SKKN Xây dựng bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống

SKKN Xây dựng bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống

Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo [4].

Thực hiện nội dung công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018-2019, tập trung nghiên cứu các đề tài ứng dụng những thành tựu khoa học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng tính ứng dụng kiến thức được học vào đời sống thực tiễn.

Trên tinh thần đó, bằng thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ở môn vật lý có rất nhiều mảng kiến thức liên quan trực tiếp đến các ứng dụng trong khoa học, kỹ thuật và trong các thiết bị, liên quan đến các hiện tượng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Xây dựng Bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể - Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống”.

 

doc 23 trang thuychi01 8464
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh Ho¸, N¡M 2019 
së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O THANH HO¸
TR¦êng THCS-THPT NGHI SƠN
--------§§§--------
 S¸NG KiÕN KINH NGHiÖM
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRỰC QUAN 
NHẰM NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG KIẾN THỨC
PHẦN CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG, SỰ CHUYỂN THỂ
VẬT LÝ 10 CƠ BẢN VÀO CUỘC SỐNG
Ng­êi thùc hiÖn: Gv. Ths. Tr­¬ng Nho Dòng
Chøc vô: Gi¸o viªn
 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm thuéc lÜnh vùc: Vật lý
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài...................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.....................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm..........................................................3
2.2.Thực trạng vấn đề...............................................................................................4
2.3. Những giải pháp và cách tổ chức thực hiện sáng kiếm kinh nghiệm................4
2.3.1. Bài giảng điện tử về ứng dụng của chất rắn kết tinh......................................4
2.3.2. Bài giảng điện tử về ứng dụng của sự nở vì nhiệt..........................................7
2.3.3. Bài giảng điện tử về ứng dụng sự chuyển thể của các chất............................9
2.3.4. Bài giảng điện tử về ứng dụng và ảnh hưởng của độ ẩm không khí.....11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. ....................................................................14
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận............................................................................................................16
3.2. Đề xuất.............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo [4].
Thực hiện nội dung công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018-2019, tập trung nghiên cứu các đề tài ứng dụng những thành tựu khoa học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng tính ứng dụng kiến thức được học vào đời sống thực tiễn.
Trên tinh thần đó, bằng thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ở môn vật lý có rất nhiều mảng kiến thức liên quan trực tiếp đến các ứng dụng trong khoa học, kỹ thuật và trong các thiết bị, liên quan đến các hiện tượng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Xây dựng Bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể - Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế, xây dựng các bài giảng điện tử trực quan để hỗ trợ giảng dạy các nội dung và ứng dụng của chương Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể
- Sử dụng các bài giảng điện tử vào bài giảng một cách trực quan, hiệu quả cao.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử Microsoft Power Point
- Các phần mềm sử lý hình ảnh, video
- Phần Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể - vật lý 10 THPT chương trình cơ bản.
- Ứng dụng bài giảng điện tử vào quá trình dạy và học vật lý 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp quan sát khoa học
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Phương pháp mô hình hoá
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực hiện chủ trương đổi mới hình thức và phương pháp dạy học; tăng cường việc gắn liền dạy học với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thay đổi phương pháp dạy và học nhằm mục đích đưa nội dung kiến thức bài học thể hiện qua các ứng dụng vào cuộc sống, nâng cao hiểu biết, nâng cao chất lượng và tận hưởng cuộc sống. Từ đó giúp tăng cường sự tự tin trong học tập và trong các hoạt động thường ngày [1].
Liên hệ kiến thức bài học vào các hoạt động thường gặp trong đời sống hàng ngày giúp cho bài học thêm sinh động, cuốn hút sự chú ý của học sinh, giúp cho các kiến thức vốn khô khan, giáo điều trở nên gần gũi, dễ tiếp thu hơn. Từ đó, giáo viên thổi hồn vào bài dạy. Học sinh cảm thấy lý thú hơn khi các kiến thức vừa học có ý nghĩa ngay trong các hoạt động đời sống thường ngày [1]. 
