SKKN Việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học Lịch sử lớp 7

SKKN Việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học Lịch sử lớp 7

Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là môn học có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử Thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giúp học sinh biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và thực hành cho học sinh.

 Với vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vai trò của bộ môn lịch sử trong trường trung học cơ sở chưa thực sự được đề cao. Một số giáo viên chưa thật sự hiểu sâu và làm chủ kiến thức, còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, chưa sử dụng có hiệu quả phương pháp đặc trưng của bộ môn và kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy nên dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Bên cạnh đó, một hiện tượng phổ biến hiện nay là rất nhiều học sinh không chú ý học tập các môn khoa học xã hội, trong đó có bộ môn lịch sử vì bản thân học sinh và các bậc phụ huynh cho rằng đây là môn phụ, nên nhiều học sinh đã “quay lưng” lại với môn lịch sử.

 Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn lịch sử đang thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy-những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy-học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích và học môn lịch sử có hiệu quả.

 Xuất phát từ thực tế trên, một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn lịch sử nói chung và bản thân tôi nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn để tìm ra phương pháp hay, cách dạy mới giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức môn học một cách dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh, để các em được sống lại với quá khứ thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam và Thế giới.

 

docx 19 trang thuychi01 20758
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học Lịch sử lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
2-3
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG
4-13
1. Cơ sở lý luận
4
2. Thực trạng 
4-5
3. Giải pháp tổ chức thực hiện
5-13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
14
1. Kết luận
14
2. Kiến nghị
14
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở là môn học có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử Thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giúp học sinh biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và thực hành cho học sinh.
 	Với vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan trọng như vậy, nhưng hiện nay vai trò của bộ môn lịch sử trong trường trung học cơ sở chưa thực sự được đề cao. Một số giáo viên chưa thật sự hiểu sâu và làm chủ kiến thức, còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, chưa sử dụng có hiệu quả phương pháp đặc trưng của bộ môn và kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy nên dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Bên cạnh đó, một hiện tượng phổ biến hiện nay là rất nhiều học sinh không chú ý học tập các môn khoa học xã hội, trong đó có bộ môn lịch sử vì bản thân học sinh và các bậc phụ huynh cho rằng đây là môn phụ, nên nhiều học sinh đã “quay lưng” lại với môn lịch sử.
	Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn lịch sử đang thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy-những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy-học môn lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích và học môn lịch sử có hiệu quả.
	Xuất phát từ thực tế trên, một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn lịch sử nói chung và bản thân tôi nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn để tìm ra phương pháp hay, cách dạy mới giúp học sinh có thể tiếp cận kiến thức môn học một cách dễ dàng, gây hứng thú cho học sinh, để các em được sống lại với quá khứ thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam và Thế giới.
	Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích và học tốt môn lịch sử ở trường trung học cơ sở hiện nay? Có rất nhiều phương pháp được các đồng chí giáo viên sử dụng trong dạy học lịch sử như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcNhưng “Lập bảng biểu” là một việc rất quan trọng giúp học sinh không chỉ nắm vững những kiến thức đã học mà còn giúp các em có khả năng khái quát hóa, tổng hợp kiến thức để hiểu rõ bản chất của lịch sử. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên sử dụng và mang lại những kết quả khả quan, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở Định Bình. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên và học sinh có thêm một phương pháp mới trong việc dạy-học môn lịch sử để đạt kết quả cao hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm đổi mới phương pháp dạy-học của giáo viên và học sinh khối lớp 7 trường trung học cơ sở Định Bình trong bộ môn lịch sử, giúp giáo viên có thêm một phương pháp dạy mới, học sinh có một cách học mới để tiếp thu và lĩnh hội những tri thức lịch sử có hiệu quả, góp phần quan trọng trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng bảng biểu trong học tập môn lịch sử nhằm phát huy năng lực tư duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết học lịch sử.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng “Việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học lịch sử lớp 7” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì vậy, đối tượng tôi nghiên cứu và áp dụng là học sinh khối lớp 7: 7A và 7B trường trung học cơ sở Định Bình, năm học 2016-2017. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy hầu hết các bài trong chương trình lịch sử lớp 7, giáo viên đều có thể sử dụng hệ thống bảng biểu và hướng dẫn học sinh lập bảng biểu, đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những bài tiêu biểu có sử dụng hệ thống bảng biểu một cách hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học, cụ thể: Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến, bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê, bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077), bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (Thế kỉ XIII), bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần, bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, bài 17: Ôn tập chương II và III, bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527), bài 21: Ôn tập chương IV, bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII), bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII, bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, bài 25: Phong trào Tây Sơn, bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn, bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX, bài 29: Ôn tập chương V và chương VI, bài 30: Tổng kết. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã thực hiện các phương
 pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 
	- Nghiên cứu tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập lịch sử lớp 7, tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng...
