SKKN Vấn nạn tảo hôn đối với các em đang trong độ tuổi đến trường ở trường THPT

SKKN Vấn nạn tảo hôn đối với các em đang trong độ tuổi đến trường ở trường THPT

Sự phát triển xã hội loại người nói chung trải qua các thời kỳ lịch sử lâu dài từ chủ nô, phong kiến, tư sản, đến XHCN. Trải qua mỗi thời kỳ, lịch sử phát triển ghi lại sự hưng thịnh khác nhau.

 Trong sự phát triển xã hội hiện nay, nhất là trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam nói chung, cùng với sự phát triên kinh tế-xã hội nhanh chóng thì kéo theo các mặt trái của xã hội gây nên những hệ lụy cho xã hội. Một trong những vấn nạn của xã hội đó là nạn “tảo hôn” nói chung, và đặc biệt không ít trong số đó có cả các em đang trong độ tuổi đến trường, các em học sinh trong trường THPT. Mặt khác, hủ tục lạc hậu của một số đồng bào dân tộc còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triên về cả tâm sinh lí đối với các em học sinh.

 Hiện nay, tình trạng tảo hôn đang gây ra nhiều hệ luỵ đáng buồn cho gia đình và xã hội, đặc biệt là đối với các em học sinh khi tuổi còn quá trẻ đã phải bỏ học để lấy vợ, lấy chồng. Mặc dù các cấp chính quyền đã tuyên truyền đến tận các bản làng và từng gia đình, tuy nhiên vấn nạn này vẫn đang tồn tại ở các huyện miền núi.

 Những năm gần đây, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí cả khu vực đô thị. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con. Kết hôn cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi (như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao; sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời )

 

doc 13 trang thuychi01 6981
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vấn nạn tảo hôn đối với các em đang trong độ tuổi đến trường ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Thực tiễn
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản.
9
3. Kết luận, kiến nghị
10
3.1. Kết luận
10
3.2. Kiến nghị
11
Tài liệu tham khảo
12
Danh mục từ, cụm từ viết tắt
13
1. MỞ ĐẦU:
1.1 Thực tiễn:
	Sự phát triển xã hội loại người nói chung trải qua các thời kỳ lịch sử lâu dài từ chủ nô, phong kiến, tư sản, đến XHCN. Trải qua mỗi thời kỳ, lịch sử phát triển ghi lại sự hưng thịnh khác nhau.
	Trong sự phát triển xã hội hiện nay, nhất là trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam nói chung, cùng với sự phát triên kinh tế-xã hội nhanh chóng thì kéo theo các mặt trái của xã hội gây nên những hệ lụy cho xã hội. Một trong những vấn nạn của xã hội đó là nạn “tảo hôn” nói chung, và đặc biệt không ít trong số đó có cả các em đang trong độ tuổi đến trường, các em học sinh trong trường THPT. Mặt khác, hủ tục lạc hậu của một số đồng bào dân tộc còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triên về cả tâm sinh lí đối với các em học sinh.
	Hiện nay, tình trạng tảo hôn đang gây ra nhiều hệ luỵ đáng buồn cho gia đình và xã hội, đặc biệt là đối với các em học sinh khi tuổi còn quá trẻ đã phải bỏ học để lấy vợ, lấy chồng. Mặc dù các cấp chính quyền đã tuyên truyền đến tận các bản làng và từng gia đình, tuy nhiên vấn nạn này vẫn đang tồn tại ở các huyện miền núi.
	Những năm gần đây, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, thậm chí cả khu vực đô thị. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con. Kết hôn cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi (như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao; sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời)
	Trường THPT Thường Xuân 3 đóng trên địa bàn xã Vạn Xuân, vùng tuyển là các em học sinh của 5 xã vùng cao đó là Vạn Xuân, Xuân Lẹ, Xuân Chinh, Xuân Lộc, và Xuân thắng. Đa số là học sinh là con em dân tộc vùng cao, bố mẹ thuộc các dân tộc thiểu số khác nhau như dân tộc thái, dân tộc mường..v..v. chiếm tới hơn 80%. Mặt khác, trình độ dân trí so với mặt bằng chung còn thấp, thậm chí có phụ huynh học sinh chưa biết đọc biết viết. Các phương tiện thông tin đại chúng thì gần đây mới được tiếp cận, còn có gia đình chưa có phương tiện nghe nhìn. 
	Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vấn nạn tảo hôn đối với các em đang trong độ tuổi đến trường ở trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Xuất phát từ tình hình thực tế như đã nói thực trạng học sinh THPT hiện nay, vấn nạn tảo hôn diễn ra không chỉ ở trường THPT Thường Xuân 3, mà còn diễn ra ở một số trường bạn như Cầm Bá Thước, Thường Xuân 2.vv.v. Vì vậy, thiết nghĩ bản thân là người dân tộc thiểu số, là giáo viên công tác trong nhà trường thuộc vùng 135, được Đảng và chính phủ quan tâm cho đi học về đóp góp vào sự phát triển chung của địa phương, cũng như để góp phần nhỏ sức lực nhằm tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, giảm bớt và tiến tới ngăn chặn vấn nạn tảo hôn đối với học sinh THPT đang nhức nhối trong xã hội và dư luận hiện nay. 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các em học sinh nam và nữ trong trường THPT Thường Xuân 3 đang trong độ tuổi đến trường từ có năm sinh từ 1999 đến 2001. Ngoài ra, còn có các số liệu của các em học sinh khóa trước từ khi thành lập trường đến nay(từ 2013).
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng bảng thống kế số liệu các năm, phỏng vấn các GVCN các lớp, phỏng vấn học sinh ở một số lớp. Từ đó, khái quát hóa vấn đề.
	2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với các em học sinh đang theo học tại các trường THPT, có tuổi từ năm sinh 1999, về vấn đề tâm sinh lí các em đang trong độ tuổi phát triển. Hình thành cả về thể chất và nhân cách. Chính vì vậy, việc giáo dục các em, định hướng cho các em theo hướng tích cực thì đó là cả một vấn đề không chỉ riêng về Nhà trường mà đó là sự chung tay của toàn xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay mặc dù các phương tiện truyền thông, các tổ chức xã hội đã có rất nhiều biện pháp cũng như cách tiếp cận để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, đến các em học sinh. Như giáo dục giới tính trên đài tiếng nói Việt Nam, các tờ báo như Nữ sinh, hoa học trò, giáo dục kỹ năng sống mà sở GD&ĐT vừa tổ chức,v..v..
	Vấn đề giáo dục giới tính hiện nay ở các trường THPT chưa được chú trọng để giảng dạy, mà mới chỉ thông qua các giờ dạy của bộ môn sinh học chiếm tỷ lệ số tiết rất ít trong trường học 1tiết/tuần. Hơn nữa, việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở môi trường này lại chưa được đưa vào như một môn học chính thức vì còn nhiều trở ngại. Công Đoàn-Đoàn thanh Niên đã phối hợp tổ chức 2 đợt cuộc thi tìm hiểu luật hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đó mới chỉ một mình các tổ chức Đoàn thể trong Nhà trường vào cuộc tuyên truyền đến các em. Các em đi học ở trường chỉ tham gia hơn 4 giờ học trong trường, vậy còn gần 20 giờ các em ra ngoài khỏi phạm vi Nhà trường quản lí thì việc quản lí giáo dục đối với các em học sinh như thế nào? Bố mẹ các em có quản lí một cách chặt chẽ hay không ? Rồi việc giáo dục về giới tính nhất là đối với các em học sinh nữ vốn dĩ e ngại trải lòng với mẹ hoặc bạn bè thì rất dễ sa ngã vào các tai tệ nạn, rồi quan hệ tình dục không mong muốn hoặc không có kiến thức về việc phòng tránh rất dễ dẫn đến hậu quả khôn lường như mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến buộc phải kết hôn trong khi đang trong độ tuổi đến trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Như đã trình bày ở trên vấn đề tảo hôn hiện nay đã và đang diễn ra phổ biến ở các trường THPT. Trường THPT Thường Xuân 3 từ khi thành lập đến nay có hơn mười em đã kết hôn khi đang độ tuổi đến trường, có em đang theo học, có em đã nghie hẳn ở nhà. Bảng thống kê số lượng học sinh kết hôn khi đang trong độ tuổi đến trường cho thấy tình trạng “tảo hôn” ở THường Xuân nói chung và ở các xã thuộc vùng 135 nói riêng. Ngoài ra còn một số em bỏ học đi làm thuê cũng rất dễ có nguy cơ lây vợ, lấy chồng do điều kiện hoàn cảnh kinh tê khó khăn.