Phần Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể- vật lý 10 cơ bản – trung học phổ thông có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống như: Sự kết tinh thành hạt muối từ nước biển, nước chuyển thành đá lạnh trong tủ lạnh, tại sao giữa các thanh ray của đường sắt phải có khe hở, các giọt sương đọng trên ngọn cỏ có dạng hình cầu, mây được hình thành từ đâu, độ ẩm không khí trong dự báo thời tiết hàng ngày có ý nghĩa gì...Vì vậy khi học các nội dung về chất rắn kết tinh, sự nở vì nhiệt, hiện tương căng bề mặt của chất lỏng, độ ẩm không khí...nếu được liên hệ cụ thể từ các ví dụ thực tế, học sinh sẽ nắm bắt nhanh được bài học một cách tự nhiên và tự giải thích được các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. 
2.2.Thực trạng vấn đề
	Trong các trường trung học phổ thông hiện nay, dạy và học chủ yếu đi sâu vào các kiến thức, nội dung chính liên quan đến các bài kiểm tra, các kỳ thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi vào đại học, cao đẳng. Nội dung các đề thi chưa đề cập nhiều đến câu hỏi về ứng dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
	Kiến thức giảng dạy còn mang nặng tính hàn lâm, nặng về kiến thức. Thời gian dạy 45 phút chưa đi hết nội dung chính của bài nên rất khó liên hệ được nhiều ứng dụng hay và thiết thực trong đời sống mà liên quan đến kiến thức vừa học.
	Học sinh ít được tham gia các hoạt động ngoài giờ, hoạt động trải nghiệm, chưa tổ chức được nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích, cuốn hút được học sinh tự nguyện tham gia. 
2.3. Những giải pháp và cách tổ chức thực hiện sáng kiếm kinh nghiệm
	Hệ thống bài giảng điện tử trực quan gồm 4 nội dung và các mảng ứng dụng của nó: 
+ Bài giảng điện tử về ứng dụng của chất rắn kết tinh
+ Bài giảng điện tử về ứng dụng của sự nở vì nhiệt
+ Bài giảng điện tử về ứng dụng của sự chuyển thể rắn – lỏng - khí
+ Bài giảng điện tử về ứng dụng của độ ẩm không khí
	Các bài giảng điện tử soạn trên Power Point: sinh động, phong phú, nhiều hình ảnh động, video minh họa cụ thể, chi tiết.
	Có hệ thống câu hỏi gợi mở, câu hỏi dẫn dắt, tạo sự tò mò, hứng thú muốn được biết của học sinh theo trình tự tư duy logic để tiếp thu kiến thức
	Hệ thống bài giảng điện tử bám sát theo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ, phù hợp lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. 
2.3.1. Bài giảng điện tử về ứng dụng của chất rắn kết tinh.
* Mục đích, yêu cầu:
	- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dực trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.
	- Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dực trên cấy trúc tinh thể, kích thước thước thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể.
	- Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
* Sử dụng trong mục 3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh – Tiết 58. Bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. 
Hình ảnh minh họa về tinh thể muối ăn, các tinh thể silic (Si), gemani (Ge) được dùng trong linh kiện bán dẫn (diot, tranzitor, các vi mạch điện tử)... 
Tinh thể muối ăn
Người dân làm muối từ nước biển trên cánh đồng muối
Tinh thể chất bán dẫn silic (Si), gemani (Ge) được dùng trong linh kiện bán dẫn (diot, tranzitor, các vi mạch điện tử)...
Kim cương và than chì đều được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon nhưng do cấu trúc tinh thể khác nhau nên tính chất của chúng khác nhau. Than chì khá mềm và dẫn điện còn kim cương thì rất cứng và không dẫn điện.
Mũi khoan phủ kim cương để tăng độ cứng
2.3.2. Bài giảng điện tử về ứng dụng của sự nở vì nhiệt
* Mục đích, yêu cầu:
- Phát biểu được quy luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lý và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối.