- Cho học sinh làm bài kiểm tra, sử dụng phiếu trắc nghiệm khách quan sau những tiết có sử dụng bảng biểu kiến thức.
	- Thống kê và xử lí số liệu liên quan đến việc thực hiện đề tài.
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực chất của việc lập bảng biểu là lập bảng kiến thức theo trình tự thời gian hoặc nêu các mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong môt giai đoạn, một thời kì lịch sử. Lập bảng biểu trong dạy-học lịch sử không chỉ giúp các em học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của mỗi bài học, mà qua đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tư duy, logic, thấy được mối liên hệ, bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử. Trên cơ sở đó, học sinh có thể rèn luyện thêm kĩ năng thực hành khi làm các bài tập mang tính chất tổng hợp kiến thức. 	
Lịch sử loài người là một quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ chế độ nguyên thủy đến xã hội chủ nghĩa văn minh, tiến bộ. Vì vậy, để khôi phục lại hình ảnh lịch sử quá khứ và để học sinh nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lịch sử là một điều không dễ dàng. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên phải tìm mọi biện pháp, giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ và thấy được quy luật vận động, phát triển của lịch sử qua mỗi giai đoạn. Vì vậy, phương pháp lập bảng biểu trong dạy-học lịch sử là phương pháp khoa học giúp học sinh nắm bắt và ôn tập kiến thức nhanh, sâu sắc và hiệu quả[1].
2. THỰC TRẠNG
- Bộ môn lịch sử có vai trò không kém các bộ môn khoa học khác trong việc giáo dục và đào tạo học sinh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc dạy học lịch sử ở bậc trung học cơ sở còn nhiều non nớt. Trong quá trình dạy học, một số đồng chí giáo viên sử dụng phương pháp đặc trưng của bộ môn chưa thực sự hiệu quả. Bện cạnh đó, việc phối kết hợp giữa các phương pháp trong tiết dạy chưa thật sự linh hoạt và đồng bộ. Trong các tiết dạy, một số giáo viên còn lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, chưa chủ động, sáng tạo linh hoạt về phương pháp trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh, đặc biệt một số đồng chí giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, còn nặng sử dụng phương pháp truyền thống nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và tự giác của học sinh trong quá trình dạy-học.
	- Qua thực tế, tôi nhận thấy tình trạng dạy và học môn lịch sử hiện nay chưa thể nâng cao trí lực của học sinh mà chỉ dừng lại ở việc tiếp thu sự kiện, học sinh chưa hiểu được bản chất của sự kiện, của vấn đề, chưa có sự đối chiếu, so sánh, liên hệ để nhìn nhận rõ bản chất của sự kiện. 
	- Từ việc dạy và học lịch sử trên làm cho trí lực của học sinh không được phát huy. Học sinh học theo kiểu thuộc lòng, việc thi, kiểm tra chỉ là ghi nhớ các sự kiện, chưa đổi mới, vì vậy khâu kiểm tra đánh giá học sinh chưa sát với thực tế.
	Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên dạy lịch sử phải đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi thiết nghĩ phải từng bước điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh khối lớp 7 nhằm nâng cao chất lượng dạy-học bộ môn. Với việc lập và sử dụng bảng biểu, tôi đã từng bước điều chỉnh cách học của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác cho người học trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra đạt được kết quả cao hơn, gây hứng thú cho các em trong mỗi giờ học lịch sử.
	Qua thực tế giảng dạy môn lịch sử lớp 7 tại hai lớp 7A, 7B tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình trong đề tài: “Phát huy tính tích cực, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh thông qua việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học lịch sử lớp 7” 
	Chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, vì vậy tôi rất mong hội đồng khoa học đánh giá, nhận xét để bản thân rút kinh nghiệm cho các đề tài tiếp theo và phục vụ tốt công tác giảng dạy. 
	Bản thân tôi trong năm học 2016-2017 đảm nhận việc giảng dạy môn lịch sử của lớp 7A, 7B, đây là những lớp học sinh chất lượng đầu vào thấp, việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học như sau:
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
31
1
3.2
10
32.3
17
54.8
3
9.7
0
0
7B
29
0
0
9
31
16
55.2
4
13.8
0
0
3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
So với các bộ môn khác, bộ môn lịch sử khá riêng biệt, kiến thức trải dài theo thời gian, theo chiều dài của lịch sử từ thời cổ đại, trung đại, cận đại rồi tiến lên giai đoạn hiện đại. Hơn nữa, dung lượng kiến thức trong sách giáo khoa rất lớn. Để lựa chọn cho học sinh phương pháp học bài, ghi bài một cách khoa học có hệ thống giúp học sinh dễ tiếp thu, nắm bắt bài tốt, đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của bài học nên đòi hỏi giáo viên cần có sự lựa chọn phương pháp thích hợp với mỗi dạng bài.
Là giáo viên được phân công giảng dạy môn lịch sử lớp 7 nhiều năm liên tiếp, tôi đã luôn tìm kiếm cách thức và phương pháp dạy-học hiệu quả nhất đối với mỗi bài trong phần lịch sử thời kì trung đại-một thời kì có nhiều sự kiện diễn ra và cách các em khoảng thời gian khá dài. Trong đó, việc hướng dẫn các em lập bảng biểu có tác dụng rất lớn, tạo điều kiện cho giáo viên giữ được vai trò là người chủ đạo trong dạy học và học sinh là người tích cực, chủ động trong học tập, thích thú tham gia hoạt động.
Trong quá trình dạy-học, tôi đã áp dụng rộng rãi, có hiệu quả việc lập bảng biểu đối với các dạng bài lịch sử tìm hiểu về chính trị-xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, các cuộc kháng chiến, cuộc khởi nghĩa, các bài ôn tập chương và tổng kết.....
* Trong quá trình lập bảng biểu, giáo viên nên lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào nội dung bài học, giáo viên xác định những vấn đề, nội dung có thể hệ thống bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian, các lĩnh vực. Nhưng chú ý nên chọn những vấn đề tiêu biểu để giúp học sinh nắm kiến thức một cách tốt nhất.
	Thứ hai: Giáo viên nên lựa chọn hình thức lập bảng biểu với các tiêu chí phù hợp.
Thứ ba: Lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn gọn. Có rất nhiều sự kiện cùng diễn ra trong một thời điểm, vì vậy phải biết chọn lọc những gì cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác, cô đọng, không nên ôm đồm nhiều kiến thức khiến việc lập bảng trở nên rườm rà, mất đi tính hệ thống, lôgic. Việc lập bảng càng cụ thể, càng phong phú thì hiệu quả giảng dạy càng cao. 
	* Để tiến hành lập bảng biểu có hiệu quả, tôi đã thực hiện theo tiến trình như sau:
3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	* Đối với giáo viên.
	- Xác định rõ mục tiêu bài học, kiến thức cơ bản, trọng tâm, kiến thức cần khắc sâu để từ đó thiết lập bảng biểu vừa cô đọng, vừa xúc tích.
