương trình con dạng nào? Tại sao?
b. Khai báo phần đầu của chương trình con ở trên có gì khác với khai báo phần đầu của thủ tục? Tại sao?
c. Trong phần thân của chương trình con này có câu lệnh gì mà trong phần thân của thủ tục không có? Tại sao?
d. Xác định cấu trúc chương trình con ở trên?
e. Tìm tham số hình thức (Tham biến hay tham trị), biến cục bộ?
f. Tìm tham số thực sự, lời gọi thực hiện chương trình con?	
g. Dự đoán kết quả chương trình?
2.3.2.3. Vận dụng vào tiết dạy cụ thể
2.3.2.3.1. Ổn định tổ chức
	- Kiểm tra sĩ số
	- Kiểm tra trật tự lớp học
2.3.2.3.2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 	 Nêu cấu trúc chương trình con dạng thủ tục?
	 Trả lời: Gồm 3 phần
Procedure [()];
[]
Begin
	[]
End;
2.3.2.3.3 Tiến trình bài giảng
Hoạt động 1: (10 phút) Tìm hiểu cấu trúc chương trình con dạng hàm. 
	a. Nội dung cần đạt
 Cấu trúc chương trình con dạng hàm
Function [()]:;
[]
Begin
	[]
 := ;
End;
	b. Tổ chức hoạt động trên lớp
	Gv: Yêu cầu 4 nhóm thảo luận câu a, câu b, câu c, câu d, câu e, câu f và câu g trong phiếu học tập và trình bày nội dung câu hỏi bằng sơ đồ tư duy?
Thời gian cho các nhóm thảo luận và trình bày trên giấy A0 là 5 phút.
Gv: Hết thời gian thảo luận nhóm 1, nhóm 2, lần lượt cử đại diện dán kết quả của phiếu học tập lên bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Gv: Trình chiếu chương trình của các nhóm 1, 2 trên máy chiếu để các nhóm theo dõi và nhận xét.
NHÓM 1 
NHÓM 2 
Gv: Qua 4 ví dụ, theo em cấu trúc chương trình con dạng hàm gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
Gv: Trong 3 phần kể trên phần nào bắt buộc phải có?
Gv: Nêu các thành phần trong phần đầu của hàm. Phần nào bắt buộc phải có?
Gv: Tổng kết lại nội dung kiến thức cần đạt được qua các ví dụ học sinh đã làm.
Gv: Dự kiến kết quả tổng quát mỗi phiếu học tập của học sinh các nhóm theo sơ đồ tư duy có dạng.
Hoạt động 2: (20 phút) Ví dụ về hàm
	a. Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm khác nhau trong khai báo phần đầu của hàm và thủ tục
Điểm khác nhau trong phần thân của hàm và thủ tục
Lời gọi hàm
 [()]
	b. Tổ chức hoạt động trên lớp.
Gv: Các nhóm thảo luận câu b và câu c (Chỉ rõ điểm khác nhau trong phần đầu và phần thân của hàm với thủ tục vì hàm trả về giá trị qua tên hàm còn thủ tục thì không), câu f trong phiếu học tập và thể hiện kết quả bằng sơ đồ tư duy.
Thời gian cho các nhóm thảo luận và trình bày trên giấy A0 là 5 phút.
Gv: Hết thời gian thảo luận nhóm 3, nhóm 4 lần lượt cử đại diện dán kết quả của phiếu học tập lên bảng và trình bày bài làm của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi , nhận xét.
Gv: Trình chiếu chương trình trên máy chiếu để các nhóm theo dõi và nhận xét.
NHÓM 3 
NHÓM 4 
 	Gv: Nêu vị trí lời gọi hàm trong chương trình?
Gv: Nêu cấu trúc lời gọi hàm?
Gv: Tổng kết đơn vị kiến thức trong phần này.
Gv: Khi gặp lời gọi thực hiện chương trình con, chương trình thực hiện như thế nào?
 	Gv: Chạy chương trình trên pascal để học sinh thấy được kết quả.