- Vận dụng thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kỹ thuật...
* Sử dụng trong mục III. Ứng dụng sự nở vì nhiệt, tiết 59. Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn. 
Hình ảnh minh họa về các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt :
- Giữa đầu các thanh ray của đường sắt phải có khe hở để, hai đầu cầu sắt phải đặt trên các gối đỡ xê dịch được trên các con lăn, các ống kim loại dẫn hơi nóng phải có đoạn uốn cong để khi ống bị nở dài thì đoạn cong này chỉ bị biến dạng mà không bị gãy...
Giữa đầu các thanh ray của đường sắt phải có khe hở để hạn chế tác hại của sự nở vì nhiệt làm cong vênh thanh ray.
Hai đầu cầu sắt phải đặt trên các gối đỡ xê dịch được trên các con lăn, các ống kim loại dẫn hơi nóng phải có đoạn uốn cong để khi ống bị nở dài thì đoạn cong này chỉ bị biến dạng mà không bị gãy...
2.3.3. Bài giảng điện tử về ứng dụng sự chuyển thể của các chất
* Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc, sự bay hơi, sự sôi
- Nêu được các ví dụ và giải thích các ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy- đông đặc, bay hơi- ngưng tụ và quá trình sôi trong kỹ thuật và đời sống.
* Sử dụng trong mục 3. Ứng dụng sự chuyển thể của các chất - Tiết 65. Bài 38: Sự chuyển thể của các chất.
Hình ảnh minh họa về sự chuyển thể của các chất:
Nước ở thể lỏng chuyển sang nước đá rắn trong tủ lạnh
Sự chuyển thể của đá lạnh ở thể rắn sang nước ở thể lỏng và hơi nước ở thể khí
Bàn là hơi nước và quạt hơi nước chuyển nước từ thể lỏng sang hơi nước ở thể khí
Nước sôi ở thể lỏng chuyển hóa thành hơi nước ở thể khí
2.3.4. Bài giảng điện tử về ứng dụng và ảnh hưởng của độ ẩm không khí
* Mục đích, yêu cầu:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối và nêu được ý nghĩa của chúng.
- Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm và giải thích được các hiện tượng liên quan đến độ ẩm trong kỹ thuật và đời sống.
* Sử dụng trong mục III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí - Tiết 67. Bài 39: Độ ẩm của không khí.
Hình ảnh minh họa về các hiện tượng liên quan đến độ ẩm không khí:
Trong các bản tin dự báo thời tiết, có thông tin về độ ẩm không khí (82% chẳng hạn). Đó là độ ẩm không khí tỉ đối.
Những ngày độ ẩm lớn thì không khí ẩm ướt và sương mù nhiều, tầm nhìn hạn chế.
Do độ ẩm lớn nên hơi nước đọng trên các tấm kính và đọng trên mạng nhện
Vào những ngày độ ẩm lớn nên trên nền gạch lát nhà rất ẩm ướt (hiện tượng vã mồ hôi) cần phải lau chùi liên tục cho khô ráo
Độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây. Độ ẩm lớn thì cây cối phát triển xanh tốt, độ ẩm quá thấp thì cây cối khô cằn, héo úa, kém phát triển.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
	“Bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể - Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống” đã được ứng dụng trong ba năm học từ 2016 – 2017; 2017 – 2018 và 2018 - 2019. Với đề kiểm tra trắc nghiệm, học sinh làm bài trong thời gian 45 phút. Câu hỏi bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Đặc biệt là 50% phần câu hỏi liên quan đến các ứng dụng kiến thức phần cơ học lớp 10 vào cuộc sống. 