	- Nghiên cứu, xác lập hệ thống bảng biểu phù hợp với dạng bài theo nội dung bài học của sách giáo khoa, đảm bảo ngắn gọn, chính xác.
	- Dặn dò và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học.
	* Đối với học sinh.
	- Tìm hiểu kĩ nội dung của bài học trong sách giáo khoa.
	- Tiến hành điền vào bảng theo sự hướng dẫn của giáo viên.
	Có thể học sinh sẽ thực hiện không đầy đủ và chưa chính xác, nhưng đây là khâu rất quan trọng để kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	* Căn cứ vào nội dung của chương trình lịch sử lớp 7, giáo viên có thể phân chia hệ thống bảng biểu thành 3 dạng cơ bản sau đây:
- Bảng niên biểu chuyên đề: Là loại bảng biểu đi sâu vào một vấn đề quan trọng của một thời kì nhất định, giúp học sinh hiểu khá đầy đủ, toàn diện về bản chất của sự kiện lịch sử.
- Bảng niên biểu tổng hợp: Loại bảng niên biểu này sẽ giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện chính và các mốc thời gian đánh dấu mối liên hệ giữa các sự kiện quan trọng.
- Bảng niên biểu so sánh: Là bảng niên biểu dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện diễn ra cùng một thời điểm lịch sử nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát có tính chất nguyên lý.
3.2. Tiến hành lập bảng biểu đối với các dạng bài lịch sử trong chương trình lịch sử lớp 7.
Trên cơ sở các dạng bảng biểu cơ bản nêu trên, cùng với quá trình thực tế giảng dạy môn lịch sử ở hai lớp 7A, 7B trường trung học cơ sở Định Bình tôi đã vận dụng cụ thể, linh hoạt, sáng tạo và phù hợp các bảng biểu đối với nội dung của từng bài học như sau:
3.2.1. Đối với dạng bài lịch sử tìm hiểu về nội dung chính trị, kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật.
Dựa trên nội dung của bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu, điểm nổi bật về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học-, kĩ thuật, nghệ thuật... của một giai đoạn lịch sử nhất định và điền nội dung vào bảng sau.
	* Kinh tế
Lĩnh vực
Những điểm nổi bật
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
* Chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật
Lĩnh vực
Những điểm nổi bật
Chính trị
Xã hội
Văn hóa
Giáo dục
Khoa học-kĩ thuật
3.2.2. Đối với dạng bài về các cuộc kháng chiến. (Kháng chiến chống quân xâm lược Tống, quân xâm lược Mông Nguyên....)
	Đối với dạng bài này, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng nhiều loại bảng biểu khác nhau trong quá trình giảng dạy cho phù hợp với nội dung từng bài.
Ví dụ, khi giáo viên dạy phần I bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức theo bảng sau.
Nội dung
Âm mưu của nhà Tống
Chủ chương đối phó của nhà Lý
Diễn biến cuộc tấn công để tự vệ của nhà Lý
Kết quả
	Tuy nhiên, khi dạy phần diễn biến của các cuộc kháng chiến, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khai thác nội dung kiến thức phần này theo hai bảng sau (tùy vào nội dung từng bài để chọn bảng biểu cho phù hợp).
Bảng 1:
Thời gian
Sự kiện
Bảng 2:
Ta
Địch
3.2.3. Đối với dạng bài tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa. 
Sau khi cho học sinh tìm hiểu nội dung của các cuộc khởi nghĩa trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thông qua việc điền thông tin nội dung còn thiếu vào bảng sau:
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Kết quả-ý nghĩa
Riêng đối với phần I bài 25: Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn, giáo viên có thể sử dụng bảng niên biểu sau để khai thác kiến thức của nội dung bài này. 
Tên cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Căn cứ
Mục đích
Lực lượng tham gia
3.2.4. Đối với các dạng bài ôn tập.
