SKKN Dạy - Học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tiết “Bài tập chương II” – Tin học 11

SKKN Dạy - Học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tiết “Bài tập chương II” – Tin học 11

Việc đổi mới trong giáo dục đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện tốt được mục tiêu đó trước hết chúng ta phải xác định được mục đích trọng tâm là học sinh sẽ vận dụng được cái gì thông qua việc học và phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. “Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chúng ta cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học”[1].

Khi học Tin học 11, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu kiến thức. Những khái niệm, cấu trúc lệnh ở những chương đầu còn dễ hiểu, càng học về sau các em càng kêu khó và giảm bớt hứng thú học tập. Do vậy việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực học sinh vào dạy - học để nâng cao chất lượng là hết sức quan trọng và cần thiết đối với các cấp quản lý giáo dục nói chung và đối với bản thân mỗi giáo viên nói riêng. Là một giáo viên hiện đang đứng lớp, để chung tay góp phần mình vào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay, tôi đã lựa chọn đề tài: “Dạy - học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tiết “Bài tập chương II” – Tin học 11” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Với những kinh nghiệm tích lũy được của bản thân, tôi đã cố gắng trình bày chi tiết, lựa chọn những nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy - học phù hợp giúp học sinh chủ động vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Trong lúc trình bày không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý hội đồng khoa học ngành và đồng nghiệp.

 

docx 16 trang thuychi01 15395
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy - Học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tiết “Bài tập chương II” – Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới trong giáo dục đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện tốt được mục tiêu đó trước hết chúng ta phải xác định được mục đích trọng tâm là học sinh sẽ vận dụng được cái gì thông qua việc học và phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. “Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chúng ta cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học”[1]. 
Khi học Tin học 11, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu kiến thức. Những khái niệm, cấu trúc lệnh ở những chương đầu còn dễ hiểu, càng học về sau các em càng kêu khó và giảm bớt hứng thú học tập. Do vậy việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực học sinh vào dạy - học để nâng cao chất lượng là hết sức quan trọng và cần thiết đối với các cấp quản lý giáo dục nói chung và đối với bản thân mỗi giáo viên nói riêng. Là một giáo viên hiện đang đứng lớp, để chung tay góp phần mình vào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay, tôi đã lựa chọn đề tài: “Dạy - học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tiết “Bài tập chương II” – Tin học 11” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Với những kinh nghiệm tích lũy được của bản thân, tôi đã cố gắng trình bày chi tiết, lựa chọn những nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy - học phù hợp giúp học sinh chủ động vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Trong lúc trình bày không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý hội đồng khoa học ngành và đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
	Với những trăn trở, tìm tòi của mình tôi thực hiện đề tài này để tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức bài dạy tốt hơn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh được kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và mục đích cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.	
3. Đối tượng nghiên cứu
	Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học để vận dụng vào tiết dạy – học “Bài tập chương 2” Tin học 11. Cụ thể, tôi đã xác định năng lực cần hướng tới và xây dựng chi tiết tiến trình tổ chức dạy học nhằm hướng tới những năng lực đã xác định. Trong khi tổ chức bài giảng tôi cũng đã áp dụng tối đa phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực, lấy người học làm trung tâm giúp học sinh thực sự được đặt vào các tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết, để tư duy tìm cách giải quyết và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó rút ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong chuyên đề này tôi sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phươ	ng pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. Kết hợp những lý thuyết về các phương pháp dạy học tích cực, lý thuyết về dạy học theo định hướng năng lực và thực tiễn giáo dục tại trường THPT Cẩm Thủy 1. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
	Về lý thuyết có thể phát triển chương trình giáo dục mới định hướng phát triển năng lực người học theo trình tự: Thứ nhất là xác định mục tiêu các năng lực chung cần có của người học. Thứ hai là xác định năng lực chuyên biệt của môn học/ lĩnh vực. Và thứ ba là các nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực của người học[1].
