SKKN Xây dựng các hoạt động nhằm phát huy vai trò của cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Quỳnh Lưu 2

SKKN Xây dựng các hoạt động nhằm phát huy vai trò của cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Quỳnh Lưu 2

Gia đình được xem là trường học đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách của con người. Gia đình cũng là nơi ươm mầm trí tuệ và cảm xúc cho mỗi cá nhân. Đây là một trong những nhân tố chủ chốt để con người thànhcông sự nghiệpvà cuộc sống. Chính vì vậy, việc giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động gắn kết giữa học sinh với phụ huynh là vô cùng quan trọng, giúp học sinh tìm thấy một điểm tựatâm hồn vững chắc, phát huy hết khả năng tiềm ẩn của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm gần đây nhiều vấn đề nổi cộm trong học đường được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là các vấn đề tiêu cực xảy ra với mức độ ngày càng tăng dần. Một trong những nguyên nhân để xảy ra các vấn đề tiêu cực chính là sự thiếu quan tâm học sinh từ phía gia đình, cùng với đó là sự thiếu gắn kết giữa phụ huynh- học sinh – giáo viên chủ nhiệm. Điều này, đã gây nên không ít sự việc đau lòng và đã được báo chí, dư luận xã hội phản ánh trong thời gian qua.

Trong thực tiễn làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những học sinh ngoan, chăm chỉ có thành tích học tập tốt thì còn một bộ phận không nhỏ các học sinh khó giáo dục, kết quả học tập kém. Nguyên nhân phần lớn do các em thiếu sự quan tâm của phụ huynh hoặc giữa các em và cha mẹ của mình chưa tìm được tiếng nói chung, chưa có sự thấu hiểu lẫn nhau. Là giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi luôn trăn trở vàtìm cách khắc phục sao cho giữa cha mẹ học sinh và học sinh có sự gắn kết bền chặt, từ đó nâng cao kết quả học tập và rèn luyện cho các em. Cha mẹ học sinh ở đây không dừng lại ở ban đại diện cha mẹ học sinh mà là toàn bộ cha mẹ học sinh của lớp. Việc tổ chức các hoạt động kết nối giữa cha mẹ học sinh - học sinh – giáo viên chủ nhiệm nói riêng và nhà trường nói chung giúp cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện ở trường, ở lớp của con em mình. Trên cơ sở đó, phụ huynh hỗ trợ học sinh phát huy các điểm tốt và kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, uốn nắn các điểm hạn chế trong học tập và rèn luyện của các em.