	Kết quả thu được như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Năm học 2017-2018
Lớp đối chứng (10A2)
1/43 (2,3%)
9/43
(20,9%)
32/43
(74,5%)
1/43
(2,3%)
0
Lớp thực nghiệm (10A1)
6/43
(14%)
20/43
(46,5%)
17/43
(39,5%)
0
0
Năm học 2018-2019
Lớp đối chứng (10A5)
2/45
(4,4%)
14/45
(31,1%)
26/45
(57,8%)
3/45
(6,7%)
0
Lớp thực nghiệm (10A6)
6/45
(13,3%)
28/45
(62,2%)
11/45
(24,5%)
0
0
Kết quả cho thấy, ở lớp thực nghiệm, có sử dụng hệ thống bài giảng ứng dụng các kiến thức vào cuộc sống, học sinh có kết quả tốt hơn. Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi và khá tăng đáng kể. Như vậy, việc xây dựng bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể - Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống đã đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu là học nắm được các ứng dụng của kiến thức đã học vào khoa học - kỹ thuật và trong đời sống thường ngày.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
“Xây dựng Bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể - Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống” sử dụng vào các tiết học tương ứng với các kiến thức của bài giảng hoặc sử dụng cho các buổi ngoại khóa về vật lý hoặc ngoại khóa liên môn.
* Một số kết quả đạt được:
- Học sinh hứng thú hơn với các tiết học có phần ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Kiến thức học sinh thu được không sáo rỗng, gần gũi thực tế. Học sinh có nhu cầu cao hơn của việc tiếp thu kiến thức, không chỉ học để phục vụ thi, mà quan trọng là kiến thức ấy có ý nghĩa và áp dụng gì vào cuộc sống.
- Tạo cho học sinh niềm yêu thích môn học, thấy việc học có nhiều ý nghĩa hơn.
- Kết quả học tập của học sinh được nâng cao thông qua kiểm tra, đánh giá và thông qua sự hiểu biết chung về khoa học và cuộc sống.
* Một số hạn chế: 
- Hạn chế về mặt thời gian : Với phân phối chương trình lớp 10 THPT, chương trình nâng cao như hiện nay, thời gian dành cho phần ứng dụng kiến thức vào cuộc sống là rất ít. Vì vậy rất khó trình bày một cách đầy đủ và thú vị các ứng dụng trong phạm vi thời gian rất eo hẹp (vài phút) cuối mỗi tiết học. Để khắc phục hạn chế này, ta có thể thực hiện các ứng dụng này trong các buổi ngoại khóa về Vật lý. Điều này đã đạt được kết quả tốt tại trường THCS-THPT Nghi Sơn những năm gần đây.
* Hướng phát triển của đề tài:
	Đề tài có thể phát triển cho các nội dung kiến thức khác có nhiều phần ứng dụng vào khoa học – kỹ thuật và ứng dụng trong cuộc sống thường ngày.
3.2. Đề xuất
Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo: Thành lập các nhóm để tổng hợp, biên soạn lại chương trình nhằm tăng thời lượng và thời gian cho các ứng dụng thực tế. Từ đó giúp kiến thức đã được học đi vào phục vụ cuộc sống.
Cần có các khâu chuẩn bị để có thể đưa nhiều nội dung ứng dụng vào quá trình kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là đưa vào đề thi Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá: Mở lớp tập huấn, triển khai hướng ứng dụng vào thực tiễn. Tăng cường tổ chức các cuộc thi dạy và học có nhiều ứng dụng liên môn vào kỹ thuật và đời sống. Có hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện để các trường tích cực thực hiện.
Tạo cơ sở dữ liệu điện tử chung, cùng sử dụng và sử dụng cho Trường học trực tuyến (truonghoctructuyen.edu.vn) như Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai.
Đối với Trường THCS-THPT Nghi Sơn: Tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ, động viên, khen thưởng giáo viên có nhiều sáng kiến trong ứng dụng tích hợp, giảng dạy có nhiều ứng dụng liên môn vào kỹ thuật và đời sống, ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả cao trong công tác dạy và học tập 
Đối với tổ chuyên môn: Xây dựng ý tưởng, triển khai xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp khai thác chung trong các lĩnh vực thực hiện liên môn trên các ứng dụng công nghệ thông tin, các ứng dụng kiến thức vào kỹ thuật và cuộc sống thường ngày: Bài giảng điện tử, website, internet
Đối với đồng nghiệp: Trao đổi ý tưởng, rút kinh nghiệm và hỗ trợ nhau cùng ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tốt dữ liệu liên môn trên Website, trên internet vào dạy học và các hoạt động giáo dục liên môn có tính ứng dụng vào cuộc sống đạt hiệu quả cao.