	“Có thể nói năng lực môn học là khả năng lựa chọn và vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ một cách tổng hợp để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác, năng lực được thể hiện và đánh giá qua vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết một tình huống thực tiễn”[1]. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông là một trong những năng lực chung được nhấn mạnh trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia. Hiện nay chưa có hệ thống năng lực chính thức của môn tin học trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam. Ở một số quốc gia, năng lực tin học được xác định như sau: Một là năng lực công nghệ thông tin - truyền thông. Hai là năng lực khoa học máy tính bao gồm: năng lực khoa học máy tính, năng lực giải quyết vấn đề dựa trên tin học và năng lực định hướng nghề nghiệp. Xác định năng lực cần hướng tới dựa trên chương trình giáo dục phổ thông là một hoạt động rất quan trọng và khó. Bởi vì đây là hoạt động xác định mục tiêu: làm tường minh mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành về năng lực và dần điều chỉnh mục tiêu dạy học theo hướng nhấn mạnh đến hình thành và phát triển năng lực, dần đi đến chương trình giáo dục phổ thông “mới”. Do vậy, xác định năng lực tin học dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo những năng lực đề xuất đúng hướng. Thông thường được tiến hành theo các bước. Bước một là lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học. Bước hai là xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bước ba là lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt. Và bước bốn là đề xuất năng lực có thể hướng tới [1].
	Năng lực được hình thành phát triển thông qua các hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Do vậy để hình thành và phát triển năng lực của học sinh cần sử dụng hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học trong đó học sinh cần phải vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Dạy học theo hình thành và phát triển năng lực người học cần tăng cường gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, ứng dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, cần tăng cường việc học tập theo nhóm, cộng tác, chia sẻ nhằm phát triển nhóm năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển giải quyết các vấn đề phức hợp. Theo tiếp cận năng lực thì nội dung dạy học thường không chỉ giới hạn trong phạm vi kiến thức, kĩ năng của một môn học hay một chủ đề mà thường phải gồm cả những kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực, môn học khác nhau nhằm tạo bối cảnh để học sinh trải nghiệm và phát triển các nhóm năng lực. Nói cách khác để dạy học theo năng lực cần tích hợp, liên môn.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ của đồng nghiệp tại trường THPT Cẩm Thủy 1, tôi thấy việc dạy học nói chung và việc dạy học tiết bài tập chương II Tin học 11 nói riêng chưa thực sự phát huy và khơi dậy năng lực của người học. Điều đó được thể hiện ở những tồn tại sau: Nhiều giáo viên vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết một chiều, việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Một bộ phận giáo viên lại quá lạm dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy hoặc áp dụng không đúng, không phù hợp với thực tế nên không những không nâng cao được chất lượng giảng dạy mà đôi khi còn không đạt được mục tiêu dạy học. Dạy học tích hợp đã được chú trọng trong những năm gần đây và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên vẫn còn mang tính khiên cưỡng, thiếu tự nhiên, chưa thực sự phát huy học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Lý luận về phương pháp dạy học định hướng năng lực chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách có hệ thống. Vẫn còn tình trạng vận dụng lý luận một cách chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục còn nghèo nàn. 
Với thực trạng được nêu ở trên để công việc dạy- học đạt hiệu quả hơn tôi đã nghiên cứu đề tài “Dạy - học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh tiết “Bài tập chương II” – Tin học 11” với mong muốn giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động khai thác những kiến thức cơ bản chương II- Tin học 11, vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết những bài toán trong thực tế cuộc sống. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, tôi không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề phương pháp, kỹ thuật dạy học định hướng năng lực của người học. Bởi đây là một đề tài mới, lớn và phức tạp. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu của mình tôi xin được trình bày các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
BÀI TẬP CHƯƠNG II - TIN HỌC 11
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Về kiến thức: 
- Học sinh củng cố lại các kiến thức cơ bản của chương II: Cấu trúc chương trình, kiểu dữ liệu, phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, tổ chức vào/ra đơn giản.