 	Gv: Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ bằng cách đưa ra các câu hỏi để củng cố lý thuyết và lấy điểm miệng cho học sinh như sau (5 phút):
T
H
A
M
B
I
Ế
N
H
À
M
T
H
Ủ
T
Ụ
C
T
H
A
M
T
R
Ị
B
I
Ế
N
C
Ụ
C
B
Ộ
B
I
Ế
N
T
O
À
N
C
Ụ
C
	Gv: Qua trò chơi ô chữ trên ta đưa ra từ khóa là “Thủ tục”. Nhắc lại Thủ tục và Hàm đều là chương trình con có cấu trúc gồm ba phần. Tuy nhiên lưu ý học sinh trong chương trình con Hàm thì khác thủ tục ở phần đầu và phần thân.
Hoạt động 3: (10 phút) Viết hàm đơn giản và củng cố bài
Viết hàm tìm nghiệm của phương trình bậc nhất ax + b=0 (a#0).
Gv gợi ý để học sinh viết được hàm trong bài này.
Function nghiem(a,b: real):real;
Var x: real;
Begin
 x:=-b/a;
 nghiem:=x;
End;
b. Viết chương trình có sử dụng chương trình con dạng hàm để tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật với độ dài hai cạnh được nhập vào từ bàn phím. 
c. Gợi ý: Học sinh về nhà tự viết
- Xác định Input và output của bài toán?
- Chương trình con trong bài này làm giải quyết bài toán con nào?
- Kiểu dữ liệu trả về của hàm là gì? Câu lệnh gán := ?
- Trong chương trình của bài có mấy chương trình con?
Chương trình được viết như sau:
Program chuvi_dientich;
uses crt;
Var a, b:byte; 
Function chuvi(x,y:byte):integer;
 Var cv:integer;
 Begin 
 	 cv:= 2*(x+y);
 chuvi:=cv;
 End;
Function dientich(x,y:byte):integer;
 Var dt:integer;
 Begin
 dt:=x*y;
 dientich:=dt;
 End; 
 Begin clrscr;
 write('Nhap do dai hai canh hcn a, b:');
 Readln(a,b);
 writeln('chu vi hcn la:', chuvi(a,b));
 writeln('dien tich hcn la:', dientich(a,b));
 Readln
End.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến king nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Nhận xét chung
Hưởng ứng kế hoạch dạy thực nghiệm theo hướng nghiên cứu bài học trong năm học 2016-2017. Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy ở lớp 11B4. So sánh với các tiết học không áp dụng nghiên cứu bài học, trong tiết học này học sinh cải thiện được chất lượng học tập, các em rất hào hứng, phấn khởi, chủ động, tích cực hơn trong việc tiếp nhận các đơn vị kiến thức. Giờ học diễn ra sôi nổi, không có học sinh ngồi chơi hoặc không chú ý. 
2.4.2. Kết quả cụ thể
	Như vậy sau khi áp dụng phương pháp Nghiên cứu bài học vào dạy học trong lớp thực nghiệm thì điểm kiểm tra 1 tiết chương 6 của lớp thực nghiệm 11B4 và lớp đối chứng 11B3 như sau:
a. Chất lượng bài kiểm tra 1 tiết chương 6 của lớp 11B4 dạy theo hướng nghiên cứu bài học.
Lớp
Sĩ số
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7, 8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B4
39
0
0
3
7.7
15
38.5
17
43.6
4
10.2
b. Chất lượng bài kiểm tra 1 tiết chương 6 của lớp 11B3 không dạy theo hướng nghiên cứu bài học.
Lớp
Sĩ số
Điểm 1, 2, 3
Điểm 4
Điểm 5, 6
Điểm 7, 8
Điểm 9,10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B3
40
1
2.5
5
12.5
20
50
12
30
2
5
	Như vậy khi sử dụng phương pháp: Nghiên cứu bài học và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học bài “Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con - Tin học 11 ” đã giúp cho học sinh tìm ra và lĩnh hội đư

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_chat_luong_gio_hoc_bang_phuong_phap_van_dung_nghien.doc
  • docxBÌA.docx