STT
Họ và tên
Lớp
Năm
ĐKHK thường trú
Tình trạng
1
Cầm Thị H Trang
12A9
2013
Xuân Lẹ-Thường Xuân
Nghỉ học
2
Cầm Thị Xuân
12A1
2014
Cộc Chẻ-Xuân-Lẹ-Thường Xuân
Nghỉ học
3
Vi Thị Thảo
12A1
2014
Cộc Chẻ-Xuân-Lẹ-Thường Xuân
Nghỉ học
Cầm Thị Toàn
12A3
2014
Lẹ Tà-Xuân Lẹ-Thường Xuân
Nghỉ học
4
Lương Thị Liên
12A3
2016
Cang Khèn-V.Xuân-Thường Xuân
Nghỉ học
5
Ngân Thị Hiền
10A5
2015
Xuân Thắng-Thường Xuân
Nghỉ học
6
Vi Thị Hoa
12A2
2016
Xuân Lộc-Thường Xuân
Nghỉ học
7
Lữ Thị Ba
12A5
2017
Xuân Thắng-Thường Xuân
Nghỉ học
8
Vi Thị Tình
11A5
20116
Xuân Thắng-Thường Xuân
Nghỉ học
9
Hà Thị Dung
11A1
20116
Xuân Lộc-Thường Xuân
Nghỉ học
10
Hà Thị Chuyên
11A1
20116
Xuân Lộc-Thường Xuân
Nghỉ học
11
Vi Thị Lâm
11A4
20116
Xuân Lộc-Thường Xuân
Nghỉ học
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Trước những vấn nạn tảo hôn của học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân là cấp ủy viên của Chi bộ THPT Thường Xuân 3, một cán bộ công Đoàn, trước những bức xúc của xã hội cũng mong muốn góp tiếng nói để dần dần tuyên truyền, vận động, cảm hóa, những đối tượng như đã nếu, đồng thời nêu gương cho các thế hệ đã và đang học tại trường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình này đến với phụ huynh các em học sinh nhận thức rõ việc tảo hôn cũng như là luật hôn nhân gia đình ở địa phương công tác.
	Thông qua các buổi tập huấn của Công Đoàn, của sở GD&ĐT vừa qua như kỹ năng sống, bản thân được tham dự và triển khai đến các em học sinh có lựa chọn các chuyên đề như môi trường, các biện pháp phòng tránh thai .vv.v.
Tổ chức lồng ghép chương trình các buổi ngoại khóa nhân cacs ngày lễ lớn trong năm. Năm học 2013-2014, tổ chức ngoại khóa về bình đẳng giới-sức khỏe sinh sản vị thành niên vào 8/3 có mời chuyên gia về nói chuyện về chuyên đề này. Kết quả, hơn 200 học sinh tập trung lắng nghe tại sân trường THCS cấp II vạn Xuân. Năm 2014-2015, 2015-2016, phát động cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên-luật hôn nhân gia đình, thi cắm hoa nghệ thuật nhân ngày 20/10. Kết quả, có 15 tập thể lớp tham gia đạt các thứ hạng cao trong cuộc thi này, trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải 3, 4 giải khuyến khích cho các tập thể lớp có thành tích cao. Ngoài ra, phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức 2 giải bóng đá Nữ để tăng cường rèn luyện sức khỏe cho các em, nhất là các em Nữ nhằm phát triển toàn diện về trí và lực. 
	Cũng như đã trình bày ở trên, các biện pháp giáo dục về giới tính, về sinh sản sức khỏe vị thành niên, luật hôn nhân gia đình thì các tổ chức Đoàn thể như Công Đoàn, Đoàn thanh Niên đã tham gia một cách nhiệt tình song hiệu quả chưa cao. Chưa đi vào chiều sâu để mỗi học sinh các em phải thực sự thấy được việc quan hệ tình dục trong lứa tuổi học sinh là vi phạm pháp luật, vi phạm các điều lệ. Hơn nữa, đây là vấn đề tế nhị mà rất ít thầy cô đề cập trong quá trình giảng dạy cũng như là tuyên truyền nên tình trạng các em quan hệ dẫn đến có thai ngoài ý muốn để gia đình giải quyết hậu quả là cho các em kết hôn khi đang trong độ tuổi đến trường giống như là một việc tất yếu phải xảy ra.