docx 53 trang Thu Kiều 21/09/2024 1561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng các hoạt động nhằm phát huy vai trò của cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Quỳnh Lưu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA 
 CHA MẸ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Năm học: 2022 - 2023 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 01 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
 02 1. Lý do chọn đề tài 1
 03 2. Mục đích nghiên cứu 1
 04 3. Đối tượng nghiên cứu 1
 05 4. Phạm vi nghiên cứu 2
 06 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
 07 6. Phương pháp nghiên cứu 2
 08 7. Đóng góp của đề tài 2
 09 7.1 Giả thuyết khoa học của đề tài 2
 10 7.2. Đóng góp mới của đề tài 3
 11 PHẦN II . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
 12 1. Cơ sở lí luận của đề tài 4
 13 1.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường 4
 THPT
 14 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của cha mẹ học sinh trong hoạt động giáo dục 6
 của nhà trường
 15 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT 7
 16 1.4. Ý nghĩa của việc xây dựng các hoạt động nhằm phát huy vai 9
 trò của cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
 17 2. Thực trạng của việc phối hợp và phát huy vai trò của cha mẹ 11
 học sinh với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong công tác 
 giáo dục học sinh
 18 2.1. Nguyên nhân chủ quan 11
 19 2.2. Nguyên nhân khách quan 15
 20 3. Xây dựng các hoạt động nhằm phát huy vai trò của cha mẹ học 16
 sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
 21 3.1. Một số yêu cầu khi xây dựng các hoạt động góp phần giáo 16
 dục học sinh
 22 3.2. Nội dung và hình thức xây dựng các hoạt động 16 DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Cụm từ viết tắt Nội dung diễn đạt
 1 GV Giáo viên
 2 HS Học sinh
 3 NL Năng lực
 4 THPT Trung học phổ thông
 5 PPDH Phương pháp dạy học
 6 TNSP Thực nghiệm sư phạm
 7
 DH Dạy học 4. Phạm vi nghiên cứu
 - Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động nhằm phát huy vai trò của cha mẹ 
học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả ở trường THPT Quỳnh Lưu 2.
 - Đề tài tiến hành khảo sát, thực nghiệm sư phạm trong năm học 2022–2023 tại 
trường THPT Quỳnh Lưu 2, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng các hoạt động nhằm 
phát huy vai trò của cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 
Quỳnh Lưu 2.
 - Xây dựng và hướng dẫn các hoạt động nhằm phát huy vai trò của cha mẹ học 
sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
 - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
 - Đưa ra được các kết luận và kiến nghị.
 6. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng 
kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
 - Phương pháp thực nghiệm: Trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướng 
dẫn, quản lý hoạt động có sự tham gia của cha mẹ học sinh vào việc chủ nhiệm lớp 
của bản thân.
 - Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướng 
dẫn, quản lý hoạt động có sự tham gia của cha mẹ học sinh vào việc chủ nhiệm lớp 
của một số đồng nghiệp cùng trường và khác trường.
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả thi đua và kết quả 
tu dưỡng rèn luyện nói chung ở lớp chủ nhiệm khi áp dụng các hoạt động và các lớp 
khác. .
 - Phương pháp điều tra, thống kê : Thực hiện điều tra thái độ, cảm nhận và đánh 
giá của học sinh, cha mẹ học sinh với các hoạt động trong quá trình học tập ở trường 
phổ thông.
 - Phương pháp thống kê toán học: Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các 
số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học.
 Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu, phân 
tích, tổng hợp
 7. Đóng góp của đề tài
 7.1. Giả thuyết khoa học của đề tài
 Sáng kiến kinh nghiệm có thể giúp công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, xây 
dựng được các tập thể lớp tiên tiến, xuất sắc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
của nhà trường.
 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở lí luận của đề tài
 1.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT
 Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lí, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng 
truyền đạt những chủ trương, yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với học 
sinh và tập thể học sinh. Bằng phương pháp thuyết phục, sự gương mẫu, kinh nghiệm sư 
phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm giúp cho mỗi học sinh và tập thể lớp 
có trách nhiệm tuân thủ và tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu này.
 Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ 
nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng 
đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản 
lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công 
tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng 
bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn 
luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo 
viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể 
lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu 
nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Nếu thực hiện thành công công tác chủ 
nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng 
tạo và tài năng.
 Để trở thành một giáo viên chủ nhiệm chân chính thì người giáo viên đó cần hội 
tụ đủ những yếu tố sau: Có hiểu biết rộng về văn hóa chung, có tri thức sâu sắc;Vững 
vàng về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm; Có khả năng sáng tạo trong công tác 
giáo dục, dạy học; Có khả năng thu thập tích lũy tri thức để ngày càng nâng cao hoặc 
mở rộng tầm hiểu biết của mình; Có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi 
dậy sự hứng thú và động cơ học tập, rèn luyện đạo đức ở học sinh; Giáo viên chủ 
nhiệm cần tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng sư phạm như: Giao tiếp sư phạm trước 
đám đông, biểu lộ và kiềm chế tình cảm, cảm xúc khi cần thiết, ứng xử các tình 
huống sư phạm linh hoạt, Và trên hết, giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là một 
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 Theo Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học, ban hành kèm 
theo Thông tư sổ 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, giáo viên chủ nhiệm có những vai trò sau:
 - Giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học:
 Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để 
quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
 Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ 
chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập 
và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong lớp chủ nhiệm.
 4 cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và 
phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là 
người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo 
dục đó một cách có hiệu quả nhất. Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công 
tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối 
hợp thành công các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp.
 Như vậy, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng trong việc giáo 
dục để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Để thực hiện tốt 
chức trách, nhiệm vụ của mình, việc học hỏi và không ngừng trau dồi bản thân là 
yếu tố tiên quyết của một giáo viên chủ nhiệm.
 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của cha mẹ học sinh trong hoạt động giáo dục của nhà 
trường
 Chúng ta đều biết rằng, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ, gia 
đình có trách nhiệm đầu tiên trong giáo dục con cái. Khi trẻ đi học, gia đình còn là 
môi trường để trẻ thực hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi,... Ảnh 
hưởng giáo dục của gia đình đối với đứa trẻ có ý nghĩa sâu sắc không chỉ khi trẻ còn 
nhỏ mà ngay cả lúc trưởng thành. Cha mẹ học sinh (CMHS) là “người thầy đầu tiên” 
của con cái họ, là người xây dựng nền tảng nhân cách trẻ em. Nhiều nét cơ bản của 
nhân cách như tính người, tình người, đều bắt đầu ngay từ gia đình và từ giáo dục 
mầm non, tiểu học. Trẻ em tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng 
xử đầu tiên từ gia đình, mọi sự kiện xã hội được trẻ em lĩnh hội qua thái độ và tình 
cảm của những thành viên trong gia đình, qua những định hướng giá trị của những 
người ruột thịt. Gia đình và giáo dục gia đình là một giá trị hết sức đặc trưng của 
nhân loại, nhất là ở phương Đông từ xưa tới nay. Giáo dục gia đình có những điểm 
mạnh. Đó là tính xúc cảm cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, thích ứng nhanh nhạy 
giữa yêu cầu của cuộc sống và đối tượng giáo dục là con cái. Cùng với các giá trị 
của giáo dục gia đình, những điểm mạnh này có thể bổ sung cho giáo dục nhà trường 
góp phần hoàn thiện quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
 Về trách nhiệm của gia đình, cha mẹ học sinh, Điều 91 Luật giáo dục quy định 
như sau:
 1. Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được 
giám hộ.
 2. Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt 
động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
 3. Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có 
liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
 Bên cạnh trách nhiệm của mỗi gia đình, trong mỗi trường, lớp còn có Ban đại 
diện CMHS. Ban đại diện CMHS có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các giải 
pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục. Qua Ban đại diện 
CMHS, gia đình tham gia công tác giáo dục một cách có tổ chức, tiếng nói của gia
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_cac_hoat_dong_nham_phat_huy_vai_tro_cua_cha_me.docx
  • pdfNguyễn Thị Chung, Nguyễn Thị Nhung, Hồ Thị Mai - THPT Quỳnh Lưu 2 - Lĩnh vực Chủ nhiệm.pdf