- Biết các thao tác soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
- Biết dùng kiến thức các môn tin học, toán học, vật lý, địa lý và hiểu biết xã hội vào việc giải các bài toán thực tế.
2. Về kĩ năng: 
- Học sinh biết chọn kiểu dữ liệu phù hợp khi khai báo biến, biết cách biểu diễn các loại biểu thức trong ngôn ngữ lập trình Pascal, sử dụng được câu lệnh gán và tổ chức vào ra để viết một chương trình đơn giản, biết dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình đó.
- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức liên môn để giải các bài toán có tính thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và trình bày một vấn đề trước tập thể.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và say mê môn học; tính cẩn thận và tỉ mỉ khi viết chương trình; khơi dậy lòng yêu thích lập trình và ham muốn giải các bài tập bằng lập trình; thấy được lợi ích của lập trình phục vụ tính toán.
- Giáo dục lòng tự tin trong giao tiếp, khả năng hợp tác khi làm việc nhóm và khả năng trình trình bày một vấn đề trước đáp đông.
- Hiểu biết thêm về quê hương Cẩm Thủy, đặc biệt là khu du lịch suối cá Cẩm Lương - niềm tự hào của người dân Cẩm Thủy; từ đó thêm yêu quê hương và ý thức được trách nhiệm của bản thân cần gìn giữ và phát triển mảnh đất quê hương mình.
Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ND1: Cấu trúc chương trình
Nhận biết được các thành phần của một chương trình.
Hiểu cấu trúc chung của một chương trình
ND2: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic
Hiểu miền giá trị, kích thước bộ nhớ, các phép toán, hàm tương ứng với các kiểu dữ liệu
Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản
ND3: Khai báo biến
Biết cú pháp khai báo biến
Hiểu cách khai báo biến
Khai báo đúng cho các biến trong chương trình đơn giản
ND4: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
4.1. Phép toán
Biết các loại phép toán số học, phép toán quan hệ, phép toán logic trong ngôn ngữ lập trình Pascal
4.2. Biểu thức.
- Biết khái niệm biểu thức số học, các hàm số học và các biểu thức quan hệ, biểu thức logic trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Hiểu được cách viết một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Hiểu thứ tự ưu tiên thực hiện các phép toán trong biểu thức.
Học sinh sử dụng các phép toán số học và hàm số học để viết được biểu thức số học; sử dụng phép toán quan hệ và phép toán logic để viết được biểu thức quan hệ, biểu thức logic thực hiện một tình huống quen thuộc.
Học sinh sử dụng các phép toán số học và hàm số học để viết được biểu thức số học; sử dụng phép toán quan hệ và phép toán logic để viết được biểu thức quan hệ, biểu thức logic thực hiện một tình huống mới.
4.3. Câu lệnh gán
Học sinh biết cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh gán trong lập trình.
Học sinh hiểu được các bước hoạt động của câu lệnh gán khi thực hiện trên máy.
Học sinh viết được câu lệnh gán thực hiện một tình huống quen thuộc.
Học sinh viết được câu lệnh gán thực hiện một tình huống mới.
ND5: Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
Biết cú pháp của thủ tục vào/ra trong ngôn ngữ Pascal
Hiểu được ý nghĩa của câu lệnh vào/ra đơn giản là để nhập dữ liệu vào từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.
Vận dụng câu lệnh vào/ra để viết chương trình đơn giản
ND6: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Biết các thao tác soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
Biết một số công cụ của môi trường lập trình
Bước 4: Đề xuất năng lực hướng tới
Qua dạy học chủ đề “Bài tập chương II” có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các các bài toán trong bài học. Điều này giúp học sinh hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tính toán.
- Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và trình bày kết quả trước lớp giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo biểu thức quan hệ, logic trong tin học. Sử dụng các kiểu dữ liệu phù hợp để khai báo biến đúng, sử dụng câu lệnh gán, thủ tục vào/ra để viết chương trình tính toán đơn giản. Điều này hướng tới hình thành năng lực giải quyết vấn đề dựa trên tin học.