	Ngoài ra, các yếu tố như hủ tục trên địa bàn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nạn tảo hôn của các em học sinh đang trong độ tuổi đến trường ở trường THPT. Vì đa số là các em học sinh các dân tộc thiểu số(dân tộc Thái, mường.v.v) nên hầu hết về tâm sinh lí các em cũng phát triển sớm hơn so với các em có điều kiện vui chơi ở các vùng thấp. 
	Hủ tục “bắt vợ” ở các làng bản còn diễn ra như chúng ta thấy clip “bắt vợ” ở địa bàn huyện Tương Dương-Nghệ An thì đối với các làng bản trong vùng sâu vùng xa trong cac xã thuộc vùng 135 vẫn còn tồn tại. Trong các ngày nghỉ lễ, tết, hoặc nghỉ thứ trong tuần, các trai bản thường rình những ngày này các em được nghỉ xem đi đâu đó và bắt lên xe mang về nhà “cầm vía ” coi như đã là vợ của họ. Mặc dù các cấp chính quyền cũng tuyên truyền, xử lí, xử phạt nhưng do gia đình có con em của họ không tố giác nên không có cơ sở pháp lí để truy cứu trách nhiệm hình sự hay những hình thức mang tính răn đe.
	Ngoài ra, những thanh niên hoặc trai làng từ địa phương khác đến họ cũng không nhận thức được việc quan hệ yêu đương với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường làm ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống, và quan trọng hơn là tương lai của các em. Và họ xem việc đến “tán gái” của họ diễn ra bình thường không vi phạm hoặc ảnh gì đến bản thân họ và con em các gia đình phụ huynh.
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản:
	Trong nhiều năm học vừa qua, việc giảng dạy và đưa vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, luật hôn nhân gia đinh chưa được chú trọng đến mức cao để giáo dục các em.
	Về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên mới chỉ dừng lại ở tuyên truyền thông qua các buổi ngoại khóa nhân dịp các ngày lễ lớn; số lượng dành cho các tiết học giới tính ở bộ môn sinh học thì quá ít. Hơn nữa lẽ ra các em được học ở bộ môn giáo dục công dân phải biết rất rõ về việc hôn nhân chưa đến tuổi kết hôn, rồi hệ lụy của nó thì đó là một gánh nặng rất lớn cho xã hội đang phát triển như ngày nay, nhất là trong công tác giáo dục.
	Vì vậy, sáng kiến này đưa ra giúp tham khảo, vận dụng trong quá trình giảng dạy, học tập, công tác thể hiện ở nhiều mặt trong các hoạt động.
	Thứ nhất, về công tác tuyên truyền, cần phải phối hợp hơn nữa giữa các tổ chức trong Nhà trường như Công Đoàn-Đoàn thanh Niên tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, có đầu tư đi vào chiều sâu. Ví dụ, tổ chức thi viết kết hợp với trả lời trắc nghiệm các câu hỏi nhằm khơi dạy tự học và tự tìm hiểu, sáng tạo về những vấn đề như đã nêu ở trên.
	Thứ hai, nhà trường phải vào cuộc và quyết liệt hơn nữa trong việc chống vấn nạn tảo hôn khi các em học sinh đang độ tuổi đến trường ở trường THPT. Về vấn đề này, trong năm qua nhà trường đã có ý kiến với các cấp chính quyền trong quá trình làm việc với các UBND huyện, các tổ chức song hiệu quả vẫn chưa cao và vẫn còn để xảy ra các tình trạng như đã nêu ở trên. Vì vậy cần phải quyết liệt hơn nữa như làm tờ trình đề nghị lên UBND huyện để huyện phải có biện pháp can thiệp kịp thời, đề nghị các xã xử phạt theo đúng quy định pháp luật. Đối với những trường hợp có biểu hiện của vi phạm luật đề nghị các cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh cần thiết thì phải truy tố trước pháp luật để nêu gương điển hình cho các cá nhân hay tập thể có vi phạm.