Rất mong Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá nghiên cứu, góp ý, bổ sung để sáng kiến “Xây dựng Bài giảng điện tử trực quan nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể - Vật lý 10 cơ bản vào cuộc sống” có thể triển khai, cùng áp dụng và hoàn thiện để đảm bảo việc khai thác trong dạy học và các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Thanh Hóa, ngày 21 tháng 5 năm 2019
 Tôi cam đoan đây là sáng kiến của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết sáng kiến
 Gv. ThS. TRƯƠNG NHO DŨNG 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tham khảo của chính tác giả:
1. Trương Nho Dũng, GV Trường THCS-THPT Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá – “Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần cơ học - vật lý 10 vào cuộc sống” – SKKN đạt giải C cấp ngành năm học 2014 – 2015
* Các tài liệu tham khảo khác:
2. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học vật lý phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm dạy học - Phạm Xuân Quế - Tạp chí giáo dục, 2012
3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI – BCH Trung ương Đảng, 2014
4. Dự thảo Chương trình giáp dục phổ thông tổng thể 2017
5. Vật lý 10 cơ bản – Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) – Nhà xuất bản giáo dục, 2018.
6. Vật lý 10 cơ bản (Sách giáo viên) - Lương Duyên Bình (Chủ biên) – Nhà xuất bản giáo dục, 2018.
7. Website thư viện trực tuyến : 
8. Website thư viện vật lý: 
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trương Nho Dũng
Chức vụ và đơn vị công tác: Thư ký Hội đồng giáo dục, Bí thư Chi đoàn cán bộ giáo viên Trường THCS-THPT Nghi Sơn
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Nâng cao hiệu quả dạy - học phần dao động cơ - Vật lý 12 nâng cao bằng phương pháp giản đồ đặc biệt giải nhanh các bài tập trắc nghiệm
Cấp Sở
C
2010-2011
Ứng dụng CNTT vào đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở THPT qua website trao đổi thông tin với gia đình, nhà trường và địa phương
Cấp Sở
B
2011-2012
Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề, chọn trường ĐH, CĐ, trường nghềở trường THPT thông qua thiết kế và sử dụng website hướng nghiệp
Cấp Sở
C
2012-2013
Tích hợp toán học, tin học vào vật lý bằng việc lập trình thí nghiệm mô phỏng nhằm tăng tính trực quan, tạo hứng thú trong dạy học vật lý phần dao động cơ - Vật lý 12 nâng cao THPT 
Cấp sở
C
2013-2014
Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử nhằm nâng cao tính ứng dụng kiến thức phần cơ học - vật lý 10 vào cuộc sống
Cấp Sở
C
2014-2015
Xây dựng diễn đàn học tập, trao đổi thông qua Tập san Khoa học tự nhiên nhằm tăng cường tính tự học và sáng tạo, định hướng nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sốngcho đoàn viên thanh niên ở Trường trung học phổ thông Hậu Lộc 3
Cấp Sở
B
2016-2017
Xây dựng diễn đàn học tập nhằm định hướng nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên”. Năm xếp loại: 2018. Cấp xếp loại: Hội đồng khoa học cấp tỉnh. Kết quả xếp loại B.
Hội đồng khoa học tỉnh
B
2018
Lập trình và sử dụng thí nghiệm mô phỏng vật lý nhằm tăng tính trực quan, nâng cao hiệu quả dạy học phần Dao động cơ học - vật lý 12 - nâng cao
Cấp sở
C
2017-2018
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
---------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_bai_giang_dien_tu_truc_quan_nham_nang_cao_tinh.doc