Bước 5: Tiến hành giảng dạy chủ đề đã lựa chọn theo kế hoạch như sau:
A. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:
- Giáo án, tư liệu về huyện Cẩm Thủy và suối cá Cẩm Lương (số liệu, tranh ảnh, video).
- 4 máy tính có cài chương trình Powerpoint, Free Pascal và Windows Media Player, máy chiếu đa năng, phòng học, giấy A4, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh:
- Những kiến thức đã học ở chương II
- Vở ghi, sách giáo khoa, giấy A4.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy cho biết sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến?
2. Tại sao phải khai báo biến?
Đáp án:
Sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến là giá trị của hằng có đặt tên không thay đổi khi thực hiện chương trình còn giá trị của biến có thể thay đổi tại từng thời điểm thực hiện chương trình.
Ta phải khai báo biến nhằm:
Xác định kiểu của biến để chương trình dịch tổ chức bộ nhớ chứa giá trị của biến.
Đưa tên biến vào danh sách các đối tượng được chương trình quản lí.
Chương trình dịch biết cách truy cập giá trị của biến và áp dụng thao tác, phép toán thích hợp cho biến.
GV: Nêu câu hỏi (Chiếu slide) gọi HS lên bảng trả lời.
 Gọi các HS khác nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án và cho điểm học sinh.
3. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giáo viên tích hợp kiến thức môn toán và hướng dẫn học sinh vận dụng để giải một số bài tập trong SGK trang 35, 36 (12 phút)
a. Mục tiêu
Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sau:
- Biết chọn kiểu dữ liệu phù hợp khi khai báo biến.
- Biết viết và chuyển được một biểu thức toán học sang biểu thức tương ứng trong Pascal và ngược lại.
- Biết vận dụng kiến thức toán học để viết một biểu thức logic thể hiện điều kiện trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Năng lực hướng tới: Giải quyết vấn đề dựa trên tin học.
b. Nội dung: Các bài tập 5,6,7,8 trong SGK trang 35, 36.
c. Phương pháp: Vấn đáp, tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề.
d. Các bước tiến hành:
 Hoạt Động Dạy - Học
Nội dung
Hoạt động thành phần 1. 
GV : - Nêu bài tập 5 SGK (chiếu đề bài lên màn hình)
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức toán học đưa ra công thức tính diện tích hình vuông?
HS: Trả lời (bằng bình phương của cạnh)
GV : Theo công thức tính diện tích hình vuông, với giá trị a nằm trong phạm vi từ 100 đến 200 thì diện tích S nằm trong phạm vi nào?
HS: Trả lời. (Từ 10000 đến 40000)
GV : Với giá trị từ 10000 đến 40000 thì những khai báo nào được xem là đúng?
HS: Trả lời. (c,b,d)
GV: Trong những khai báo đúng đó thì khai báo nào ít tốn bộ nhớ nhất?
HS: Trả lời. (c).
Hoạt động thành phần 2. 
GV: Nêu bài tập 6 SGK (chiếu đề bài)
- Gọi 1 HS xung phong lên bảng làm bài. Các học sinh khác làm bài vào giấy A4.
- HS khác nhận xét rồi GV kết luận lại, chiếu đáp án bài toán lên màn hình.
GV: Nêu bài tập 7 SGK (chiếu đề bài lên màn hình)
- Gọi 4 HS xung phong lên bảng làm bài. Các học sinh khác làm bài vào giấy A4.
- HS nhận xét rồi GV kết luận lại, chiếu đáp án bài toán lên màn hình.
Hoạt động thành phần 3.
GV: - Nêu bài tập 8 SGK (chiếu đề bài lên màn hình)
a. Y/cầu hs quan sát hình và trả lời các câu hỏi:
-CH1: Giá trị của y trong vùng gạch chéo?
-CH2: Giá trị của x trong vùng gạch chéo?
-CH3: Điểm A(x,y) thuộc hình gạch chéo thì x, y có quan hệ thế nào?