	Thứ ba, đề nghị với các các tổ chức Đoàn thể trong huyện, trong xã phối hợp tuyên truyền đến phụ huynh học sinh theo chủ đề, chuyên đề lồng ghép với các chuyên đề khác. Có như vậy, hiệu quả tuyên truyền rộng rãi mới kịp thời và đến được với phụ huynh học sinh 
	3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
	Qua nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu, điều tra ở các lớp qua các năm học, bản thân nhận thấy đây là một vấn nạn trong toàn xã hội nói chung và riêng THPT Thường Xuân 3 đã gây nhức nhối không chỉ riêng đội ngũ giáo viên, mà còn ở cả các cấp bậc phụ huynh. Có thể nói, nạn tảo hôn ở lứa tuổi học sinh đã và đang làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, cản trở sự phát triển giáo dục của không những một đơn vị mà còn kéo theo các hệ lụy xã hội khác. Vì vậy, xét thấy sự cần thiết và cấp tính thiết mang có tính thời sự nên bản thân đưa ra các phương án tuyên truyền giáo dục góp phần nhỏ bé nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn ở đơn vị, địa phương. Theo tôi, những phương án giải quyết cũng như tính thời sự như thế có thể áp dụng được đến các trường trong địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số, dân tộc ít người, vùng dân cư 135 có trình độ dân trí chưa phát triển, các trường bạn có đặc thù tương đối như nhau.
3.2. Kiến nghị:
	Song song với quá trình nghiên cứu tìm hiểu, bản thân nhận thấy còn có những vấn đề mà ở tất cả cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị vào cuộc. Từ đó đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất. Bản thân mạnh dạn đề xuất với trường, sở giáo dục một số biện pháp như sau:
	3.2.1. Đối với Nhà trường:
	- có biện pháp chế tài đối với các lớp có học sinh bỏ học đi lấy vợ, lấy chồng như: Không xếp thi đua, hạ bậc,thi đua, cắt thi đuav.
	- Có chế độ ưu đãi như thưởng cho các lớp giữ vũng sĩ số, không để xảy ra các hiện tượng như đã nêu ở trên.
	- Hàng tuần giao ban GVCN báo cáo những trường hợp học sinh vi phạm, có nguy cơ bỏ học, vi phạm các khuyết điểm, GVCN tìm hiểu có học sinh nào có nguy cơ bỏ học lấy chồng thông qua các học sinh trong lớp.
	3.2.2. Đối với sở GD&ĐT:
	Một là, Thường xuyên kiểm tra báo cáo của các trường THPT về sỹ số học sinh, trong đó có cả phần kiểm tra học sinh có bỏ học đi lấy chồng, lấy vợ hay không khi đang trong độ tuổi đến trường, từ đó nhắc nhở các Hiệu trưởng đôn đốc xem xét báo cáo.
	Hai là, có chế tài hợp lí như xử, phạt răn đe các trường hoặc cảnh cáo trong toàn tỉnh nếu để xảy ra các tình trạng như đã nếu ở trên.
 Thường Xuân, ngày 25 tháng 05 năm 2017
 XÁC NHẬN CỦA Tôi xin cam đoan đây là SKKN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ của mình viết, không sao chép nội dung 
của người khác.
	 Lục Đăng Hương
DANH MỤC 
Tài liệu tham khảo
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc - Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị
Nguyễn Thị Vân Anh-ĐH CN Thái Nguyên
2
Sách giáo khoa giáo dục công dân 11
3
Một số giải pháp bài trừ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Báo Quảng Nam-Portal
4
Hội thảo quốc gia về tình trạng tảo hôn ở Việt Nam
Cổng thông tin điện tử của ủy ban dân tộc.
DANH MỤC
Cụm từ, từ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm
STT
Tên danh mục
viết tắt
1
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
2
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
3
 chủ nghĩa xã hội 
CNXH
4
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH,HĐH
5
Trung học phổ thông
THPT
6
Giáo dục và Đào tạo
GD&ĐT
7
Ủy ban nhân dân
UBND
8
Trung học cơ sở
THCS

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_nan_tao_hon_doi_voi_cac_em_dang_trong_do_tuoi_den_t.doc