Trong các tiết ôn tập, đặc biệt là các tiết ôn tập chương II, III, IV, V, VI, đòi hỏi giáo viên phải hệ thống, tổng hợp lại toàn bộ nội dung kiến thức của cả một thời kì, một giai đoạn lịch sử về tất cả các lĩnh vực và nâng cao, khái quát hóa để học sinh nắm được bản chất của các sự kiện lịch sử. Với một khối lượng kiến thức nhiều như vậy mà chỉ tìm hiểu trong một tiết nên đòi hỏi giáo viên phải rất linh hoạt và sáng tạo trong quá trình hướng dẫn học sinh ôn tập một cách có hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu đó, giáo viên nên sử dụng các bảng biểu để hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của từng triều đại, từng thời kì lịch sử.
- Đối với những kiến thức liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học-nghệ thuật..của nước ta dưới các triều đại phong kiến, giáo viên nên hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức thông qua bảng niên biểu sau:
Tên triều đại
Chính trị
Kinh tế
Xã hội
Giáo dục-văn hóa
Khoa học-nghệ thuật
- Khi tìm hiểu các cuộc kháng chiến, giáo viên có thể sử dụng các bảng niên biểu so sánh để làm nổi bật bản chất của các sự kiện lịch sử.
Tên cuộc kháng chiến
Thời gian
Lãnh đạo
Trận đánh tiêu biểu
Riêng đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý và quân xâm lược Mông-Nguyên thời Trần, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng biểu so sánh để học sinh thấy được những điểm nổi bật của hai cuộc kháng chiến này.
Nội 
dung so sánh
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần
Hoàn cảnh lịch sử
Thời gian
Lãnh đạo
Cách đánh giặc
Chiến thắng lớn
Kết quả
Với hai bảng kiến thức trên, học sinh sẽ khái quát, tổng hợp ngắn gọn và rút ra được những nhận xét cơ bản nhất về các cuộc kháng chiến trong từng thời kì lịch sử. Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và ý thức tự hào dân tộc, đồng thời phát triển cho học sinh các kĩ năng quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức để rút ra nhận xét.
3.2.5. Đối với dạng bài tổng kết. 
Tổng kết là dạng bài dạy mang tính chất khái quát hóa cao về một giai đoạn lịch sử khá dài gồm cả phần lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam. Vậy nên với thời lượng một tiết, giáo viên chỉ trình bày được những nét khái quát và cơ bản nhất. Do đó việc lập bảng biểu trong tiết học này là vô cùng quan trọng.
Về phần lịch sử Thế giới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chọn lọc kiến thức để hoàn thành bảng biểu sau:
Lĩnh vực
Phương Đông
Phương Tây
Kinh tế
Xã hội
Thể chế nhà nước
Đối với phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX gồm nhiều vấn đề và nội dung quan trọng. Vì vậy, giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh hoàn thành hai bảng kiến thức sau:
Bảng 1. Tìm hiểu những nét nổi bật nhất về chính trị, những thành tựu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-nghệ thuật của nước ta qua các giai đoạn lịch sử: thời Ngô-Đinh-Tiền Lê, thời Lý-Trần, thời Lê sơ, thế kỉ XVI-XVIII, đầu thế kỉ XIX.
Nội dung
Các giai đoạn lịch sử
Ngô-Đinh-Tiền Lê
Lý-Trần
Lê Sơ
Thế kỷ XVI-XVIII
Đầu thế kỷ XIX
Chính trị
Kinh tế
Xã hội
Giáo dục-văn hóa
Khoa học-nghệ thuật
Bảng 2. Tìm hiểu về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
Tên cuộc đấu tranh
Triều đại
Lãnh đạo
Kết quả
Qua hai bảng tổng hợp kiến thức trên, học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài tổng kết. Học sinh sẽ nhận thức được nước Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân ta đã từng bước đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng, ổn định, nền văn hóa tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp. Trong quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Viê

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_viec_lap_va_su_dung_bang_bieu_trong_day_hoc_lich_su_lop.docx