HS: Trả lời.
-CH1: 0<=y<=1
-CH2: -1<=x<=1
-CH3: |x|<=y
GV: Phân tích các giá trị x, y để đơn giản biểu thức toán học: 
- Y/cầu hs từ các biểu thức quan hệ trong toán học viết ra bthức lôgic trong Pascal theo yêu cầu của đề?
HS lên bảng viết.
HS khác nhận xét. GV kết luận và đưa ra đáp án.
b. GV: Gọi HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét rồi GV kết luận lại và đưa ra đáp án.
GV: Như vậy, muốn học tốt tin học thì các em cũng phải học được môn toán.
BT5: Để tính diện tích S của hình vuông cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 100 đến 200, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
var S: integer;
var S: real;
var S: word;
var S: longint;
var S: boolean;
Đáp án: c
BT6: Hãy viết biểu thức toán học dưới đây trong Pascal: 
Đáp án BT6: 
Biểu thức trong Pascal là: 
BT7: Chuyển các biểu thức trong Pascal sang biểu thức toán học tương ứng:
a. 
b. 
c. 
d. 
Đáp án BT7: 
a) b) 
c) d) 
BT8: Hãy viêt logic cho kết quả true khi tọa độ (x,y) là điểm nằm trong vùng gạch chéo kể cả biên của các hình:
Đáp án BT8: 
Ta có biểu thức trong Pascal là:
Hình a: 
Hình b: 
2. Hoạt động 2: Giáo viên tích hợp kiến thức môn vật lý, địa lý, hiểu biết xã hội và hướng dẫn học sinh vận dụng để viết chương trình giải bài tập 10 trong SGK (trang 36) và một số bài toán trong thực tiễn cuộc sống (26 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố lại các bước khi xây dựng chương trình, sử dụng câu lệnh gán và các câu lệnh vào ra đã học.
- Hiểu biết, củng cố thêm được một số kiến thức về vật lý, địa lý địa phương và địa danh du lịch nổi tiếng của địa phương nơi mình sinh sống.
Năng lực hướng tới:
- Giải quyết vấn đề dựa trên tin học
- Hợp tác, giao tiếp và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: Viết chương trình giải bài toán 1, 2 và 3.
c. Phương pháp: Gợi động cơ, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, hoạt động nhóm.
d. Các bước tiến hành:
 Hoạt Động Dạy - Học
Nội dung
Hoạt động thành phần 1: (10 phút)
* Giáo viên tích hợp kiến thức môn vật lý, nêu đề bài bài tập 10 SGK trang 36 (3 phút).
- GV: Mời các em quan sát thí nghiệm sau: 
GV trình chiếu thí nghiệm thả rơi đồng thời một hòn bi chì và cái lông chim trong chân không cho học sinh xem.
Gv: Đây là hiện tượng vật lí gì?
HS: Trả lời (Sự rơi tự do)
GV: “Ở lớp 10 các em đã được học về sự rơi tự do của một vật. Ai còn nhớ công thức công thức tính vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi tự do từ độ cao h(m)” ?
HS: đưa ra công thức.
GV: Bây giờ áp dụng công thức đó chúng ta sẽ đi viết chương trình để tính vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi tự do với độ cao h(m) được nhập vào từ bàn phím. Chiếu bài toán 1 lên màn hình.
HS tiếp nhận đề bài bài toán 1.
* Giáo viên tích hợp kiến thức môn địa lý, giới thiệu chung về huyện Cẩm Thủy, nêu đề bài bài tập tính mật độ dân số trung bình của huyện (2 phút).
- GV chiếu bản đồ hành chính, kinh tế huyện Cẩm Thủy lên màn hình.
GV: Huyện Cẩm Thủy của chúng ta là một huyện miền núi có diện tích 425,03 km², phí

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sin.docx
  • pptxbai tap chuong2.pptx
  • docBia skkn.doc
  • rarchuong trinh.rar
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docMỤC LỤC & TLTK.doc